Bình loạn thị trường niêm yết

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi auguststory2002, 04/05/2006.

7843 người đang online, trong đó có 1143 thành viên. 11:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16867 lượt đọc và 153 bài trả lời
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay bao nhiêu thằng đi đo sàn cả trong đó có cả của em . Tất cả nhận định sai hết ! Có bác nào ở trên sàn thì tường thuật cho em nghe với !!! Hay là sụt thật ??? đầu tau cũng tý nứa đo sàn , dư mua cả chục ngàn có vấn đề gì không nhỉ ? đợi báo cáo tổng kết xem.



    Được dr_slums sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 08/05/2006
  2. vhlong

    vhlong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Rồi, chẳng dự đoán nào trúng cả. Nhìn bảng thấy đỏ lòm 1 bên. VNI xuống liên tục trong 2 phiên.
    Giờ thì 574.25 rồi.

    Liệu mai và ngày kia sẽ thế nào nhỉ? Tình hình này có khi ai nhanh chân bán sớm thì thoát sớm
  3. DLT_TV1

    DLT_TV1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Em vừa ở sàn về, thấy bà con mình ai cũng cầm lệnh Sell. Dự đoán sai hết cả, chỉ có sàn HN là ngon thôi. Nhìn TT rớt thấy đau cả lòng. Hôm nay em mua 1 ít VNM, ko biết có hy vọng gì ko?
  4. i1u

    i1u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Đã được thích:
    0
    Báo chí đánh tùm lum như vậy nên thị trường down là phải thôi. Tuy nhiên, thị trường sẽ ko down mạnh được do:
    1. Down mạnh là thị trường toi luôn, nên cố mà giữ.
    2. Nếu chết các tổ chức, các quỹ đầu tư chết trước, cá nhân chết sau nên ko thể để nó chết được.
    3. Các công ty kd thực sự tốt, có vấn đề gì đâu mà phải lo lắng, nếu ko muốn nói là rất kỳ vọng vào sự phát triển.
    4. Dự đoán của tôi là giảm cùng lắm thêm 1 phiên nữa, các bác cứ nhìn dư mua VNM, REE, NKD... thì thấy, nhiều thằng vẫn đang rất thèm đấy, mai mà bán tiếp là bị gom mất đấy
  5. 9101

    9101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2001
    Đã được thích:
    1
    Sụp thì chả sụp được đâu, nhưng các cậu nghĩ sao nếu thị trường giảm xuống tầm 500 điểm rồi cân bằng ở mức khoảng 530. Ối người mất tiền đấy vì nhảy vào thị trường sau mà.
  6. auguststory2002

    auguststory2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay TTCK VN sàn HCM chứng kiến cảnh nhiều người đi đầu xuống đất, không biết có ai nhảy lầu chưa, Gút tôi không ở trên sàn không biết, có việc đi lúc 8.10am, về nhà thấy màn hình 1 màu đỏ máu. Bất ngờ quá, kinh khủng quá. Từ ngày chập chững lên sàn đến giờ chưa có ngày nào thảm bại như hôm nay, xét về giá trị tuyệt đối so với ngày hôm qua.
    Tuy nhiên bác nào có ý định nhảy lầu hay đi đầu xuống đất thì làm ơn làm phước ra mấy CTCK huỷ bỏ ký qũy, làm thủ tục chuyển nhượng cho Gút tôi với nhá, nhất là REE, VNM & NKD/KDC.
    Cũng chỉ vì thấy cậu Lối_cũ ăn nên làm ra với OTC quá nên cũng học đòi chuyển hướng, tiền bạc găm hết vào những CP mà chẳng sàn nào cho cầm cố cả, giờ muốn xúc mấy CP thừa của các bác vứt lại.
    Nói chơi vậy thôi, Gút tôi vẫn tin tưởng thị trường. Tôi đồng ý với Lối_cũ về các CP lớn trên sàn. Ngoài ra, theo thôi, việc giảm giá những phiên gần đây là điều không thể tránh khỏi để giảm nhiệt. Các bác cứ để ý xem, nếu khối lượng bán tháo ra không có ai mua mới là đáng sợ, còn những CP ngon giờ cứ hở gì mất nấy. Nếu không tin các bác cứ chịu khó xem cột dư mua và khớp lệnh thì biết. Tôi nghĩ TT sẽ tiếp tục giảm, khi đó tôi sẽ lại mua vào.
    Tội nghiệp chúng ta vẫn còn tâm lý bầy đàn nhiều quá, chỉ có một số người là không ảnh hưởng thôi. Chúc các bác có niềm tin hơn nữa.
    Nếu bác nào định gàn, định chửi Gút tôi thì thôi khỏi phải mất công, tôi biết các bác sẽ nói gì rồi. Mỗi người có 1 quyết định của riêng mình mà.

    Trời nóng quá, cho mát.
  7. xiangqi

    xiangqi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    0
    REE có thông tin tốt thế mà chỉ lên được 1 phiên rồi xuống lại... Nhưng nhìn khối lượng giao dịch cũng thấy an ủi phần nào.... Hôm nay nhiều người đang ôm vào nhiều REE, VF1, VNM. Hy vọng ngày mai các cp này tăng mạnh để khôi phục lại tt.

    Thông tin VN đang chuẩn bị phiên đàm phán 9-12/05 với Mỹ để gia nhập WTO (các vấn đề còn lại giữa hai bên rất ít, và có thể coi là mang tính kỹ thuật và có thể là phiên cuối cùng trong quá trình đàm phán song phương gia nhập WTO của Việt Nam) với tình hình khá khả quan chắc chắn sẽ là luồng sinh khí mới cho Thị trường CK

    Các cao thủ hãy cho những lời bình luận để khôi phục niềm tin của anh em ta nhé
  8. sisco

    sisco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác nào ôm những thằng mạnh thì không lo đâu. Hiện nay VNM đang dư mua khá nhiều chứng tỏ vẫn có nhiều nhu cầu. Nó sẽ lên trở lại thôi. Nhưng hôm nay tôi theo dõi khoảng giữa phiên thứ 2 thấy có rất nhiều lệnh đặt bán VNM với giá sàn (88.5). Có khả năng ngày mai VNM sẽ xuống tiếp và những người cần bán sẽ bán hết và ngày kia thì nó sẽ tăng trở lại vì lúc đó lượng cung ít đi.
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Xuống nữa rồi sẽ lên nhưng vấn đề là bao giờ thì em chịu nhưng cái này là do bon khoai tây thì chắc rồi chúng nó hạ để ôm vào đây mà. Thôi no cứ ôm em án binh bất động không ôm thêm cũng không bán ra đợi cuối năm kiểu gì cũng tăng ít nhất là hơn tiết kiệm rồi.
    Quên ! phát này đầu tiên là tại thằng LAF sau tại thằng BBT và DPC, ....
    Thấy nó dư bán mà knih cả người


    Được dr_slums sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 08/05/2006
  10. X10plus

    X10plus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Đã được thích:
    1
    ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH: DẤU ẤN MỚI VÀ CŨ

    5/5/2006, Theo VNeconomy


    Thị trường chứng khoán nóng lên từng ngày, buộc chúng ta nhìn lại dòng chảy nguồn vốn đầu tư gián tiếp để dự báo xu hướng đầu tư tài chính trong thời gian tới sẽ như thế nào.

    Tám năm trước, Nomura Securities, thuộc tập đoàn Tài chính Nomura, đã có mặt ở Tp.HCM với hy vọng mua cổ phần của Công ty Savimex, một doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật. Sau nhiều cuộc thương lượng không thành do vướng mắc liên quan đến quá trình cổ phần hóa hồi đó, Nomura Securities đã rời Việt Nam. Nhưng mới đây, họ quay trở lại và tham gia thị trường bằng việc ký một hợp đồng đại lý với Công ty Chứng khoán ACBS.

    Nomura Securities không phải trường hợp duy nhất. Đang có những chuyển biến đáng kể về sự tham gia của các ngân hàng, quỹ nước ngoài khác trong khi thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa giải quyết hết những khó khăn gốc rễ.

    Đích nhắm doanh nghiệp niêm yết lớn

    Ngày 27/4/2006, hội thảo tài chính ?oKhám phá Việt Nam? (Discover Vietnam) do Citigroup và ACBS đồng tổ chức diễn ra tại Tp.HCM. Những người tham dự bao gồm các nhà đầu tư tài chính nước ngoài và những doanh nghiệp đã hoặc chuẩn bị niêm yết quy mô lớn như Sacombank, Ree, Sacom, Công ty Giống cây trồng miền Nam (SSC), Vinamilk, Kinh Đô, Dược Hậu Giang, VF1...

    Theo ban tổ chức, hai doanh nghiệp được Citigroup đặt trọng tâm lần này là Sacombank và Vinamilk do có quy mô hàng đầu trên thị trường. Giá trị vốn hóa của Vinamilk đã đạt 1 tỉ Đôla Mỹ, còn của Sacombank xấp xỉ 1 tỉ Đôla Mỹ. Vinamilk là đầu tàu của sàn giao dịch và khả năng niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài tỏ ra hiện thực, trong khi sự niêm yết của Sacombank, ngân hàng đầu tiên lên sàn vào giữa năm nay, được xem như thí điểm cho việc tham gia thị trường của hai ngân hàng lớn trong năm 2007-2008 là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV).

    Ngày 18/5, một hội thảo tương tự sẽ được tổ chức ở Hà Nội và trong chương trình nghị sự, ngoài gặp gỡ các quan chức Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Citigroup sẽ dành phần lớn thời gian thảo luận về tiến trình cổ phần hóa Vietcombank và BIDV.

    Đây không phải lần đầu tiên Citigroup xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam. Trước đó, họ đã không ít lần đặt vấn đề trở thành đối tác chiến lược của Vietcombank. Họ cũng đã ký hợp đồng đại lý với ACBS (theo đó ACBS cung cấp thông tin; phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp; thực hiện các giao dịch đầu tư theo chỉ định của Citigroup) và tham gia đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu một số công ty niêm yết.

    Sở dĩ Citigroup tập trung vào Vinamilk và các ngân hàng bởi các giao dịch quốc tế của họ cho đến nay đều có giá trị lớn. Họ không bỏ tiền vào các doanh nghiệp nhỏ như một số quỹ đầu tư

    Tăng tốc

    Khi bóng dáng những tập đoàn như Citigroup bắt đầu in dấu trên thị trường, các quỹ đầu tư nước ngoài không còn cách nào khác là tăng tốc giải ngân và tiếp tục mở rộng quy mô về vốn.

    Việc Quỹ Veil do Dragon Capital quản lý nâng vốn từ 250 triệu lên 350 triệu Đôla Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian. Quỹ Indochina Capital, trong một hội nghị đầu tư tài chính do chính họ tổ chức tuần trước, tuyên bố sau 15 năm ở Việt Nam, đã đầu tư gần 1 tỉ Đôla Mỹ vào 16 dự án và một số doanh nghiệp niêm yết.

    Indochina Capital đang gọi vốn khoảng 150-200 triệu Đôla Mỹ cho Quỹ Bất động sản Indochina Land và một quỹ đầu tư chứng khoán mới khoảng 70-100 triệu Đôla Mỹ, dự kiến chính thức ra mắt trong vài tháng tới.

    Những quỹ khác như Temasek, Arisaig không giới hạn vốn đầu tư ở Việt Nam. Quan trọng đối với họ là tìm được dự án, doanh nghiệp hiệu quả.

    Một xu hướng đầu tư mới của các quỹ là tham gia vào các công ty chứng khoán. Vietnam Partners (Mỹ) mua cổ phần của Công ty Chứng khoán Sài Gòn, Dragon Capital góp vốn vào Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), Indochina Capital chính thức sở hữu 30% vốn của Công ty Chứng khoán Mê Kông.

    Với tốc độ gia tăng liên tục số lượng nhà đầu tư như hiện nay, các công ty chứng khoán đang chịu áp lực rất lớn phải mở rộng quy mô, nâng vốn để thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật. Tham gia vào các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư nước ngoài không chỉ góp vốn, mà còn chuẩn bị cho sự kinh doanh của họ ở giai đoạn sau, khi quy mô thị trường tăng gấp 2-3, thậm chí 5 lần hiện nay.

    Lãi suất và định giá

    Các nhà đầu tư nước ngoài đang đề nghị được tham gia tháo gỡ hai vướng mắc cốt lõi của thị trường tài chính là lãi suất và xác định giá trị doanh nghiệp. HSBC đã trở thành người tư vấn, sắp xếp cho việc phát hành trái phiếu tăng vốn của BIDV (trái phiếu BIDV không được chuyển thành cổ phiếu khi ngân hàng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng).

    Theo ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc BIDV, lãi suất trái phiếu đang là chuyện đau đầu của ngân hàng. Việt Nam vẫn chưa có chuẩn lãi suất thị trường cho trái phiếu. Ngay cả việc Tp.HCM phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu đô thị cũng gặp khó khăn do lãi suất. Trong cuộc đấu giá cuối tháng 4/2006, trái phiếu đô thị thành phố đã không bán được. Lãi suất ấn định dưới 9%/năm trong khi lãi suất bỏ thầu thấp nhất cũng 9,15%/năm.

    Theo chúng tôi được biết, lãi suất trái phiếu thành phố căn cứ trên lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn cộng thêm một mức dao động mà Bộ Tài chính cho phép. Tuy nhiên, ngay cả lãi suất trái phiếu Chính phủ cho đến nay vẫn không phải là lãi suất thị trường cho dù đã hình thành qua đấu giá. Lãi suất trái phiếu Chính phủ chủ yếu vẫn do Bộ Tài chính ấn định. Vì thế có nhiều phiên đấu thầu, trái phiếu không bán được do lãi suất ấn định và lãi suất thỏa thuận của bên mua không gặp nhau.

    Vấn đề định giá rắc rối hơn. Tốc độ cổ phần hóa các đơn vị lớn đang chậm lại do vướng ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng để xác định giá trị những doanh nghiệp đặc thù như dầu khí, điện, nước, điện thoại, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, hàng không... nhất thiết phải mời công ty định giá nước ngoài.

    Vinamilk là một ví dụ. Vốn của doanh nghiệp này khi cổ phần hóa được xác định là 1.590 tỉ đồng (100 triệu Đôla Mỹ). Bây giờ giá thị trường tăng gấp 10 lần, vậy xác định giá trị doanh nghiệp lúc trước đã chính xác chưa? Ý kiến khác yêu cầu phải thay đổi phương thức xác định giá trị doanh nghiệp, phải tính đến thương hiệu, khách hàng, hệ thống phân phối, đầu tư công nghệ, trình độ đội ngũ nhân viên... chứ không đơn thuần chỉ là vốn liếng, tài sản, máy móc đang có...

    Khi những ý kiến tranh cãi chưa ngã ngũ, đối tượng bị ảnh hưởng vẫn là các doanh nghiệp và quá trình cổ phần hóa không thể theo kịp đòi hỏi bức xúc phải đẩy nhanh công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước trước yêu cầu hội nhập WTO đang đến gần.

    Lãng phí

    Cho đến nay, hình hài thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa rõ nét. Thị trường chứng khoán đang được Nhà nước quản lý chặt chẽ, song chủ yếu bằng công cụ, mệnh lệnh hành chính. Điều mà thị trường cần là những động thái điều tiết mang tính tạo dựng giúp thị trường phát triển bền vững thì lại thiếu.

    Chẳng hạn trong lúc cung cầu chứng khoán đang mất cân đối trầm trọng như hiện nay, Nhà nước cần tạo ra nguồn cung nhanh và mạnh, bằng cách tăng công ty niêm yết, bán bớt phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Nhưng Nhà nước không thể làm, vì sao? Vì khi cổ phần hóa Nhà nước quản lý doanh nghiệp chặt chẽ bao nhiêu, thì hậu cổ phần hóa buông lỏng bấy nhiêu.

    Hiện Nhà nước vẫn sở hữu bình quân 20-30% vốn của 2.900 đơn vị đã cổ phần hóa, tương đương hàng trăm ngàn tỉ đồng. Số tiền này có thể điều tiết thị trường thông qua việc bán bớt cổ phần nhà nước khi cầu tăng và mua vào khi cầu giảm. Nhà nước cũng cần làm lợi với số cổ phiếu nắm giữ. Nhưng tiếc thay, hiện không một cơ quan nào, bộ nào quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Đó là một sự lãng phí rất lớn.

    Nhìn lại trường hợp Vinamilk, nơi Nhà nước vẫn còn nắm giữ 50,1% vốn, tương đương 795 tỉ đồng. Số cổ phần này nếu bán ra bây giờ, Nhà nước thu về gần 8.000 tỉ đồng (500 triệu Đôla Mỹ), bằng tiền thu ngân sách mỗi năm của nhiều địa phương cộng lại. Số tiền thu từ Vinamilk có thể đầu tư cho bao nhiêu dự án hiệu quả.

    Ở một khía cạnh khác, không nghi ngờ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ ngày một nhiều hơn. Tầm quan trọng của một công ty đầu tư tài chính quốc gia là không thể phủ nhận không chỉ ở vai trò quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mà còn ở vị trí cạnh tranh với chính các tập đoàn, quỹ nước ngoài để vừa điều tiết thị trường, vừa sử dụng một cách hiệu quả nhất đồng vốn ngân sách. Nhà nước không thể lãng phí tiền bạc cũng như cơ hội hiện nay!


    ___Sacombank - Cập nhật: 06-05-2006

Chia sẻ trang này