Bình minh chứng khoán! bình minh đã trở lại!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 03/05/2007.

4308 người đang online, trong đó có 514 thành viên. 19:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9708 lượt đọc và 203 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Thứ Bảy, 05/05/2007, 12:26

    Doanh nghiệp tăng vốn ồ ạt: Lợi bất cập hại

    TP - Sự kiện chứng chỉ quỹ VF1 buộc phải hạ giá mạnh vì lo ngại không phát hành hết, cùng việc hàng loạt phiên đấu giá, phát hành cổ phiếu trước đó ?oế ẩm?, đã cho thấy nhà đầu tư bắt đầu ?ongán ngẩm? với việc tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu ồ ạt của các DN cổ phần.


    Ảnh minh họa: Thời báo Kinh tế Việt Nam

    Không chỉ ngân hàng, Cty chứng khoán mà hầu hết các tổ chức niêm yết, hàng loạt các Cty cổ phần lớn nhỏ đã không ngần ngại xem tăng vốn, phát hành cổ phiếu như một kênh huy động vốn tiện trăm bề...

    Tăng vốn ồ ạt nhất trong thời điểm hiện tại và sắp tới là khối ngân hàng thương mại cổ phần. Hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Sacombank, Đông Á, Eximbank, Phương Đông... thi nhau tăng vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu. Theo sau là các Cty chứng khoán từ lớn đến nhỏ như SSI, SBS, BVSC, Đại Việt... và ít có doanh nghiệp (DN) nào chịu tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu ít hơn 100 tỷ.

    Điều ấy đồng nghĩa với việc đa số các doanh nghiệp trên tung ra thị trường ít nhất là 10 triệu cổ phiếu/ doanh nghiệp. Chỉ tính riêng các tổ chức niêm yết thì đã có gần 100 doanh nghiệp chọn phương án trên, nhiều đến nỗi ?oCty nào không tăng vốn, phát hành cổ phiếu mới là chuyện lạ?.

    Thậm chí, có không ít những ĐHCĐ như của Cty T., kế hoạch sử dụng vốn tăng chưa rõ ràng, ít khả thi nhưng HĐQT vẫn thúc ép cổ đông đồng ý phát hành thêm cổ phiếu với tổng giá trị hơn 130 tỷ đồng!

    Thời gian đầu các cổ đông, nhà đầu tư rất hào hứng và vui mừng ra mặt với các cổ phiếu với giá ưu đãi nhưng gần đây do doanh nghiệp nào cũng ?olạm dụng? hình thức này nên thị trường đã có dấu hiệu ?obội thực?.

    Việc hàng loạt cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần, Cty chứng khoán giảm giá mạnh không chỉ vì tình hình chung mà do cung lớn hơn cầu quá nhiều đang khiến cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư, cổ đông ?odở khóc dở cười?.

    Tổng giám đốc một Cty chứng khoán lý giải: ?o Cổ phiếu của Cty có thương hiệu được bán ra với giá gấp cả 10 lần mệnh giá. Doanh nghiệp chỉ cần tăng vốn điều lệ thêm 100 - 200 tỷ đồng thì tiền bán cổ phiếu đã có thể thu về hàng nghìn tỷ đồng?.

    Hơn nữa, ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Sacom từng nói ?ophát hành cổ phiếu có lợi hơn vay ngân hàng?.

    Nếu vay ngân hàng lãi suất ưu đãi thấp nhất cũng 10%/ năm và có kỳ hạn, còn phát hành cổ phiếu thì thông thường chỉ 20%/ mệnh giá, nhưng với việc giá cổ phiếu cao gấp 10 - 20 lần mệnh giá như hiện nay thì các doanh nghiệp chỉ thực sự trả lãi 1 - 2% với thời hạn vô hạn, nếu làm ăn thua lỗ họ lại có quyền chẳng trả đồng lãi nào.

    Ai được lợi trong ?ocuộc đua? phát hành cổ phiếu?

    Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TP HCM cho rằng: ?oSẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp do phát hành cổ phiếu quá dễ đã tăng vốn chủ sở hữu và chủ yếu dựa vào vốn này để kinh doanh?.

    Ông Dương nói thêm: ?oNhiều doanh nghiệp vừa qua phát hành thêm cổ phiếu mà trong đó một phần tiền thu được dùng để trả nợ ngân hàng, đầu tư tài chính... tức nằm ngoài mục tiêu chính là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh?.

    Với việc nhiều doanh nghiệp cổ phần đang bị HĐQT ?othao túng? như hiện nay thì đa số cổ đông chỉ cần biết phương án phát hành cổ phiếu như thế nào, có bán giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu như mình hay không.

    Ít ai quan tâm đòi hỏi doanh nghiệp chứng minh tính khả thi của dự án, sự cân đối về cơ cấu tài chính sau khi tăng vốn từ việc phát hành. Họ chủ yếu chỉ quan tâm đến việc mình sẽ có bao nhiêu cổ phiếu để bán kiếm lời nên việc phát hành thêm cổ phiếu khá thuận lợi và hầu hết cổ đông, các nhà đầu tư đều rất sẵn sàng bỏ tiền mua cổ phiếu.

    Trong thời gian qua, việc phát hành thêm cổ phiếu, người được lợi lớn là những người nắm giữ cổ phần chi phối, những cổ đông chủ chốt và cổ đông lớn, nhất là các vị trong HĐQT.

    Vì vậy không lạ gì họ là thành phần ủng hộ và tìm mọi cách để tăng vốn, phát hành cổ phiếu. Các cổ đông hiện hữu thường được mua theo giá bằng mệnh giá và được hưởng giá trị chênh lệch từ việc giá tăng cao.

    Các nhà đầu tư bên ngoài thì mua theo hình thức đấu giá hoặc giá do HĐQT quyết định nên doanh nghiệp có thêm khoản thặng dư vốn nên cả hai cùng có lợi.

    Ông Bùi Văn Tuynh, Tổng Giám đốc Cty chứng khoán Đại Việt lo ngại: ?oThi nhau phát hành cổ phiếu, tăng vốn trong thời điểm hiện nay mà không tính toán kỹ mục đích, hiệu quả kinh doanh thì về lâu dài người gặp bất lợi sẽ là cổ đông?.

    Việc doanh nghiệp huy động vốn từ TTCK là hình thức khá phù hợp và đó cũng là mục đích của cổ phần hoá, sự ra đời của TTCK. Nhưng việc doanh nghiệp nào cũng thi nhau phát hành cổ phiếu chỉ vì mục đích, lợi ích ngắn hạn có phải là một cách không ?onhìn xa, trông rộng? và Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước vẫn cứ chấp nhận tất cả hồ sơ xin tăng vốn?

  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [
    Chủ Nhật, 06/05/2007 - 9:54 AM


    Chứng khoán: Ngày điều chỉnh còn dài?



    Thị trường đang vướng phải một khó khăn y như năm ngoái, đó là sự đổ ra ào ạt của cổ phiếu phát hành thêm từ gần 200 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch. Phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn của doanh nghiệp không sai về chủ trương, nhưng sai về kỹ thuật.



    Sai lầm kỹ thuật



    Sự phát hành đã không được rải đều trong năm, mà tập trung vào quí 2, cộng thêm các đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng) sắp tới sẽ dẫn đến hiện tượng ?ono dồn đói góp?, nguồn cung tăng vọt trong khi mức cầu đang tăng chậm lại. Bên cạnh đó các hồ sơ phát hành còn bị dồn ứ do quy trình phát hành quá dài, qua quá nhiều bước thẩm định phức tạp. Sau đại hội cổ đông, doanh nghiệp nộp hồ sơ phát hành, sau đó qua các khâu: nhận giấy phép - chốt danh sách cổ đông - nhận danh sách cổ đông - thời gian chuyển quyền - nộp tiền. Trong quy trình này, việc chốt danh sách cổ đông và thời gian chuyển quyền kéo dài nhất. Nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ đã ba tháng vẫn chưa phát hành xong. Có doanh nghiệp công bố giá phát hành khi thị trường đang ?onóng?, đến nay giá phát hành đã cao hơn giá giao dịch trên sàn. Họ bức xúc nói: ?oChúng tôi là nạn nhân của quy trình phát hành dài, rườm rà thủ tục!?.



    Điều hành chưa chuyên nghiệp



    Nhìn vào tiềm năng cung - cầu thị trường, ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sacombank, cho rằng việc điều hành thị trường đã bộc lộ những điểm không chuyên nghiệp. Nhà nước chưa có định hướng rõ năm nay thị trường sẽ đi đến đâu, đi như thế nào, chỉ có chiến thuật, ở thế bị động chạy theo thị trường. Điều này khiến cho khuynh hướng thị trường đi xuống và cổ phiếu phân hóa ngày càng rõ nét hơn.



    Dẫn chứng cho sự điều hành chưa chuyên nghiệp của Nhà nước, ông Phạm Anh Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), nói Nhà nước can thiệp hành chính quá nhiều vào hoạt động thị trường, cụ thể là việc yêu cầu các ngân hàng kiểm soát việc cho vay đầu tư chứng khoán. Cơ quan quản lý xem ngân hàng cho vay mua bán chứng khoán như ?otội lỗi? và quy định cho vay chứng khoán phải là vay ngắn hạn, vay trung - dài hạn là phạm luật. ?oThế nhưng cho vay ngắn hạn thì khách hàng chỉ có thể đầu cơ, làm sao đầu tư lâu dài?? - ông nhấn mạnh - ?oỞ đây có sự nhầm lẫn giữa mục đích cho vay và nguồn thu trả nợ?. Một ngân hàng khác cho biết khi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xuống kiểm tra việc cho vay chứng khoán, ngân hàng yêu cầu làm rõ việc cho vay đầu tư chứng khoán có làm gia tăng nhu cầu, gây ?onóng? thị trường không, để họ còn rút kinh nghiệm, thanh tra đã không dám kết luận!



    Sự chưa chuyên nghiệp của cơ quan quản lý còn thể hiện ở chỗ thiếu dự báo cung cầu và cách xử lý khi cung cầu mất cân đối: khi cầu yếu lại tăng cung và ngược lại. Nói như ông Hoàng Văn Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á, ?othị trường như cái xe đang chạy nhanh, nếu ta thắng gấp, nó ngả qua ngả lại, thậm chí đổ kềnh. Vấn đề là phải sử dụng thắng ở mức độ vừa phải để thị trường không đổ vỡ?.



    Nước ngoài ?otrầm ngâm?



    Ông Lê Nhị Năng, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM hy vọng sau đợt đấu giá Đạm Phú Mỹ, cơ quan quản lý thị trường sẽ nhìn ra vấn đề vướng mắc để tháo gỡ, và cùng với sự điều chỉnh của thị trường, chỉ số P/E bình quân của các công ty niêm yết sẽ giảm, khi ấy cầu chứng khoán sẽ tăng, nhất là từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng hiện tại thì sao? Nước ngoài vẫn đang ?otrầm ngâm? tính toán. Ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Bảo Việt tại TPHCM, phân tích: ?oNước ngoài nhìn nhận P/E của các doanh nghiệp Việt Nam còn cao, nên họ đưa khách hàng của họ vào những thị trường khác hấp dẫn hơn như Pakistan, Sri Lanca. Tiền nước ngoài xung quanh Việt Nam vẫn rất nhiều, nhưng tiền đó có giải ngân không lại là chuyện khác?.



    Ông Tuấn nhắc chuyện nhà đầu tư nước ngoài sẽ không để giá chứng khoán rớt dưới giá mà họ đã mua vào (ở thời điểm VN-Index 700-800 điểm). ?oVới những chỉ số hiện tại, bây giờ chưa phải lúc nước ngoài mua vào cổ phiếu. Nhưng sẽ đến lúc người ta mua vào vì người ta e ngại có những nhà đầu tư nước ngoài khác mua quyền mua của người ta? - ông Tuấn nói.



    Tuy nhiên, không ai có thể tính được chính xác giá thành mua vào cổ phiếu của nước ngoài. Hơn nữa cơ cấu nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng đa dạng, phong phú. Bên cạnh quỹ mới, có những quỹ đã nắm giữ cổ phiếu 5-10 năm nay, với giá thành khi mua chỉ bằng 1-2 lần mệnh giá. Vì thế kỳ vọng nhà đầu tư nước ngoài ?ocứu? thị trường sẽ là không thực tế!



    Chỉ có điều giữa các nhà đầu tư nước ngoài cũng là cạnh tranh và nổi bật là sự cạnh tranh giữa các quỹ mới vào Việt Nam, sắp sửa vào và các quỹ thâm niên tại đây. Cái chính là cơ quan quản lý tận dụng được sự cạnh tranh đó để tạo ra những dòng chảy vốn hợp lý vào những thời điểm thích hợp của thị trường.




    , các bạn nên vỗ tay cho giao dịch của nhà đầu tư nn trong giai đoạn điều chỉnh này, khả năng thị trường răng cưa còn kéo dài thêm 2 tuần lễ nữa mong là nó vượt qua điểm chết
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Vốn đầu tư vào Việt Nam tăng 54,7%
    05:04'' AM - Chủ nhật, 06/05/2007

    Chỉ tính riêng tháng 4 vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 1.010 triệu USD đã nâng tổng số vốn đầu tư trong cả 4 tháng đầu năm lên 3.513 triệu USD, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong đó, vốn đăng ký mới là 2.964 triệu USD với 298 dự án được cấp phép đầu tư. Tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ.Quy môt đầu tư bình quân đạt gần 10 triệu USD/dự án (năm 2006 là 9,6 triệu USD/dự án).

    Hiện nay một số dự án đầu tư nước ngoài vẫn đang xúc tiến, chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn dự kiến lên đến 35 tỷ USD.
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Thứ 2 dự kiến vf1 đứng giá hoặc tăng nhẹ
  5. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Nguội để... thăm dò!
    05:02'' AM - Thứ hai, 07/05/2007

    Sau một thời gian phát triển quá nóng, thị trường chứng khoán VN trong những ngày gần đây "tụt dốc" khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Tuy nhiên, theo giới phân tích thì đây có thể là dấu hiệu của một đợt tự điều chỉnh của thị trường chứng khoán VN.

    Tiếp tục... chờ!

    TTCK Việt nam tiếp tục bộc lộ những ''nét đặc thù'' của mình, tăng giảm thất thường - như chính tâm lý của một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư không chuyên. Việc dự đoán diễn biến của thị trường trong ngắn hạn đã trở nên ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chuyên đầu tư theo phong cách ''ăn theo''. Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường tiếp tục đà suy giảm bất kể các thông tin tích cực từ phần lớn Đại hội cổ đông các doanh nghiệp cổ phần, phần nào cho thấy tâm trạng chán nản từ phía các nhà đầu tư nhỏ lẻ - những người đang ''đứng mũi chịu sào'' trên thị trường lúc này.


    Sau những thăng trầm đôi lúc thái quá, giá chứng khoán đang đi dần vào ổn định. Đã một tháng qua không còn thấy cảnh tranh mua - giá trần rồi tranh bán - giá sàn, chen lấn, cãi vã trong các công ty chứng khoán nữa. Cung cầu khá cân bằng, bên mua, bên bán đang thủ thế, kiên nhẫn chờ đợi một tín hiệu nào đó từ thị trường.

    Các cổ phiếu chủ chốt trên thị trường vẫn tiếp tục xu hướng giảm giá, xen lẫn một vài phiên điều chỉnh nhẹ. Biên độ dao động giá nhìn chung là hẹp so với thời gian trước và sau tết âm lịch. Phiên đấu giá PPC với mức trúng thầu bình quân 69700 đồng (giá thị trường hôm trước liền kề: 78000 đồng) đã ngay lập tức gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, PPC giảm liền 3 phiên về gần lại giá trúng thầu đấu giá. Việc thưởng 12% cổ tức bằng cổ phiếu cùng quyền mua thêm STB theo tỷ lệ 2:1 (với mức giá 15000 đồng/CP) đã đẩy giá cổ phiếu này lên tận tầng mây 167000 đồng, qua đó nhanh chóng thoả mãn kỳ vọng của đại đa số các nhà đầu cơ - giá hiện tại chỉ còn dao động ở mức 145000 - 148000 đồng. Lưu ý rằng, cho đến lúc này vẫn chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào chịu nhả STB của mình ra. Phải chăng các chủ thể đầu tư đã chuyên nghiệp hơn trong việc định giá từng loại cổ phiếu.


    Bước đi vững chắc

    Dù giá nhiều loại chứng khoán được cho là đã quá cao, nhưng kỳ vọng vào sự tăng giá cổ phiếu trong trung hạn (đến cuối năm 2007) không phải là không có cơ sở. Ở tầng vĩ mô, cùng với các thay đổi tích cực về mặt thể chế, chính sách, các dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam trong năm đầu tiên gia nhập WTO (8.0 - 8.4%) cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư, cả trong nước và quốc tế, là rất lớn. Đó sẽ là cơ sở cho một sự phát triển vững chắc của thị trường chứng khoán.


    Diễn biến VNIndex và giá trị giao dịch tại HoSTC

    Ở tầng vi mô, sự tăng trưởng ấn tượng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận của nhiều Cty lớn trong những năm sau cổ phần hoá, đặc biệt là trong năm 2006, đã đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc của các DN trong nước. Trước thềm hội nhập kinh tế toàn cầu, các DN này đã cho thấy họ có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về nhiều mặt và việc tiếp tục phát triển trong ngắn hạn là điều rất khó có thể đảo ngược. Tuy nhiên, việc gia tăng lợi nhuận mang tính đột biến (> 1000%/năm) cần phải được xem xét cẩn thận. Báo cáo tài chính doanh nghiệp cũng như việc kết chuyển/ghi sổ lợi nhuận hay tính khấu hao hàng năm cho tài sản cố định ở Việt nam chưa hẳn đã giống như chuẩn mực quốc tế.


    Lịch sử cũng cho thấy rằng, không có quốc gia nào ngay sau khi gia nhập WTO đã phải chứng kiến một sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán trong nước. Sự suy giảm toàn diện của giá cổ phiếu, suy cho cùng, chỉ có thể xảy ra cùng với sự suy thoái của nền kinh tế - mà điều này thì khó có thể xảy ra ở Việt nam được, ít nhất là trong một vài năm tới. Tuy tỷ số P/E trung bình của nhiều doanh nghiệp niêm yết hiện tại đã khá cao so với mặt bằng chung trên thế giới, nhưng nếu xét thêm cả yếu tố tăng trưởng (tỷ số P/E/G) thì đa phần các công ty bluechip vẫn còn ở mức giá hấp dẫn. (P: Thị giá, E: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, G: tốc độ phát triển).


    Trong thời gian điều chỉnh của thị trường vừa qua, nhiều nhà đầu tư đã có cái nhìn xác thực hơn về giá trị của doanh nghiệp mà mình nắm giữ cổ phiếu. Tâm lý bầy đàn đã không còn thể hiện rõ nét, các nhà đầu tư đã trở nên cẩn trọng và chin chắn hơn. Lượng cầu tiềm ẩn còn rất lớn, đặc biệt là từ các tổ chức đầu tư nước ngoài. VN-Index chưa có cơ hội bứt phá nhưng cũng khó có khả năng suy thoái mạnh - khả năng thị trường tiếp tục đi ngang trong khoảng 1000 - 1100 điểm trong tháng 4. Điểm sáng trong tháng này có thể là STB và SAM, khi những thông tin chính thức về việc chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng/ưu đãi được công bố.

  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Gần 2.200 tỷ đồng phát triển ngành sữa đến năm 2010
    05:32'' AM - Chủ nhật, 06/05/2007

    Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam, vừa được Bộ Công nghiệp phê duyệt, tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành sữa đến năm 2010 là gần 2.200 tỷ đồng.

    Số tiền này sẽ được đầu tư cho các hạng mục như phát triển nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi bò, phát triển đàn bò, các trạm thu mua sữa và xây dựng các nhà máy sữa.

    Ngành sẽ xây dựng các nhà máy chế biến sữa gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để có thể tự túc được 40% nhu cầu sữa vắt từ đàn bò trong nước vào năm 2010.

    Mặt khác, ngành sẽ huy động tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng, vốn thuộc các chương trình của nhà nước, huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu, vốn FDI, ODA cho việc đầu tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu...

    Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đề ra mục tiêu từng bước xây dựng và phát triển ngành sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 10 kg/người/năm vào năm 2010 và 20kg/người/năm vào năm 2020.

    Ngành phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010, đồng thời xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Hoạt động dịch vụ tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm
    05:24'' AM - Chủ nhật, 06/05/2007


    Chỉ tính riêng trong lĩnh vực bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 4 tăng 2,5% , đạt mức tăng trung bình trong cả 4 tháng đầu năm là 22,5%. Trong đó một số khu vực đạt mức tăng trưởng rất cao như khu vực kinh tế tư nhân tăng 31,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 35,2%...

    Đối với lĩnh vực du lịch, trong tháng 4 lượng khác du lịch quốc tế tăng mạnh, ước đạt 350,4 triệu lượt với khoảng 1,46 triệu người, tăng 12,5% mặc dù giá tour tăng trung bình từ 25-20%. Các hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông cũng đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm ngoái

  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản
    Thêm 5 DN không bắt buộc kiểm tra kháng sinh
    SGGP:: Cập nhật ngày 06/05/2007 lúc 02:16''(GMT+7)
    Cục Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (NAFIQAVED) cho biết, vừa bổ sung thêm 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào danh sách các doanh nghiệp không bắt buộc phải kiểm tra hóa chất kháng sinh cấm khi xuất khẩu vào Nhật Bản, sau khi NAFIQAVED công nhận các cơ sở này đạt tiêu chuẩn ngành.

    Đó là Công ty TNHH một thành viên công nghiệp thủy sản Vinashin-Xí nghiệp CBTS xuất khẩu Quanashin và Phân xưởng III Công ty TNHH Đông Phương tại Quảng Nam; Công ty TNHH Sơn Tuyền và Công ty TNHH chế biến nông hải sản xuất khẩu Nam Hải ở TPHCM; Công ty TNHH XNK thủy sản K&K ở Đồng Tháp.

    Trước đó, NAFIQAVED cũng đã loại Công ty TNHH Kim Anh, tỉnh Sóc Trăng ra khỏi danh sách trên do vào đầu tháng 4 vừa qua, sản phẩm sushi tôm của doanh nghiệp này đã bị cảnh báo tại thị trường Nhật Bản.

    Như vậy tính đến nay, tổng số doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản không phải kiểm tra hóa chất kháng sinh cấm là 304 đơn vị.

  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [ĐBSCL: Giá phân bón DAP đạt mức kỷ lục
    SGGP:: Cập nhật ngày 06/05/2007 lúc 02:28''(GMT+7)
    Giá phân bón DAP ở ĐBSCL đang tăng cao, trong khi u-rê, ka-li, NPK đứng yên hoặc giảm chút ít. Hiện giá DAP là 400.000 đồng/bao (8.000 đồng/kg). Vừa qua, để đảm bảo sản xuất vụ hè thu và vụ mùa, Bộ NN-PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng lượng phân bón DAP nhập khẩu...


  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Chứng khoán-Cơ hội đầu tư
    Tăng nhưng khó giữ ?
    SGGP:: Cập nhật ngày 04/05/2007 lúc 15:02''(GMT+7)
    Phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ kéo dài 6 ngày liên tiếp, chỉ số VN INDEX tiếp tục tăng thêm 11,54 điểm, đạt mức 935,48. Tuy nhiên, điều này chưa thể nói được gì bởi càng về cuối phiên độ tăng càng giảm và chỉ có khoảng 4 triệu CP được giao dịch.




    Nhà đầu tư nở nụ cười sau phiên chứng khoán tăng giá. Ảnh: Hùng Tín

    Giám đốc một công ty chứng khoán nói vui, có vẻ như ?ongứa tay? trước những ngày dài không được giao dịch, biểu hiện ?onhớ sàn? cộng với tâm lý tăng giá của phiên ?ođóng cửa tháng 4? ? đã làm cho nhiều nhà đầu tư liên tục đặt lệnh.

    Giá CP được đẩy lên nhanh chóng, đặc biệt là các CP ?ođại gia? (trong đó REE tăng 10 ngàn đồng/CP, FPT và KDC tăng 8 ngàn đồng/CP, GMD, SAM và VNM tăng 7 ngàn đồng/CP?) là nguyên nhân đưa chỉ số VN INDEX tăng được 11,54 điểm. Tổng cộng, có 53 mã tăng giá, 37 mã giảm và 19 mã đứng giá. ?oMỏ vàng? BMC lại một lần nữa khiến nhà đầu tư ngưỡng mộ khi lọt vào nhóm 15 mã có dư bán bằng không, trong khi khối lượng dư mua lên đến gần 12 ngàn CP, đồng thời tiếp tục củng cố vị trí ?ođầu tàu? trước các CP ?ođại gia?.

    Mặc dù giá CP bắt đầu nhích lên và chỉ số VN INDEX đã có được ngày tăng điểm thứ hai sau chuỗi ngày ?olao dốc? thảm hại, nhưng vẫn có rất nhiều nhận định trái ngược nhau về diễn tiến thị trường trong những ngày tới. Nhóm nhận định lạc quan thì cho rằng thị trường sẽ bắt nhịp tăng trở lại và mức 900 điểm là ngưỡng không thể bị phá vỡ.

    Ngược lại, nhóm khác thì cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi xuống, chỉ số VN INDEX sẽ rơi khỏi ngưỡng 900 với những lý do như tháng 5 là tháng giảm giá, TTCK sẽ bị chia nhỏ bởi một lượng cung rất lớn sắp được đưa vào thị trường trong năm nay ? Thậm chí một nhóm các NĐT còn dám cược với nhau là thị trường sẽ tụt khỏi mốc 800 điểm.

    Dù sao đi nữa thì đó cũng chỉ là nhận định, dự báo. Còn hiện tại, sức mua bán trên thị trường vẫn còn rất yếu, có thể nói rằng thị trường đang rơi vào thời kỳ ảm đạm. Sức mua bán thực sự của phiên giao dịch ngày hôm qua chỉ khoảng 4 triệu CP và 0,7 triệu chứng chỉ quỹ. Việc chỉ số VN INDEX tăng ở phiên đầu (9,41 điểm) nhưng rồi tăng nhẹ ở phiên hai (2,13 điểm) và hầu như không tăng ở phiên cuối (0,05 điểm) như là dấu hiệu báo trước đỉnh điểm của biểu đồ tăng trưởng hình sin. Chưa ai dám khẳng định xu thế thị trường trong những ngày tới.


    ]

Chia sẻ trang này