Bình tĩnh & tự tin trước mọi con sóng trên TTCK ( Phần 2 )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuSuCaRot, 18/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6017 người đang online, trong đó có 741 thành viên. 17:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 572944 lượt đọc và 11179 bài trả lời
  1. stock2010

    stock2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2010
    Đã được thích:
    15.668
    Hi vọng mai có lúc về lại 12
    Bác bán hết TIG chưa
    toi yeu chung khoan, Tieu_VuSuSuCaRot thích bài này.
  2. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.836
  3. Vit1234

    Vit1234 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/01/2015
    Đã được thích:
    7.200
    buổi trưa đóng cửa 2 sàn đi ngủ trưa :))
  4. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.836
    Dạ chưa ạ. Còn ít ạ.
  5. vannghe

    vannghe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    27.980
    "Congtringuyen1971, post: 17356313, member: 510547"]Em đóng vai người yêu lính đảo nha =))

    Anh nghe nói Tây Ninh trời trở lạnh
    Tuyết phủi đầy đá núi Bà Đen
    Qùa cho em anh gửi chiếc áo len
    Em mặc vào thay anh truyền hơi ấm

    Thời gian trôi sao mà thật chậm
    Anh ước ao có đôi cánh tung bay
    Khi nhớ em, tay lại nắm tay
    Lên đỉnh núi câu tôm câu cá

    Chuyện tình yêu chúng mình thật lạ
    Khi chia tay anh chả nói lời chi
    Chỉ nhìn thôi, đôi mắt ướt hoen my
    Em bảo rằng bay nhanh đi đừng đậu
    :))
    cafeviet, chilee, tele19645 người khác thích bài này.
  6. diephung

    diephung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Đã được thích:
    6.000
    Giải mã sóng cổ phiếu BMP
    15:53 26/10/2015

    [​IMG]



    Nhựa Bình Minh (BMP) là một trong số những công ty niêm yết hiếm hoi đạt mức giá cổ phiếu cao nhất thị trường chứng khoán.
    So với mức giá giao dịch phổ biến 70.000-80.000 đồng/cổ phiếu của 3 tháng trước, cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh đã tăng tới 40-50%. Điều gì khiến BMP bứt phá ngoạn mục?
    Thứ nhất, trong quý III/2015, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và Nhựa Bình Minh nói riêng đã tăng mạnh. Sản lượng tiêu thụ của Nhựa Bình Minh ước tăng 19%, mức tăng kỷ lục về lượng tiêu thụ trong quý của Công ty. Và mặc dù chưa phải mùa cao điểm bán hàng, nhưng 6 tháng đầu năm nay, Nhựa Bình Minh đã đạt doanh thu trên 1.300 tỉ đồng và hoàn thành 72% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Đáng chú ý, Công ty đang sẵn sàng mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, dù để ngỏ kế hoạch nới room ngoại và dự kiến đến kỳ Đại hội cổ đông năm sau mới lấy ý kiến cổ đông nhưng Nhựa Bình Minh hoàn toàn ủng hộ kế hoạch này, cho rằng đây là chủ trương tốt của Nhà nước nhằm thu hút dòng vốn mới và đa dạng từ nước ngoài. Thái độ cởi mở của Ban Lãnh đạo Công ty được đánh giá sẽ tạo điều kiện cho cổ đông ngoại, mà cụ thể là Nawaplastic Industries (Thái Lan) đặt chân sâu hơn vào Nhựa Bình Minh.

    Một diễn biến gần đây cũng có lợi cho động thái này của Nawaplastic Industries. Đó là việc Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) công bố ý định sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi 10 công ty, bao gồm cả Nhựa Bình Minh. SCIC hiện là cổ đông lớn nhất, nắm giữ gần 30% cổ phần tại doanh nghiệp này. Nawaplastic Industries chỉ đứng sau SCIC, đã gom mua và nắm giữ 20,4% vốn điều lệ của Nhựa Bình Minh từ năm 2013. Tập đoàn sản xuất ống nhựa PVC nổi tiếng ở Thái Lan luôn bày tỏ mong muốn được nâng mức sở hữu cổ phần ở Nhựa Bình Minh lên mức tối đa cho phép (49% vốn điều lệ). Tuy nhiên, nguyện vọng của Nawaplastic Industries vẫn chưa thể đạt được do tỉ lệ sở hữu dành cho nhà đầu tư ngoại đã chạm trần.

    Nếu Nawaplastic Industries gia tăng được sức ảnh hưởng tại Nhựa Bình Minh, tình hình ở Công ty có thể sẽ thay đổi. Bởi lẽ, Thái Lan là quốc gia có khả năng sản xuất các sản phẩm nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Ngoài ra, tập đoàn xi-măng Siam (SCG), công ty mẹ của Nawaplastic Industries, là doanh nghiệp lớn thứ 2 tại Thái Lan. SCG hoạt động chủ yếu trong 3 lĩnh vực gồm xi-măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Theo website của SCG Việt Nam, tập đoàn này đã đầu tư vào 19 công ty Việt Nam với tổng số vốn 580 triệu USD. Trong đó, có đến 7 công ty nhựa.

    Vị thế của SCG có thể sẽ giúp Nhựa Bình Minh tiến vào thị trường xuất khẩu, lãnh địa mà Công ty chưa thể đặt chân. Lý do, theo đại diện Công ty, là từ máy móc cho đến nguyên vật liệu của Nhựa Bình Minh đều phải nhập khẩu nên khả năng cạnh tranh về giá khi ra “sân khách” gần như không có. Giá thành vận chuyển của Nhựa Bình Minh hiện chiếm khoảng 8-10%. Nếu vận chuyển ra nước ngoài, tỉ lệ sẽ còn cao hơn.

    Một lý do khác khiến Nhựa Bình Minh chưa thể nghĩ đến chuyện xuất khẩu là Công ty đang trong tình trạng sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Thông thường, cầu vượt cung sẽ là lợi thế cho bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, do sản xuất ống nhựa là ngành có tỉ suất lợi nhuận hấp dẫn (khoảng 20%) và luôn bị các đối thủ lăm le giành mất khách hàng, nên lợi thế này hóa ra lại không hoàn toàn có lợi cho Nhựa Bình Minh. Giải bài toán gia tăng sản lượng, mở rộng sản xuất để giữ chân khách hàng luôn là trăn trở của lãnh đạo Công ty.

    Theo kế hoạch, công suất sản xuất của Nhựa Bình Minh sẽ tăng thêm 8%, lên 65.000 tấn/năm khi giai đoạn 1 của nhà máy thứ 4 (Long An) đi vào hoạt động vào tháng 11 năm nay. Một khi nhà máy hoàn thành (năm 2018), công suất sản xuất của Công ty sẽ lên tới 120.000 tấn/năm. Đây là cơ sở để Maybank Kim Eng nhận định đà tăng trưởng của Nhựa Bình Minh trong các năm sau sẽ tốt hơn. Nhưng so với nhu cầu sử dụng ống nhựa ước tính đạt 285.000 tấn vào năm 2020, khả năng đáp ứng của Nhựa Bình Minh vẫn còn khiêm tốn. Đó có lẽ cũng là lý do khiến một số cổ đông tỏ ra sốt ruột khi Công ty không mạnh dạn đầu tư lớn, trong khi lại chi ra hàng trăm tỉ đồng trả cổ tức hằng năm.

    [​IMG]
    Doanh thu và lợi nhuận của Nhựa Bình Minh qua các năm
    Cũng vì bị cạnh tranh quyết liệt mà nhiều cổ đông của Nhựa Bình Minh bày tỏ lo ngại vị thế về thương hiệu, thị phần của Nhựa Bình Minh có thể bị suy giảm khi có không ít công ty sẵn sàng đối đầu bằng những chiến lược “phá hoại” như bán phá giá, làm hàng giả... Tại Đại hội cổ đông năm 2015, ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch Nhựa Bình Minh, từng cho biết Công ty sẵn sàng chi ra 20-30 tỉ đồng mỗi năm nếu việc dán tem sản phẩm có thể đảm bảo cho Nhựa Bình Minh ngăn chặn hàng giả. Hiện tại, Công ty vẫn đang tìm kiếm những giải pháp nhằm hạn chế tác động từ hàng giả, hàng nhái.

    Thắt chặt mối quan hệ với Nawaplastic Industries có thể giúp Nhựa Bình Minh có thêm thế và lực để vượt qua những trở ngại trên. Không còn các vướng mắc này, chặng đường phát triển của Công ty sẽ thuận lợi hơn.

    Thực tế, sau 38 năm hoạt động, dù bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng trăm doanh nghiệp cùng ngành nhưng Nhựa Bình Minh vẫn là 1 trong 2 công ty có quy mô và thị phần lớn nhất Việt Nam. Nếu như Nhựa Tiền Phong thống trị thị trường miền Bắc thì Nhựa Bình Minh chiếm lĩnh thị trường miền Nam. Đây là thị trường còn nhiều khả năng mở rộng, thể hiện qua việc thị phần của Nhựa Bình Minh từ chỗ chỉ chiếm 20% thị phần cả nước, theo thống kê năm 2010 của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, đã tăng lên mức 25-30%. Trong khi đó, Nhựa Tiền Phong lại bị thụt lùi với thị phần cả nước không còn chiếm phân nửa miếng bánh toàn ngành như 5 năm trước.

    Nhựa Bình Minh cũng là doanh nghiệp luôn duy trì tài chính lành mạnh, với chi phí tài chính so với doanh thu thuần luôn dưới 1%. Ngoài ra, dù đang dư tiền mặt nhưng Nhựa Bình Minh vẫn khuyến khích khách hàng thanh toán ngay, nhằm giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ.
    --- Gộp bài viết, 26/10/2015, Bài cũ: 26/10/2015 ---
    ko chỉ có mỗi susu thôi :D
  7. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.836
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/10
    [​IMG]
    (ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 27/10 của các công ty chứng khoán.
    DHG: PE 2015 ước tính ở mức 9,8 lần

    CTCK MayBank KimEng (MBKE)

    DHG công bố kết quả kinh doanh quý III/2015 với doanh thu thuần tăng 9,1% n/n, đạt 991,1 tỷ đồng, cao hơn dự báo 6,6%, chủ yếu nhờ mảng hàng thương mại tăng mạnh, tới 307% n/n. Ngoài việc nhận phân phối lại sản phẩm Eugica cho đối tác Thái Lan Mega Science thì các nhóm hàng khác được DHG phân phối cho đối tác cũng tăng trưởng tốt trong kỳ.

    Theo đó, doanh thu từ hoạt động thương mại đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu thuần của quý, tăng mạnh so với mức 8% của cùng kỳ năm 2014. Doanh thu hàng sản xuất quý III/2015 giảm 16% n/n, có cải thiện so với mức giảm 25% n/n của 6 tháng đầu năm 2015. Áp lực cạnh tranh trên thị trường OTC đang ngày càng gia tăng chính là khó khăn của DHG. Tuy nhiên, chiến lược tái cấu trúc lại hệ thống bán hàng đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Nhờ đó, doanh số quý III/2015 đã có những tín hiệu cải thiện tích cực hơn.

    Lợi nhuận sau thuế quý III/2015 tăng 14,6% n/n, đạt 163 tỷ đồng, cao hơn dự báo 10,3%. Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp giảm 17,5 điểm % n/n, xuống còn 36,8%, nhưng tỷ lệ CPBH&QL/DT cũng giảm 18 điểm % n/n, xuống còn 16,5%. Điều này chủ yếu là do ảnh hưởng từ việc hạch toán theo chế độ kế toán của thông tư 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là do hàng thương mại có biên lợi nhuận thấp (dưới 10%), nên việc tỷ trọng doanh thu của nhóm hàng này tăng mạnh cũng làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp chung của công ty trong quý III/2015.

    Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý III/2015 tăng 10,2% n/n, đạt 196,2 tỷ đồng. Nhờ thuế suất thuế TNDN bình quân của quý III/2015 chỉ khoảng 16,3%, thấp hơn mức 20,1% của cùng kỳ nên lợi nhuận sau thuế quý III/2015 tăng mạnh hơn, khoảng 14,6% n/n.

    Lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng 2,5% n/n. Tính chung 9 tháng đầu năm, DHG đạt 2.459 tỷ đồng doanh thu (-5,5% n/n) và 511,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (-0,9% n/n). So với kế hoạch cả năm 2015 là 4.000 tỷ đồng doanh thu và 729 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, DHG đã hoàn thành lần lượt 61,5% và 70,2% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 423,6 tỷ đồng (+2,5% n/n).

    Duy trì khuyến nghị MUA. Chúng tôi giữ nguyên dự báo cả năm 2015 cho DHG với 3.747 tỷ đồng doanh thu (-4,2% n/n) và 716,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (-0,8% n/n). Nhờ thuế suất thuế TNDN bình quân kỳ vọng ở mức thấp do nhà máy Non-betalactam mới của DHG đang bắt đầu hưởng ưu đãi thuế 0% từ 2015, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế 2015 của DHG sẽ tăng khoảng 14,3% n/n, đạt 609,3 tỷ đồng. Theo đó, EPS ước tính cho năm 2015 là 6.994 đồng/cp, tương đương với mức PE khoảng 9,8 lần, thấp hơn mức hơn 20 lần bình quân các thị trường dược phẩm mới nổi tại Châu Á (Emerging Asia).

    CSM: PE giao dịch ở mức 7,2 lần

    CTCK MayBank KimEng (MBKE)

    CSM vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015 với doanh thu thuần đạt 2.779 tỷ đồng, tăng mạnh 22,4% n/n. Trong đó, doanh thu 9 tháng tăng đột biến là nhờ vào việc chuyển nhượng bất động sản đầu tư (401 tỷ). Nếu loại trừ doanh thu từ bất động sản thì doanh thu từ kinh doanh săm lốp chỉ tăng nhẹ 4,8% so với cùng kỳ, chủ yếu là do đóng góp của lốp radial toàn thép, trong khi giá bán bình quân các mặt hàng săm lốp giảm đáng kể.

    Lợi nhuận sau thuế 9 tháng giảm mạnh do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh. Biên lợi nhuận gộp giảm 5,2% điểm phần trăm so với cùng kỳ xuống còn 21,7% chủ yếu là do trong kỳ CSM bắt đầu ghi nhận khấu hao từ nhà máy lốp radian toàn thép. Ngoài ra, CSM đã giảm giá bán lốp để tăng khả năng cạnh tranh.

    Lợi nhuận sau thuế 9 tháng giảm 13,9% so với cùng kỳ, chỉ đạt 213 tỷ đồng. Tiêu thụ lốp radian có phần chững lại do cạnh tranh. Bình quân trong quý III/2015, CSM tiêu thụ được 6.000 chiếc lốp/tháng, thấp hơn so với quý II/2015 hơn 8.500 lốp/tháng. Giá bán bình quân lốp radian giảm chỉ còn 3,8 triệu đồng/lốp, từ mức 4,5 triệu đồng/lốp trong quý I/2015. Giá bán giảm chủ yếu là do 1) giá cao su đầu vào giảm và do đó CSM giảm giá bán để chuyển lợi thế đến khách hàng, 2) gia tăng cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) với giá bán thấp hơn CSM từ 10%-20%. Trong năm 2016, CSM dự phòng có thể tiếp tục giảm giá bán lốp thêm 5% để duy trì sức cạnh tranh.

    Định giá: Với đóng góp của mảng bất động sản, CSM đang giao dịch tại P/E 2015 là 7,2 lần

    HLD: Canh mua quanh vùng tích lũy 16,5 - 16,6

    CTCK BIDV (BSC)

    Điểm nhấn kỹ thuật:

    - Xu hướng hiện tại: Tăng

    - Chỉ báo xu hướng MACD: Tích cực

    - Chỉ báo RSI: Trung tính

    Nhận định: HLD đang xác nhận xu hướng Tăng khi đường MACD đang cắt lên đường 0; đồng thời, cổ phiếu đang tạo nền tảng tích lũy cạn kiệt kéo dài tại vùng 16,5. Điều đó cho thấy nhiều khả năng, HLD đã tạo được đáy thành công ở vùng 15.

    Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể canh mua HLD quanh vùng tích lũy 16,5 - 16,6.

    PVS: Canh mua tại vùng tích lũy hiện tại 22.5

    CTCK BIDV (BSC)

    Điểm nhấn kỹ thuật:

    - Xu hướng hiện tại: Tăng

    - Chỉ báo xu hướng MACD: Tích cực

    - Chỉ báo RSI: Trung tính

    Nhận định: Tương tự HLD, PVS cũng đang tích lũy tại vùng 22.5 và đang trong xu hướng Tăng. Do đó, nhiều khả năng cổ phiếu này đã tạo đáy thành công tại vùng 21. Nền tảng giá hiện đang nằm trên đường trung bình SMA20.

    Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể canh mua PVS tại vùng tích lũy hiện tại 22.5.

    DXG: Khuyến nghị MUA, mục tiêu 23.8, dừng lỗ 18.2

    CTCK BIDV (BSC)

    Xác nhận phiên đột biến về giá và khối lượng của DXG trong phiên cuối tuần, khi giá tăng hơn 6,45%, khối lượng giao dịch bằng 4,7 lần so với phiên trước đó, trạng thái tích lũy tương đối chắc chắn trong biên độ 3% trong 13 phiên trước đó.

    Khuyến nghị MUA khi DXG thoát lên khỏi khuôn mẫu Nền Giá Phẳng tiêu chuẩn lựa chọn cổ phiếu CANSLIM, dừng lỗ 18.2, mục tiêu 23.8.

    VIC: Canh mua khi giá điều chỉnh về vùng 43,7-44.0

    CTCK KIS Việt Nam (KIS)

    VIC đã có phiên tăng giá mạnh, tạo ra khoản trống (gap), đi kèm với khối lượng giao dịch tăng đột biến (gấp 3.3 lần bình quân 20 phiên giao dịch gần nhất) trong phiên giao dịch cuối tuần trước, diễn biến khá tương đồng với phiên giao dịch ngày 12/6/2015. Bên cạnh đó, các chỉ báo kỹ thuật như MACD, Stochastic. PSAR đều cho tín hiệu mua.

    Tuy nhiên, giá VIC cũng đang tiến khá gần đến vùng đỉnh cao nhất (theo giá điều chỉnh, xác lập vào tháng 08/2014). Do đó, khó có thể kỳ vọng giá VIC có thể vượt qua được ngưỡng này và tiến xa hơn trong ngắn hạn.

    Hành động: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể canh mua khi giá điều chỉnh về vùng 43.7-44.0 và hạn chế việc mua đuổi. Nhà đầu tư cũng nên theo dõi khách hàng duy trì thanh khoản quanh mức bình quân 20 phiên giao dịch gần nhất (hơn 963.000 cổ phiếu) trong các phiên giao dịch sắp tới. Nên nhanh chóng cắt lỗ khi giá rơi xuống dưới mức 43.0.

    DXG: Canh mua khi giá điều chỉnh về vùng 19.0-19.5, cắt lỗ khi dưới 18.5

    CTCK KIS Việt Nam (KIS)

    DXG đã có phiên tăng vượt đỉnh cũ 19,500 với khối lượng giao dịch tăng đột biến (gấp 3.5 lần bình quân 20 phiên giao dịch gần nhất). Giá DXG cũng đồng thời cắt lên biên trên của Bollinger Bands, đồng thời 2 biên nới rộng ra, là tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả năng đi lên của đường giá DXG. Giá DXG cũng sắp chạm tới vùng đỉnh cao nhất tại 23.0-23.5 (theo giá điều chỉnh). Do đó, chưa thể kỳ vọng DXG có thể vượt qua được ngưỡng này trong ngắn hạn.

    Hành động: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể canh mua khi giá điều chỉnh về vùng 19.0-19.5 (do giá thường sẽ có xu hướng điều chỉnh quay vô trở lại biên Bollinger Bands sau khi thoát khỏi kênh này), và hạn chế việc mua đuổi. Nhà đầu tư cũng nên theo dõi khách hàng duy trì thanh khoản quanh mức bình quân 20 phiên giao dịch gần nhất (hơn 1,3 triệu cổ phiếu) trong các phiên giao dịch sắp tới. Nên nhanh chóng cắt lỗ khi giá rơi xuống dưới 18.5.

    N.Tùng
    gamamnon, chilee, tele19643 người khác thích bài này.
  8. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.836
    Điều chỉnh nhẹ

    (CTCP Chứng Khoán Bản Việt - VCSC)

    VCSC cho rằng hai chỉ số có thể sẽ điều chỉnh nhẹ và kiểm định các vùng hỗ trợ 595 – 598 của chỉ số VN-Index và 80.5 của chỉ số HNX-Index. Đồng thời, theo hệ thống cac chỉ báo xung lượng ngắn hạn và chỉ báo tâm lý, VCSC đánh giá hai chỉ số chưa thể vượt được các vùng kháng cự 610 – 615 của chỉ số VN-Index và 82.5 của chỉ số HNXIndex cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng mạnh trong phiên.

    Hệ thống chỉ báo xu hướng của VCSC vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 587.27 của chỉ số VN-Index và 79.93 của chỉ số HNX-Index. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và hạn chế mua mới hoặc mua đuổi giá ở các nhịp tăng mạnh. Đồng thời, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể thực hiện chiến lược hạ một phần tỷ trọng cổ phiếu tại các nhịp hồi phục mạnh về gần các vùng kháng cự trong những phiên giao dịch tới.
    gamamnon, chilee, tele19643 người khác thích bài này.
  9. minhnguyenhoang

    minhnguyenhoang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2013
    Đã được thích:
    34.940
    Khổ cho cái thân em , nhà em chuyển đến Hoàng sa , nhưng chỉ ở ngoài biển thôi , các đảo đã bị tung cẩu nó chiếm còn đâu=))
    Hư cấu là quyền của người sáng tác ' miễn không làm hại ai Bác nhể=))
    gamamnon, chilee, Tieu_Vu4 người khác thích bài này.
  10. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.019
    Đậu lại để bị nát như tương à :))
    --- Gộp bài viết, 26/10/2015, Bài cũ: 26/10/2015 ---
    :((
    Bác mới thật là ác, chuyển ra Hoàng Sa làm chi để em làm thơ bày tỏ tình yêu với anh lính đảo, nào ngờ yêu ngay anh tung cẩu
    Last edited: 26/10/2015
    gamamnon, chilee, tele19644 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này