Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

6840 người đang online, trong đó có 633 thành viên. 21:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112009 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Thì em nói là phần này em sẽ viết nhưng phải có đầu có đũa như kiểu con tằm nó ăn lá dâu ấy....hihi

    Vấn đề này là nội tại nền KTVN chứ éo phải từ bên ngoài chẳng qua là yếu tố bên ngoài nó làm tăng tính tiêu cực thôi. Em sẽ nói dần về hậu quả khôn lường của KC1 để chứng minh nếu không muốn mua thòng lọng treo lên thì đừng có triển khai KC2
  2. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Chuẩn... bảo cái áo nó thủng và thấy khói chứ đừng hô ầm lên cháy cháy nhá [:D][:D] LS mong giảm phỏng? bà con cứ mơ....
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Tối nay em sẽ cố gắng post những gì đầu tiên của cái mớ bòng bong này nhưng em báo trước là sẽ rất shock và nhiều bác sẽ chửi bới em nhưng em tin cũng sẽ có nhiều bác phải vò đầu bứt tai thốt lên rằng : Giá mà đọc cái này sớm hơn !
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Trước hết để trả lời cho câu hỏi của bác thì không thể không phân tích nguồn gốc của kinh tế tài chính do vậy như em nói ở trên em xin phép kể chuyện con tằm nó ăn dâu sau đó mới nói nó nhả tơ thế nào?

    Thực ra vấn đề này không phải bây giờ và đương nhiên càng không phải là em là người đầu tiên nói đến mà có rất nhiều người đã nhận ra từ lâu và chắc chắn trong số đó có rất nhiều bác ở F319 này. Vấn đề là nó bị những cái đầu vĩ cuồng làm lệch lạc và hậu quả là chúng ta phải hứng chịu.

    Năm 2007 VN gia nhập WTO và đây chính là điểm khởi đầu cho cơ hội cất cánh của Vn nhưng đáng tiếc nó lại không là cơ hội mà lại là nguy cơ. Thời điểm đó VN có tích lũy và nền SX bắt đầu hình thành nhưng cũng là thời điểm chuyển giao quyền lực cho 1 ekip mới.

    Thay vì sáng suốt tập trung vốn cho SX Vn lại bị cuốn vào kinh tế tài chính . Thay cho việc cấp vốn cho các DN SX chúng ta lại khuyến khích phát triển NH. Cùng với 1 lượng rất lớn vốn bị hút sang lĩnh vực phi SX là nguồn nhân lực tương ứng. Bị hút vốn, hút nhân sự nền SX đang còn rất yếu đã tiềm ẩn những nguy cơ. Ngược lại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đột nhiên dư thừa vốn và nguy hiểm hơn dư thừa những con người chẳng hiểu biết gì về lĩnh vực này và đương nhiên chẳng được đào tạo về nó. Xin lỗi các bác em đang nói về các bác và em đấy.

    To be continue
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Đến thời điểm này chắc chắn tuyệt đại đa số các bác đã cảm nhận được khủng hoảng KT toàn cầu rồi nhưng mọi lý thuyết KT đều chỉ ra rằng những nền KT chậm phát triển chính là những nơi khủng hoảng đến chậm nhất nhưng lâu và nặng nề nhất. Các nền KT nghèo sẽ càng trầm trọng.

    Khủng khoảng KTTG lần này nếu nhìn nhận kỹ thì là khủng hoảng Kt tài chính và người chịu thiệt nhiều nhất lại chính là người nghèo chứ chưa hẳn là những người đưa CP lên sàn.
    Do vậy em cho rằng khủng hoảng KT lần này có nguyên nhân từ khủng hoảng về cung ứng tiền tệ cho SX và thương mại vì bị rút vốn ném vào kinh tế tài chính phi SX.
    Nền KT SX bị thiếu vốn trầm trọng dẫn đến mất khả năng cần đối là hậu quả dây chuyền bắt đầu.

    Hehe tất nhiên tại Vn ta các quan chức dễ dàng lên media gào lên rằng khủng hoảng này không ảnh hưởng gì, hoặc chỉ ảnh hưởng gián tiếp nhưng khốn thay là họ đứng trên quan điểm nhà quản lý điều hành nền KT chứ éo phải chịu trực tiếp những hậu quả này. Còn người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như em nói ở trên là dân nghèo.

    To be continue
  6. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Hay quá, bác tiếp đi... rất hiểu cái bố cục bác đang xây dựng nhưng nhớ đừng nhanh quá nhé, kén cần phải luộc sôi mới kéo đc đấy., thiếu là lụa giảm chất lượng.
  7. bigheads

    bigheads Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Đã được thích:
    5
    Góp tí "gió" với bác kq25 bài em chém hồi trước http://f319.com/home/1142888
    (dont reply)

    Yếu thế của 1 nền KT nhỏ với vĩ mô bất ổn định như VN nay có thể trở thành lợi thế trong vòng xoáy của khủng hoảng tài chính thế giới...

    Vì nhỏ và dễ thay đổi nên những chỉ số lạm phát hay giảm phát, thâm hụt hay thăng dư thương mại đôi khi chỉ là cái cớ cho các nhà điều hành thanh minh cho những chính sách có tuổi thọ rất ngắn của họ. Lạm phát thì siết chặt tiền tệ, giảm phát lại nới nó ra. Thâm hụt thì đẩy tỷ giá lên, thặng dư lại kéo tỷ giá về...cứ thế mà làm... Sai số chấp nhận được trong chính sách ở 1 nền KT nhỏ bé như VN là khá lớn. Sự trả giá cho những sai lầm hay phần thưởng cho quyết sách đúng đắn gần như nhau vì biên độ dao động của 1 đại lượng nhỏ thì cũng rất nhỏ?

    Lấy ví dụ về chính sách nới lỏng tiền tệ và neo giữ tỷ giá hiện nay. Lãi suất điều chỉnh giảm tới 50% cộng với gói kích thích 6 tỷ $ chỉ làm cho tỷ giá $ tăng khoảng 6%. Bất chấp những đồn đoán rất lô gíc về sự phá giá đương nhiên của VNĐ, CP VN đã hành động ngược lại: Đẩy giá trị VND lên, mặc dù $ tăng mạnh so với phần lớn các đồng tiền khác trong một vài tuần qua. Bởi 1 lý do rất thực tế: $ đang thừa với lãi suất thấp, VN lại đang xuất siêu trong 2 tháng đầu năm, cân đối đang nghiêng về phía cung trong ngắn hạn.

    XK rõ ràng là giảm mạnh nhưng NK còn giảm mạnh hơn nhiều. Tỷ giá được cho là đang thấp lại làm XK giảm ít hơn NK mới lạ. Lý do được đưa ra chính là sự đồn đoán rằng tỷ giá sẽ tăng mạnh ngay trong ngắn hạn. XK sẽ hy vọng hưởng tỷ giá cao trong khi NK lại lo ngại điều này khi đến thời hạn thanh toán. Vậy tin đồn VN sẽ phá giá VND là rất có lợi, SBV không nên đăng đàn phủ nhận nó như Governor Rich đã hấp tấp ? Nhưng không sao, SBV đã sửa chữa bằng kế hoạch phát hành GB bằng $, hiện đang chào mời các NHTM trong nước. Tình trạng thiếu hụt $ trong tương lai có vẻ không còn là vấn đề đối với một nền KT nhỏ, nhu cầu thấp và khả năng chịu khổ tốt như VN.

    Nhưng điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của kế hoạch kích thích KT của CP. Dù nhỏ nhưng XNK của VN lại chiếm tới 150% GDP. Nếu XNK giảm 20% thì tăng trưởng GDP sẽ dưới 5% trong 2009. Nếu chính sách hướng nội phá sản, GDP sẽ còn giảm mạnh hơn. Nếu bong bóng BĐS vỡ nữa, GDP có thể xuống nữa. Một vài cái nếu nữa, GDP thậm chí là con số âm. Ở đây sẽ phải có sự lựa chọn: Ổn định vĩ mô hay Tăng trưởng với vĩ mô bất ổn ? Như phân tích ở trên, tôi sẽ chọn cái thứ 2 vì sự bất ổn là có thể chấp nhận được, như những gì chúng ta đã trải qua trong thời kỳ trước đây. Vậy SBV nên phá giá VNĐ để tăng trưởng chứ không nên neo giữ nó quá lâu gây bất lợi cho toàn bộ hoạt động XNK như hiện nay.

    Giờ là lúc chúng ta cần lạm phát hơn bao giờ hết. Sợ rằng với tình hình suy thoái KT TG còn kéo dài như hiện nay, sẽ là quá xa xỉ để mơ tới một nền KT có lạm phát cao.

    Hãy chọn giá đúng cho VNĐ !!!!!!!!!!!!!!!!!!
  8. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Cụ lại đi sớm quá... còn vài chương nữa mới đến đoạn này ợh..
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Như các bác biết nền KT VN ta có 2 đặc điểm nổi bật và được khuyến khích trong suốt giai đoạn vừa qua là XK và FDI. Giới LD VN luôn cho rằng VN là nền KT XK nhưng ngược lại N thực sự là nền KT siêu NK. Nhưng cần nhìn nhận rằng NK của chúng ta đến từ đâu và có chống lại được không? Xin thưa là không vì nhập siêu của chúng ta lại đến từ chính cơ cấu đầu tư NN mà chính chúng ta đã khuyến khích ( sẽ có phần phân tích tính tiêu cực riêng đặc biệt vấn đề chuyển giá ). Điều này dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng.

    Chắc chắn có bác sẽ nói năm nay chúng ta XK tăng vượt bậc cơ mà ? Nhưng em lại xin thưa là éo tăng gì cả mà bản chất chúng ta vét sạch tài nguyên để XK nhằm bù cho NK. Tăng mạnh sản lượng khai thác chứ giá hàng hóa về cơ bản không tăng mà có tăng là chưa đù bù chi phí lạm phát.

    Trong KT thì XK và NK phải là 1 quá trình cân đối và tạo ra cân bằng TM. Nhập khẩu để XK và ngược lại nhưng khốn khổ VN nó lại éo thế. Cái cần nhập thì không , cái cần xuất cũng không nốt.

    Khi khủng hoảng KT đến sức mua của các TT đều giảm nên đương nhiên XK khó khăn và thu hẹp. Nhưng như nói ở trên nhập không giảm mà xuất giảm nên sự cân đối bị phá vỡ.
    VN chống lại việc này bằng chống nhập siêu thông qua hạn chế tín dụnng nhưng như vậy là phá vỡ sự cân bằng. VN đang làm 2 việc chẳng giống ai.

    Theo các bác VN đang giảm phát hay lạm phát? Cá nhân em cho rằng cả 2. Vừa lạm phát ở những lĩnh vực không cần nhưng lại giảm phát ở những lĩnh vực cần khuyến khích thế mới đâu. Hay nói tóm lại KTVN đang phát triển vô cùng phi quy luật.
  10. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1

    9,3% là mức điều chỉnh tỷ giá kỷ lục rồi nên tạm thời neo nó lại .Nhổ neo tỉ giá $ là chắc chắn trong 2012 ????
    Theo VnEconomy :
    Tín dụng, cung tiền thấp nhất hơn 15 năm qua.
    Trên biểu đồ dữ liệu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của hơn 15 năm trở lại đây, kết quả của năm 2011 tạo một điểm rơi rõ rệt, thấp hơn cả hai điểm trũng của năm 1998 và 2002. Bản thân năm 2011, kết quả của nó cũng thấp hơn hẳn các chỉ tiêu đề ra.

    Đầu năm, triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay giới hạn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%. Thế nhưng, kết quả ước tính lần lượt chỉ là 12% và 10%.

    Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh kết quả đó ở giá trị kiềm chế lạm phát, ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái của hai tỷ lệ quá thấp đó đến nay vẫn chưa được phân tích một cách rõ ràng và cụ thể. Còn trên thực tế, đó là hai trở ngại lớn đối với nỗ lực giảm lãi suất, với khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp
    .

Chia sẻ trang này