Bình minh chứng khoán! bình minh đã trở lại!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 03/05/2007.

4360 người đang online, trong đó có 497 thành viên. 20:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9715 lượt đọc và 203 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Chứng khoán - Cơ hội đầu tư
    Cuộc đua tranh giành lợi nhuận, thị phần
    SGGP:: Cập nhật ngày 04/05/2007 lúc 14:53''(GMT+7)
    Vào tháng 10 năm ngoái, số công ty chứng khoán (CTCK) hoạt động trên thị trường chỉ có 18 nhưng nay đã lên đến 56 công ty. Hàng loạt CTCK liên tục ra đời trong thời gian qua là do lợi nhuận mang lại từ hoạt động này quá lớn, quá hấp dẫn và cơ quan quản lý cũng quá ?onới tay? trong việc cấp phép thành lập?

    Tranh giành khách hàng

    Thị trường trầm lắng, nhà đầu tư lo lắng.
    Ảnh: Việt Dũng

    Các CTCK hiện nay cùng nhau chia sẻ thị trường với 150.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư với lượng chứng khoán vốn hóa 212.489 tỷ đồng. Đa số các CTCK nằm tại hai trung tâm lớn là TPHCM và Hà Nội. Tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương mỗi nơi có một CTCK.

    Sau cuộc đua tăng vốn điều lệ của các CTCK, đến thời điểm này, một số CTCK đã có vốn điều lệ ngang bằng với các ngân hàng thương mại nhỏ. CTCK Sài Gòn (SSI) đứng đầu với số vốn lên đến 500 tỷ đồng, CTCK Sài Gòn Thương tín (SBS) đạt 300 tỷ ? Tuy nhiên nguồn lực các CTCK không giống nhau, mức thấp nhất thuộc về CTCK Việt (VSC), chỉ có 9,75 tỷ đồng.

    Việc ra đời ồ ạt các CTCK mới khiến thị trường bắt đầu có dấu hiệu phân chia lại thị phần. Tuy nhiên các công ty mới tiềm lực còn yếu, chưa thu hút được nhiều tài khỏan giao dịch trên thị trường nên ?otrật tự? ở lĩnh vực này chưa có thay đổi nào đáng kể. Do vậy VCBS, SSI, BVSC là những ?ođại gia? thống soái thị trường lâu nay, vẫn tiếp tục đứng đầu về lượng tài khoản giao dịch. Ba công ty này nắm giữ 40% lượng tài khoản trên thị trường. Đứng đầu về doanh thu phí môi giới thuộc về SSI và BVSC, thu 50% tổng lượng phí giao dịch mỗi phiên. Còn VCBS đứng đầu về giao dịch trái phiếu.

    Như vậy, 53 công ty còn lại phải chia nhau phân nửa thị phần còn lại. Không cam chịu lép vế, các công ty khác tung chiêu nhiều hình thức khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Phương thức chủ yếu là hạ phí giao dịch và cầm cố cổ phiếu. Theo qui định của UBCKNN, mức phí giao dịch các CTCK được thu của khách hàng là 0,5% giá trị giao dịch. Tuy vậy các CTCK luôn thu dưới mức phí trên, thường dao động từ 0,2% đến 0,4% tùy theo giá trị giao dịch của mỗi lệnh.

    Giai đoạn hiện nay tổng giá trị cổ phiếu giao dịch mỗi phiên chỉ còn 500 tỷ đồng nhưng nếu so với mức phí trên thì các CTCK vẫn có thể thu về 4 đến 6 tỷ đồng/phiên. Không ?ochấp nhận? phân nửa món lợi lớn trên rơi vào SSI và BVSC, các CTCK còn lại đang cố gắng thu hẹp khoảng cách bằng nhiều hình thức khác để lôi kéo khách hàng.

    Cạnh tranh với nhà đầu tư
    Ngoài việc tung chiêu khuyến mãi miễn phí giao dịch cổ phiếu cho khách hàng đối với các CTCK mới thành lập, các CTCK khác còn dựa theo giá trị giao dịch hàng tháng của từng khách hàng để phân loại khách hàng, gởi email riêng cung cấp thông tin thị trường với nhiều mức độ khác nhau. Việc tranh giành thị phần không phải dễ đối với các CTCK mới thành lập nhưng số này vẫn thu lãi rất lớn nhờ nghiệp vụ tự doanh ngay sau khi đi vào hoạt động. Tuy mới tham gia thị trường tháng 9-2006,CTCK Đại Việt (DVSC) với vốn điều lệ ban đầu là10 tỷ đồng nhưng nay đã tăng lên 44 tỷ đồng, trong phần tăng trên có sự đóng góp rất lớn từ lợi nhuận tự doanh.

    Liên kết với ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ cầm cố cổ phiếu của các CTCK đang phát triển mạnh. Số tiền cho vay cầm cố cổ phiếu ngày càng cao đến mức NHNN yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo về vấn đề này. Tuy nhiên các CTCK cũng như ngân hàng luôn nắm phần chủ động trong nghiệp vụ này, riêng nhà đầu tư thì đang lo nơm mớp. Thị giá cổ phiếu đã giảm gần 25% trong hai tháng qua.

    Với đà giảm này, chỉ cần hơn tháng nữa, nếu tình hình không cải thiện, không ít cổ phiếu sẽ bị bán ra để thu hồi vốn theo hợp đồng cầm cố. Các CTCK sẽ không bị ảnh hưởng gì, vì phí giao dịch họ vẫn thu và lãi vay người đầu tư vẫn phải trả. Cổ phiếu cầm cố đã nằm chắc trong tay ngân hàng.

    Hầu hết các CTCK có nguồn thu chủ yếu từ môi giới, bảo lãnh phát hành và tự doanh, nhưng riêng khỏan lợi nhuận từ tự doanh của họ không khỏi làm nhà đầu tư lo lắng. Đây là nghiệp vụ ?ođụng chạm? trực tiếp đến quyền lợi nhà đầu tư. Thay vì nhà đầu tư và các CTCK cùng là đối tác làm ăn. Nay họ đã trở thành kẻ đối đầu do cùng tranh giành lợi nhuận trên thị trường.

    Lợi nhuận từ nghiệp vụ tự doanh ở một số CTCK đã vuợt qua 70% tổng lợi nhuận của công ty. SSI có tổng giá trị danh mục tự doanh lên đến 2.161 tỷ đồng, riêng quí 1-2007 doanh thu tự doanh đạt 439 tỷ đồng. Nên không bất ngờ gì khi SSI lãi sau thuế ở quí này lên đến 465 tỷ đồng, hay BSC có tổng doanh thu tự doanh chiếm khoảng 70 % tổng doanh thu. Chính vì thế trong 55 CTCK thành viên của TTGDCK TPHCM chỉ hơn phân nửa có đầy đủ 5 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, còn lại là sống chủ yếu nhờ nghiệp vụ tự doanh. Có nghĩa là CTCK cũng lao vào kiếm tiền như nhà đầu tư!

    Những tồn tại, bất cập
    Thị trường kinh doanh CP hiện nay bắt đầu có biểu hiện rối rắm, có sự thiếu minh bạch từ CTCK ở góc độ cung cấp thông tin. Trước đó những vi phạm của các CTCK chỉ rơi vào việc nhân viên thiếu chứng chỉ hành nghề hay bị đình chỉ tư cách đại diện do nhập lệnh - hủy lệnh sai. Do đua nhau thành lập và cùng nhau nhắm tới lợi nhuận nên thị trường còn chứa đựng những rủi ro khôn lường.

    Năm 2006 CTCK BVSC có doanh thu bảo lãnh phát hành đạt 10 tỷ đồng, chỉ thấp hơn tự doanh có 5,7 tỷ đồng. Nhưng hiện nay công ty đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan từ nghiệp vụ này: Vừa qua công ty đứng ra bảo lãnh phát hành 500 tỷ đồng mệnh giá cho chứng chỉ VFMVF1. Đến ngày 10-5 tới là hạn chót đóng tiền mua nhưng do thị giá VFMVF1 giảm mạnh trong tháng qua nên giá bảo lãnh phát hành đã cao hơn thị giá. Do vậy khó có thể phát hành hết lượng chứng chỉ trên. Thay vì thu về 10 tỷ đồng từ phí phát hành 200 đồng/chứng chỉ. Giờ đây BVSC có thể phải ôm gần 1.000 tỷ đồng thị giá VFMVF1 nếu đợt phát hành này không thành công!

    Theo thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18-4-2007, các CTCK phải xây dựng trang thông tin điện tử, tuy nhiên đến thời điểm này mới có 30 CTCK là có trang thông tin điện tử. Và sàn TPHCM có đến 43 CTCK không đáp ứng được hạ tầng mạng kết nối với trung tâm nếu áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục. Một câu hỏi giới đầu tư đang đặt ra: Cho ra đời nhiều CTCK để làm gì khi nội lực của nó quá yếu!?
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Tín hiệu mới từ thị trường OTC
    SGGP:: Cập nhật ngày 04/05/2007 lúc 15:32''(GMT+7)
    Chỉ số VN Index trước và sau dịp nghỉ lễ đều tăng nên hứa hẹn khả năng phục hồi của thị trường sau thời gian điều chỉnh sâu. Mặc dù tính thanh khoản của cổ phiếu OTC chưa được cải thiện đáng kể tuy nhiên giới đầu tư ghi nhận được nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường OTC giai đoạn tới.

    Đầu tiên phải kể đến tính minh bạch của các công ty đại chúng đang được cải thiện nhờ những quy định về nghĩa vụ công bố thông tin cũng như quản lý việc phát hành cổ phiếu ra công chúng trong thời gian gần đây. Ghi nhận từ đại hội cổ đông vừa qua của nhiều công ty như Hòa Bình (26-4) cho thấy cổ đông đòi hỏi việc lãnh đạo doanh nghiệp phải minh bạch về tài chính cũng như những dự án liên quan đến việc huy động vốn mới. Trong một tương lai gần, nhà đầu tư hoàn toàn có thể hi vọng giảm bớt rủi ro do việc thiếu thông tin minh bạch từ doanh nghiệp.

    Thành phần nhà đầu tư tham gia thị trường OTC đang được chọn lọc và chỉ những nhà đầu tư có quan điểm dài hạn mới tiếp tục tham gia mở rộng đầu tư vào giai đoạn hiện nay. Sau cơn sốt, thị trường hạ nhiệt đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hợp lý. Ghi nhận tại TP HCM, những nhà đầu tư nhạy bén đang quay lại thị trường để tìm mua cổ phiếu của những doanh nghiệp đang trên đà kinh doanh tốt. Nhiều chuyên gia nhận định ngành tài chính, sản phẩm dân dụng và bất động sản đang hứa hẹn nhiều cơ hội. Tình cảnh không biết mua gì đã được đổi lại thành có quá nhiều thứ để mua.

    Và không thể không nhắc đến việc thị trường OTC đang tiếp tục phồng lên do nhiều doanh nghiệp lớn được cổ phần hóa và khối doanh nghiệp tư nhân đang tranh thủ cơ hội thị trường tài chính giảm giá để tăng tốc đầu tư. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn như Hòa Phát, Hanaka, Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Trường Thành? dần trở thành tâm điểm của giao dịch OTC nên tạo ra sự đa dạng và nâng tầm chất lượng hàng hóa cho thị trường.

    Thanh Long

    - Mỗi kỳ một mã chứng khoán
    BMP

    BMP là mã chứng khoán của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thuộc ngành nhựa. BMP chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán ngày 11-7-2006. Ngay phiên giao dịch đầu tiên, CP BMP đạt 67.000đ.

    Trong quá trình giao dịch, BMP có mức giá thấp nhất là 58.500đ/CP và mức cao nhất là 260.000đ/CP. Ngày 2-5-2007 BMP khớp lệnh với giá 163.000 đồng/CP. Vào tháng 11-2006, BMP đã tăng vốn điều lệ từ 107,180 tỷ đồng lên 139,334 tỷ đồng. Đợt phát hành CP này nhằm thành lập Công ty TNHH một thành viên Nhựa Bình Minh miền Bắc có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, tổng diện tích 38.000 m2 tại Khu công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên. Dự kiến cuối năm nay công ty này sẽ đi vào sản xuất.

    Trong năm 2006, tổng doanh thu BMP đạt 503 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 84,9 tỷ đồng. BMP tiến hành đại hội cổ đông và chia cổ tức 29%. Theo kế hoạch năm 2007, tổng doanh thu BMP đạt 580 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng và chia cổ tức bằng 15%.
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    ?oĐổ bộ? vào địa ốc
    SGGP:: Cập nhật ngày 04/05/2007 lúc 12:30''(GMT+7)
    Có thể nói chưa có thời điểm nào nhiều doanh nghiệp ?otrái ngành? lại tham gia vào thị trường địa ốc nhiều như hiện nay. Một số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này đã đạt được thành công ban đầu có thể kể đến Hoàng Anh Gia Lai, chuyên kinh doanh gỗ. Nhưng hiện nay khách hàng đã biết đến doanh nghiệp này như một đơn vị kinh doanh địa ốc chuyên nghiệp với hàng loạt cao ốc tại TPHCM, Quy Nhơn, Pleiku ? Kế đến là Savimex khởi đầu kinh doanh xuất nhập khẩu và đồ gỗ, nhưng mảng kinh doanh địa ốc ngày càng phình to trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2006 doanh thu địa ốc của Savimex đạt hơn 85 tỉ đồng, chiếm gần 18% tổng doanh thu. Hiện nay doanh nghiệp này đang triển khai nhiều dự án về bất động sản như khu dân cư phường Phú Mỹ, Bình Hòa, cao ốc Nguyễn Phúc Nguyên, chung cư Ngọc Lan, khu dân cư Tân Thới Hiệp ...

    Công ty Cơ điện REE cũng được nhiều nhà đầu tư biết đến không chỉ là doanh nghiệp chuyên về điện cơ mà còn là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về địa ốc. Mới đây nhiều đại gia có tên tuổi ở các lĩnh vực khác như bánh kẹo, điện lực? cũng đổ xô vào thị trường địa ốc, họ xem đây là lĩnh vực kinh doanh chiến lược lâu dài.

    Ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Công ty Điện lực 2, cho biết công ty đang xúc tiến thành lập một công ty cổ phần chuyên kinh doanh về địa ốc và dịch vụ. Mặt dù công ty cổ phần này còn trong ?otrứng nước? nhưng hàng loạt dự án về địa ốc có vị trí ?ođắc địa? tại Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc (Kiên Giang) ? đang được công ty lên phương án triển khai. Hiện Công ty Điện lực TPHCM cũng được bổ sung chức năng kinh doanh bất động sản ngoài ngành nghề kinh doanh truyền thống lâu nay là điện. Hình thức kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp này là tìm đất làm dự án mới hoặc tận dụng mặt bằng sẵn có để xây cao ốc cho thuê.

    Vì sao hiện nay nhiều doanh nghiệp lại ?ođổ bộ? vào thị trường bất động sản? Theo các chuyên gia địa ốc, việc kinh doanh đa ngành nghề đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Và thị trường bất động sản là một ?okênh? kinh doanh hấp dẫn mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Hơn nữa hầu hết những doanh nghiệp đã và đang tiến hành cổ phần hóa, việc mở rộng ngành nghề sang lĩnh vực địa ốc được xem là nhằm làm tăng sức hấp dẫn cổ phiếu của họ. Bởi các nhà đầu tư khi nhắm đến các công ty chuẩn bị cổ phần hóa, họ không thể không quan tâm đến mặt bằng, đất đai, nhà xưởng mà công ty đó nắm giữ. Và khi nhà đầu tư đổ vốn vào nó sẽ kích hoạt, tạo cho doanh nghiệp một lực mới trong kinh doanh.


  4. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    7.047


    Khi VNIndex là 1.000-1.100 (thời điểm TT đảo chiều) thì với 1 tỷ USD (vốn đầu tư hiện nay) đã chiếm bao nhiêu % vốn hóa thị trường và 4 tỷ USD chiếm bao nhiêu % vốn hóa thị tường (thử tính xem), và nếu có đảo chiều của luồng vốn này thì nguy hiểm như thế nào. (Ý bà Nhung đấy)
  5. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    pa ngân hàng nhà nước là sôlô nhì thua cái ủy ban chứng khoán, nói trước và sau mâu thuẩn, rãnh quá
  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Chủ nhật, 6/5/2007, 11:23 GMT+7

    Xăng có thể tăng giá ít nhất 800 đồng/lít

    Hai phương án tăng giá xăng thêm 800 đồng/lít hoặc 1.000 đồng/lít đã được gửi đến liên bộ Tài chính Thương mại. Dự kiến, giá xăng có thể tăng hôm nay, chậm nhất ngày mai.


    Xăng rục rịch tăng giá. Ảnh: H.H.
    Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho hay mấy ngày qua, giá xăng chào bán ở thị trường Singapore lên tới trên 84 USD/thùng. Với mức này, sau khi cộng thêm thuế và chi phí vận chuyển... giá bán lẻ xăng A92 đến tay người tiêu dùng vào khoảng 14.000 đồng/lít, ở một số nước quanh VN giá xăng hiện vào khoảng 14.000-15.000 đồng. Tại VN, nếu tăng lên mức giá trên sẽ ảnh hưởng mạnh tới điều kiện kinh tế xã hội, ngưỡng 12.000 đồng/lít là mức cao nhất doanh nghiệp được phép đề nghị tăng.

    Giá xăng nhấp nhổm tăng từ đầu tháng 5 song trùng với dịp nghỉ lễ dài ngày nên cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều thống nhất chờ theo dõi thêm. Bộ Tài chính cũng quyết định giảm thuế nhập khẩu từ 10% xuống 5% để hỗ trợ doanh nghiệp.

    Theo Nghị định 55, từ 1/5 doanh nghiệp được tự định giá xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tuyên bố, việc cho doanh nghiệp xăng dầu quyền tự định giá không có nghĩa là Nhà nước sẽ buông lỏng trách nhiệm quản lý. Trước khi tăng giá, doanh nghiệp phải đăng ký với liên bộ Thương mại - Tài chính, nếu thấy không hợp lý, các cơ quan này sẽ yêu cầu doanh nghiệp dừng lại ngay. Liên bộ sẽ thành lập một tổ giám sát thị trường xăng dầu để kiểm soát việc tăng giảm giá của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ việc đăng ký với Tổ giám sát liên bộ trước khi quyết định tăng, giảm giá bán.

    Nếu doanh nghiệp định giá bất hợp lý (hoặc liên kết, độc quyền giá...) thì theo các quy định hiện hành của Pháp lệnh giá, Luật Cạnh tranh, các cơ quan quản lý sẽ ra quyết định đình chỉ mức giá bất hợp lý đó và yêu cầu doanh nghiệp xác định lại đúng mức giá theo quy chế xác định giá. Cơ quan quản lý cũng có quyền tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch do việc doanh nghiệp định giá bất hợp lý thu được. Doanh nghiệp có thể bị rút giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự.

    Theo Luật Cạnh tranh, khung hình phạt cho việc liên kết tăng giá bất hợp lý có thể lên tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm

    Mai index giảm mẹ nó rồi
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Kinh tế 4 tháng đầu năm phát triển tích cực
    05/05/2007 19:25
    Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, các thành viên Chính phủ đều thống nhất cho rằng nền kinh tế tiếp tục phát triển tích cực, nhiều ngành sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, diễn ra trong hai ngày 3 và 4/5 ở Hà Nội, giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 14,5 tỷ USD, tăng 22%; thu hút vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm đạt trên 3,5 tỷ USD, tăng 54,7%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,5%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước.

    Để duy trì tốc độ phát triển kinh tế trong các tháng tiếp theo, Thủ tướng *************** chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả thị trường, kiềm chế việc tăng giá trong thời gian tới. Đối với giá xăng, các cơ quan chức năng cần thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp để chống việc đầu cơ, tùy tiện tăng giá.

    Các ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư.

    Bộ Tài chính cần sớm nghiên cứu và trình đề án thành lập Ủy ban giám sát tài chính để giúp thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và hiệu quả.

    Về phòng chống tham nhũng, các cơ quan chức năng cần khẩn trương ban hành các văn bản điều chỉnh, sớm thanh tra, kết luận các vụ việc sai phạm nổi cộm. Những vụ việc đã có kết luận phải kiên quyết xử lý theo pháp luật.

    Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2005; Đề án phát hành trái phiếu quốc tế; Báo cáo cải cách hành chính chuyên đề về phân cấp, ủy quyền; Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, thị trường trong nước và xuất, nhập khẩu tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2007; Báo cáo về tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tháng 4/2007 và Báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo quý 1.
  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [http://finance.yahoo.com/q/bc?s=%5EGSPC&t=6m tham khảo nhé đéch như việt nam
  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Chủ Nhật, 06/05/2007, 17:43 (GMT+7)

    Có nên nghe theo các chuyên gia chứng khoán?


    Ảnh: Tuổi Trẻ
    Mở báo chí có đăng tải về chứng khoán thường sẽ thấy những dự đoán của ông A, ông B, ở công ty chứng khoán X, Y, hay một nhân vật nào đó mà báo chí hay gọi là chuyên gia, về chỉ số chứng khoán của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ lên hay xuống đến một con số là bao nhiêu đó, chẳng hạn là 900 trong thời gian sắp tới đây.

    Tất nhiên là bao giờ những dự đoán này cũng được hậu thuẫn bởi những cơ sở ít nhiều có tính thuyết phục. Thoáng qua thì việc này sẽ chẳng có gì đáng nói.Nhưng nếu nghĩ kỹ một chút thì người ta vẫn không thể nào hiểu được tại sao những người này lại có thể vạch ra một con số cụ thể nào đó là cái mức mà thị trường sẽ lên hay sẽ xuống.

    Đành rằng chiều hướng lên hay xuống thì ít nhiều có thể dự đoán được, nhưng lên hay xuống đến đâu mà dự đoán được thì có họa chỉ là... nói mò!

    Hẳn không cần phải chứng minh điều này vì thực tế diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam mấy năm qua và thời gian gần đây đã cho thấy rõ thị trường chứng khoán đã diễn biến vượt qua khuôn khổ dự đoán của hầu hết mọi người, chuyên gia hay không phải chuyên gia.

    Vậy rốt cuộc lại người ta có nên nghe theo lời dự báo của các chuyên gia này không?

    Câu trả lời là có, và là nên nghe theo bằng một cách thức khác. Như lời của giáo sư Philip Tetlock, đồng thời là một nhà tâm lý học thuộc Trường kinh doanh thuộc Đại học California-Berkeley và là một trong những chuyên gia tâm lý học hàng đầu của thế giới, thì: ?oChắc chắn rằng các chuyên gia biết ít hơn mức mà họ tuyên bố là biết. Nhưng điều này không có nghĩa là họ chẳng biết gì cả?.

    Ông phát hiện ra rằng, nói chung, các chuyên gia, kể cả những chuyên gia sừng sỏ nhất ở Wall Street (trung tâm tài chính Mỹ) có một bảng thành tích khá xám xịt về dự đoán.

    Nhưng ông cũng phát hiện ra rằng, một số người có thể dự đoán chính xác hơn những người khác, bởi cái cách họ tư duy như thế nào chứ không phải bởi họ tư duy cái gì. Từ kinh nghiệm của những bộ óc tư duy tốt nhất, bạn cũng hoàn toàn có thể học cách suy đoán về tương lai của bản thân mình một cách rõ ràng hơn.

    Kể từ những năm 1980, Tetlock đã tiến hành khảo sát những người được cho là biết tất cả (về lĩnh vực chuyên môn của mình), gồm những học giả, những người hoạch định chính sách, và các nhà báo, và yêu cầu họ dự đoán về những sự kiện tương lai xảy ra trên thế giới.

    Kết quả của việc khảo sát này, được ông công bố trong một cuốn sách của mình hồi năm ngoái, cho thấy các dự đoán này có độ chính xác rất khiêm tốn.

    Các chuyên gia này dự đoán không tốt hơn mấy những chuyên gia thuộc một lĩnh vực hoàn toàn khác, là những người chỉ có kiến thức chung chung về điều được yêu cầu dự đoán.

    Thậm chí, một số chuyên gia trong ngành dự đoán còn không tốt bằng những chuyên gia ngoài ngành.

    Tetlock đã phải kết luận rằng: ?oMột độc giả có mức độ quan tâm trung bình của một tờ báo có chất lượng có thể đưa ra dự đoán với chất lượng tương đương như của những người tiêu tốn nhiều năm nghiên cứu trong những sự kiện như liệu, ví dụ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có tiếp tục hay không, hoặc chỉ số Nikkei của Nhật sẽ lên hay xuống?.

    Vậy tại sao các chuyên gia mắc sai lầm trong dự đoán? Có ít nhất 3 thách thức cho các chuyên gia khi dự đoán các sự kiện tài chính.

    Thứ nhất, đó là sự thay đổi đột nhiên xuất hiện. Đã có tác giả chỉ ra rằng nền kinh tế đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những sự kiện kiểu ?othiên nga đen?, một hiện tượng tâm lý học, theo đó, bất kể có bao nhiêu con thiên nga trắng người ta nhìn thấy, người ta không thể chắc chắn rằng tất cả thiên nga đều là trắng.

    Những ?othiên nga đen? này - những sự kiện trật ra khỏi/làm đổ vỡ tất cả những gì ta có thể kỳ vọng dựa trên diễn biến trong quá khứ - luôn song hành với thị trường. Chúng không thể mô hình hóa hoặc không lặp lại, và quyết định diễn biến xảy ra.

    Cơn sốt cổ phiếu ngành công nghệ thông tin là một ví dụ cho sự kiện kiểu này. Một số ít người phất to với sự kiện chỉ xảy đến một lần này, còn những người khác thì nướng toàn bộ tiền tiết kiệm vào thị trường khi quá chậm trong việc tham gia và rút lui.

    Lưu ý rằng không phải chỉ có những sự kiện lớn mới làm thay đổi thị trường. Nhiều khi, chỉ cần một vết xước cũng có thể gây tử thương cho nền kinh tế. Điều này cũng có thể lý giải từ lý thuyết xác suất.

    Hãy tưởng tượng có một hộp đựng một quả bóng đỏ và một quả bóng đen. Bạn rút một quả bóng từ trong hộp một cách ngẫu nhiên và đặt trở lại vào hộp với một quả bóng khác có cùng mầu với quả vừa rút ra. Lặp đi lặp lại cho đến khi hộp đầy bóng.

    Nếu trong những lần rút đầu tiên, tình cờ bạn rút ra nhiều bóng đỏ hơn thì rất khó thay đổi chiều hướng là cuối cùng bạn sẽ có một hộp đa phần là bóng đỏ. Điều đáng nói là không thể dự đoán được từ trước kết cục của trò chơi này.

    Liên hệ với thực tế, vào những năm 50, có rất nhiều thành phố đại học có tiềm năng trở thành trung tâm công nghệ cao ở Mỹ.

    Nhưng tình cờ rằng William Hewlette, David Packard và một số người bạn lại sống gần Đại học Stanford. Họ lôi cuốn thêm những người khác. Kết cục là Thung lũng Santa Clara trở thành Thung lũng Silicon.

    Thứ hai, sự cạnh tranh làm thay đổi kết cục của trò chơi. Khó có thể dự đoán, ví dụ, một công ty phần mềm sẽ thành công.

    Nhưng khi bạn đầu tư vào công ty này, bạn sẽ phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn mới. Nếu những người khác có cùng suy nghĩ với bạn, họ cũng sẽ đồng thời mua cổ phiếu công ty này và đẩy giá lên cao, làm mất đi cơ hội kiếm lãi của bạn.

    Nói cách khác, bạn phải không những là đúng trong phân tích triển vọng của công ty này, mà còn phải đúng khi thị trường sai.

    Vào bất cứ thời điểm nào, thị trường hiển thị trên màn hình máy tính phản ánh tư duy của vô số các nhà phân tích và dự báo, là những người đánh cược với tương lai. Công việc của người dự báo tài chính là phải tìm ra được một lý do để chứng minh rằng quan niệm hiện tại trên thị trường sẽ sai trong tương lai.

    Điều khó khăn là mọi người làm công việc này đều tiếp cận với những nguồn thông tin hầu như như nhau, giống như các chuyên gia làm việc ở trung tâm tài chính New York, London hay Frankfurt.

    Thứ ba, chúng ta rất giỏi trong việc tự làm mê hoặc chúng ta. Kể từ những năm 70 đã có một ngành kinh tế học mới gọi là tài chính hành vi, mà theo đó thì các quan niệm của chúng ta thường xô đẩy chúng ta đến chỗ sai lầm trong nhận định về con số nói chung và tiền bạc nói riêng.

    Ví dụ, bộ não chúng ta thích khám phá ra những chiều hướng kể cả khi chẳng có một chiều hướng nào tồn tại. Liên hệ với thực tế, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều công ty niêm yết làm ăn có lãi lớn, nhiều tin tức tốt lành cùng xảy đến, và giá chứng khoán không ngừng tăng.

    Lý trí xui dại nhà đầu tư rằng chiều hướng tăng trưởng mạnh trong quá khứ này sẽ tiếp tục trong tương lai, khi trên thực tế giá chứng khoán liên tục sụt giảm suốt hơn tháng qua và cũng chẳng thể đoán được sẽ đi đến đâu (trong khi nhiều người vẫn cố tình đưa ra những dự đoán, với một con số cụ thể nào đó).

    Đôi khi chúng ta vô tình lựa chọn một số sự kiện/diễn biến thực tế và bỏ qua những sự kiện/diễn biến khác để hình thành một câu chuyện đẹp hơn.

    Điều này đặc biệt đúng với những chuyên gia tiếp cận với quá nhiều thông tin, và do đó có thể thêu dệt nên nhiều ảo giác.

    Vào năm 1999, hãng máy tính Dell được các chuyên gia nhìn nhận như là một đột phá mang tính cách mạng trong ngành máy tính và được khuyến cáo đầu tư.

    Nhưng cái mà các chuyên gia bỏ qua, còn bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nghĩ ngay đến là việc cổ phiếu Dell có mức P/E hơn 100 lần. Thật khó mà thu lãi từ những loại cổ phiếu đắt như vậy, nếu đầu tư.

    Tương tự như vậy, một số công ty niêm yết ở Việt Nam được cho là có triển vọng phát triển rất tốt và được nhiều người lùng mua.

    Nhưng cái mà họ bỏ qua là giá của chúng đã trở nên quá đắt đỏ, kèm theo đó là khả năng sinh lời rất hạn chế.

    Tuy vậy, như đã nói, những sai lầm của các chuyên gia không có nghĩa là chúng ta không nên nghe theo họ. Vậy nên nghe họ như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

    Giáo sư Tetlock chia các chuyên gia tài chính thành hai loại. Loại thứ nhất là những người không cố gắng gượng ép tất cả vào trong một lý thuyết tổng quát giải thích cách thức vận hành của thế giới.

    Họ thu thập thông tin từ nhiều nguồn, kể cả những nguồn mà họ bất đồng, và đưa vào trong tư duy của mình.

    Ngôn từ ưa dùng của loại chuyên gia này là ?onhưng?, ?otuy vậy?, và ?omặt khác?. Loại thứ hai thì hay dùng những từ như ?othêm vào đó?, ?ohơn nữa?. Loại chuyên gia này ấn tất cả vào trong một Ý tưởng lớn và đó là tất cả những gì họ muốn nói đến.

    Xét khách quan thì loại chuyên gia thứ nhất thường có dự đoán chính xác hơn loại thứ hai. Nhưng câu trả lời không phải đơn giản là hãy lắng nghe loại chuyên gia thứ nhất, vì dự đoán của họ cũng thường xuyên sai.

    Bởi vậy, điều nên làm là kết hợp dự đoán của cả hai. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta (Mỹ), đã có một theo dõi thống kê từ năm 1986 cho thấy rằng không một chuyên gia nào của họ có dự đoán đáng tin cậy hơn mức trung bình của tất cả các chuyên gia.

    Tất nhiên là bạn không thể/cần phải tính toán mức dự đoán trung bình cho mọi thứ, nhưng bạn có thể phải đưa tất cả quan điểm khác nhau vào trong quyết định của mình.

    Đối với người mới chơi, hãy đưa ra ít quyết định hơn - một danh mục đầu tư được đa dạng hóa tốt sẽ có khả năng sống còn nhiều hơn với các tình huống xảy ra trong tương lai.

    Sau đó, nếu bạn quyết định một bước thay đổi thì khoan hãy làm cho đến tận khi bạn tìm thấy một ý kiến bất đồng.

    Nói cách khác, một cách để thử một người làm dự báo là xem họ có mô tả được ý kiến đối nghịch không.

    Điều tương tự cũng có thể áp dụng cho một nhà đầu tư tốt. Và cuối cùng, viết ra những ý nghĩ đằng sau mọi quyết định lớn để bạn có thể học hỏi từ những sai lầm. Giáo sư Tetlock lưu ý rằng chúng ta rất, rất giỏi trong việc quên lãng những sai lầm của chúng ta.

    Cuối cùng, cái mà các chuyên gia có thể làm tốt là giúp bạn đa dạng hóa tư duy của mình.

    Trong khi một chuyên gia có thể sai khi cảnh báo về, ví dụ, một cơn bong bóng bất động sản, người đó ít nhất đã giúp bạn nhìn ra điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận định sai.

    Nói rộng hơn, các chuyên gia có thể chỉ ra những rủi ro và cơ hội mà bạn không nghĩ đến và ngăn không cho bạn bị cuốn trôi theo dòng suy nghĩ một chiều kiểu ?ovàng là vật lưu trữ giá trị thực sự duy nhất? hay ?ođầu tư vào chứng khoán luôn có lãi?.

Chia sẻ trang này