Biểu đồ trực tuyến

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GauBo2, 24/12/2009.

5447 người đang online, trong đó có 486 thành viên. 18:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 238271 lượt đọc và 951 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hàng loạt ngân hàng lớn ở Mỹ bị nghi gian dối

    “Đại gia” Phố Wall Goldman Sachs hiện cũng đang bị điều tra sau khi bị cáo buộc có hành vi lừa dối các nhà đầu tư - Ảnh: Getty.

    8 định chế tài chính lớn bị cho là đã chim cung cấp thông tin sai lệch nhằm đạt điểm tín nhiệm cao cho chứng khoán nợ dưới chuẩn
    Tổng chưởng lý bang New York đang mở một chim cuộc điều tra xem liệu có chuyện 8 định chế tài chính hàng đầu ở nước này lừa dối các hãng định mức tín nhiệm, để có được điểm số tín nhiệm cao cho một số loại chứng khoán dưới chuẩn.

    Đây được xem là sự mở rộng chim cuộc điều tra hiện có đối với một loạt ngân hàng có bán các loại chứng khoán nợ dưới chuẩn cho khách hàng trước thời gian năm 2008. Loại tài sản “độc hại” này bị xem là một trong những ng....uyên nhân dẫn tới chim cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.

    Wall Street Journal là tờ báo đầu tiên tại Mỹ loan tin về vụ điều tra này. Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Wall Street Journal cho biết, Văn phòng Tổng chưởng lý New York cùng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đang phối hợp chặt chẽ để thực hiện công tác điều tra hình sự sơ bộ.

    Thông tin trên tờ New York Times cho biết, các ngân hàng nằm trong diện tình nghi gồm có Citigroup, Credit Agricole, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Merrill Lynch (giờ thuộc sở hữu của Bank of America), Morgan Stanley, và UBS.

    Các hãng định mức tín nhiệm thực hiện đánh giá chứng khoán nợ dưới chuẩn do 8 định chế tài chính trên phát hành gồm có Standard & Poor’s, Fitch Ratings, và Moody’s Investors Service.

    Các tổ chức này bị cho là đã đưa ra mức điểm tín nhiệm cao hơn so với thực tế cho nhiều loại chứng khoán nợ địa ốc, do bị chim cung cấp thông tin sai lệch từ phía các định chế phát hành. Các chứng khoán này đã mất giá cùng với sự lao dốc của thị trường nhà đất Mỹ, và đã kéo theo sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu.

    Giới làm luật Mỹ hiện đang thúc giục mạnh mẽ cơ quan công tố tăng cường điều tra về ng....uyên nhân của khủng hoảng tài chính. Hiện mới có một vụ kiện hình sự xuất phát từ vụ điều tra này, nhằm vào hai nhà giao dịch thuộc ngân hàng Bear Stearns. “Đại gia” Phố Wall Goldman Sachs hiện cũng đang bị điều tra sau khi bị cáo buộc có hành vi lừa dối các nhà đầu tư.

    Theo New York Times, Tổng chưởng lý New York, ông Andrew chim cuomo, còn đang điều tra xem liệu có chuyện các ngân hàng thuê nhân viên từ các hãng định mức tín nhiệm, để giúp họ tạo ra những gói chứng khoán nợ địa ốc đảm bảo có được mức điểm tín nhiệm cao hơn.
  2. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Tháng 6, HOSE có kéo dài thời gian giao dịch?
    Trong tháng 6/2010, việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều sẽ bắt đầu được Sở "test" trên hệ thống của các CTCK.

    Trong thời gian qua, đã có không ít quan điểm trái chiều với dự định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) về việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều, dự kiến thực hiện từ tháng 6/2010 thay vì gói gọn trong buổi sáng như hiện nay. Nhiều ý kiến từ nhà đầu tư cho rằng, thay vì kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều, Sở nên kéo dài thời gian giao dịch hết buổi sáng (kết thúc vào lúc 11h30).
    Tuy nhiên, trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc HOSE cho biết, trong tháng 6/2010, việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều sẽ bắt đầu được Sở "test" trên hệ thống của các CTCK. Về việc liệu ý tưởng giao dịch cả sang buổi chiều có thành hiện thực hay không, ông Hùng cho biết: "Trên thực tế, không phải nói là làm được ngay, sau khi lấy ý kiến của các CTCK, Sở phải tập hợp các ý kiến từ các CTCK về những vướng mắc trong chạy thử nghiệm để trình UBCK xem xét chấp thuận". Hiện vẫn chưa có thời điểm cụ thể để HOSE tiến hành kéo dài thời gian giao dịch, bởi theo ông Hùng, còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề liên quan và từ quyết định của UBCK.
    Một số CTCK tỏ ra hào hứng về chủ trương kéo dài thời gian giao dịch của Sở vì cho rằng, bản thân các CTCK sẽ được hưởng lợi. Với hệ thống công nghệ và con người sẵn có, nếu kéo dài thời gian giao dịch, khối lượng giao dịch tăng thì CTCK sẽ tăng thêm khoản tiền phí.

    Về cơ bản, nếu việc kéo dài thời gian giao dịch trên của HOSE được thực hiện, sẽ vẫn giữ nguyên các đợt khớp lệnh như hiện nay, nhưng thời lượng khớp lệnh định kỳ mở cửa được rút ngắn từ 30 phút xuống còn 15 phút; giao dịch buổi sáng cũng được kéo dài thêm 30 phút tập trung cho đợt khớp lệnh liên tục và kéo sang đầu giờ chiều; thời lượng đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa và giao dịch thỏa thuận được giữ nguyên.
    Việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều, theo HOSE, là bước chuẩn bị cho việc giao dịch cả ngày, tiến tới tương thích với giờ giao dịch trên thị trường quốc tế, hóa giải việc chênh lệch múi giờ.

    Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam, việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ có ý nghĩa hơn khi chúng ta thay đổi được cơ chế giao dịch, nghĩa là phải tăng thời gian khớp lệnh liên tục và giảm thời hạn thanh toán giao dịch từ T+3 xuống còn T+2, thậm chí T+0.

    Để chuẩn bị cho kế hoạch này, ông Kỳ cho biết dự kiến trong tháng 6/2010, UBCK sẽ phối hợp với Hiệp hội và các CTCK tổ chức một buổi tọa đàm để tập hợp các ý kiến của các thành viên trên thị trường về các vấn đề liên quan đến dự kiến kéo dài thời gian giao dịch, không chỉ trên HOSE mà cả trên HNX.
    Việc kéo dài thời gian giao dịch tại HOSE dự kiến thực hiện như sau: Mỗi ngày giao dịch sẽ bao gồm phiên buổi sáng với thời gian của đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa là từ 8h30 - 8h45, đợt khớp lệnh liên tục thứ nhất nối tiếp từ 8h45 - 11h30; phiên chiều nối tiếp đợt khớp lệnh liên tục thứ hai từ 13h00 - 13h45, đến đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa từ 13h45-14h00; cuối cùng là giao dịch thỏa thuận từ 14h00 - 14h30. Trong quãng nghỉ từ 11h30 - 13h00, quy định HOSE đưa ra là các công ty chứng khoán không được phép thêm, hủy, sửa lệnh.

    Theo Hoàng Anh
    Đầu tư chứng khoán


  3. poison_

    poison_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/02/2010
    Đã được thích:
    0
    @ Gaubo2: Tranh thủ post lên cái chart và cho mọi người vài lời nhận định về phiên 17/5 nhé.=D>
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nhận định thị trường tuần lễ từ 17/5 - 21/5
    Sau phiên hoảng loạn vào thứ 5 tuần trước, TTCK TG đã phục hồi rất mạnh ngay sau đó nhưng ngày hôm qua lại mất điểm tương đối mạnh do phần lớn cho rằng NDT vẫn nghi ngờ về khả năng giải cứu Hy Lạp ... cái gì cũng vậy khi người ta chưa đạt được thì khao khát, đến khi đạt được thì cảm thấy bình thường, thường rồi thì lại nghi ngờ và điều đó là "tất lẽ dĩ ngẫu" ... thực tế đang chỉ ra rằng ko dễ gì về khả năng đưa đến ch..i.m chim cuộc khủng hoảng kép như một số người đã đặt vấn đề, CKTG sẽ phục hồi trở lại vào tuần tới do lỗi lo sẽ vơi dần đi sau 2 ngày nghỉ chim cuối tuần cùng những lỗ lực của EU + các nước lớn đang tập trung giải quyết ... một số thì đang quá lo xa và nhìn chung nỗi lo này nên để dành cho cá mập quốc tế

    Những nỗ lực bình ổn tỷ giá ngoại tệ/ vàng với kết quả đáng ghi nhận thời gian qua thì giờ đây CP và NHNN lại phải đang tìm mọi cách để bình ổn lại trước những gợn sóng về tỷ giá ngoại tệ/ vàng tuần qua và đến hôm nay thì nhìn chung đang có xu hướng bình thường trở lại ... CPI tháng này có khả năng tiếp tục duy trì ở mưc thấp, có thể NHNN sẽ phải điều tiết mặt bằng LS xuống thấp hơn nữa cho đến khi kết thúc quý II ... tình hình giá dầu thô đang giảm mạnh trên TG làm nhiều người đang nghĩ đến khả năng cân nhắc giảm giá XD trong nước sắp tới ... nhận diện chính sách vĩ mô vẫn đang được kiểm soát tốt và tất cả mục tiêu phấn đấu những thành tựu về KT - XH đang được CP tập trung cao độ để chào mừng ĐHĐ toàn quốc sắp tới

    Cơn bão margin & ch..i.m chim cutloss đang dần qua đi sau cơn hoảng loạn tột độ từ TTCK quốc tế tuần trước nữa và tâm lý nhất thời về đề tài VND trong nước đang dần hé lộ sự thật nên rất nhiều đối tượng đầu tư đã nhảy vào bắt đáy vào những phiên ch..i.m chim cuối tuần … trong khi một số NDT ko ưa mạo hiểm đã chuyển bớt sang tiền mặt tuần qua tạo lực cầu tiềm năng đang chầu trực bên ngoài. NDT nước ngoài tiếp tục mua vào trong tuần qua nâng tổng số lên 30 phiên mua ròng liên tục và phần lớn các TC & và NDT lớn, chuyên nghiệp đang hình như không thể dễ dàng bỏ qua cơ hội này

    Kết thúc phiên ch..i.m chim cuối tuần qua VNI tăng nhẹ trở lại với KLGD bình quân ở mức khá cao ... dòng tiền được chèo lái sang BCs suốt 2 tuần qua không đem lại kết quả như mong muốn do chưa đủ màu thật sự để đưa lên tầm cao mới ... nhiều tín hiệu cho thấy dòng tiền lại đang có xu hướng dịch chuyển dần trở lại nhóm PNs/ Mid chip & CP hot đã giảm nhiều trong thời gian qua or những PNs/ Mid có chỉ số tốt

    Xét trên góc độ PTKT cho thấy VNI đã xuống rất mạnh và chạm ngưỡng hỗ trợ mạnh đã bật lên nhẹ và TT sẽ tiếp tục quá trình tích luỹ dần đi lên ... Xét trên quan điểm cá nhân thì tuần tới khả năng TT sẽ biến động trong biên độ hẹp là rất cao, sẽ có những phiên tăng giảm đan xen trước khi tìm được xu hướng tích cực hơn. TT sẽ xuất hiện trường phái đầu tư theo cách lựa chọn cp là chính còn xu hướng chỉ quan tâm ở mức độ vừa phải mà thôi ... nhóm PNs/ Mid chip & CP hot đã gỉảm mạnh trong thời gian qua và PNs/ Mid chip có chỉ số cơ bản tốt có khả năng vẫn là sự lựa chọn của phần lớn NDT

    Chúc mọi người ch..i.m chim cuối tuần vui vẻ!

    [​IMG]
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nhận định của thu_viva :

    Diễn biến TTCKTG đã trở lên phức tạp. Chú bilbach đang đọc cuốn "Chiến tranh tiền tệ" thì cũng hiểu đồng EURO là cái "gai" đối với bọn tài phiệt trục London - phố Wall và sự kiện nợ của CP Hy lạp là cơ hội hiếm hoi để chúng đánh dẹp đồng Euro. Lão Volcker - cựu phó CT FED còn phát biểu bóng gió về sự tồn tại của Euro. Vấn đề là liệu khối Eurozone đâu có chịu khoanh tay để đồng Euro biến mất ? Với một quĩ với qui mô gần 1000 tỉ USD mới thành lập thì thừa sức đáp ứng đc các khoản nợ của Hy lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Iceland hơn nữa ECB cũng đã cam kết mua lại tất cả trái phiếu CP Hy lạp trên TT thứ cấp. Mặc dù đồng Euro liên tục giảm giá trong thời gian vừa qua nhưng cũng còn rất cao so với lúc mới phát hành nên nếu ECB có phát hành thêm một lượng lớn Euro để đưa tỉ giá Euro/ USD = 1 thì cũng chẳng phải là thảm họa.

    Dự đoán TTCKVN ngày càng khó khăn do có quá nhiều yếu tố biến thoái như việc đánh nhau giữa các MMs hay việc làm giá quá đáng của các nhóm NDT, sự yếu kém, trì trệ trong quản lý TT của UBCKNN & BTC (hê hê, nước còn đục thì cò mới béo đc chứ) ... vì vậy, lúc này phải đi theo trường phái giá trị để giảm thiểu rủi ro, nếu TT có xuống thì cũng chỉ mất chi phí cơ hội còn CP tốt thì trước sau gì thì TT cũng nhận biết.

    Đúng như dự đoán, chỉ cần "trời quang, mây tạnh" là các phi đội còn đang bị kẹp trên các con tàu nóng lại cho phi hành bay cao ngay, thôi thì cũng đành "cố đấm ăn xôi" chứ công sức, tiền bạc, chi phí bỏ ra cả đống rồi chẳng lẽ chịu chết. Chắc chắn sẽ có một số nhóm làm giá thất bại thảm hại vì tội quá tham nên bị thâm và chọn CP quá lởm. Có điều trớ trêu là kẻ hưởng lợi nhiều nhất đối với các CP hot lại là các CĐ lớn, CD nội bộ như PVA thì PVX thoát hết đc hơn 2,8 triệu CP mang lại khoản LN kếch xù, MVC thì CD lớn cũng bán ra đc nửa triệu CP, VSP thì NDTNN bán đc mớ lớn., vv

    Niềm tin lớn nhất vào TTCK lúc này là tình hình kinh tế - tài chính trong nước. Tình hình KT vẫn khá khả quan và nhất là tín dụng, nói như bác Bùi Kiến Thành thì VN không có lạm phát, chỉ số CPI tăng mạnh trong mấy tháng đầu năm là do tết, do chi phí đầu vào tăng như LSNH, xăng dầu, điện tăng chứ ko phải do cung tiền. Như vậy, trong thời gian tới NHNN sẽ tăng cường bơm tiền vào TT mạnh hơn, đồng thời dư địa tăng trưởng tín dụng còn rất lớn (gần 20%) và CP đang lỗ lực giảm LS xuống sẽ là yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ cho nền KT và TTCK.
  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nợ quốc gia - "Bóng mây đen" của TTCK!
    thanglongpnpd
    Cả tuần qua, chứng khoán thế giới hầu như bị phủ bởi "bóng mây đen" của Nợ quốc gia
    Những cảnh báo liên tiếp được đưa ra, trong bối cảnh Châu Âu đang phải đối phó với vấn đề Hy Lạp, cụ thể là:
    - Cảnh báo từ IMF: “Kinh tế dần hồi phục, giờ là lúc cần khẩn cấp đưa ra các biện pháp để đảm bảo thâm hụt và nợ do khủng hoảng… không ảnh hưởng tới sự ổn định tài khóa. Nếu nợ công không được hạ xuống mức trước khủng hoảng, tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển có thể giảm 0,5% mỗi năm, gây ảnh hưởng rất lớn nếu tích tụ sau vài năm”.
    - Tình hình châu Âu:
    1. "đang đối phó với cuộc khủng hoảng nợ xuất phát từ Hi Lạp và giờ đang lan rộng"
    2. "Căng thẳng quanh đồng euro càng thể hiện rõ khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đe dọa rút khỏi khu vực đồng tiền chung euro nếu Thủ tướng Đức Angela Merkel không từ bỏ thái độ chống đối với kế hoạch cứu trợ 750 tỉ euro của EU đưa ra. "
    3. "Cuộc đối đầu đã dẫn tới những lo sợ ở Washington và nhiều nước trên thế giới về khả năng đồng euro sụp đổ, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới và tương lai của chính EU. "
    4. "Tại Tây Ban Nha, chính phủ của Thủ tướng Zapatero cũng buộc phải thông báo các biện pháp cắt giảm 15 tỉ euro trong hai năm tới nhằm hạ bớt mức thâm hụt ngân sách. Thị trường chứng khoán nước này đã rớt tới 5,21% hôm 14-5 do lo sợ về tình hình kinh tế"
    5. "Lo lắng về tình hình tại châu Âu, các bộ trưởng G7 đã có cuộc họp qua điện đàm hôm 14-5 về tình hình, trong đó kêu gọi châu Âu ổn định tình hình đồng euro."
    Như thế, chúng ta thật sự đứng trước một "tương lai khó khăn" khi mà những thành quả vực dậy nền kinh tế vừa qua, có khả năng trôi ra sông ra biển. Sự lo lắng này, đối với TTCK, còn nguy hiểm hơn cả hiểm họa bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, bởi vì chúng sẽ bùng lên, tiêu hủy niềm tin của NĐt vào TTCK, khi đó, hành động quyết bán để "lấy lại bất cứ thứ gì còn có thể" sẽ là diễn biến chính trên TTCK.
    TTCK thế giới như thế, tác động đến Việt Nam như thế nào?
    Trong suốt cả tuần qua, chúng ta chứng kiến những phiên giảm điểm mạnh mẽ của TTCK trong nước, sau khi những tác động xấu liên tiếp dội về, phiên cuối tuần, TT tăng điểm nhẹ trong nỗi hòai nghi lớn (bằng chứng là thanh khoản giảm mạnh so với các phiên giao dịch liền trước)
    Mặc dù tình hình kinh tế xã hội trong nước tiếp tục có diễn biến khả quan, những thông tin tích cực về khả năng giảm lãi suất... tiếp tục được đề cập nhưng không chặn được đà giảm điểm chung của TTCK (dưới tác động của CK thế giới)
    Trong tuần sau, khó có thể diễn ra sự khởi sắc của TT, khả năng diễn biến giảm điểm có thể giữ vai trò chính, tuy nhiên, một vài mã CP "cá biệt" có những tin đặc biệt tốt" vẫn sẽ là ngoại lệ!
    Chúc các bạn có thể tìm ra những CP đó!
  7. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    “Thị trường đang được hỗ trợ khá tích cực từ các yếu tố vĩ mô”

    Ông Ngô Thanh Phát - Trưởng phòng Phân tích, Công ty chứng khoán Quốc tế nêu lên 4 nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm và các thông tin nâng đỡ thị trường thời điểm này

    Hai chỉ số chứng khoán liên tiếp giảm điểm trong nhiều phiên, VN-Index từ sát ngưỡng 550 điểm đầu tháng 5 lùi về dưới 520 điểm sau 8 phiên giao dịch. Nguyên nhân nào dẫn đến hai chỉ số giảm điểm? StockNews có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thanh Phát - Trưởng phòng Phân tích, Công ty chứng khoán Quốc tế - về vấn đề này.
    Pv: Ông có nhận định gì về những phiên điều chỉnh vừa qua của thị trường?
    Ông Ngô Thanh Phát: Tính đến hôm nay, hai chỉ số chứng khoán đã điều chỉnh liên tục trong 5 phiên, đặc biệt là chỉ số VN-Index có phiên điều chỉnh thứ 5 liên tiếp. Như vậy, chỉ với 8 phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index đã điều chỉnh hết 6 phiên. Có thể nói tóm tắt về nguyên nhân của việc điều chỉnh này như sau.
    - Thứ nhất, đó là những nguyên nhân bên ngoài, chủ yếu là đến từ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và châu Âu, do quan ngại của những nhà đầu tư về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc bán mạnh cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong thời gian gần đây, động thái giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài mặc dù khối lượng có vẻ ít đi, nhưng vẫn tiếp tục xu hướng mua ròng.
    - Nguyên nhân thứ hai là hiện tượng tăng nóng trong thời gian qua của nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ và vừa. Trong gần 2 tháng, nhóm penny-stocks đã tăng giá khá mạnh. Các nhà đầu cơ trên thị trường bằng nhiều cách tinh vi, khéo léo đã nhanh chóng đẩy giá của nhóm cổ phiếu này lên rất cao. Cho nên, khi thị trường liên tục suy giảm, động thái bán mạnh cổ phiếu nhóm này ra để chốt lời cũng như cắt lỗ là điều tất nhiên.
    - Nguyên nhân thứ ba, thời gian qua, một số công ty chứng khoán cũng như một số tổ chức đã cung cấp hạn mức tín dụng hay còn gọi là đòn bẩy tài chính cho các nhà đầu tư.
    Đây cũng chỉ là nguyên nhân phụ trợ, bởi vì không một công ty chứng khoán hoặc một tổ chức nào mạo hiểm cung cấp một cách quá đà công cụ này cho các nhà đầu tư. Vì đối với các cổ phiếu penny, nhược điểm là tính thanh khoản thấp, do đó các tổ chức, công ty chứng khoán khi cung cấp hạn mức tín dụng cũng lường trước yếu tố này và không dễ dàng vung tay.
    Đến thời điểm hienẹ nay khi các thông tin kinh tế vĩ mô trong nước mang tính hỗ trợ cho thị trường, việc giải chấp bán mạnh do áp lực từ đòn bẩy tài chính chiếm tỷ lệ không nhiều và cũng chưa đến thời điểm của các công ty chứng khoán, các tổ chức cung cấp hạn mức tín dụng tiến hành giải chấp để thu hồi nợ.
    Việc bán mạnh ra một phần là do nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để đảm bảo tỷ lệ nợ vay. Nhưng dẫu sao, nó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự giảm điểm của thị trường trong thời gian qua.
    - Và một nguyên nhân cuối cùng, theo nhận định của cá nhân tôi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm điểm mạnh của thị trường 5 phiên liên tục. Hiện nay, quy mô thị trường còn ở mức thấp, nhà đầu tư chủ yếu vẫn là các cá nhân, đầu tư theo xu hướng đám đông.
    Chính đặc tính này đã tạo điều kiện để cho một nhóm nhà đầu cơ hoặc một vài tổ chức lợi dụng đưa ra những nhận định chủ quan và thiếu cơ sở, thậm chí là tung tin đồn để trục lợi gây tác động đến nhiều nhà đầu tư do tâm lý đám đông. Khi xuất hiện một tin đòn hay nhận định nào đó lập tức áp lực bán ra rất mạnh. Tôi nghĩ đây là một trong những nguyên nhân, theo tôi là nguyên nhân chính, dẫn đến việc giảm điểm.
    Theo ông, những thông tin nào sẽ là yếu tố nâng đỡ thị trường tại thời điểm này?
    Ở góc độ của CTCK Quốc tế cũng như cá nhân tôi, hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được sự hỗ trợ khá tích cực từ các yếu tố vĩ mô. Cụ thể là chỉ số tiêu dùng trong tháng 4 vừa qua chỉ tăng trưởng ở mức 0,14%, cho thấy mức độ lạm phát đang được kiểm soát. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay về mức 12% nhằm tạo ra nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Đây là những thông tin hỗ trợ khá tích cực cho thị trường chứng khoán.
    Ngân hàng Phát triển châu Á cũng như một số tổ chức khác đều nhìn nhận khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% và lạm phát ở mức 8% trong năm nay của Việt Nam là rất lớn, điều này cũng tạo nên yếu tố tích cực. Đặc biệt là chính sách tiền tệ đang trong giai đoạn hỗ trợ rất mạnh cho thị trường.
    Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 25%, tuy nhiên trong 4 tháng qua, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 5,5%, có nghĩa là 19,5% sẽ được tập trung vào các quý còn lại của năm 2010. Chính hoạt động cho vay có khả năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.
    Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý I/2010 của một số doanh nghiệp niêm yết khá ấn tượng so với cùng kỳ. Trong tình hình kinh tế đang hồi phục, theo chúng tôi dự báo, từ quý II, quý III trở đi, kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp cũng hỗ trợ cho thị trường.
    Ngoài ra, nỗ lực giải cứu Hy Lạp của Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho thấy khả năng vượt qua khủng hoảng nợ của nước này là khá lớn. Đồng thời, trong những phiên gần đây niềm tin của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường Hoa Kỳ cũng như các quốc gia châu Âu đã ổn định trở lại. Đây cũng là yếu tố tích cực tác động tới tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Với diễn biến của thị trường thời gian gần đây, ông cho có lời khuyên nào với các nhà đầu tư?
    Các nhà đầu tư nên xem xét những cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt, nằm trong các nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng, chưa có sự tăng giá đáng kể trong thời gian qua, để tiếp tục giải ngân.
    Do đặc điểm của thị trường như tôi đã trình bày đang chịu tác động từ một nhóm nhà đầu tư hoặc một số cá nhân nào đó gây ảnh hưởng tiêu cực, cho nên để tránh những rủi ro không đáng có, nhà đầu tư cần có những đánh giá, nhận định chính xác và theo dõi sát để có những quyết định đầu tư sáng suốt.
    Vâng, xin cảm ơn ông!
    Theo Huyền Châm
  8. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Tuần lễ từ 17 đến 21/05: Thị trường tiếp tục bình ổn và VN-Index trụ vững trên mức 520.
    Nhận định TT của
    NVHOA

    Tình hình và thị trường chứng khoán thế giới

    Tâm điểm của Thế giới hiện nay là tình hình khủng hoảng nợ của Hy Lạp có nguy lan rộng sang các nước khác. Tuy nhiên, Bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Geithner, đã phát biểu một cách tự tin trên đài truyền hình hôm qua rằng Châu âu sẽ giải quyết được khủng hoảng nợ mà nhiều người cho rằng khủng hoảng nợ này sẽ làm tan rả hệ thống các nước đang sử dụng chung đồng EURO. Ông tin rằng khủng hoảng nợ của Châu âu sẽ không làm tổn thương đến tăng trưởng của kinh tế Mỹ vì Mỹ đã nhìn thấy sự mạnh lên, nhiều cải thiện và tự tin hơn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2007-2009.

    Chúng khoán toàn cầu giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần phần lớn mang yếu tố tâm lý lo sợ tình hình châu âu sẽ làm chậm tiến trình hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, không phải bức tranh trước mắt hoàn toàn tối trong sự lo lắng quá đà để sự bi quan vượt tầm kiểm soát khi các nước lớn trong Liên minh Châu âu đang đồng thuận một gói hỗ trợ 1000 tỷ USD nhầm khoanh vùng một số nước để tránh sự lan truyền qua các nước khác và khả năng đỗ vỡ là khó xảy ra. Sự việc vẫn đang được xúc tiến mạnh để nhanh chóng làm dịu lắng khủng hoảng nợ trong thời gian tới. Bộ trưởng tài chính Mỹ cũng đã phát biểu: Châu âu sẽ có đủ khả năng xoay sở để vượt qua khủng hoảng nợ đang tác động đến Châu lục và kinh tế Mỹ đủ mạnh để trụ vững trước khủng hoảng nợ của Hy lạp và nguy cơ một số nước khác ở Châu âu..

    Trong khi đó các báo cáo trong tuần vừa qua của chính phủ Mỹ cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát ra những tín hiệu hồi phục vững chắc (solid recovery). Cuối tuần rồi, chính phủ Mỹ báo cáo doanh số bán lẻ cùng với sản phẩm đầu ra của các nhà máy sản xuất đều tăng mạnh đồng thời dự trữ hàng hóa của các công ty gia tăng. Sản xuất công nghiệp trong tháng tư cũng dã tăng 0.8% so với tháng ba. Những minh chứng này cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ đã tăng mạnh trở lại sau suy thoái và kinh tế Mỹ đang hồi phục một cách vững chắc. Thứ 5 tuần rồi bộ lao động Mỹ báo cáo số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần tăng so với tuần trước đó nhưng đường trung bình động 4 tuần mô tả tình hình thất nghiệp của Mỹ vẫn đang trong xu hướng đi xuống.

    Bước sang tuần mới từ 17 đến 21/05, tâm điểm của thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục hướng về Châu âu. Tuy nhiên, xu hướng giảm điểm của chứng khoán toàn cầu từ Á sang Âu đến tận phố Wall được dự báo sẽ chậm lại và có những phiên hồi phục do động thái giải cứu khủng hoảng nợ của Hy Lạp nói riêng và giải cứu đồng EURO nói chung được triển khai mạnh, cụ thể và chi tiết hơn.

    Ngoài ra, bước qua tuần mới, phố Wall sẽ hướng tầm nhìn về các báo cáo kinh tế vĩ mô quan trọng của Mỹ:

    - Thứ hai ngày 17/05 : Báo cáo thị trường nhà.

    - Thứ ba ngày 18/05 : Báo cáo doanh số xây nhà mới, chỉ số giá sản xuất (PPI)

    - Thứ tư ngày 19/05 : Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

    - Thứ năm ngày 20/05: Báo cáo số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu theo tuần; báo cáo chỉ báo kinh tế quan trọng.

    Thị trường trong nước :

    Hai phiên giao dịch cuối tuần cho thấy lực cung giá thấp đã giảm khá mạnh. Dòng tiên lưu thông trong thị trường đã trở nên tươi hơn khi phần lớn đòn bẩy tài chính đã được giải quyết trong những phiên trước đó. Thanh khoản tuy thấp nhưng lực bán ra giảm mạnh sẽ tạo điểm dừng cho đợt điều chỉnh vừa qua và VN-Index và HNX- Index khó tiếp tục giảm thêm. Rơi từ 550 xuống 519, VN-Index đã tạo vùng hỗ trợ khá mạnh xoay quanh mức 510-515 trong tuàn vừa qua. Bước qua tuần mới, chỉ số này sẽ tiếp tục nỗ lực trụ trên mức 520 và thiết lập một vùng hỗ trợ mới xoay quanh mức này.

    Một điểm cần lưu ý là các blue chips trong thời gian qua chưa tăng, thậm chí còn giảm so với trước đây. Nhiều Blue chips đang ở mức giá khi VN-Index ở mức 45x-48x. Do đó, các Blue chips này sẽ khó giảm mạnh trong thời gian tới mà chỉ biến động nhẹ tạo nhịp cho thị trường và VN-Index khó giảm thêm. Trong khi đó, dòng tiền chảy vào thị trường chậm lại và có xu hướng chảy vào các cổ phiếu vừa và nhỏ Trở lại. Đặc biệt là các cổ phiếu chưa tăng nóng hoặc đã điều chỉnh về mức thích hợp trên cả 2 sàn trong phiên giao dịch cuối tuần rồi.

    Tình hình kinh tế vĩ mô và những chính sách tiền tệ không có nhiều thay đổi trong tuần qua. Tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh vào đầu tuần rồi do thông tin SSI dự báo chính phủ sẽ phá giá đồng Việt Nam 4% được đăng trên bloomberg. Tuy nhiên, tỷ giá đã có khuynh hướng hạ nhiệt trở lại sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng phủ nhận vấn đề này.

    Trong những phiên tới, dòng tiền có thể sẽ đi vào 1 ít Blue chips và luân phiên từ Blue chip này sang blue chip khác để giữ nhịp cho thị trường không bị vỡ thế trận và phần lớn dòng tiền còn lại sẽ chảy vào các cổ phiếu vừa và nhỏ mà có nền tảng cơ bản tốt, chưa tăng nóng hoặc đã điều chỉnh về mức giá thích hợp với giá hời.

    Thị trường bước qua tuần mới được dự báo chưa có đột phá, VN-Index và HNX-Index sẽ biến động nhẹ và bình ổn hơn. VN-Index nỗ lực trụ trên mức 520. Một số cổ phiếu tốt bị bán ra quá đà trong các phiên giao dịch tuần rồi được dự báo sẽ hồi phục trở lại góp phần hỗ trợ cho thị trường trong các phiên tới.

    Nếu không bị áp lực tài chính hoặc không gì động thái tái cơ cấu danh mục, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế bán tháo ra. Tiếp tục gia tăng cổ phiếu tốt theo tiêu chí riêng ở những thời điểm thị trường rung lắc trong phiên. Từ 515 đến 520 của chỉ số VN-Index được đánh giá là vùng mua vào hơn là bán ra. Đương nhiên, việc chọn lựa cổ phiếu phù hợp theo 1 tiêu chí riêng tùy từng nhà đầu tư là quan trọng.

    Chúc nhà đầu tư có một tuần mới giao dịch thành công

  9. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Kỳ vọng vào đợt tăng giá mới
    Thị trường chứng khoán mở đầu mùa hè bằng sáu phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 đầy ấn tượng khi tổng giá trị giao dịch của hai sàn lên tới hơn 31.000 tỉ đồng.






    Trong tháng 4-2010 giới quan sát ước tính thị trường cần 7-8 phiên giao dịch với tổng trị giá khoảng 30.000 tỉ đồng để những nhà đầu tư giải ngân ở thời điểm VN-Index trên 540 điểm từ năm ngoái có thể “thoát” ra và lớp nhà đầu tư mới vào thay thế. Nay sự tính toán trên đã thành hiện thực. Và VN-Index đang hướng tới chuyển động tăng giá không phải chỉ của các cổ phiếu thị giá nhỏ, mà cả của những blue-chips.


    Hiện tại sự vận động của dòng tiền vào chứng khoán khác hẳn mọi năm. Khảo sát của TBKTSG với các ngân hàng cho thấy dư nợ cho vay chứng khoán của hầu hết các tổ chức tín dụng đều khá thấp.


    “Không phải chúng tôi đóng cửa, mà là nhà đầu tư không muốn vay” - phó tổng giám đốc một ngân hàng nói. Đơn cử Eximbank còn thừa chỉ tiêu cho vay cầm cố cổ phiếu và mức lãi suất cũng không quá cao so với cho vay với các đối tượng khác, 1,3%/tháng, tức 15,6%/năm, nhưng nhân viên tín dụng phàn nàn lâu lâu mới ký được một hợp đồng nhỏ. Hỗ trợ cho nhà đầu tư bây giờ chủ yếu là tiền của các công ty chứng khoán


    Tuy nhiên, vốn của công ty chứng khoán đa số cũng chỉ tầm dưới 500 tỉ đồng/công ty, nên khi vay nhà đầu tư phải quay vòng nhanh. Có lời một vài phần trăm là người vay sẵn sàng bán cổ phiếu. Muốn giá trị giao dịch tăng, vòng quay tiền phải càng nhanh, thời gian nắm giữ cổ phiếu càng ngắn lại. Những tay đầu cơ sử dụng tiền tự có để mua một lượng cổ phiếu làm vốn, sau đó dùng tiền vay, mua tiếp cổ phiếu đó, bán ngay trong phiên hoặc ngày hôm sau, hoặc cùng lắm là T+2.


    Vì thế liên tục trong bốn tháng liền VN-Index dao động trong biên độ hẹp. Ngoài ra, dòng tiền hạn chế cũng khiến nhà đầu tư tìm đến cổ phiếu thị giá nhỏ và khối lượng lưu hành thấp vì với những chứng khoán đó, người sở hữu có thể kiểm soát khối lượng và giá trị mua bán. Đây là xuất phát điểm sự lên ngôi của cổ phiếu giá thấp và xu hướng này có thể thay đổi một khi dòng tiền vào chứng khoán được mở rộng từ nhiều nguồn khác.


    Vậy bao giờ thì dòng tiền mở rộng? Đáp án của câu hỏi này nằm ở tăng trưởng tín dụng. Không nghi ngờ từ tháng 11-2009 đến nay, tăng trưởng tín dụng là một trong những chỉ số được giới đầu tư chứng khoán quan tâm thường trực nhất. Vì sao? Vì tín dụng tăng nghĩa là doanh nghiệp “chịu” vay thêm tiền đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, lợi nhuận các công ty niêm yết sẽ nhiều hơn. Lúc ấy, nếu VN-Index vẫn đi ngang, giá cổ phiếu so với tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sẽ rẻ đi. Sự rẻ đó là động lực hút công chúng đầu tư vào cổ phiếu và VN-Index sẽ leo dốc.


    Tín dụng tháng 4-2010, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ước tăng 1,73% so với tháng 3 và mức tăng của bốn tháng đầu năm so với cuối năm 2009 ước 5,58%. Có sự so lệch. Cũng theo NHNN, tăng trưởng tín dụng quí 1-2010 là 3,34%. Nếu lấy số này cộng thêm mức tăng của tháng 4, thì bốn tháng tín dụng chỉ tăng 5,07% chứ không phải 5,58%. Dù lấy số nào, mức tăng trưởng tín dụng trên cũng là thấp. Trong tám tháng còn lại của năm, tín dụng có thể tăng thêm gần 20%, tương ứng 2,5%/tháng, mới chạm hạn mức Chính phủ cho phép. Dư địa cho tín dụng còn nhiều, quan trọng là làm thế nào kích thích doanh nghiệp vay. Cách hiệu quả nhất là giảm lãi suất.


    Trong phiên họp cuối tháng 4, Chính phủ đã chính thức yêu cầu NHNN hạ mặt bằng lãi suất. Khi lãi suất đầu ra hạ, lãi suất đầu vào cũng phải hạ. Lãi suất huy động của ngân hàng sẽ không thể đứng mãi ở mức cao. Lãi suất tiết kiệm giảm, thay vì gửi tiền ở ngân hàng, người ta có thể đầu tư cổ phiếu. Chứng khoán được hưởng lợi từ điểm này.


    Nhưng trên hết tín dụng phải được khơi thông mạnh mẽ để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Tăng trưởng GDP quí 1-2010 đạt 5,8%, không thấp, nhưng quí 2 phải cao hơn nhằm tạo đà cho cả năm. Chính sách kích cầu năm ngoái có độ trễ của nó và tăng trưởng kinh tế quí 1-2010 được hưởng lợi từ độ trễ này. Sang quí 2, độ trễ đó không còn, trong khi tăng trưởng tín dụng quí 1 thấp. Trong trường hợp tín dụng quí 2 không tăng đạt chỉ tiêu cho phép, tăng trưởng GDP tất yếu bị ảnh hưởng.


    Kỳ vọng tín dụng từ tháng 5-2010 trở đi sẽ tăng từ 2% trở lên có thể không quá hão huyền. Các tổ chức và các quỹ đã nhìn ra điều đó và họ kiên nhẫn “gom” cổ phiếu blue-chips từ nhiều tuần nay. Nền tảng vật chất là dòng tiền vào chứng khoán đã có, đang có và sẽ được tiếp sức trong những tháng tới khi kinh tế vĩ mô chuyển động về phía trước theo hướng được cải thiện dần. Cái thị trường cần còn lại là một que diêm, bật lên ngọn lửa để tạo bước ngoặt trong tâm lý nhà đầu tư: niềm tin vào sự phục hồi của VN-Index cuối cùng sẽ đến.
    Theo Lưu Hảo
    TBKTSG

Chia sẻ trang này