Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

6545 người đang online, trong đó có 529 thành viên. 19:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112006 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Đánh giá của bạn khá chính xác !!!!
    Mời tham khảo thêm :


    Những câu hỏi đặt ra từ mức lạm phát cả năm

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 vừa được chính thức công bố, dù sớm hơn thường lệ nhưng đã không còn nhiều ý nghĩa.
    Lý do là vì các con số cơ bản nhất như lạm phát theo năm, theo tháng đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phát đi từ trước đó một ngày (22/12), tại hội nghị Chính phủ mở rộng.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=52398

    Điểm điều chỉnh nhỏ trong dữ liệu của Tổng cục Thống kê là lạm phát cả năm, tính theo CPI tháng 12/2011 so với tháng cùng kỳ năm trước, nhỉnh hơn 0,01% so với con số của Bộ trưởng Vinh công bố hôm qua, khi tăng ở mức 18,13%; trong khi CPI tháng này tăng 0,53% so với tháng trước, không thay đổi so với con số được công bố trước đó.

    Với lạm phát theo năm, mức tăng rất cao, tính trong khoảng 15 năm gần đây chỉ còn thấp hơn năm 2008, đem đến những dấu hỏi lớn về tác động của chính sách vĩ mô đang tác động đến mức nào đến CPI năm nay?

    Tăng trưởng GDP, theo con số Thủ tướng Chính phủ *************** công bố ngày hôm qua là 5,9%. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng khoảng 10% và tín dụng tăng 12%.

    Tương quan tiền - hàng qua các con số kể trên cho thấy tỷ lệ này đã thấp hơn rất nhiều so với mức có thể lên đến 4 - 5 lần, thậm chí cao hơn các năm trước. Nhưng do một cách thức tích tụ nào đó, lạm phát đã tăng rất cao trong năm nay.

    “Nguyên nhân dẫn tới lạm phát có nhiều và rất phức tạp”, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Ngọc Bảo từng cho biết trong một hội thảo hồi tháng trước. Nhưng nhiều nhìn nhận thẳng thắn hơn thì cho rằng, lạm phát có nguyên nhân chính từ tiền tệ.

    Sự tích tụ bất ổn từ tăng tín dụng và cung tiền các năm trước có tính trước được không? Và nếu tính được, tránh nhiệm nào với những cá nhân ra quyết định dẫn tới nền kinh tế chịu rủi ro lạm phát cao ở các năm gần đây? Và đấy có là những vấn đề cần được xới lên để tìm giải pháp cho chủ trương tiếp tục kiểm soát chặt lạm phát mà Chính phủ đang hướng tới? Hàng loạt câu hỏi có thể đặt ra cho con số 18,13%...

    Nhưng tới tận gần đây, nhiều cơ quan chức năng vẫn tiếp tục từ chối công khai con số lạm phát cơ bản, vốn được cho là để đo lường tác động đến lạm phát từ góc độ tiền tệ.

    Hay một góc độ tác động khác là chính sách tài khóa, về lý thuyết được cho là tác động đến lạm phát nhanh hơn chính sách tiền tệ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước cả năm 2011, thu ngân sách nhà nước đạt 674,5 nghìn tỷ đồng; chi ngân sách đạt 796 nghìn tỷ đồng.

    Nếu so với các con số dự toán tương ứng từ Bộ Tài chính là thu 595 nghìn tỷ đồng (không gồm thu kết chuyển), hay chi 725,6 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả trả nợ gốc), các con số trên đều cao hơn rất nhiều, ứng với khoảng 13,4% và 9,7%.

    Chưa có chi tiết về con số thu, chi để nhìn nhận lại chủ trương cắt giảm chi thường xuyên 10%, đình, hoãn, giãn dự án, công trình…, nhưng những câu hỏi đặt ra từ con số kể trên, liên quan đến việc chính sách tài khóa đã làm giảm tổng cầu đến đâu, có lẽ cũng cần phải được giải đáp.

    Trở lại với tháng này, con số 0,53% của CPI đã cho thấy lạm phát đang có xu hướng tăng trong 3 tháng gần đây. Có phần nguyên nhân là chu kỳ cuối năm, nhưng về tổng thể, mức độ tăng trong tháng không quá cao so với các năm trước, kể cả ở những giai đoạn nền kinh tế tương đối ổn định.

    Nhưng những thay đổi trong mặt bằng giá của các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong tháng này cũng cho thấy một số diễn biến quan ngại.

    CPI thực phẩm đã không còn giảm mà tăng trở lại 0,49%; CPI thực phẩm còn ở mức cao, khi tăng 1,4%; các nhóm hàng hóa tiêu dùng có tính mùa vụ như hàng thời trang, thiết bị đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng, dịch vụ cá nhân… đang có xu hướng tăng lên, một số duy trì ở mức tăng khá cao trong mấy tháng gần đây.

    Ngoài ra, còn một lưu ý khác trong con số lạm phát tháng này là việc điều chỉnh giá điện chưa tác động, nhưng sẽ ảnh hưởng đến CPI trong tháng tới.

    Chỉ số giá vàng tháng 12 giảm 0,97% so với cùng kỳ; chỉ số giá USD tăng 0,02%. Tháng 12 khép lại với sự ổn định tương đối ở hai nhóm chỉ số vừa là tiền tệ, vừa là hàng hóa có tính đầu cơ cao này.


    Anh Quân

    TBKTSG


    Hỏi cho có như gió vào nhà trống !!!!!
    Những vị đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ & tài khóa vẫn còn đó.
    Mà ghế sau còn cao hơn ghế trước !!!!
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Tks bác đã góp thêm tư liệu !

    Xin lỗi cả nhà là nhà em đang có việc và mai là SN mẹ em nên em tạm gác lại việc post bài.

    P/s: Bác gì nhà ở Trung Kinh mai có rảnh qua cafe, mai em lên thăm bố mẹ em. Nhà B13 - Học Viện HCQG nhá - Đối diện Chelsea Park ấy.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Mấy hôm bận không vào 4R chém gió. Hôm nay vào nhìn sàn thảm thương quá !
  4. sunrise198x

    sunrise198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Đã được thích:
    31
    Thương thật đấy. VND sao ấy bạn nhỉ?
  5. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    khongquẹn đánh giá lại gói kích cầu 2009 đi nào... hậu quả khủng khiếp để lại.
  6. manforlady

    manforlady Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2009
    Đã được thích:
    1.364
    Chưa nhìn thấy tia sáng nào le lói
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Riêng gói KC1 em nhớ em đã có bài phân tích rất kỹ hồi đó rồi mà. Không nhớ lâu quá nó trôi tận đâu rồi.

    Bản chất gói này là tiền vẫn không ra khỏi hệ thống NH mà chủ yếu đảo nợ vào CK. DN hưởng lợi từ KC1 ít mà bị luộc lại nhiều. Để lát em tìm lại xem.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Chị vẫn giữ CP ư? em nhớ là em nhắc chị rất nhiều lần là năm 2011 không có cơ hội nào hết cơ mà?
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Không hẳn thế bác à. Những CP chỉ 1x mà trả cổ tức 2000 thì múc được chứ. Vẫn có khá nhiều CP loại đó đấy. Ăn cổ tức xong thích thì giữ không thì bán ATO vẫn lãi hơn TK đấy [r2)]
  10. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Đánh giá tổng thể, mục tiêu, đối tượng, cách thức và hậu-hệ quả... Đánh giá 1 cách khách quan sẽ cho những kết quả bất ngờ....
    Nhìn lại gần 6 năm làm tướng của chiếc tivi thế hệ mới, tớ dám đánh cược là 2-3 năm nữa, lại có những trò bất ngờ khủng khiếp.

Chia sẻ trang này