BITCOIN chỉ báo quan trọng gắn bó cùng chứng khoán.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tanphat6688, 08/07/2022.

6703 người đang online, trong đó có 1017 thành viên. 13:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 61170 lượt đọc và 328 bài trả lời
  1. tanphat6688

    tanphat6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Đã được thích:
    12.187
    tông 1300₫ đấy. rút chân -500₫ rôi:D
    Last edited: 14/10/2022
  2. XtraderX

    XtraderX Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/05/2022
    Đã được thích:
    527
    dj tăng mạnh mà btc vẫn thế.nói lên điều gì?
  3. tanphat6688

    tanphat6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Đã được thích:
    12.187
    Chứng khoán Mỹ đảo chiều lịch sử, giá dầu tăng hơn 2%
    Bình Minh -
    Thị trường chứng khoán Mỹ có một pha đảo chiều lịch sử trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (13/10), trong đó chỉ số Dow Jones tăng 1.500 điểm từ đáy đến đỉnh, khi nhà đầu tư rũ bỏ nỗi lo liên quan đến bản báo cáo cho thấy lạm phát ở Mỹ tiếp tục nóng...
    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ - Ảnh: CNBC.
    Giá dầu tăng hơn 2% do dữ liệu phản ánh lượng tồn kho dầu diesel giảm xuống mức thấp vào đúng thời điểm mùa đông đang đến gần.

    Lúc đóng cửa, Dow Jones tăng 827,87 điểm, tương đương tăng 2,83%, chốt ở 30.038,72 điểm, dù có lúc giảm hơn 500 điểm vào đầu phiên giao dịch.

    Chỉ số S&P 500 tăng 2,6%, đóng cửa ở mức 3.669,91 điểm, chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp trước đó. Chỉ số Nasdaq tăng 2,23%, chốt ở mức 10.649,15 điểm.

    Phiên giao dịch đầy biến động chứng kiến giá cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố dữ liệu lạm phát nóng hơn dự báo, rồi sau đó là một cú “lội ngược dòng” gây sửng sốt. Từ mức đáy của phiên, Dow Jones đã lấy lại hơn 1.300 điểm trong lúc nhà đầu tư nghiền ngẫm về báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9. S&P 500 ghi nhận phiên giao dịch với biên độ biến động mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.

    Trong lịch sử của các chỉ số chứng khoán Mỹ, đây là phiên giao dịch có cú đảo chiều nội phiên mạnh thứ 5 của S&P 500 và thứ tư của Nasdaq – theo số liệu của SentimenTrader.

    Năng lượng và ngân hàng là hai nhóm cổ phiếu dẫn đầu sự hồi phục trong phiên này. Cổ phiếu hãng dầu khí Chevron tăng 4,85% do giá dầu tăng khá mạnh. Hai cổ phiếu ngân hàng lớn Goldman Sachs và JPMorgan Chase tăng tương ứng 3,98% và 5,56%. Sự đảo chiều chóng mặt từ giảm sang tăng của những cổ phiếu công nghệ lớn như Apple và Microsoft, cùng sự hồi phục của loạt cổ phiếu con chip gồm Nvidia và Qualcomm, cũng góp phần quan trọng đưa thị trường chuyển từ “đỏ” thành “xanh”.

    Có vẻ như phiên tăng này là kết quả từ việc nhiều nhà đầu tư đang đặt cược rằng báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo đồng nghĩa tốc độ tăng của giá cả sắp đạt tới mức đỉnh.

    “Có thể đây sẽ là lần cuối cùng lạm phát tăng, và từ đây trở đi, chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến sự giảm tốc của lạm phát”, chiến lược gia Liz Ann Sonders của công ty Charles Schwab nhận định với hãng tin CNBC. Tuy nhiên, bà Sonders nói thêm rằng biến động giá cổ phiếu có thể sẽ tiếp tục cho tới khi nhà đầu tư có thêm các số liệu mới về lạm phát và bước vào mùa báo cáo tài chính.

    “Tôi cho rằng có nhiều yếu tố có thể đẩy cao sự biến động, và biến động mạnh mẽ trong từng phiên giao dịch đã trở thành bản chất của thị trường ở thời điểm này, bà nói.

    Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, CPI tháng 9 của nước này tăng 0,4% trong tháng 9 so với tháng trước, cao hơn mức dự báo tăng 0,3% đưa ra trong cuộc khảo sát chuyên gia của hãng tin Dow Jones. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số tăng 8,2%.

    Lạm phát cao dai dẳng có thể đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ trở nên cứng rắn hơn trong việc tăng lãi suất và duy trì lãi suất ở mức cao cho tới khi lạm phát giảm nhiệt. Thời gian quan, đây là nguồn áp lực chính khiến chứng khoán Mỹ giảm điểm.

    Thị trường chứng khoán châu Âu và toàn cầu cùng tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm. Chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu tăng 0,85%, trong khi MSCI All Country World Index của thế giới tăng 1,69% dù có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020. Thời gian gần đây, thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh vì nhà đầu tư lo ngại rằng các nền kinh tế lớn sẽ rơi vào suy thoái trước khi lạm phát được kiểm soát.

    Thị trường dầu thô cũng trải qua một phiên giao dịch đầy biến động, giảm sâu rồi lại tăng vọt.

    Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London đóng cửa với mức tăng 2,3% so với mức chốt của phiên trước, đạt 94,57 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 2,1%, chốt ở 89,11 USD/thùng. Trước đó, giá dầu đã giảm khoảng 6% trong 3 phiên đầu tuần này.

    Số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) cho thấy tồn kho dầu diesel và dầu sưởi của Mỹ giảm 4,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 7/10, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5. Mức giảm này lớn hơn nhiều so với con số dự báo giảm 2 triệu thùng/ngày mà giới phân tích đưa ra trước đó.

    Giá dầu giảm bất chấp bản báo cáo cũng cho thấy tồn kho xăng tăng 2 triệu thùng và tồn kho dầu thô tăng hơn 10 triệu thùng - đều là những con số tăng lớn hơn dự báo.

    “Phần gây lo lắng nhất trong báo cáo của EIA là tồn kho dầu diesel giảm xuống mức rất thấp so với mức trung bình, mà mùa đông lại đang đến”, nhà phân tích Phil Flynn của công ty Price Futures Group nhận định.

    Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang chịu áp lực giảm từ mối lo rằng lạm phát cao sẽ gây suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Tư cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái. CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase cảnh báo lạm phát cao dai dẳng có thể khiến Fed tăng lãi suất lên mức cao hơn 4,5%.

    IEA giảm nhẹ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay về mức 1,9 triệu thùng/ngày. Về năm tới, cơ quan này cho rằng nhu cầu dầu của thế giới chỉ tăng 0,47 triệu thùng/ngày, so với mức dự báo tăng 1,7 triệu thùng/ngày đưa ra trước đó. Hôm thứ Tư, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cũng cắt giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

    “Triển vọng của sự tăng trưởng bền vững đang ngày càng xấu đi, vì áp lực lạm phát ăn sâu; các ngân hàng trung ương thắt chặt định lượng kết hợp tiếp tục tăng lãi suất; đồng USD giữ đà tăng giá; và chính sách chống Covid của Trung Quốc”, nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil nhận định về triển vọng giá dầu.
  4. tanphat6688

    tanphat6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Đã được thích:
    12.187
    Giáo sư Jeremy Siegel cảnh báo về cái giá đắt hơn cả suy thoái nếu Fed chờ lạm phát lõi về mức 2%
    3 giờ trước501 liên quanGốc
    Theo nhận định của giáo sư Jeremy Siegel, lạm phát thực chất đang quay đầu đi xuống. Do đó, Fed có thể hành động quá đà nếu tiếp tục tăng lãi suất đến khi lạm phát lõi về mức 2%.

    0:00/3:16

    Nam miền Bắc
    Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn ở mức cao, nhưng điều đó lại không đủ để thuyết phục giáo sư Jeremy Siegel của Trường Kinh doanh Wharton rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên tiếp tục tăng mạnh lãi suất.

    Trên thực tế, ông Siegel cảnh báo rằng việc Fed quá tập trung vào dữ liệu lạm phát - vốn thường có độ trễ so với các đợt tăng lãi suất, có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào thảm họa.

    Chia sẻ với CNBC hồi giữa tuần này, vị giáo sư cho hay: “Nếu Fed chờ đợi lạm phát lõi tụt xuống mức 2%, thì điều đó có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng (depression)”.

    Ông Siegel nhấn mạnh rằng các thước đo lạm phát hàng đầu đang hạ nhiệt đáng kể, đặc biệt là trên thị trường nhà ở. Tuy nhiên, các tín hiệu tích cực này sẽ chưa thể thể hiện trong chỉ số lạm phát chính thức trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm tới.

    TÀI TRỢ
    Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, CPI tháng 9 tăng 0,4% so với tháng trước đó và 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Cả hai số liệu đều cao hơn dự đoán tương ứng là 0,2% và 8,1%, tờ Business Insider lưu ý.

    [​IMG]
    Vị giáo sư cho hay: “Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên bởi báo cáo lạm phát tháng 9, vì số liệu quá buồn cười. Chúng không có ý nghĩa gì với tỷ lệ lạm phát thực tế. Thị trường nhà ở - hiện chiếm gần 50% chỉ số CPI lõi, đang hạ nhiệt nhiều nhất”.

    Ông nhấn mạnh rằng tốc độ tăng giá thuê nhà đã chững lại đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái và ông hiện dự đoán rằng giá nhà sẽ giảm tới 15% so với mức hiện tại khi hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đi xuống vì lãi suất cho vay thế chấp lên cao hơn.

    Giáo sư Siegel cho rằng Fed sắp sửa thắt chặt chính sách tiền tệ quá đà. Ngoài việc liên tục giảm quy mô bảng cân đối kế toán, ngân hàng trung ương Mỹ đang dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong hai cuộc họp tháng 11 và 12 năm nay.

    Theo quan điểm của ông, tăng lãi suất như vậy là quá mạnh. Thực tế, Fed chỉ còn dư địa để tăng thêm 50 điểm cơ bản nữa. “Tôi nghĩ các điều kiện tài chính đang bị siết rất chặt. Theo tôi, Fed chỉ nên nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản...”, vị giáo sư cho hay.

    TÀI TRỢ
    “....nếu các nhà hoạch định chính sách tăng 75 điểm vào tháng 11 rồi lại thêm 75 điểm khác vào tháng 12 và tiếp tục thắt chặt vào năm 2023, thì tôi nghĩ họ sẽ hành động quá tay”, ông cảnh báo.

    Thế khó của Fed hiện giờ chủ yếu là do họ nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức trong đại dịch. Nói cách khác, Fed đã quá dễ dãi khi giữ lãi suất gần mức 0% quá lâu trong thời kỳ dịch bệnh và đầu năm 2022, khi lạm phát có dấu hiệu đi lên.

    Đáng lẽ, Fed phải thắt chặt chính sách sớm hơn, ông Siegel cho hay. Bây giờ, ngân hàng trung ương Mỹ đang điều chỉnh quá mức bằng các đợt tăng lãi suất mạnh tay, nhưng các thước đo hàng đầu cho thấy lạm phát đang quay đầu.

    Và hành động của Fed có thể khiến nền kinh tế rơi vào tình cảnh nguy hiểm, không phải là suy thoái (recession) mà là khủng hoảng (depression), vị giáo sư nhận định.

    Theo Investopedia, khủng hoảng xảy ra khi hoạt động kinh tế suy yếu trầm trọng và kéo dài. Khủng hoảng thường được định nghĩa là một cuộc suy thoái cực đoan kéo dài từ ba năm trở lên hoặc GDP thực tế sụt giảm ít nhất 10% trong một năm nhất định. Khủng hoảng thường ít xảy ra hơn suy thoái.

    Trong lịch sử, Mỹ hiện chỉ trải qua duy nhất một cuộc khủng hoảng, chính là Đại Khủng hoảng (Great Depression) diễn ra từ năm 1929 đến khoảng năm 1933.
    Minhkhoi88 thích bài này.
  5. Minhkhoi88

    Minhkhoi88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/12/2020
    Đã được thích:
    2.042
    Giao sừ cho đi dạy thui.tính từ 1962 tợi ni 2021 gdp mẽo x38 nần,thu nhập đầu người x21 lần.nỏ tin tụi đầu chò mẽo nó uýnh khụng hoạng he ? 60 năm:))=))
    Last edited: 16/10/2022
  6. tanphat6688

    tanphat6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Đã được thích:
    12.187
    :)) dù gì hơn giao sư vịt tý.
    Minhkhoi88 thích bài này.
  7. Minhkhoi88

    Minhkhoi88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/12/2020
    Đã được thích:
    2.042
    Ô kê :))
  8. tanphat6688

    tanphat6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Đã được thích:
    12.187
  9. tanphat6688

    tanphat6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Đã được thích:
    12.187
  10. Phamdung232

    Phamdung232 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2021
    Đã được thích:
    13.447
    Không lẽ nâng đòn bẩy lên x50:D
    tanphat6688 thích bài này.

Chia sẻ trang này