Bình minh chứng khoán! bình minh đã trở lại!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 03/05/2007.

4558 người đang online, trong đó có 560 thành viên. 21:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9716 lượt đọc và 203 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Đầu tư của Mỹ rất có thể sẽ tăng đột biến?



    Ông Trần Tuấn Anh, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, thành phố lớn nhất của bang California, nơi tập trung đông nhất bà con Việt kiều tại Mỹ, trao đổi với báo giới về làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam trong tương lai không xa.

    Ông từng nói tới sự gia tăng đột biến mối quan tâm của doanh nhân Mỹ đối với Việt Nam và cho rằng, còn có thể gọi đó là ?olàn sóng Việt Nam?. Ông có thể nói cụ thể hơn về những biểu hiện của làn sóng này?

    Đúng như vậy. Mối quan tâm của giới doanh nhân Mỹ tới Việt Nam đã tăng đột biến trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) được thông qua và Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    Những quan tâm này phát triển về cả số lượng lẫn chiều sâu. Biểu hiện rõ nét nhất là những quan tâm của các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán. Họ tăng cường yêu cầu sứ quán cung cấp thông tin về Việt Nam và giới thiệu những đối tác tiềm năng, những cơ hội kinh doanh cụ thể.

    Đáng lưu ý, khác với trước kia, họ không chỉ hỏi chung chung về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, mà đã tập trung vào thị trường chứng khoán, chương trình cổ phần hoá, các chính sách ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực ngân hàng - tài chính...

    Chỉ tính trong lĩnh vực ngân hàng, đã có những tên tuổi hàng đầu của Mỹ như MerriLynch, American Bank, East - West Bank, United Commercial Bank bày tỏ quan tâm của mình. Thậm chí, đại diện tập đoàn tài chính Credit Suisse và Boston Bank đã bay từ châu Âu sang Mỹ để tiếp kiến Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm trong thời gian ông thăm Mỹ hồi giữa tháng 3 vừa qua.

    Rõ ràng, các doanh nghiệp Mỹ đã có những quan tâm và nghiên cứu rất nghiêm túc về những vấn đề cần hỏi. Rất nhiều doanh nghiệp trước kia coi Tổng lãnh sự quán là đầu mối thông tin quan trọng hoặc duy nhất, thì nay đã chủ động tìm kiếm thông tin từ Internet, từ các tổ chức quốc tế, các công ty tư vấn và chỉ tìm đến sự hỗ trợ của Tổng lãnh sự quán để kiểm chứng, tham khảo hay bổ sung thêm thông tin.

    Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới làn sóng này?

    Như tôi đã nói ở trên, sau khi PNTR được thông qua và Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư Mỹ đã nhận thấy rõ cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam rộng mở hơn.

    Thực ra, ngay khi Việt Nam bước vào chặng đường cuối của việc đàm phán gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp Mỹ gốc Việt như MerriLynch, East-West Bank, United Commercial Bank, cảng Orland, Bệnh viện Standford Clinic... đã nhìn thấy những cơ hội đầu tư ở Việt Nam và họ đã hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc vận động hành lang để chính quyền và Quốc hội Mỹ tạo điều kiện cho Việt Nam trong đàm phán WTO và đặc biệt là có được PNTR.

    Phần lớn trong số các doanh nghiệp kể trên đã liên kết thành lập liên minh ủng hộ Việt Nam theo sự khởi xướng của Ủy ban Thương mại Mỹ - Việt. Liên minh này đã nhiều lần viết thư gửi Quốc hội Mỹ, cũng như tổ chức các cuộc gặp gỡ, tham gia các buổi điều trần để tận dụng cơ hội đấu tranh cho Việt Nam.

    Nghĩa là, theo dự đoán của ông, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ trở thành một làn sóng trong một tương lai không xa...?

    Tôi cho rằng, chắc chắn sẽ có những đối tác rất lớn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Thậm chí, chúng ta có thể hy vọng, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ có những tăng trưởng mang tính đột biến. Tất nhiên, vốn đầu tư của Mỹ sẽ vẫn vào Việt Nam qua nhiều kênh, kể cả con đường qua nước thứ 3.

    Cá nhân tôi nhận thấy, khá nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong các lĩnh vực dịch vụ, phân phối bán lẻ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công nghiệp chế biến và hoá dầu... quan tâm đến Việt Nam.


    (Theo Đầu tư)
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    CẬP NHẬT: 05/05/2007 10:19:09 (GMT+7) BẢN ĐỂ IN

    Giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sụt mạnh



    n Hải Bằng


    Tại sàn Tp.HCM, nhiều cổ phiếu giá thấp tiếp tục giảm giá trong phiên giao dịch ngày 4/5, nhưng nhờ giá FPT, BMP và KDC tăng đụng trần nên VN-Index tiếp tục tăng, nhưng giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sụt mạnh so với phiên trước.

    Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index tiếp tục giảm thêm 4,12 điểm, còn 319,37 điểm với khá nhiều cổ phiếu giảm giá, nhưng mức giảm giá ít hơn những phiên trong tháng 4/2007, tổng số lượng giao dịch báo giá cổ phiếu đạt mức rất thấp là 708.800 cổ phiếu, trị giá hơn 77 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5, chỉ số VN-Index tăng 9,73 điểm, lên mức 947,19 điểm, đa số các cổ phiếu vẫn giảm giá, giá đóng cửa 30 cổ phiếu tăng giá (8 cổ phiếu tăng mức trần), 46 cổ phiếu giảm (4 cổ phiếu giảm sàn) và 31 cổ phiếu đứng giá, giá đóng cửa 2 chứng chỉ quỹ đều giảm.

    Khối lượng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giảm mạnh. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh chỉ đạt hơn 3,064 triệu chứng khoán, trị giá 376,87 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh cổ phiếu đạt gần 2,696 triệu cổ phiếu, giảm gần 16% so với phiên trước, trị giá giao dịch cũng giảm 120 tỷ đồng, chỉ còn gần 371 tỷ đồng.

    Giao dịch chứng chỉ quỹ cũng sụt hơn một nửa so phiên trước, chỉ đạt 396.050 chứng chỉ quỹ, trị giá 6,206 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

    Hiện các nhà đầu tư vẫn đang bị sức ép tâm lý là lượng cung trên thị trường sẽ tăng rất lớn trong 3 tháng tới trong khi các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đang xem xét và chờ đợi những ?ođại gia? mới, thuộc loại ?ohàng hiệu? sẽ có mặt trên thị trường chứng khoán vào quý IV/2007.

    Do bị tác động tâm lý nên nhiều nhà đầu tư trong nước chưa chủ động gia tăng mua vào mà đang trong tâm trạng chờ đợi những thông tin mới từ phía đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, mặc dù hàng loạt công ty niêm yết công bố kết qủa kinh doanh quý I/2007 rất khả quan.

    Tại sàn Tp.HCM, 5 cổ phiếu có mức giảm giá nhiều nhất là SFI giảm 8.000 đồng, còn 162.000 đồng, DRC giảm 5.000 đồng, xuống 132.000 đồng/cổ phiếu, TDH giảm 4.000 đồng, còn 191.000 đồng/cổ phiếu, CLC giảm 2.500 đồng, xuống 48.500 đồng và DXP giảm 2.500 đồng, còn 50.000 đồng/cổ phiếu.

    5 cổ phiếu có mức giá tăng nhiều nhất gồm: FPT tăng 22.000 đồngồng, lên 464.000 đồngồng, tiếp đến là BMP tăng 8.000 đồng, lên 179.000 đồngồng, giá KDC tăng 7.000 đồng, lên mức 165.000 đồng, SJS tăng 7.000 đồng, lên 275.000 đồng và PVD tăng 5.000 đồng, lên 206.000 đồng/cổ phiếu.

    Cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn nhất là PPC giảm giá 1,5% xuống mức kỷ lục từ khi niêm yết trên sàn Tp.HCM là 64.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn thứ 4 là VSH giá cũng giảm nhẹ 0,8% xuống 62.000 đồng/cổ phiếu. 2 chứng chỉ quỹ tiếp tục giảm giá, PRUBF1 giảm 2,2% xuống 13.500 đồng, còn chứng chỉ quỹ VFMVF1 giảm xuống mức giá sàn là 30.700 đồng.

    Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất gồm: BF1 298.220 chứng chỉ quỹ, giá giảm 300 đồng, REE đạt 282.710 cổ phiếu, giá giảm 2.000 đồngồng, VNM đạt 20.510 cổ phiếu, giá tăng 4.000 đồng, STB đạt 215.300 cổ phiếu, giá đứng yên và ITA với 135.210 cổ phiếu, đứng giá.

    Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào nhiều hơn bán, họ mua 48 mã chứng khoán, trong đó mua nhiều nhất là 218.170 VNM (bán ra gần 10.000 VNM), tiếp đến 115.140 GMD (bán 43.420 GMD) và 89.140 KDC (bán 30.110 KDC).
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Sau 3 tháng vào WTO: Nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu
    08:44'' 05/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Theo ông Nguyễn Văn Lịch - Viên nghiên cứu Thương mại, số liệu thống kê sau 3 tháng gia nhập WTO cho thấy, nhập khẩu đã tăng 50% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 18%.

    Ông Lịch cho biết, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong nhiều năm gần đây là 15%. Tỷ lệ này ở trong hạn mức cho phép. Tuy nhiên, trong những năm tới, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, luồng nhập khẩu sẽ tăng mạnh và nếu không có biện pháp tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt nặng nề.


    Nhập siêu đang tăng mạnh. (Ảnh: MOT)


    Nhìn về dài hạn cán cân thương mại sẽ được cải thiện nhờ xuất khẩu gia tăng khi thị trường xuất khẩu rộng mở theo tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, điều này sẽ không thành hiện thực nếu không có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu hàng có giá trị cao và xuất khẩu dịch vụ.

    Theo thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch nhập khẩu quý I/2007 đạt 11,79 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Với tốc độ tăng nhập khẩu trên, nhập siêu quý I/2007 đã tăng lên mức là 1,316 tỷ USD, bằng 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong quý I/2007 và bằng 28% giá trị nhập siêu của cả năm 2007 theo dự kiến là 4,66 tỷ USD. Điều này đã gây lo ngại, vì cùng kỳ năm 2006 cả nước xuất siêu 56 triệu USD nhưng quý I/2007 nhập siêu lại tăng mạnh.

    Theo Bộ Thương mại, trong 2,97 tỷ USD giá trị nhập khẩu quý I/2007 tăng so với cùng kỳ 2006 có 889 triệu USD (chiếm 30%) do tăng nhập khẩu máy móc thiết bị. Trong đó, lớn nhất là nhập khẩu 3 chiếc máy bay A321 trị giá 306 triệu USD. Các mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao đều là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đầu tư trong nước như thép, phôi thép, bông, sợi, gỗ nguyên liệu. Trong khi đó, không có sự tăng đột biến, nhất là đối với hàng tiêu dùng. Nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn thuộc danh mục hàng tiêu dùng Nhà nước quản lý tăng không lớn.

    Vì vậy, Bộ Thương mại lại cho rằng, nhập khẩu và nhập siêu mặc dù tăng nhanh nhưng chủ yếu là để phục vụ đầu tư, sản xuất ?" kinh doanh chứ không phải do tác động của mở cửa thị trường và thực hiện cam kết giảm thuế với WTO. Nhập siêu tăng cũng là một hệ quả tất yếu của việc gia tăng đầu tư sản xuất trong nước và các DN FDI sau khi Việt Nam gia nhập WTO.


  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Thủ tướng ***************:
    Xúc tiến ký kết Hiệp định khung thương mại Việt -Mỹ
    21:55'' 04/05/2007 (GMT+7)
    4/5, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng *************** đã tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư.


    Thủ tướng *************** và bà Frances Zwenig
    Tại buổi tiếp, Thủ tướng đã nhấn mạnh: chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư có hiệu quả tại Việt Nam.

    Thủ tướng mong muốn hai bên xúc tiến đàm phán sớm ký kết Hiệp định khung về thương mại giữa hai nước nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam.

    Cũng tại buổi gặp, bà Frances Zwenig- Cố vấn Hội đồng thương mại Mỹ-ASEAN thông báo kết quả tham dự diễn đàn ?o Việt Nam-Tương lai tươi sáng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ?.

    Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều bày tỏ rất quan tâm đầu tư và kinh doanh với Việt Nam và mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư nước ngoài.

    (Theo TTXVN)


  5. BaohiemPVI

    BaohiemPVI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Tập đoàn Dầu khí VN: Đầu tư nhiều dự án lớn vào Hà Tây
    08:01 PM - Thứ hai, 30/04/2007

    UBND tỉnh Hà Tây vừa ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí và UBND tỉnh Hà Tây sẽ tạo điều kiện để các DN thành viên của tập đoàn tự đầu tư hoặc phối hợp cùng các DN của tỉnh Hà Tây đầu tư các dự án mà hai bên cùng quan tâm như: phát triển mạng lưới tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh BĐS; phát triển trung tâm thương mại, du lịch, các KCN, đường giao thông, kho xăng dầu, khí hóa lỏng...

    Trước mắt, Tập đoàn Dầu khí tập trung triển khai đầu tư vào các dự án: xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Hai thuộc địa bàn huyện Ba Vì; xây dựng khu khoa học công nghệ và đô thị dầu khí (bao gồm trường đại học dầu khí, bệnh viện dầu khí, bảo tàng dầu khí, phân viện dầu khí quốc gia... tại khu vực thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây)...
  6. THANHMINHVU

    THANHMINHVU Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng chỉ đạo thế nhưng bọn UBCKNN nó lại làm tay sai cho VF1 và BVSC như thế thì nhà đâù tư nước ngoaì và trong nước biết tin hay không đây.
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    mình kể chuyện cho bạn nghe, mình làm nhà nước nên mình biết, cái bao cấp ăn sâu đến phần hồn của con người, những hành động của vf1 và uỷ ban chứng khoán gọi là hành động " khôn lõi ", thế thôi, giờ biết được sửa cũng hay lắm, vf1 ngon mà, cha Sinh đụng đến nồi cơm của các bạn >>> các bạn chửi, em bớt chửi rồi >>> hợp quy luật chợ trời. Hôm kia nằm mơ thấy em bán bún giò heo ở chợ kế bên ông Sinh bán sinh tố, cha Tân thì bán bánh mì kế bên, vui phết...
  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Tại trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM:
    Sức mua trên thị trường quá yếu ớt
    05/05/2007 09:06
    (HNM)- Trong số 107 CP giao dịch ở phiên này có 46 cổ phiếu giảm giá, 30 CP tăng giá và 31 CP đứng giá. Như vậy lượng CP giảm giá và tăng giá gần như phiên trước nhưng chỉ số VN-Index vẫn tăng thêm 9,73 điểm (lên 947,19 điểm).



    Tuy nhiên điểm khác biệt ở phiên này là mức tăng của những CP tăng giá cao hơn nhiều so với mức giảm của các CP giảm giá. Điều này thể hiện rõ qua Top 5 CP giảm giá mạnh nhất trên thị trường. Cổ phiếu có mức giảm cao nhất là SFI cũng chỉ giảm 8.000đ/CP (162.000đ/CP); DRC giảm 5.000đ/CP (132.000đ/CP); TDH giảm 4.000đ/CP (191.000đ/CP); CLC giảm 2.500đ/CP (48.500đ/CP) và DXP giảm 2.500đ/CP (50.000đ/CP). Trong khi đó những CP tăng giá lại ở mức khá cao, nhiều CP còn đạt kịch trần như: FPT tăng 22.000đ/CP (464.00đ/CP); BMP tăng 8.000đ/CP (179.000đ/CP); KDC tăng 7.000đ/CP (165.000đ/CP); SCC tăng 5.000đ/CP (112.000đ/CP)... Như vậy nhờ những CP chủ chốt tăng mạnh nên mặc cho thị trường CP gần như đứng yên chỉ số chứng khoán vẫn cứ tăng. Điều đáng nói ở phiên này là sức mua trên thị trường rất yếu ớt, khiến tổng khối lượng giao dịch xuống mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, chỉ còn 3 triệu CP. Không có CP nào giao dịch đạt mức 300.000 CP, chỉ có 3 CP giao dịch trên 200.000CP là: REE (282.710CP), VNM (220.510CP), STB (215.300CP) và 2CP giao dịch trên 10.000CP là: PPC (116.660CP), PVD (105.480CP). ở phiên này thị trường tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm của cả 2 chứng chỉ (CC) quỹ. Trong đó PRUBF1 giảm 300đ/CC (13.500đ/CC) nhưng lượng giao dịch được tăng lên 298.220CC, còn VFMVF1 giảm 1.600đ/CC xuống mức kịch sàn 30.700đ/CC và có lượng giao dịch thấp nhất chưa từng có 70.830CC.
  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Chứng khoán tuần qua:
    Ảm đạm với khối lượng giao dịch cổ phiếu giảm sút
    05/05/2007 17:25

    Nhiều nhà đầu tư lo lắng với ngưỡng 900 điểm của VN - Index

    (HNMĐT) - Sau một đợt nghỉ lễ dài, ngày 2/5/2007 các sàn giao dịch cổ phiếu đã mở lại với đôi chút tín hiệu vui của thị trường trong ngày đầu tiên.Tuy nhiên, 2 ngày cuối tuần không khí trên sàn lại trầm lắng với lượng giao dịch cực thấp. Nhiều người đã bắt đầu lo lắng với ngưỡng 900 điểm của VN-Index.



    Khối lượng giao dịch cổ phiếu sụt giảm.



    Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên (2/5), các nhà đầu tư CK khấp khởi hy vọng khi sàn TP. HCM có 51/109 mã cổ phiếu tăng giá, đưa chỉ số VN-Index tăng 11,59 điểm (1,25%), dừng lại ở mức 935,48 điểm. Trên sàn Hà Nội cũng có 46/74 mã giao dịch tăng giá (gần gấp đôi số mã giảm giá). Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trên thị trường không nhiều, lượng người mua ít ỏi, trong khi số lệnh đặt bán vẫn rất nhiều. Kết thúc phiên giao dịch, khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt 974.300 cổ phiếu (mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay) với tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 117 tỷ đồng. Thậm chí, trên sàn Hà Nội một số mã cổ phiếu chủ chốt như ACB, BCC, CMC... còn giảm giá khá mạnh, đưa chỉ số HASTC-Index giảm hơn 3 điểm, còn 329,24 điểm.



    Sang ngày 3/5 không khí giao dịch trên thị trường thực sự buồn tẻ với tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trên sàn TP. HCM sụt giảm tới 29%. Cũng trong tình trạng như vậy, ngày 3/5 sàn Hà Nội chứng kiến lượng giao dịch thấp kỷ lục: Tổng lượng giao dich chỉ đạt 752.100 cổ phiếu - Mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Tổng giá trị giao dịch đã xuống dưới mức 100 tỷ đồng, chỉ đạt vẻn vẹn 74,097 tỷ đồng. Cả thị trường chỉ có duy nhất 1 mã cổ phiếu MPC là khớp lệnh đạt trên 100.000 cổ phiếu. Số lệnh đặt mua của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh (khoảng hơn 40 ngàn trên sàn HN), nhưng họ đặt giá mua rất thấp nên lượng CP khớp lệnh thành công không nhiều ( chỉ đạt 12.470 CP). Riêng mã cổ phiếu xi măng Bút Sơn (BTS) số lượng đặt mua của các nhà đầu tư nước ngoài trong các phiên gần đây thường cao hơn gấp từ 5 - 10 lần so với các nhà đầu tư trong nước.



    Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (4/5/2007) không ít nhà đầu tư đã thực sự chán nản, khi màu đỏ lại chiếm ưu thế trên 2 bảng điện tử (mặc dù VN-Index vẫn tăng thêm 1,98 điểm, lên 937,46 điểm). Đa số nhà đầu tư trong nước lên sàn chỉ để nghe ngóng thị trường, theo dõi mức giá, mà không đặt lệnh mua bán gì vì bán thì lỗ, mà mua vào thì không dám. Khối lượng giao dịch cổ phiếu chỉ đạt 2,993 triệu cổ phiếu, giảm 12% so với phiên trước. Giá trị giao dịch giảm 21%, chỉ đạt 375,167 tỷ đồng (chưa bằng 1/3 giá trị của những phiên tăng cao). Một số mã cổ phiếu tiếp tục giảm giá mạnh như DRC, BBT, NAV, TTC, SMC... trên sàn TP. HCM và ACB, BMI, BVS ... trên sàn Hà Nội. Trong phiên này, HASTC-Index giảm 4,12 điểm, dừng lại ở mức 319,37 điểm. Đây cũng là phiên thứ 3 liên tiếp sau kỳ nghỉ lễ chỉ số HASTC-Index giảm. Lượng mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài giảm hơn các phiên trước khiến nhiều người đã bắt đầu lo lắng với ngưỡng 900 điểm của VN-Index và ngưỡng 300 điểm của HASTC-Index.



    Các chuyên gia vẫn lạc quan



    Mặc dù thị trường chứng khóan tuần qua tiếp tục ảm đạm với khối lượng giao dịch giảm, nhưng khá nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính - Chứng khóan vẫn khá lạc quan với sự phát triển của thị trường chứng khóan Việt Nam. Ông Alderman John Stuttard, Thị trưởng khu Tài chính Luân Đôn trong chuyến sang Việt Nam mới đây tại Hà Nội đã khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển tích cực. Từ năm 2005 đến nay, mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 25 lần và cùng với sự lớn mạnh này là hiện tượng cung vượt cầu đã xảy ra. Tuy nhiên theo ông Stuttard, ?ođây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà là vấn đề chung toàn cầu?. Ông John Stuttard cho rằng, để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững cần nỗ lực cung cấp các khóa học nâng cao kiến thức của người dân về thị trường chứng khoán, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt theo kiểu "bầy đàn", mà không hiểu biết gì về thị trường chứng khoán. Mặt khác, cần phân rõ trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị với Giám đốc Cty; cần có uỷ ban hoặc một bộ phận độc lập về kiểm toán; cần một Hội đồng thực hiện thưởng phạt công minh; cần đánh giá hàng năm về chất lượng hoạt động của công ty và sự minh bạch trong công tác kiểm toán của công ty...




    Sàn chứng khóan Hà Nội vắng ngắt trong phiên giao dịch cuối tuần

    Ở góc cạnh khác, một số chuyên gia Tài chính - chứng khoán thuộc Saigon Times Club đã nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Nguyên nhân của việc điều chỉnh sâu vừa qua không chỉ do mất cân đối cung cầu, mà một phần còn do cả sự điều hành chưa đúng nhịp của Nhà nước, ảnh hưởng tới tâm lý chung của các nhà đầu tư. Đơn cử như việc cho các Cty ào ạt phát hành thêm cổ phiếu (tuy không sai về chủ trương, nhưng sai về kỹ thuật) tạo ra nguồn cung tăng vọt trong khi mức cầu đang chậm lại. Ngoài ra, việc điều hành thị trường chứng khoán thời gian qua đã bộc lộ những điểm không chuyên nghiệp. Nhà nước chưa có định hướng rõ năm nay thị trường sẽ đi đến đâu, đi như thế nào, chỉ có chiến thuật, ở thế bị động chạy theo thị trường. Điều này khiến cho khuynh hướng thị trường đi xuống và cổ phiếu phân hóa ngày càng rõ nét hơn. Theo ông Phạm Anh Dũng, TGĐ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Nhà nước can thiệp hành chính quá nhiều vào hoạt động thị trường CK. Đơn cử như việc yêu cầu các ngân hàng kiểm soát việc cho vay đầu tư chứng khoán. Một số cơ quan quản lý xem ngân hàng cho vay mua bán chứng khoán như ?otội lỗi? và quy định cho vay chứng khoán phải là vay ngắn hạn, vay trung - dài hạn là phạm luật. ?oThế nhưng cho vay ngắn hạn thì khách hàng chỉ có thể đầu cơ, chứ không thể đầu tư lâu dài được?. Sự chưa chuyên nghiệp trong điều hành còn thể hiện ở chỗ các cơ quan quản lý thiếu dự báo cung - cầu và cách xử lý khi cung - cầu mất cân đối khiến thị trường thiếu thông tin, khó định hướng...



    Thị trường CK sẽ còn điều chỉnh giảm tới mức nào? Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, việc xác định là vô cùng khó và chỉ mang tính tương đối vì TTCK phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan. Nếu như VN-Index giảm xuống dưới mức 800 điểm (cực thấp) thì có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, cũng như quá trình cổ phần hóa DN nhà nước, và điều này cũng không đúng với sự mong đợi của các nhà đầu tư nước ngoài. Mục đích của họ là thu lời từ đầu tư dài hạn, từ nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, giữ cổ phiếu lúc này, không vội bán ra là thượng sách.

    Theo Ngân hàng NNVN, hiện Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn gián tiếp vào trái phiếu, cổ phiếu các DN Việt Nam theo tỷ lệ hạn chế nhất định. Cụ thể là tối đa 49% vào DN niêm yết, và 30% vào DN chưa niêm yết. Trong quyết định mới nhất về việc nâng mức trần lên 30% đối với vốn nước ngoài trong các ngân hàng mua cổ phần ngân hàng thương mại Việt Nam đã tạo điều kiện cho dòng vốn gián tiếp chảy mạnh hơn vào Việt Nam. Bên cạnh đó, lộ trình nới lỏng các hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động của các định chế tài chính - ngân hàng theo cam kết WTO cũng tác động làm cho dòng vốn chuyển dịch mạnh mẽ hơn.

    Việc góp vốn mua cổ phần được cho là đã mở khá "thoáng" và Ngân hàng Nhà nước quản lý thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện các hạn chế về chuyển vốn chưa được áp dụng cũng khiến cho không ít người lo ngại khi luồng vốn gián tiếp có sự đảo chiều.



  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    dầu rớt xuống ngưỡng 61 - 63 rồi vui nhé, ngưỡng này gọi là ngưỡng an toàn cho Mỹ và Ỉan đánh lộn và là cơ sở cho sự tăng " bền vững " của giá vàng, vàng mà đứng được trên 670 là nhờ giá dầu

Chia sẻ trang này