Bình Tĩnh Tự Tin: Ta xây nhà mới chờ sóng (Tầng 11)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi deko, 05/10/2010.

4833 người đang online, trong đó có 450 thành viên. 19:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 20677 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    :-":-":-" có cần phải nói rõ thế ko bé [r23)]
  2. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    @conhuighe9 @zukov @audilevis @mylove290208 @hunterlite @GiaLinh_Pham @tranppr @hocaptrung @tuanvip1977 @tautochanh @meoluoi8104 @ailopvaiolit @chinagupiao @loimom @tuoitrehamchoi @guitar82 @thachpn @hangng310 @thachanhtim @shoemaker @huong-khue @.phich @bobylam @hayck73 @tuyetdung_28 @durex77 @Mrkhuyenbn @Firefox4 @trungpl @wild_cat @cả nhà, @botay.com

    để tăng tinh thần gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, nhà chém gió anh em mình sẽ có buổi giao lưu với nhà magicsword và những người bạn. Em xin thông báo nhà mình thời gian và địa điểm như sau: 11h trua thứ 7 ở bánh tôm hồ tây, cả nhà nhá. Hy vọng nhà mình có mặt đông đủ để buổi giao lưu thêm sôi nổi và có ý nghĩa. Có một số bác em không có nick tren f319 nhưng thuộc hội chém gió nhà mình, nếu có thể nhà mình nhắn cho nhau giúp em nhé. Trân trọng
  3. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    hihi, để giao lưu cũng tốt mà tiểu thư, hihi
  4. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    Chính thức cho nhập khẩu, giá vàng sụt mạnh

    Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng của giá vàng trong nước chiều nay là tin Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cấp phép nhập khẩu vàng cho một số doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn và ngân hàng thương mại.

    Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cấp phép nhập khẩu vàng cho một số đơn vị. Thông tin này kéo giá vàng trong nước nhanh chóng sụt giảm trên 300.000 đồng/lượng, về ngưỡng 32,80 triệu đồng/lượng vào cuối giờ chiều nay.

    Lúc 17h chiều nay, giá vàng miếng bán ra đã được một số doanh nghiệp lớn hạ về mức 32,80 triệu đồng/lượng. Trước đó, vào đầu giờ chiều, giá vàng đã leo lên tới mức 33,15 triệu đồng/lượng, có nơi xấp xỉ 33,20 triệu đồng/lượng, cao chưa từng có trong lịch sử.

    Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng của giá vàng trong nước chiều nay là tin Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cấp phép nhập khẩu vàng cho một số doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn và ngân hàng thương mại. Được biết, các đơn vị được nhập vàng lần này gồm có Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Sacombank…

    Tuy nhiên, theo thông tin từ một số đơn vị trong số này, hạn ngạch được Ngân hàng Nhà nước cấp lần này không nhiều, chỉ vài tạ mỗi đơn vị. Chẳng hạn Sacombank được nhập 3 tạ, PNJ cũng chỉ được cấp phép nhập 3 tạ… Khối lượng này xem ra không thấm vào đâu so với số vàng đã được xuất khẩu khỏi Việt Nam từ đầu năm tới nay dưới dạng nữ trang. Ước tính, trong 6 tháng đầu năm, đã có 36 tấn vàng được xuất đi, chưa kể tới đợt xuất mạnh trong tháng 8 vừa qua.

    Là doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn nhất hiện nay nhưng SJC cho biết chỉ được nhập 2 tạ vàng đợt này và đã tiến hành nhập luôn trong ngày hôm nay. Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC cho biết, khối lượng vàng được nhập này tương đương với 6.000 lượng vàng mà SJC bán ra trong ngày.

    Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ cho biết, PNJ nhận được giấy phép nhập vàng từ cơ quan chức năng vào lúc khoảng 15h chiều nay. Trước đó, tin đồn được nhập vàng đã xuất hiện trên thị trường, khiến nhiều người đổ đi bán vàng vì lo ngại giá sẽ có sự điều chỉnh giảm mạnh.

    “Trong buổi sáng, lực mua cắt lỗ trên thị trường vẫn mạnh vì người dân hầu như không thấy dấu hiệu nào cho thấy giá vàng có thể giảm. Tuy nhiên, từ khoảng 14h30 chiều, khối lượng vàng bán ra tăng mạnh, dù chưa nhiều bằng lượng mua trước đó”, bà Cúc nói. Tính đến khoảng 17 giờ chiều, hệ thống PNJ đã bán ra được 5.000 lượng vàng và gom mua được 2.800 lượng.

    Bà Cúc cho biết, hạn ngạch nhập vàng của PNJ có thời hạn đến ngày 12/10. Theo nhà kinh doanh vàng này, nếu lấy giá USD thị trường tự do để quy đổi, thì mức lãi đối với vàng nhập hiện chỉ vào khoảng vài chục ngàn mỗi lượng, nhưng công ty vẫn sẽ nhập để có vàng cân đối giữa mua vào và bán ra.

    “Nguyên tắc của kinh doanh vàng là phải cân đối giữa mua và bán để tránh rủi ro về biến động giá, nhất là trong thời điểm giá vàng diễn biến khó lường như gần đây. Thực ra nguồn vàng của các doanh nghiệp không đến nỗi khan tới mức không có để bán, nhưng khi khách hàng chỉ mua chứ không bán, chúng tôi bị đặt vào thế rủi ro”, bà Cúc nói.

    Bà Cúc nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng, khối lượng tuy không lớn, nhưng có tác động tích cực tới tâm lý thị trường, giúp giảm lực mua, tăng lực bán, theo đó giảm bớt áp lực tăng giá đối với giá vàng trong nước. Theo bà Cúc, thời gian tới, không loại trừ khả năng giá vàng trong nước sẽ lại rẻ hơn giá vàng thế giới.

    Lãnh đạo một đơn vị kinh doanh vàng phía Nam khác cho biết, trước khi thông tin cho nhập vàng được loan đi, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp vàng lớn đã tranh thủ xả hàng lúc đầu giờ chiều nay ở mức giá đỉnh, kéo giá vàng trong nước giảm mạnh.

    Lúc 17h03, giá vàng SJC do SJC báo cho thị trường Tp.HCM là 32,77 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,83 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 320.000 đồng/lượng so với mức đỉnh 33,15 triệu đồng/lượng cách đó ít giờ đồng hồ. Trước đó chừng 20 phút, giá vàng bán ra tại công ty này là 32,95 triệu đồng/lượng.

    Lúc 17h, Công ty Phú Quý tại Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức 32,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,95 triệu đồng/lượng (bán ra). Một nhân viên ở đây đề nghị khách hàng thông cảm vì giá vàng đang trong thời điểm “hỗn loạn”, buộc công ty phải để mức chênh lệch rộng giữa giá mua và giá bán vàng để tránh rủi ro.

    Trái với sự xuống dốc nhanh chóng của giá vàng, giá USD thị trường tự do chiều nay leo thang sau khi tạm nghỉ vào buổi sáng. Cuối giờ chiều, các điểm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội báo giá USD phổ biến ở mức 19.840 đồng (mua vào) và 19.880 đồng (bán ra), giá mua tăng thêm 40 đồng, giá bán tăng 30 đồng so với buổi trưa nay.

    Giá vàng giao ngay tại London lúc 17h25 chiều nay đứng ở mức trên 1.358 USD/oz, tăng 8,2 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York. Trước đó, giá vàng thế giới trong chiều nay đã có thời điểm lên tới kỷ lục 1.365 USD/oz, kéo giá vàng trong nước qua mức 33,15 triệu đồng/lượng.

    Theo giới phân tích quốc tế, thông tin về việc Việt Nam được nhập vàng đã góp phần kéo giá vàng thế giới tăng mạnh từ buổi trưa, sau khi giảm trong phiên buổi sáng.

    Tuy nhiên, hiện tại, đồng USD yếu vẫn đang là yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất của giá vàng. Lúc 17h30 chiều nay, tỷ giá Euro/USD quốc tế đã tăng lên mức gần 1,40 USD/Euro, từ mức 1,39 USD/Euro vào buổi sáng. Giới đầu tư đang dự báo, những số liệu kém tích cực về thị trường việc làm của Mỹ sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng cường nới lỏng cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng, theo đó khiến USD thêm mất giá.
  5. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    Lo ngại lạm phát bùng phát sau tháng 9 là “không có cơ sở”


    Theo BSC, sự gia tăng đột biến của mức tăng CPI trong tháng 9 chỉ là kết quả của hiện tượng điều chỉnh giá “dồn cục” diễn ra trong tháng 9, và có bản chất là lạm phát do chi phí đẩy
    Điều đáng ngại nhất của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 không nằm ở các con số, mà là liệu nó có báo hiệu sự hình thành xu thế cho các tháng tiếp theo trong năm nay hay không?

    Theo số liệu vừa công bố, CPI tháng 9 của hai địa bàn lớn là Hà Nội và Tp.HCM tăng tương ứng 0,96% và 0,97% so với tháng 8. Mức tăng này là khá cao và gây nhiều bất ngờ đối với đa số nhà đầu tư, vì chỉ số giá CPI các tháng trước đó chỉ ở mức tương đối thấp.

    Thậm chí, những dữ liệu trên còn gây lo ngại CPI tháng 9 của cả nước có thể sẽ tăng mạnh quanh mức 1% so với tháng 8, báo hiệu lạm phát đang quay trở lại trong các tháng cuối năm 2010.

    Chiều nay (21/9), Công ty TNHH Chứng khoán BIDV (BSC) đã công bố một bản báo cáo phân tích nhanh về tình hình lạm phát tháng 9, dự báo về các tháng còn lại của năm cũng như ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán.

    Theo nhận định của BSC, CPI tháng 9 cả nước có nhiều khả năng tăng mạnh ở mức 1-1,3%. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này chỉ là kết quả của hiện tượng điều chỉnh giá “dồn cục” diễn ra trong tháng 9, và có bản chất là lạm phát do chi phí đẩy. Có một số nguyên nhân, như tính thời vụ của thị trường, nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng giá như gạo, đường, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phôi thép, bột giấy…

    Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND liên ngân hàng gần 2,1% cũng góp phần làm cho giá nhập khẩu các mặt hàng đắt lên như nhiên liệu, thực phẩm, thuốc tân dược, hàng tiêu dùng… cũng được công ty chứng khoán này lưu ý.

    Thực tế, chỉ số giá cả 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tại Hà Nội và Tp.HCM đều tăng so với tháng trước, với mức tăng cao nhất được xác lập là 5,57%; thấp nhất là mức tăng 0,02%. Đặc biệt, trong tháng 9, việc tăng học phí ở các các trường ngoài công lập và tăng học phí bậc cao đẳng, đại học thuộc công lập đã khiến nhóm giáo dục tăng rất mạnh, dẫn đến sự gia tăng của chỉ số CPI, mặc dù nhóm này chỉ chiếm quyền số 5,72% trong giỏ hàng hóa tính chỉ số CPI chung.

    Điều đáng ngại nhất của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 không nằm ở các con số, mà là liệu nó có báo hiệu sự hình thành xu thế cho các tháng tiếp theo trong năm nay hay không, bản báo cáo trên đặt vấn đề.

    Và câu trả lời mà BSC đưa ra là: “Điều này được chúng tôi loại trừ khi xem xét yếu tố lạm phát do tiền tệ - đối tượng nguy hiểm nhất của hình thành lạm phát. Có thể nói với mức lãi suất hiện nay, lạm phát do yếu tố tiền tệ có thể được loại trừ. Mặt bằng lãi suất đã không hề giảm trong suốt 3 tháng gần đây, và hiện ở mức rất cao so với mặt bằng trung bình của Việt Nam trong nhiều năm. Lãi suất cao có thể được coi là cỗ máy hút tiền khổng lồ của nền kinh tế và là liều thuốc chống lạm phát tốt nhất về mặt tiền tệ”.

    “Chúng tôi cho rằng không có cơ sở để nghi ngại về một nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại sau tháng 9 này. Chúng tôi nhận định trong tháng 10, tốc độ tăng của CPI sẽ lại giảm xuống khi những ảnh hưởng của chi phí đẩy nêu trên mất đi hoặc yếu dần. Nếu trong 3 tháng còn lại của năm, trung bình mỗi tháng CPI tăng 0,5%, thì lạm phát cả năm 2010 sẽ ở mức xung quanh 8%”, BSC đưa ra dự báo.

    Tuy nhiên, nhóm tác giả của bản báo cáo cũng lưu ý rằng, trong trường hợp CPI tháng 9 tăng cao, điều này có thể gây nên tâm lý xấu đối với thị trường, nhưng bản chất của nó nên được hiểu theo hướng tích cực, khi nguyên nhân chủ yếu là sự tăng giá cục bộ trong một tháng do chi phí đẩy, chứ không hình thành nên xu thế tăng giá do yếu tố tiền tệ.

    “Chúng tôi dự báo lạm phát tháng 10 sẽ thấp trở lại mức trung bình 0,5%, và như vậy nhiều khả năng lạm phát cả năm 2010 vẫn được duy trì ở mức 8%. Nếu dự báo của chúng tôi sai và lạm phát tháng 10 tiếp tục cao, lạm phát do tiền tệ, thậm chí do tính đình trệ của nền kinh tế sẽ được tính đến, và là sự đe dọa thực sự đối với thị trường chứng khoán”, BSC kết luận.
  6. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    em có tí ý kiến, nhà mình đọc tin tức ở đâu, nếu có tin gì hỗ trợ quyết định đầu tư của cả nhà, nhà mình copy paste cho anh em chia sẻ nhé, hihi chúc nhà mình lượm được nhiều tin tốt cho cả nhà cùng vui!
  7. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    Vốn ngoại có chọn sai thời điểm?


    Mới tính trong 3 phiên giao dịch của tuần này, tổng giá trị vốn mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên cả hai sàn đã lên tới 482,75 tỷ đồng, tăng 44% so với cả tuần trước.


    Điểm nhấn của thị trường chứng khoán từ đầu tuần đến nay là sự đột biến của dòng vốn ngoại.

    Nỗ lực mua vào rất mạnh tại nhóm cổ phiếu lớn đã khiến chỉ số có sự khởi sắc. Nhưng, liệu khối ngoại có mắc lại lỗi của 6 tháng đầu năm?

    Nhịp độ mua vào

    Mới tính trong 3 phiên giao dịch của tuần này, tổng giá trị vốn mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên cả hai sàn đã lên tới 482,75 tỷ đồng, tăng 44% so với cả tuần trước.

    Nếu nhịp độ mua vào vẫn còn giữ được trong hai phiên tới đây, rất có thể tuần này sẽ là một kỷ lục trong 16 tuần liên tiếp. Mức cao nhất mà khối này mua ròng tính theo tuần là 596,1 tỷ đồng trong thời gian từ 21-25/6/2010.

    Sàn HOSE - nơi tập trung phần lớn các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài - lần đầu tiên ghi nhận chuỗi 7 phiên liên tục khối lượng mua vào chiếm trên 10% thanh khoản khớp lệnh toàn thị trường. Đặc biệt phiên ngày 6/10 tỷ trọng này lên tới 20,83%, mức đỉnh kể từ phiên ngày 22/7/2009!

    Dĩ nhiên tỷ trọng giao dịch mua của khối ngoại tăng đột biến vừa qua một phần cũng vì thanh khoản thị trường giảm. Bình quân chỉ khoảng 33,2 triệu đơn vị mỗi phiên trong 10 phiên gần nhất.

    Các động thái mua bán khác thường của nhà đầu tư nước ngoài luôn gây chú ý. Nói chung, biểu hiện thực tế của khối này thường khác nhà đầu tư trong nước: họ mua mạnh khi thị trường giảm và bán ra khi thị trường tăng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 đến nay, thị trường hầu như không có sóng lớn, và khó có thể nói dòng vốn ngoại có cơ hội thoát ra một cách an toàn và có lãi.

    Thống kê từ đầu năm với riêng các giao dịch cổ phiếu trên hai sàn, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đạt xấp xỉ 10.523 tỷ đồng. Phân bổ cho các tháng thì đỉnh điểm giá trị mua vào tập trung tại tháng 4 (2.387 tỷ đồng), tháng 5 (1.153 tỷ đồng) và tháng 6 (1.412 tỷ đồng).

    Trong thời gian này, chỉ có duy nhất tháng 4 thị trường khởi sắc, nhưng mức tăng trưởng tính theo VN-Index cũng chỉ 10,7%, khó thể gọi là một sóng tăng đúng nghĩa. Mặc dù có thể từng nhà đầu tư nước ngoài riêng biệt lãi hoặc lỗ khác nhau nhưng nhìn tổng thể, không thể nói các giao dịch mua là hiệu quả.

    Đó là chưa kể đến hoạt động mua vào càng ngày càng mạnh trong hai tháng kế tiếp. Tuy nhiên điều đó cũng không mấy ý nghĩa vì tính chung cả 10 tháng, có trên 10.500 tỷ đồng rót ròng vào thị trường, mà VN-Index tính đến hôm nay vẫn giảm gần 6,9%.

    “Kẹp” cho dài hạn?

    Ấn tượng về số vốn khổng lồ mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vào hai sàn chứng khoán còn có ẩn ý khác: khó có thể là xuất phát từ dòng vốn có sẵn!

    Điều này đơn giản vì hoạt động mua ròng liên tục kéo dài từ đầu năm chứ không xuất phát sau một đợt bán ròng. Số liệu rời rạc từ cơ quan quản lý cũng cho biết nửa đầu năm 2010 cũng có vài trăm triệu USD vốn gián tiếp mới vào. Những động thái mới đây như việc giảm giá đồng nội tệ cũng tạo nên kỳ vọng thúc đẩy dòng vốn này.

    Một số chuyên gia lại cho rằng khả năng này là không lớn. Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng lượng tiền tập trung ở Đông Á đang rất lớn. Chính sách tiền tệ của các nước phát triển vẫn duy trì trạng thái nới lỏng. Vậy lượng vốn đó sẽ đi đâu? Đứng ở góc độ vĩ mô, chúng ta thường sợ dòng tiền nóng vì thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu vẫn là quỹ ngắn hạn, thiếu vắng các quỹ tương hỗ, quy hưu trí, quỹ bảo hiểm…

    “Nhưng có điều may mắn là dòng tiền nóng không hẳn sẽ tìm đến Việt Nam. Ví dụ sẽ rất khó để huy động được dòng vốn lúc này từ Nhật vào Việt Nam. Vì người Nhật đem tiền vào sợ hai rủi ro: VND ngày càng mất giá so với USD dù USD thế giới đang mất giá mạnh. Rủi ro thứ hai là đồng Yen lại đang lên giá so với USD”.

    “Cho nên phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài mà tôi gặp đang hướng nhiều đến hoạt động đầu tư vào các cổ phiếu của doanh nghiệp chưa lên sàn và 2 - 3 năm tới họ đưa lên sàn thì thoái vốn thuận lợi hơn. Tôi cho rằng trò chơi đó hiện đang được quan tâm nhiều hơn là chơi trực tiếp trên thị trường niêm yết. Điều này cũng phù hợp với chính sách vĩ mô vì có thời gian dài ở lại”, ông Thành nói.

    Ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, cũng cho rằng khối ngoại có dấu hiệu chưa quan tâm nhiều tới Việt Nam trong thời điểm hiện tại, do các dấu hiệu kinh tế vĩ mô Việt Nam chưa tốt, cụ thể là mặt bằng lãi suất quá cao trong thời gian dài có thể sẽ làm cho sản xuất khó khăn/đình đốn. Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu cho thấy các tổ chức đầu tư lớn đang chờ đợi thời điểm 2012 để tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam, bởi khi đó, theo lộ trình của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khu vực tài chính sẽ thuận lợi hơn với các tổ chức lớn.

    Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tại một cuộc hội thảo hồi tháng 9 vừa qua, khoảng 2 tỷ Đô la Mỹ vốn vay ủy thác đầu tư (carry trade) đã vào Việt Nam để hưởng chênh lệch lãi suất USD. Tuy nhiên đây là dòng vốn nóng và ít có cơ hội rót vào thị trường tài sản vì khi đó họ phải đổi ra VND và phải tính đến câu chuyện trượt giá trong tương lai khi rút vốn ra.

    Những biến động thực tế từ hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại từ đầu năm đến nay rất có thể là biểu hiện của dòng vốn dài hạn mới hoặc vốn bổ sung của nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam. Độ bền của dòng vốn sẽ dài hơn và trước mắt họ đang được lợi nhờ đồng VND yếu.

    Khối ngoại đang thua trong ngắn hạn, nhưng chưa thể khẳng định điều đó trong dài hạn.
  8. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    :-bd
  9. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    Những thông tin đáng chú ý ngày 8/10/2010 về doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    * Ngày 6/10/2010, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có công văn chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO được niêm yết 24.949.200 cổ phiếu trên HOSE. Để hoàn tất thủ tục cấp Quyết định niêm yết chính thức, Công ty cần hoàn chỉnh Hồ sơ theo quy định.

    * Ngày 6/10/2010, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có công văn chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty cổ phần Lương thực - Thực phẩm Vĩnh Long được niêm yết 10.400.000 cổ phiếu trên HOSE. Để hoàn tất thủ tục cấp Quyết định niêm yết chính thức, Công ty cần hoàn chỉnh Hồ sơ theo yêu cầu.

    * Từ ngày 9/9/2010 - 9/11/2010, Deutsche Bank AG London, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (mã GMD-HOSE) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu đã mua 500.000 cổ phiếu, đăng ký bán 500.000 cổ phiếu, đã bán 57.690, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 2.922.022 cổ phiếu, chiếm 6,06% vốn điều lệ, nhằm mua bán cổ phiếu.

    * Từ ngày 11/10/2010 - 11/12/2010, Deutsche Bank AG London, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (mã GMD-HOSE) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, nhằm mua bán cổ phiếu.

    * Từ ngày 18/7/2010 - 18/9/2010, bà Nguyễn Thị Kiều Trang, em ông Nguyễn Thành Cừ - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (mã KHP-HOSE) đăng ký bán 5.000 cổ phiếu, nhưng không bán được do giá chưa phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 24.012 cổ phiếu, nhằm giải quyết việc gia đình.

    * Từ ngày 11/10/2010 - 11/12/2010, bà Nguyễn Thị Kiều Trang, em ông Nguyễn Thành Cừ - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (mã KHP-HOSE) đăng ký bán 5.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ còn 19.012 cổ phiếu, nhằm giải quyết việc gia đình.

    * Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (mã MSN-HOSE) thông báo dự kiến trong năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011 sẽ phát hành 10.000.000 cổ phiếu (tương đương 2,06% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

    * Từ ngày 8/10/2010 - 8/12/2010, Vietnam Property Holdings (VPH), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Vật tư (mã CNT-HOSE) đăng ký mua 520.000 cổ phiếu, đăng ký bán 520.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 1.970.555 cổ phiếu.

    * Từ ngày 1/10/2010 - 7/12/2010, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (mã TIX-HOSE) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu, đăng ký bán 200.00 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 980.000 cổ phiếu, chiếm 8,17%, nhằm giao dịch ngắn hạn.

    * Từ ngày 9/8/2010 - 30/9/2010, VI (Vietanm Investments) Fund I,L.P, cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Vinafco (mã VFC-HOSE) đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, đã bán 352.1000 cổ phiếu. Nguyên nhân không bán hết là do thị trường không thuận lợi, số cổ phiếu nắm giữ còn 1.026.916 cổ phiếu, nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.

    * Từ ngày 8/10/2010 - 31/10/2010, VI (Vietanm Investments) Fund I,L.P, cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Vinafco (mã VFC-HOSE) đăng ký mua 500.00 cổ phiếu, đăng ký bán 500.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 1.026.916 cổ phiếu, chiếm 5,1% vốn điều lệ, nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.

    * Từ ngày 8/10/2010 - 30/10/2010, Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty TNHH 1 thành viên (PV Gas), tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ Công ty Cổ phần Khí Thấp Áp Dầu Khí Việt Nam (mã PGD-HOSE) đăng ký mua 5.610.000 quyền mua, số cổ phiếu dự kiến sau khi giao dịch là 12.952.500 cổ phiếu, nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư công ty.

    * Từ ngày 8/10/2010 - 30/10/2010, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền nam, tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ Công ty Cổ phần Khí Thấp Áp Dầu Khí Việt Nam (mã PGD-HOSE) đăng ký bán hết 5.610.000 quyền mua, nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư công ty.

    * Ngày 29/9/2010, Công ty TNHH Cavico Việt Nam, tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Cavico Việt nam Khai thác mỏ và Xây dựng (mã MCV-HOSE) đã bán 1.000.000 cổ phiếu, số cổ phiếu nắm giữ còn 2.019.200 cổ phiếu, chiếm 16,74% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn cho nhà đầu tư.

    * Ngày 29/9/2010, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC-HOSE) đã mua 398.143 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 1.600.895 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.

    * Ngày 29/9/2010, bà Nguyễn Ngọc Anh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC-HOSE) đã mua 597.214 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 2.387.872 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.

    * Ngày 30/9/2010, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam, tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (mã PGD-HOSE) đã bán hết 5.610.000 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

    * Ngày 30/9/2010, Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty TNHH MTV (PV Gas), tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (mã PGD-HOSE) đã bán mua 5.610.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 11.550.000 cổ phiếu, nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.

    * Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG-HOSE) chấp nhận đơn xin rút khỏi thành viên Ban kiểm soát của ông Trần Công Nhập, Hội đồng Quản trị sẽ trình Đại hội đồng cổ đông ở phiên họp gần nhất về việc miễn tư cách thành viên ban kiểm soát của ông Trần Công Nhập và bầu bổ sung thành viên ban kiểm soát mới.

    * Ngày 1/10/2010, ông Phạm Anh Tuấn - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (mã CTG-HOSE) đã bán 51.800 quyền mua, tương đương 14.504 cổ phiếu mới, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 51.800 cổ phiếu. Đây là số cổ phiếu sẽ được mua theo tỷ lệ 1:0,28.

    * Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (mã CTG-HOSE) xin đính chính chính xác lại tên viết tắt bằng tiếng anh của Công ty Vàng bạc đá quý VietinBank là VietinGold Co.

    * Từ ngày 1/7/2010 - 1/9/2010, Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Viêt, tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh (mã SRF-HOSE) đăng ký bán 413.410 cổ phiếu, nhưng không bán được do giá không đạt mục tiêu, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 1.413.410 cổ phiếu, chiếm 17,6% vốn điều lệ, nhằm tái cơ cấu đầu tư.

    * Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn (mã VHC-HOSE) công bố đã phát hành 5.328.000 cổ phiếu, với số tiền thu được là 245.088.000.000 đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt thành công ty đã tài trợ cho việc cơ vấu lại nguồn vốn chủ sở hữu (thanh toán các khỏan vay nợ) như: Tổng dư nợ vay ngân hàng tại thời điểm 30/9/2010: 817.285.075.338 đồng; tổng dư nợ vay ngân hàng tại thời điểm 30/6/2010: 428.550.525.216 đồng. Tổng số tiền đã trả nợ vay là 388.734.550.122 đồng. Như vậy công ty đã sử dụng toàn bộ vốn từ đợt phát hành để thanh toán các khoản vay.

    * Công ty Cổ phần công nghệ mạng và truyền thông (mã CMT-HOSE) chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên Ban kiểm soát của ông Lương Ngọc Tuấn kể từ ngày 1/10/2010.

    * Từ ngày 6/9/2010 - 9/9/2010, bà Vũ Thị Hương Duyên, em ông Vũ Ninh - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (mã GMD-HOSE) đã bán 14.000 cổ phiếu, số cổ phiếu nắm giữ còn 200 cổ phiếu.

    * Từ ngày 18/8/2010 - 18/9/2010, ông Đỗ Quang - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (mã PVF-HOSE) đăng ký mua 20.000 cổ phiếu, nhưng không mua được do giá không theo kỳ vọng, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 13.000 cổ phiếu, chiếm 0,0026% vốn điều lệ.

    * Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (mã PTC-HOSE) thông báo kể từ ngày 1/10/2010, ông Lê Xuân Vinh thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty để đảm nhiệm công việc khác; ông Đậu Xuân Khánh - Giám đốc chi nhánh PTIC - Xí nghiệp 1 giữ chức vụ Phó tổng giám đốc công ty; Ông Lê Bá Phúc - Giám đốc chi nhánh PTIC tại Tp.HCM giữ chức vụ Phó tổng giám đốc công ty.

    * Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (mã BTP-HOSE) thông báo Hội đồng Quản trị mới gồm: ông Huỳnh Lin - Chủ tịch Hội đồng Quản trị; ông Vũ Mạnh Hùng - Ủy viên Hội đồng Quản trị; ông Lê Thế Sơn - Ủy viên Hội đồng Quản trị; ông Phạm Quốc Thái - Ủy viên Hội đồng Quản trị; ông Nguyễn Tiến Dũng - Ủy viên Hội đồng Quản trị; Ban Tổng giám đốc mới gồm: ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng giám đốc; ông Phan Văn Dũng - Phó tổng giám đốc kỹ thuật; ông Phạm Quốc Thái - Phó tổng giám đốc kinh doanh kiêm Kế toán trưởng.

    * Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã nhận được bộ hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư IDICO với tổng số lượng cổ phiếu niêm yết là 2.000.000 cổ phiếu. Công ty có vốn điều lệ là 20.000.000.000 đồng, trụ sở chính đặt tại Lầu 6-151 Ter Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp. HCM.

    * Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà (mã SDA-HNX) được niêm yết bổ sung 1.819.900 cổ phiếu thưởng và cổ phiếu trả cổ tức năm 2009 trên HNX với giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 18.199.000.000 đồng.

    * Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo chấp thuận cho Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn (mã VIT-HNX) được niêm yết bổ sung 5.400.000 cổ phiếu phát hành ra công chúng theo Giấy chứng nhận số 570/UBCK - GCN ngày 25/05/2010 của Ủy ban Chứng khoán trên HNX với giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 54.000.000.000 đồng

    * Ngày 8/10/2010, 15.000.000 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (mã TIG-HNX) chính thức giao dịch trên HNX với tổng giá trị chứng khoán niêm yết theo mệnh giá là 150.000.000.000 đồng.

    * Ngày 8/10/2010, 2.000.000 cổ phiếu niêm yết bổ sung của Công trình Giao thông Sông Đà (mã SKS-HNX) chính thức giao dịch trên HNX với giá trị cổ phiếu niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 20.000.000.000 đồng.

    * Ngày 8/10/2010, 1.499.997 cổ phiếu niêm yết bổ sung của Công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ (mã SDG-HNX) chính thức giao dịch trên HNX với giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 14.999.970.000 đồng.

    * Ngày 8/10/2010, 828.450 cổ phiếu niêm yết bổ sung của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 (mã TV4-HNX) chính thức giao dịch trên HNX với giá trị cổ phiếu niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 8.284.500.000 đồng.

    * Từ ngày 11/10/2010 - 9/12/2010, ông Lê Quang Việt - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hồng Hà Dầu khí (mã PHH-HNX) đăng ký bán 57.000 cổ phiếu, nhằm cân đối tài chính.

    * Từ ngày 7/10/2010 - 3/12/2010, Công ty TNHH Cavico Việt Nam, tổ chức liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình ngầm (mã CTN-HNX) đăng ký bán 309.800 cổ phiếu, bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn cho đầu tư.

    * Từ ngày 18/8/2010 - 5/10/2010, ông Từ Trung An - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Vinaconex 25 (mã VCC-HNX) đăng ký mua 1.000 cổ phiếu, đã mua 200 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua hết là do không khớp được giá như kỳ vọng, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 700 cổ phiếu.

    * Từ ngày 8/10/2010 - 8/12/2010, ông Từ Trung An - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Vinaconex 25 (mã VCC-HNX) đăng ký bán hết 700 cổ phiếu, nhằm tiêu dùng cá nhân.

    * Từ ngày 4/8/2010 - 1/10/2010, Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) thuộc Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 (mã SD5-HNX) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu, đăng ký bán 50.000 cổ phiếu, nhưng không mua, bán được do diễn biễn giá không phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 1.153.800 cổ phiếu, tương đương với 12,82% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

    * Từ ngày 7/10/2010 - 4/12/2010, Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) thuộc Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 (mã SD5-HNX) đăng ký mua 150.000 cổ phiếu, đăng ký bán 50.000 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

    * Từ ngày 6/10/2010 - 4/11/2010, ông Dương Lê Tĩnh - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần 482 (mã B82-HNX) đăng ký bán 5.000 cổ phiếu, nhằm chi tiêu cá nhân.

    * Từ ngày 2/8/2010 - 2/10/2010, ông Kiều Sơn Hùng - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần CMC (mã CVT-HNX) đăng ký bán 10.000 cổ phiếu, đã bán 2.000 cổ phiếu, số cổ phiếu nắm giữ còn 38.000 cổ phiếu.

    * Từ ngày 6/10/2010 - 6/11/2010, ông Kiều Sơn Hùng - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần CMC (mã CVT-HNX) đăng ký bán 8.000 cổ phiếu, nhằm đầu tư kinh doanh.

    * Từ ngày 30/7/2010 - 30/9/2010, bà Phạm Thị Ngọc Ánh, con ông Phạm Quang Nghiêm - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ (mã CPC-HNX) đăng ký mua 20.000 cổ phiếu, đã mua 1.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 2.146 cổ phiếu.

    * Từ ngày 5/10/2010 - 4/12/2010, bà Phạm Thị Ngọc Ánh, con ông Phạm Quang Nghiêm - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ (mã CPC-HNX) đăng ký mua 17.000 cổ phiếu, đăng ký bán 2.100 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

    * Từ ngày 6/10/2010 - 5/12/2010, ông Nguyễn Hùng Cường - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần DIC Đồng Tiến (mã DID-HNX) đăng ký bán 57.300 cổ phiếu, nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

    * Từ ngày 2/8/2010 - 1/10/2010, bà Lương Thị Thanh Thủy, em ông Lương Trọng Tuấn - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phú Phong (mã PPG-HNX) đăng ký bán 65.000 cổ phiếu, đã bán 10.000 cổ phiếu, số cổ phiếu nắm giữ còn 55.000 cổ phiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

    * Từ ngày 7/10/2010 - 7/12/2010, bà Lương Thị Thanh Thủy, em ông Lương Trọng Tuấn - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phú Phong (mã PPG-HNX) đăng ký bán hết 55.000 cổ phiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

    * Từ ngày 23/7/2010 - 23/9/2010, ông Trần Thanh Tùng - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã TAG-HNX) đăng ký bán 11.250 cổ phiếu, nhưng không bán được do đã thu xếp được tài chính từ nguồn khác, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 22.500 cổ phiếu.

    * Từ ngày 28/7/2010 - 28/9/2010, ông Phạm Văn Tân - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Thái Bình (mã TBX-HNX) đăng ký bán 5.000 cổ phiếu, đã bán 4.500 cổ phiếu. Nguyên nhân không thực hiện giao dịch như đăng ký là do đã giải quyết xong tài chính cá nhân, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 5.500 cổ phiếu.

    * Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 (mã S96-HNX) thông báo Công ty đã chính thức nhận được Quyết định số 12049/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của UBND Quận Bình Tân - Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 của dự án Sông Đà - Bình Tân tại phường Tân Tạo và phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân.

    * Từ ngày 30/7/2010 - 28/9/2010, ông Nguyễn Trường Thành - thành viên Hội đồng Quản trị, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng điện Vneco 1 (mã VE1-HNX) đăng ký bán 20.000 cổ phiếu, nhưng không bán được do chưa thỏa thuận được giá, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 40.020 cổ phiếu.

    * Từ ngày 6/8/2010 - 30/9/2010, bà Phạm Thị Thu Nga - Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long (mã CAN-HNX) đăng ký bán 33.000 cổ phiếu, đã bán 17.000 cổ phiếu, số cổ phiếu nắm giữ còn 16.000 cổ phiếu.

    * Ngày 1/10/2010, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (mã TMC-HNX) thông báo thành lập công ty thành viên: Công ty TNHH Một thành viên Thép TMC - 740A Quốc lộ 52, khu phố 2, phường Hiệp Phú, quận 9, Tp.HCM. Công ty có vốn điều lệ là 15 tỷ đồng.

    * Ngày 27/9/2010, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Khai thác mỏ Vinavico (mã CTM-HNX) đã bán 60.000 cổ phiếu, tương đương với 1,5% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành, số cổ phiếu nắm giữ còn 256.800 cổ phiếu, tương đương với 6,4% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

    * Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội (mã BTH-HNX) đã phân phối 500.000 cổ phiếu, chiếm 100% số cổ phiếu được phép lưu hành với tổng số tiền thu được là 5.989.366.400 đồng.

    * Từ ngày 3/8/2010 - 30/9/2010, Hà Thị Tuyết Lan, con ông Phạm Tùng Lâm - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (mã HNM-HNX) đã bán hết 25.700 cổ phiếu,

    * Ngày 24/9/2010, Công ty TNHH Quỹ Đầu tư Chứng khoán Đông Á, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (mã PGS-HNX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đã mua 100 cổ phiếu. Nguyên nhân không thực hiện giao dịch như đăng ký là do thay đổi chiến lược kinh doanh nên không mua số lượng cổ phiếu còn lại trong thời gian đã đăng ký, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 793.880 cổ phiếu, chiếm 5% vốn điều lệ.
  10. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834

    Thế còn tin xấu thì sao, thôi nhá :-o

Chia sẻ trang này