Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

7350 người đang online, trong đó có 789 thành viên. 17:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 111998 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. MaiLanLe

    MaiLanLe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2011
    Đã được thích:
    0
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Bác nào muốn trưa ra chém gió ở trung tâm tài chính vỉa hè thì PM cho em. Trưa em lại ra đó đấy.
    Hnay biết kết quả cuối cùng vụ BIDV.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Mịa chưa kịp nhận định cho 06 tháng tới nó đã biểu hiện hết từ hôm nay.
    Khẩn trương chơi với quan chức nhưng cũng cần nhanh chóng thoát khỏi bọn nó kẻo sẽ có ngày bị kéo lê xác trên đường như anh Ga.
  4. vivavni1000

    vivavni1000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Đã được thích:
    59
    Cái này thì em công nhận. Các chuên gia thì chỉ có mấy ông lúc nào ngó mặt vào tivi cũng thấy nói toán điều đúng nhưng thực tế chúng nó có nghe theo đâu. Dân đen như bà bán nước trà đá, xe ôm thì cũng không mấy bức xúc, nhưng những người hiểu biết tỏ ra lo âu và bi quan. Mệt lắm bác ạ
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Trước khi phân tích nhận định diễn biến 6 tháng đầu năm tới em xin trích lại vài nhận định của em năm 2011 để nó có logic

    Đây là phần phân tích hồi tháng 5 phản biện 1 bác khác : http://f319.com/home/1419076/page-2

    Trích:
    Tia_chop65 viết lúc 11:57 - 20/05/2011
    Hôm nay đầu giờ bảng HA treo là có ý định đen tối, nếu không HA sẽ bốc đầu hàng loạt, vì bắt đầu từ hôm nay hàng loạt thông tin tốt lộ diện.
    NHNN đã siết BĐS, vàng, đầu tư công, đè giá USD.. Khi CPI tháng 5 cực thấp cũng là lúc NHNN âm thầm bơm VND để gom USD vừa tạo thanh khoản cho hệ thống NH, cho nền kinh tế. Nhưng quan trọng nhất là có dự trữ ngoại tệ cho quốc gia mà mấy tháng trước đã bị cháy túi. Với hiện tại CPI tháng 5 thấp, NHNN tha hồ bơm VND để gom USD. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, để đảm bảo cán cân thương mại thì NHNN tối thiểu phải có dự trữ ngoại tệ là 10 tỷ USD, hiện nay NHNN mới gom được 1 tỷ USD, 9 tỷ còn lại NHNN sẽ phải gom đủ từ nay cho đến T8, nếu ko sẽ ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại.
    Luồng tiền NHNN bơm ra để mua USD chắc chắn sẽ chảy vào CK vì các kênh BĐS, Vàng đã đóng băng hoàn toàn.
    Như vậy tôi khẳng định hôm nay bà con nào bán hàng là đã bị lừa tình, bọn chúng cố vét máng phiên cuối cùng khi sang tuần sau một loạt các thông tin bổ trợ thêm là lãi suất hạ nhiệt, CPI thấp, Dòng tiền cực lớn của NHNN bơm ra để gom USD thì 90% các mã CK sẽ nằm trần CE hàng loạt.
    Nhưng quả thật NHNN quá cao thủ, đi một nước cờ kinh điển. Tôi cho rằng đây là nước cờ cao thủ nhất và hay nhất của NHNN từ trước tới nay làm đảo ngược 180 độ tình thế vĩ mô, từ thế bị động sang thế chủ động, thượng phong./.


    Em phản biện:

    Nghe bác diễn giải mà em không nhịn được cười. Nếu NHNN giỏi thì éo có cảnh cháy túi $ như hiện nay. Đúng là CP đang dùng công cụ chính sách gần như biện pháp hành chính để bắt DN, cá nhân có bao nhiêu USD tích luỹ bằng mồ hôi nước mắt nôn ra để mua lại. Xét về đạo đức cũng như cách điều hành éo có gì là cao thủ cả, em thật.

    Nhưng đấy cũng éo phải là cách thoát khỏi cảnh này. Vì sao? Nói thì rất dài và có vô vàn điều cần làm rõ mà em nghĩ trong khuôn khổ 4R này éo thể nói hết vì nó nhạy cảm. Tuy nhiên chỉ có 1 điều em nói ngay để bác khỏi lạc quan kiểu AQ:

    VN là nước nhập siêu rất mạnh thế nên khi không XK được thì dự trữ ngoại tệ giảm kinh hoàng. SX đình đốn nên éo XK được nên càng không có ngoại tệ. Nhưng những hàng hoá thiết yếu, nguyên liệu đầu vào SX thì éo SX được nên vẫn phải nhập và éo có cách nào khác. Chết nỗi là VNĐ chỉ tiêu được ở VN còn ra khỏi cái mảnh đất hình chữ S này thì éo nước nào chấp nhận cả mà nó chỉ chấp nhận USD hoặc hàng đổi hàng. Thế nên bằng mọi cách phải có USD để nhập hàng phục vụ cho SX

    Mọi năm nền KT TG chưa vào khủng hoảng nên TG có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của VN nhưng giờ cả TG khó khăn mọi nhu cầu đều giảm thế nên XK của VN gặp muôn vàn khó khăn và hiển nhiên là XK khó thì thu ngoại tệ khó --> éo có USD để nhập hàng --> éo có nguyên liệu để SX --> XK --> thu USD ---> cái vòng luẩn quẩn này cứ lặp lại và lịm dần.

    Chắc chắn sẽ có bác lại chửi em khi viện dẫn XK VN đang tăng so với năm 2010. Xin thưa đúng là tăng nhưng đó là vét hết nguyên liệu thô, lúa, khoáng sản để bán chứ éo phải hàng SX. Nhưng trữ lượng, sản lượng, giá bán éo phải vô hạn nên chắc chắn nó sẽ giảm dần. Dầu, than đều cạn dần rồi đó. Liệu có để mà XK mãi được không? Đói quá nên vét sạch để bán nên tưởng là tăng thế thôi.

    Mọi năm kiều hối cũng khá nên có nguồn để mua nhưng năm nay éo còn nhiều kiều hối đến thế nên nguồn thu từ kiều hối cũng xem nhưng hết cửa. Cái này chắc éo cần link chứng minh đâu nhỉ?


    Như vậy chỉ còn cách nói ở trên là dùng biện pháp hành chính bắt DN , người dân chui ra khỏi nơi trú ẩn của mình là dự trữ ngoại tệ để ép bán. Khác gì dùng khói hun chuột? Nhưng dự trữ ngoại tệ của dân cũng có hạn làm éo có nhiều để mà nôn ra? Bà già em vừa rơm rớm nước mắt bán đi 30.000 USD tích luỹ cả đời dùng để chữa bệnh và du lịch đấy. Biết nhưng éo làm gì được cả.


    Tiền ở đâu mà NHNN mua? Thì như lão phó Thống đốc ngày xưa nói đấy: Tiền chúng ta in được. Vậy là cứ in và mua USD của dân và doanh nghiệp khi họ phải cắn răng bán ra mà thôi.

    Tất nhiên với động thái này sẽ có media được chỉ đạo là NHNN sẽ bơm và hút linh hoạt tiền để tránh lạm phát nhưng ai giám sát, hút về đâu, làm gì có thách bác nào biết đấy mà thực chất sẽ là bơm ròng.

    Sẽ lại có bác nói thế sao bơm ròng nhiều thế mà tiền vẫn khan? Câu hỏi này mới đáng hỏi. Tiền ở chỗ cực thừa và nơi thiếu cực thiếu chứ làm sao nữa. hehe Em đố bác nào biết tiền VNĐ hiện nay nó nằm ở đâu đấy. Theo nguyên tắc tiền chỉ chảy từ chỗ này sang chỗ khác mà thôi chứ éo phải ko tự nhiên sinh ra nhé. Thực chất nó đang tự nhiên sinh ra đấy vì vẫn câu ở trên: Tiền chúng ta in được.

    Tiền in được và éo cần tài sản đảm bảo tương ứng cho giá trị in và bơm ra cũng chính là 1 trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây lạm phát đấy.

    Tóm lại mũi tên 2 đích của NHNN xuyên tim của các DN và xuyên tim của người thân các bác và cả em !

    http://f319.com/home/1419076/page-23
    Ngày đó có cuộc tranh luận nảy lửa ở topic này nhưng chung quy em vẫn phân tích đúng dù thực lòng em mong em phân tích sai. Thế mới buồn




    Sau
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Em giải thích vấn đề lạm phát 1 cách tổng quan ở đây: http://f319.com/home/1480462

    Theo em nó nằm ở vấn đề tài khóa nhiều hơn à vấn đề lãi suất


    Khi đó có bác chulee hỏi thế này:

    "Em đang không hiểu về vấn đề này, nhờ các bác bô lão chỉ giúp: các NHNN (NH trung ương) khi in tiền có phải tuân theo một "hiệp ước" hay một "quy định quốc tế" nào không? hay cứ muốn in là in thôi ạ?

    Thanks (n lần, n tiến ra vô cùng)"



    Câu trả lời của em :
    Ngày xưa có bác Đông cựu Phó Thống đống NH nói 1 câu đi vào huyền thoại là:

    Tiền chúng ta không thiếu ...vì chúng ta in được

    Nhưng thực ra bác ấy trốn vế thứ 2 là:

    Tiền chúng ta không thiếu ...vì chúng ta in được
    Chúng ta in được ... vì chỉ có chính chúng ta giám sát chúng ta


    Ở các nước NNTW luôn độc lập với CP nên muốn in được phải được bọn giám sát Ok ( thường là nghị viện ). Còn ở Vn ta thì NNNN là 1 bộ phận của CP và thực hiện ý kiến chỉ đạo của CP các bác ợ !


    Thực tế thì VN đang diễn ra đúng như những gì bác viết nhưng nó còn nguy hiểm hơn ở chỗ sau:

    - VN có tính vĩ cuồng và luôn nghĩ mọi diễn biến sẽ thuận lợi. Còn nhớ Tết năm 2007 - 2008 anh Tr nhà ta trong diễn văn chúc Tết đã mạnh mồm tuyên bố : Vận nước đã đến !! Chưa bao giờ VN đứng trước cơ hội phát triển rực rỡ đến thế .... ( bác nào chưa nhớ có thể hỏi giáo sư Gù lại nhá ). Lúc đó em đã buồn cười và nói đúng là buồn cho thói vĩ cuồng ấy. Tại sao thế? Đây này:

    - Theo gia cát dự của các anh ấy thì VN sẽ liên tục tăng trưởng 8-9% năm. Do vậy lượng tiền cần in sẽ tương đương 100 tỷ $ ( quy đổi ) và tăng khoảng 10%/năm.

    Nhưng thế vẫn chưa ăn thua 1 anh PTT khác còn mạnh dạn đếm cua trong lỗ hơn nữa khi tuyên bố năm 2015 thu nhập bình quân đầu người VN sẽ là 5000$/năm vì " vận nước đang lên ". Do vậy thay cho việc dự kiến in lượng tiền VND tương đương 100 tỷ $ các anh chỉ đạo in luôn 120 tỷ vì chắc chắn chúng ta sẽ đạt mức tăng trưởng này mà.

    Nhưng các bác đều biết tiền phải có trước khi có kết quả thống kê năm đó nên lượng tiền không những được in vượt khoảng 20% mà còn được in sớm 1 năm tài chính. Như vậy tổng lượng tìền thực tế in giai đoạn 2007-2008 tăng 1+1. Vượt mức quy chuẩn là 200%.

    Còn việc sử dụng tiền đầu tư vô tội vạ nên góp thêm phần tăng lạm phát thì bác lesan nói ở trên rồi. Thế mới nói chính chinh sách tài khoá mới là nguyên nhân đầu tiên gây lạm phát chứ không phải đầu tư không hiệu quả và tham nhũng. 2 yếu tố sau là góp phần gây trầm trọng vấn đề mà thôi. Sự tích luỹ yếu kém này tích tụ và bùng phát khi có điều kiện khách quan là khủng hoảng KT TG mà thôi.

    Do đó khi kq tổng SP quốc nội không đạt giá trị tương đương trên 100 tỷ $ nhưng lượng tiền in ra là khoảng 110 tỷ + 120 tỷ đã gây lạm phát cao nhất trong 30 năm .

    Hehe chuyện nó thế đấy ! Còn chuyện sao phải đào tài nguyên bán trả trước theo hợp đồng giao trước thì quá rõ rồi. Ăn hết trước rồi giờ phải moi lên mà trả nợ chứ sao?


  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Do vậy hiển nhiên năm 2012 sẽ không có nới lỏng tín dụng mà chắc chắn là bóp và siết vì trong vòng 5 năm tới nếu không thu hồi được thì lượng tiền in trước đó đã đủ gây lạm phát kinh hoàng rồi.

    Thế nên cần éo gì đợi đến khi VVN - Phó TT mới tuyên bố hôm qua là năm 2012 sẽ bóp d_ái tín dụng mà mọi người có hiểu biết về tài chính hiển nhiên phải đoán định được. Em tuy chỉ là ếch đáy giếng còn biết trước đến 3-6 tháng nữa là các bác. Tranh luận vấn đề hiển nhiên như tiên đề vật lý này làm gì?


    Chẳng qua đến ngày đến giờ thì phải pubic thông tin ra mà thôi. Thế mà em thấy hàng chục bác nhao nhao lên và bình luận nữa=))
  8. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    2012 sẽ là năm do mi no đổ vỡ phá sản khắp cả nước....
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Bên Thời báo kinh tế Sài Gòn cũng có bài về vấn đề này chỉ có điều thằng này viết quá muộn vì nó public mới cách đây vài hôm. Cái việc mà đúng ra là phải public cách đây là năm. Nhưng dù sao nó cũng giải thích thêm thế quái nào là tổng phương tiện thanh toán. Khái niệm cơ bản nhưng em tin ít bác để ý. Còn rất nhiều khái niệm đánh lộn con đen nữa mà từ tư em sẽ post để các bác chém


    Lại chuyện tiền đồng đang ở đâu


    Việc đảo nợ có thể làm sạch bảng kế toán, nhưng dòng tiền NH thu về không xuất hiện bởi nó không có thực. Tiền đồng đã và đang đọng vào vốn liếng các khoản vay trước đây.
    Giới tài chính đang đau đầu trước câu hỏi tiền đồng ở đâu. Cho đến tuần thứ hai của tháng 5-2011 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua vào 1 tỉ đô la Mỹ, theo nguyên tắc hơn 20.600 tỉ đồng được đưa ra thị trường. Những tưởng có thêm nguồn, nhu cầu tiền đồng ở các ngân hàng sẽ bớt căng thẳng.

    Tuy nhiên, sự bớt ấy chỉ tồn tại được vài ngày. Lãi suất thị trường liên ngân hàng dịu lại, song nhu cầu tiền đồng không vì thế mà giảm đi. Lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng vẫn tiếp tục đứng ở mức 18-20%/năm cho những khoản gửi vài trăm triệu đồng trở lên.

    Về phía mình, NHNN cũng không dám đối mặt rủi ro để một nguồn tiền lớn từ mua ngoại tệ trong hệ thống. Kênh được NHNN sử dụng tích cực vẫn là thị trường mở. Lượng tiền hút về ròng từ kênh này đang tăng lên để trung hòa khối lượng bỏ ra mua ngoại tệ.

    Có thể thấy tiền gửi của dân cư vào ngân hàng giảm; đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ không phải là lựa chọn tốt hiện nay nếu không muốn nói là cả bất động sản lẫn chứng khoán đang bị “ghẻ lạnh”; tiền không được NHNN bơm ra, bằng chứng là tổng phương tiện thanh toán bốn tháng đầu năm tăng có 0,98% so với cuối năm 2010. Vậy tiền đang ở đâu?

    Trước khi trả lời câu hỏi này, cần nhìn nhận tổng phương tiện thanh toán đang bị bóp rất chặt, chặt hơn nhiều mức cần thiết. Hàng năm, tổng phương tiện thanh toán được tính toán dựa trên lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng của năm trước và tổng lượng tiền gửi trong ngân hàng bao gồm cả đồng Việt Nam lẫn ngoại tệ.

    Để xác định nhu cầu tiền tăng thêm cho nền kinh tế là bao nhiêu phần trăm, NHNN lập kế hoạch tổng phương tiện thanh toán căn cứ vào mức dự kiến tăng trưởng GDP và lạm phát. Giả sử năm 2011 tăng trưởng GDP khoảng 6%, lạm phát 15%, thì tổng phương tiện thanh toán ước tăng 21%.


    Đấy là lý thuyết. Trên thực tế nếu có một luồng vốn gián tiếp, trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam, số ngoại tệ này được đưa vào ngân hàng, được đổi ra tiền đồng, thì nó là một nhân tố làm tăng tổng phương tiện thanh toán.

    Ngoài ra vòng quay trung bình của đồng tiền có thể tác động đến xu hướng biến động tổng phương tiện thanh toán. Thí dụ lãi suất cao, tiền đồng có giá, người ta giữ tiền lại gửi tiết kiệm, chi tiêu ít đi khiến tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm. Còn khi lãi suất thấp xu hướng ngược lại diễn ra.

    Năm nay NHNN dự kiến tổng phương tiện thanh toán tăng 16% so với năm ngoái. Năm tháng đầu năm lạm phát đã ở mức 11,85% so với cuối năm 2010, tăng trưởng GDP khoảng 5,5% và mặt bằng lãi suất cao vọt. Vậy mà tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng chưa đầy 1%. Thử hỏi làm sao nền kinh tế không thiếu thanh khoản triền miên? Cung cầu tiền đồng căng như dây đàn.

    Tuy nhiên vấn đề chính yếu của tiền đồng không chỉ dừng ở đấy.

    Những năm trước tăng trưởng tín dụng rất cao: năm 2009 38%, năm 2010 31%, các ngân hàng cho vay nhiều. Trên giấy tờ, các khoản vay đến hạn đều được thu hồi, hạch toán lợi nhuận, nợ xấu thấp.

    Trên thực tế không có một sự thanh tra, kiểm tra, xác minh đầy đủ, đích thực chất lượng các khoản nợ. Trong giới tài chính đang dấy lên mối nghi ngờ tỷ lệ đảo nợ cao trong thu hồi nợ, và chỉ các ngân hàng mới hiểu rõ bản chất câu chuyện này.

    Việc đảo nợ có thể làm sạch bảng kế toán của ngân hàng và doanh nghiệp, nhưng dòng tiền ngân hàng thu về không xuất hiện bởi nó không có thực. Tiền đồng đã và đang đọng vào vốn liếng các khoản vay trước đây. Các khoản vay này ngày một phình to (tín dụng vẫn tăng trưởng hàng tháng bất chấp lãi suất cao) và hiện nó đang “ngốn” một lượng tiền đồng đáng kể trong tổng lượng tiền đồng mà xã hội tìm kiếm.

    Ở một khía cạnh khác, khi lạm phát cao, giá cả tăng, người dân cần một lượng tiền lớn hơn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (giả sử nhu cầu tiêu dùng không tăng hơn năm trước). Nếu thu nhập không tăng hoặc tăng chậm, người dân sẽ phải rút bớt tiết kiệm. Vì thế tiền dân cư gửi vào ngân hàng không những không tăng, mà còn giảm.

    Ngân hàng lúc này phải đảm bảo có tiền trả cho dân để họ chi tiêu. Ngân hàng vừa bị đọng vốn trong tín dụng đảo nợ, vừa phải tăng chi trả cho dân, làm sao không “đói” thanh khoản?

    Không phải báo chí, người dân, doanh nghiệp hay bất kỳ một cơ quan quản lý nhà nước nào khác có thể trả lời câu hỏi tiền đồng đang ở đâu. Giải đáp câu hỏi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của NHNN. Hơn nữa, một khi lời giải đã có, xã hội kỳ vọng một hành động đúng hướng, thích hợp để tháo gỡ vấn đề.

    Theo Hải Lý
    TBKTSG
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Tại sao CPI tháng 11 và tháng 12 tăng chậm lại? Biểu hiện tốt hay xấu?

    Trong kinh tế có 1 cụm từ gọi là lạm phát đình đốn đó là khi lạm phát ở mức rất cao rồi ít biến động. Hihi thật không may nó lại đúng cho VN ở thời điểm này.

    Có một số hình thức biến động giá cả trong nền kinh tế, như làm giảm phát hoặc thiểu phát(disinflation) hoặc làm tăng lạm phát (reflation). Làm giảm lạm phát là việc làm cho lạm phát chững lại, nhưng vẫn đang trong tình trạng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra đối với một nền kinh tế không tăng trưởng, ta gọi đó là lạm phát đình đốn, khiến cho lạm phát càng trở nên nghiêm trọng.

    Tóm lại nhé ( cái này em trích nguyên văn ) :

    CPI là các số liệu hình thành lên một bức tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính nhận định được khả năng lạm phát có nguy cơ làm suy sup cả một nền kinh tế hay không?

    Ví dụ của họ thế này :

    Chúng ta thường nhìn nhận giảm phát và giảm giá là những dấu hiệu tốt. Và thực tế điều này có thể là tốt trong một chừng mực nào đó. Ví dụ giá của dịch vụ điện thoại đã liên tục giảm xuống trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm nữa vì internet ngày càng chiếm ưu thế. Và chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy người tiêu dùng nào phàn nàn về điều này. Tuy nhiên giảm phát chắc chắn cũng là một hiện tượng không tốt đối với nền kinh tế. Bằng chứng là cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 30 khi mà có cả núi người thất nghiệp không có nổi một đồng để mua hàng hoá và dịch vụ cho dù chúng được chào bán với mức giá cực kì hấp dẫn.

Chia sẻ trang này