Bình luận: ngân hàng nhà nước hút về 20000 tỷ, lung lay thị trường chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 15/02/2008.

3898 người đang online, trong đó có 195 thành viên. 07:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6010 lượt đọc và 67 bài trả lời
  1. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí với bác. Nếu NHNN ban hành quyết định xiết chặt cho vay BĐS thì tác động sẽ thế nào nhỉ?
  2. vuhaukbhn

    vuhaukbhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Đã được thích:
    47
    Chống lạm phát thành công thì càng tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư nói chung và TTCK nói riêng các bác .
  3. huyendt79

    huyendt79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Đã được thích:
    26
    bacnt đã nói:

    -----------------------------------------***------------------------------------------
    liveror đã nói:
    chưa đọc mà nhìn đã thấy giật gân quá các bác ơi

    thông
    Thứ sáu, 15/2/2008, 14:51 GMT+7
    (ATPvietnam.com) -Tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngày 13/2/2008 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng VND dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, trong những tháng đầu năm 2008, tăng trưởng kinh tế thuận lợi nhưng chỉ số giá tiêu dùng được dự báo có nguy cơ tăng ở mức cao (riêng tháng 1 tăng 2,38%), việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức bắt buộc để rút tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát chặt chẽ tiền tệ ngay từ đầu năm, góp phần kiềm chế lạm phát, bên cạnh các giải pháp đã được thực hiện như điều chỉnh dự trữ bắt buộc, lãi suất chủ đạo của NHNN. Quyết định số 346/QĐ-NHNN thông qua một số nội dung chủ yếu là:

    Thứ nhất, tổng giá trị tín phiếu NHNN phát hành bắt buộc đợt này là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm; hình thức phát hành là ghi sổ.

    Thứ hai, giá trị tín phiếu được phân bổ cho từng tổ chức tín dụng theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam của từng tổ chức tín dụng. Có 41 tổ chức tín dụng thuộc đối tượng mua tín phiếu NHNN bắt buộc. Các tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn không thuộc đối tượng mua. Các tổ chức tín dụng cần phải sử dụng hợp lý nguồn vốn được miễn tham gia mua tín phiếu để tăng cường mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn.

    Thứ ba, thời điểm phát hành tín phiếu là ngày 17/3/2008, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thuộc đối tượng mua có thời gian chuẩn bị, bố trí vốn để mua tín phiếu theo chỉ tiêu được phân bổ, tránh những biến động đột biến trên thị trường tiền tệ.

    Thứ tư, tín phiếu NHNN mua bắt buộc đợt này được NHNN thanh toán khi đáo hạn (ngày 16/3/2009); xuất phát từ mục tiêu rút bớt tiền từ lưu thông do vậy các tổ chức tín dụng không được sử dụng tín phiếu mua đợt này trong các giao dịch tái cấp vốn với NHNN.

    NHNN cho biết việc phát hành tín phiếu NHNN đợt này sẽ có tác động nhất định đến cung- cầu vốn nhưng lãi suất thị trường tiền tệ sẽ ít biến động do NHNN trả lãi suất tín phiếu ở mức hợp lý, kỳ hạn phát hành ngắn hạn, thời điểm phát hành vào sau Tết nguyên đán khi việc huy động vốn của các TCTD có xu hướng tăng theo tính quy luật hàng năm. NHNN sẽ theo dõi chặt chẽ các tác dộng và diễn biến thị trường tiền tệ để có giải pháp thích hợp nhằm tránh những biến động đột biến trên thị trường tiền tệ.

    Lê Hà

    -----------------------------------------***------------------------------------------


    Tôi xin bình luận đôi chút về bài viết này và chính sách tiền tệ của CP trong thời gian qua.

    Bắt đầu bằng việc tăng lãi xuất tiền gửi tại các Ngân hàng, tăng lãi xuất sẽ thu hút thêm lượng tiền nhàn rỗi vào lưu thông, làm giảm cung tiền hạn chế lạm phát đó là bước thứ nhất.

    Thứ hai: IPO các DN nhà nước tạo tạo ra vốn tăng hiệu quả trong DN nhà nước.

    Thứ ba: Thúc đẩy thị trường tài chính, tăng quy mô thị trường CK. Bên cạnh đó mức tăng trưởng tín dụng khá cao, tuy nhiên các chính sách đưa ra bảo đảm cho thị trường tài chính chưa rõ ràng cái này chúng ta có thể nhìn nhận hướng đi của chính phủ trong những hành động sắp tới.

    Thứ tư: Chỉ thị 03 nhằm hạn chế cho vay đầu tư CK đã được thay bằng 03'' có linh hoạt hơn cho các Ngân hàng.

    Thứ năm: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các Ngân hàng cũng là một biện pháp nhằm làm giảm lạm phát.

    Thứ sáu: phát hành trái phiếu chính phủ bắt buộc cũng sẽ làm giảm lượng lưu thông chống lạm phát như vậy sau chính sách này các Ngân hàng bị thu lại một lượng tiền khá lớn chính vì vậy họ phải thu hút thêm từ các tổ chức dân cư => lãi xuất có thể sẽ được đẩy lên cao (nếu NHNN không có chỉ đạo mới). Lãi xuất cao thì tín dụng giảm, các DN sẽ chịu thiệt thòi tuy nhiên hầu hết năm 2007 các DN đều phát hành cổ phiếu thu hút vốn đều có phần thạng dư khá lớn họ sẽ cân đối lại với các khoản vay tín dụng.

    Bước tiếp theo của Chính phủ theo tôi sẽ là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vậy thu hút bằng cách nào? Chắc chắn phải mua USD. Đó có thể là bước đi của Chính phủ tiếp theo? Thu tiền từ thị trường về để đổi USD cho các nhà đầu tư nước ngoài, một hành động nhất cử lưỡng tiện?

    Như vậy, theo tôi nếu hiểu sâu xa thêm chút nữa thì đó là những bước đi chậm chạp nhưng có sự thận trọng vừa làm giảm lạm phát mà không hề tăng thêm cung tiền.

    Cái tin này được đưa ra vào đúng ngày thứ 6 làm cho các nhà đầu tư có đủ thời gian suy nghĩ và cân nhắc phương án, tuy nhiên trong phiên tiếp theo nó có thể bị ảnh hưởng bởi những nhà đầu tư nhỏ lẻ ngắn hạn chưa thấu hiểu và lúc đó liệu có xuất hiện một phiên bán tháo nữa chăng? theo tôi nếu có thì có thể lại là một cơ hội cho chúng ta.

    Nói thêm nữa đợt rút tiền lần này từ NHNN làm giảm tín dụng mà hiện tại cho vay CK đã bị kiềm chế từ trước bằng 03 vậy phải chăng NHNN đang đánh vào cho vạy tín dụng BĐS và tiêu dùng? Như vậy BĐS sẽ nguội dần vậy đề tài mà tôi đề ra là nhà đầu tư sẽ lựa chọn thị trường nào? CK, BĐS, vàng hay tiền tệ? Mời các bác



    Mời các bác vào tham gia bàn luận về vấn đề này tại đây: http://www.phantichcophieu.vn/istock/forum/forum.rv?module=ForumMessage&id=355&page=13&orders=asc&sort=posted
  4. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2
    Lĩnh vực công nghiệp được dự báo sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hai con số, ở mức 10,8%. Lĩnh vực dịch vụ cũng tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 8,8% chủ yếu là các ngành thương mại, vận tải, viễn thông, du lịch và bất động sản. Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng thêm 12% so với năm 2007.

    Chẳng những dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, IDE còn cho rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam, sau năm 2007 tăng cao đến hai con số (12,6%), năm 2008 sẽ giảm xuống còn 8,1% mặc dù có sức ép từ sự bứt phá của nền kinh tế. Sự bình ổn giá cả các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam là lý do chủ yếu kiềm chế tỷ lệ lạm phát năm 2008.

    Mặc dù giới kinh doanh bất động sản vẫn lạc quan khi cho rằng thị trường vẫn phát triển tốt, tuy nhiên cũng có ý kiến lo lắng thị truờng có thể đổi chiều do đã tăng giá quá "nóng" và tới đây Nhà nước sẽ đưa ra hàng loạt chính sách nhằm "kiềm cương" thị trường bất động sản. Các chính sách này xét ra có vẻ nặng hơn cả đối với người kinh doanh chứng khoán. Đó là đánh thuế lũy tiến đối với người có nhiều nhà đất, ngân hàng hạn chế cho vay đầu tư bất động sản, đầu năm 2009 áp dụng thuế thu nhập cá nhân...

    Theo nhiều chuyên gia, xu hướng sắp tới nhà đầu tư sẽ cân nhắc hơn trong đầu tư do giá nhà đất đã quá cao. Đặc biệt, giao dịch mua bán đầu năm chựng lại đã để lại "dấu lặng" khiến nhiều nhà đầu tư phải suy nghĩ. Thời gian qua, có quá nhiều người đổ tiền ra mua nhà đất, thị trường mua bán rôm rả, tính thanh khoản của bất động sản còn "tuyệt vời" hơn cả chứng khoán đã khiến nhiều nhà đầu tư mải mê ôm hàng bất chấp giá cả. Thế nhưng, nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro lớn nếu cứ tiếp tục ôm hàng giá cao nhưng không đẩy hàng ra bán được.

    Mới qua tháng đầu năm, còn 11 tháng phía trước, tình hình kinh tế còn diễn biến phức tạp, lạc quan nhưng không chủ quan.
  5. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5
    Thu tiền về có khi lại là tin tốt cho ttck hiện nay , tiền về thì mới có tiền VND để mua tiền USD lúc đó nước ngoài mới có tiền VND để giải ngân vào chứng khoán , 20.000 tỷ cũng đổi được hơn 1 tỷ USD của nước ngoài !
  6. bjgbjg

    bjgbjg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Theo em hiểu, đợt đưa tiền lẻ ra thị trường là nhằm để đáp ứng nhu cầu trong dịp Tết & đưa tiền lẻ ra bằng cách đổi lấy tiền chẵn vào bác ạ. Làm thế thì tránh kô gây thay đổi lượng tiền trong lưu thông. Còn đợt rút 20kb này là bằng cách bắt buộc mua tín phiếu tức để giảm lượng tiền trong lưu thông bác ạ
  7. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Sao mọi người cứ an ủi nhau mà không nhìn thẳng vấn đề? Khả năng thanh khoản của các ngân hàng năm ở đâu nếu khan hiếm tiền VND, dùng ngoại tệ mua chứng khoán sao? Vafi mới đưa ra 5 giải pháp đó. Chắc chắn trong chúng ta ai cũng đủ tiền mua chứng khoán. Nhưng tiền nhiều phải để ở ngân hàng. Ngân hàng mất thanh khoản, chúng ta cũng TOI mạng
  8. bjgbjg

    bjgbjg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Đã được thích:
    0
    20kb này không làm ngân hàng mất tính thanh khoản bác ạ mà chỉ là 1 trong những biện pháp nhằm kìm chế lạm phát thui. Tiếc là nó sẽ ảnh hưởng đến TTCK thui bác ạ

Chia sẻ trang này