Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

4800 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 23:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112707 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Hìhi xin tặng lại bác 1 đoạn viết ngày xưa bác Tèo - 1 người bạn thân - tặng em khi biết em làm bên VNPT và là tác giả của khá nhiều công trình thi đào đường đẹp:

    Luận bàn về các ngành ĐIỆN của VN

    Nói đến chữ Điện thì có ai mà không biết. Xưa thì những vùng sâu, xa chả biết đến cái thứ xa xỉ này chứ ngày nay làm gì có vùng nào, dân tộc nào mà không biết. Điện là năng lượng dùng trong rất nhiều phương tiện, như thắp sáng, dùng trong các đồ dùng gia dụng, công nghiệp, siêu công nghiệp, giải trí, văn hoá, và đồ dùng chỉ dành riêng cho ... người nhớn cũng sử dụng Điện. Ấy nhưng mà nói đến Điện không chỉ có thắp sáng thôi đâu đấy, có điện năng và điện thoại nữa cơ đấy.

    Tuy rằng người Việt chúng ta không phát minh ra điện, nhưng, đổi lại, chúng ta có những phương thức quản lý, xây dựng và kinh doanh những dịch vụ liên quan đến Điện giỏi đến ngoạn mục.

    Trước tiên xin nói đến Viễn Thông (mà chủ yếu là Điện Thoại, có dây và không dây (hay còn gọi là di động) ). Trong nhiều năm liền, chúng ta có một cơ chế quản lý quá tài tình. Người hiểu thì cho là thế, nhưng một số kẻ chả hiểu biết gì thì lại cho đó là "độc quyền". Trong những năm đó, chúng ta có cơ chế cung cấp dịch vụ theo kiểu "một cửa". Quá tiên tiến, đây là một sự rút gọn đến tối đa, và làm gì có cái gì nhỏ hơn một cửa? Chẵng lẽ lại là không cửa nào? Cũng nhờ cơ chế một cửa này mà người dân đỡ đi bao nhiêu là tâm huyết, thời gian mỗi khi quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông. Này, nhìn thì thấy ngay thôi. Ở các nước khác, họ cứ tự cho mình là phát triển, là tiến bộ, là tự do kinh doanh. Nhưng thực chất, đấy là một sự hỗn loạn mà thôi. Ở những nước này, mỗi khi người dân muốn dùng dịch vụ viễn thông, họ phải bỏ ra thời gian để tìm hiểu xem nhà cung cấp dịch vụ nào tốt, rẻ rồi mới đăng ký, không hài lòng lại bỏ sang nhà cung cấp dịch vụ khác. Mệt chưa? Tốn thời gian và năng lượng chưa? Chúng ta ở một đẳng cấp mà những nước khác phải chạy theo cả thế kỷ mới kịp. Ở VN, mỗi khi người dân cần dịch vụ viễn thông, họ CHỈ PHẢI nghĩ đến duy nhất một ông, đấy là cụ VNPT. Khỏi phải động não tìm kiếm, khỏi phải so sánh và nghiễm nhiên sự lựa chọn của khách hành ở VN bao giờ cũng là tối ưu. Tối ưu vì chỉ duy nhất có một giải pháp. Cái này có lẽ toán học gọi là Siêu Tối Ưu, vì nó chắc chắn quá. Trong khi dân ở các nước chọn một trong nhiều nhà cung cấp dịch vụ, điều này, như đã nói đến, không chỉ tốn thời gian, năng lượng, mà nhiều khi người dân còn canh cánh là liệu thằng cung cấp dịch vụ này đã tốt chưa, đã rẻ chưa? Khổ thế đấy, cứ như chúng ta có phải sướng không? Chọn rồi là OK, là nhất, vì còn ai cung cấp nữa đâu để mà tốt hơn cụ VNPT. Thế là thảnh thơi, thế là nhẹ cả người.

    Khi dịch vụ có vấn đề, như hỏng hóc, tính nhầm hoá đơn thanh toán, ghi nhầm cuộc gọi, người dân gọi đến văn phòng tuy có hơi bị nhân viên Nhà nước cáu bẳn một TÍ, nhưng họ khỏi phải suy nghĩ đến việc tìm kiếm các công ty khác. Và, vì cụ VNPT bận rộn quá cỡ, vì các nhân viên toàn những người Uống Trà sành điệu trong giờ làm việc, cho nên sự sửa chữa thường là chậm chạp. Không sao, vì trong thời gian chờ được sửa chữa thì người dân không phải sử dụng dịch vụ. Điều này là gì? Là tiết kiệm đấy bạn ạ. Nếu giả sử họ làm ăn kém như các nước khác, khi bạn gọi đến, họ sửa ngay có phải là do thói quen bạn lại sử dụng dịch vụ ngay và sẽ phải chi trả nhiều hơn không? Đấy, lợi rất nhiều bề. Dịch vụ bưu chính và viễn thông của ta ở đẳng cấp cao, nó đòi hỏi mỗi người sử dụng ý thức điều ấy một cách rõ ràng. Bạn có thể thấy ngay, mỗi khi bạn đi sử dụng dịch vụ ở bưu điện, bạn sẽ thấy thái độ rất hách dịch của nhân viên Nhà Nước. Cái này nghĩa là gì? Đừng hiểu là họ khó chịu với bạn. Đó chẳng qua là họ PHẢI làm thế đề bạn ý thức được tầm quan trọng của dịch vụ bạn đang dùng. Không thể đùa được, nếu họ không làm thế, bạn sẽ thấy rằng dịch vụ bạn sử dụng quá tầm thường. Người ta cứ đi tìm hạnh phúc, cho nên đây cũng là chiến lượng làm cho dân Hạnh Phúc của cụ VNPT. Ví dụ nhá. Nếu họ cũng vui vẻ, hồ hởi khi bạn sử dụng dịch vụ như ở các nước khác, thì khi bạn hoàn thành việc sử dụng bạn chả cảm thấy gì, vì nó quá bình thường. Nhưng đằng này, bạn cảm thấy việc sử dụng dịch vụ là khó khăn hơn lên giời, thì khi sử dụng xong, bản sẽ cảm thấy hoàn thành được một việc Nhớn và cảm giác hạnh phúc trào dâng. Đấy, phải hiểu mới biết được thế, chứ không hiểu lại cứ tưởng nhân viên bưu điện họ khó chịu.

    Về thiết kế, chúng ta thấy là dây điện, điẹn thoại chằng chịt khắp nơi, ngõ nào, đường nào cũng vậy. Ấy nếu chả có hiểu biết gì thì lại nói là họ thiết kế tồi, không đẹp mắt. Thực ra thì họ làm thế để cho các thị trấn, thành phố của chúng ta trông rất Công Nghệ Cao (High-Tech). Thế mới mốt, thế mới là thời thượng. Người ta tính cả đấy.

    Hai bác Điện nhà mình, Điện Lực và Điện Thoại, đã rất thành công trong các cuộc thi "Đào Đường Đẹp". Mấy người đi đường thì hay bực mình, cứ nói càn là họ làm việc kém, thiếu quy hoặch tổng thể. Lúc xây đường thì cả 2 bác Điện nhà mình nằm mắc võng để ngủ. Đến lúc đường xây xong, bóng loáng thì bác Điện Lực mới đem thợ ra móc đường đên để đi dây điện. Đến lúc bác Điện Lực hoàn thành xong, lấp lại đường, tuy hơi gồ gề tí, thì đến lượt bác Điện Thoại lại đem thợ ra móc đường lên để đi đường dây viễn thông. Nói ra thì chả hết. Có rất nhiều cái lợi. Họ làm thế mới tạo được công ăn việc làm THƯỜNG XUYÊN cho cánh đào được chứ, đúng không? Nếu quy hoặch, nếu làm một phát thì mấy chú đào đường cứ gọi là đói mốc cả mép, rồi sinh ra đủ thứ tệ nạn trên đời. Họ làm thế để gây nên sự nhộn nhịp của phố phường. Đường cứ làm xong rồi để đo phương tiện đi lại vậy thì buồn chết. Phải thỉnh thoảng móc lên, để xe cộ lao vào nhau, để máy móc làm việc mới tạo nên một cảm giác Công Nghiệp. Đây là đúng chủ trương Công Nghiệp Hoá Hiện Đại Hoá đấy, đừng có đùa. Còn nữa, mấy bác thiết kế đường nhà mình hơi kém về trình độ tâm lý. Họ chả hiểu về tâm lý con người mấy. Họ cứ làm đường nhẵn lừ, thẳng tắp. Thế là chết. Khi lái xe người lái sẽ có cảm giác buồn ngủ vì đường quá bằng và thẳng. Vì thế 2 bác Điện nhà mình phải liên tục móc đường lên để khi lấp lại tạo nên hiệu ứng Lồi Lõm. Khi đó bạn lái xe, xe sẽ nhảy cẫng liên tục và bạn có muốn buồn ngủ cũng chả được và điều này sẽ hạn chế tai nạn giao thông. Còn nữa, hiệu ứng Lồi Lõm sẽ gây nên lực ma sát lớn hơn và tạo nên độ an toàn cao hơn khi phanh xe. Đấy! Phải tìm hiểu mới hiểu hết nỗi khổ tâm của 2 bác Điện nhà mình. Không hiểu rồi cứ trách móc các bác ấy là không được.

    Mây năm trước, lúc nào báo chí cũng nói đến chuyện cước viễn thông của ta cao quá so với mức sống. Mọi người chả hiểu lại cứ nói là họ vơ vét xiền của dân. Thực ra, họ làm thế để người dân thấy rằng sử dụng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam là sành điệu, vì người ít xiền là không dùng được. Chứ còn thì dân ngu cu đen với dân không ngu cu không đen cùng xài được như nhau thì hoá ra là tám, sáu như nhau, bằng đầu như một hết à? Thế là không được. Bạn không thấy là một thời, mà có khi đến bây giờ vẫn còn, người ta coi việc có điện thoại là sang trọng, đặc biệt là điện thoại DI ĐỘNG. Các bác có di động là ra đường chỉ ngẩng cao đầu lên nhìn mỗi bác Mặt Giời, chứ có thèm nhìn xuống người dân đâu nào. Những pác này khi ra ngoài chỗ đông người là chứ phẩy gọi điện thoại HẾT CÔNG XUẤT, mặc dù rất là ồn, hơi ảnh hưởng đến những người bên cạnh, để cho những người xung quanh biết là mình có DI ĐỘNG, là mình sành điệu. Đấy nhé, giả sử như nó rẻ mạt qúa như các nước khác, thì có phẩy là ai cũng có (hoặc ít nhất là đa số) thì dịch vụ nó trở nên tầm thường đi không nào? Như thế thì làm gì chúng ta có một bộ phận sành điệu nào? Tất cả những cái này là để nhờ ơn Cụ VNPT nhà mình đấy.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Bàn về Giáo dục - Bài của bác Tèo bạn em


    Nền Giáo Dục Việt Nam: Phần giới thiệu

    Gần đây, báo chí luôn nhắc đến sự chấn hưng giáo dục ở ta. Nào là tiếng chuông cảnh tỉnh, nào là khẩn cấp. Một sự phi lí sao vẫn đang tồn tại ở xã hội VN chúng ta nhỉ? Có lẽ chúng ta có tự do báo chí, cho nên họ cứ viết bừa phứa, thích gì thì viết nấy, chả quan tâm đến thực tế, miễn là có bài, miễn là nghe to tát, miễn là hoành tráng, miễn là được sự quan tâm của xã hội và bạn đọc. Nguy hiểm, một sự nguy hiểm không nhỏ!

    Nhìn lại nền giáo dục của VN ta mà xem nào. Có nước nào trên thế giới có thể sánh ngang ta không? Ngay từ cấp I, học sinh của ta hàng ngày báo cáo điểm 10 với cha mẹ đều đều. Chúng ta hay ở chỗ, học sinh của ta nhiều khi không cần vắt óc suy nghĩ, không cần thấu hiểu bài, chỉ cần học thuộc, bản chất là gì thì kệ, nhưng thi cứ bện nguyen si vào là điểm 10. Thế là tiên tiến, thế là giỏi, thế là hiệu quả. Hiệu quả quá đi chứ, nếu chúng ta suy nghĩ nhiều, đặc biệt là ở tuổi trẻ thì các nơ-ron thần kinh sẽ phải liên tục hoạt động dẫn đến có hại cho sức khoẻ con người dẫn đến giảm tuổi thọ, ảnh hướng đến nòi giống của dân tộc.

    Nhìn sang cái gọi là Tây sao thấy chúng nó ngu thế! Cày đầu vào học bản chất của vấn đề, không quan tâm nhiều đến điểm, tránh học thuộc lòng. Một sự ngu suẩn đáng thương. Tại sao một nền văn minh Tây phương, lúc nào cũng bô bô là tiến bộ mà không biết một điều đơn giản là, học thuộc lòng, bỏ qua bản chất của vấn đề là con đường ngắn nhất để đi đến điểm 10 nhể? Đấy, một chân lý như thế, đơn giản thế mà bọn Tây không biết thì thử hỏi làm sao lại gọi là tiến bộ được.

    Lên đến cấp II, chúng ta có một hệ thống giáo dục tuyệt vời hơn nữa, và Tây còn thua xa hơn ở cấp dưới. Chúng ta thiết kế chương trình để học sinh của ta lúc nào cũng bận rộn với bài vở, mặc dù ko nhìn vào bản chất của bài học. Điều này giúp gì ư? Giúp nhiều chứ. Nó giúp các em bận nên không nghĩ đến những thói hư tật xấu trong cuộc sống. Nó giúp cha mẹ yên tâm làm việc vì con cái đang ở trong trường chứ không phải dong chơi ngoài đường, ngoài chợ, hay ngoài công viên. Điều này quan trọng đến độ mà hầu như trường nào, cấp nào cũng tổ chức học thêm, để rồi học sinh của ta không còn thời gian để hư hỏng nữa. Tiên tiến quá! Ưu việt quá! chúng ta còn nhảy vọt hơn thế nhiều, chúng ta ra nhiều bài tập đến độ học sinh của ta fải học sáng khuya, để rồi rời sách ra là là mệt lả người, là lên giường đi ngủ. Như thế thì tâm trí đâu, sức lực đâu mà hư hỏng?

    Nhìn sang cái bọn gọi là Tây mà xem. Chúng nó học ít lắm. Có thời gian để chúng nó gọi là "vui chơi giải trí, kích thích tính sáng tạo của học sinh". Một sự lố bịch không bờ bến. Vì thế, cho nên học sinh của bọn Tây này nhàn cư vi bất thiện, lại ăn uống thừa bứa quá mức, cho nên đứa nào đứa nấy to như con voi con. Vừa tốn vải, vừa nhanh hỏng giường chiếu, bàn ghế, lại tốn thức ăn hàng ngày. Nhìn học sinh ta mà xem. Các em nho nhỏ, tầm thước vừa phải, trông vừa đáng yêu vừa xinh lại không tốn vải, ít hỏng đồ dùng. Như pác TEREDA là một ví dụ. Xinh ơi là xinh cơ!

    Sáng tạo ư? Tại sao lại thể nhể? Chúng ta ưu việt hơn nhiều. Sáng tạo tức là làm ra cái mới, sáng tạo tức là đánh mất truyền thống, là đi ngược lại giá trị nhân bản của loài người. Nhìn ta mà xem, các em của ta được học những thứ từ trước công nguyên, chúng ta đang gìn giữ truyền thống tốt đẹp. Hơn nữa, nếu cần fải cái gì mới, để cho Tây nó làm, rồi ta hưởng, rồi ta bắt chước. Đây là con đường nhanh nhất để tiến bộ. Đấy, một lần nữa có thể thấy là ta giỏi, Tây ngu. Chúng nó hùng hục sáng tạo để rồi ai hưởng? Ta chứ ai? Ở đâu ư? Ta nhìn xem, Mirosoft vắt óc suy nghĩ, sáng tạo phần mềm, chúng ta dùng miễn văn phí, ở hầu hết mọi nơi mọi chỗ ở VN. Thế mà không phải là khôn hay sao? Như thế thì tại sao chúng ta lại để cái gánh nặng sáng tạo lên vai các em học sinh dễ thương của chúng ta nhể?

    Nghiên cứu khoa học ư? Một sự ăn dửng mỡ. Tại sao lại phải nghiên cứu? Để cho bọn Tây nó làm. Rồi ta lấy từ điển tiếng Anh, Pháp, Nga ra ta dịch, thế là nghiễm nhiên trở thành công trình nghiên cứu CỦA TA. Ơ kìa? Hay thế tại sao tây chả nghĩ ra nhỉ? Đấy bọn nó sao mà ngu, sao mà dốt thế nhể?

    Có nước nào mà hầu như không có học sinh chuyên tu, tại chức nào bị lưu ban không? Có nước nào mà có tỷ lệ đỗ các bậc cao như ta không? Chắc chắn là không rồi. Làm sao mà có được, chỉ có những bộ óc siêu việt, không suy nghĩ mà vẫn ra giải pháp mới có được những thứ đó thôi. Thi cử ư? Chuyện nhỏ! Nếu như lũ học sinh tây cày ra học, thì học sinh của chúng ta chơi cho sướng, xem tivi, đi ăn kem, đi chát. Thế thì làm bài thế nào? Ôi lại chuyện nhỏ? Chỉ có 10 ngàn là chúng ta có ngay một tập phao thi. Cái này thì Tây chạy hàng thế kỷ nữa cũng chả kịp. Vào fòng thi, HS của ta chỉ việc nhìn vào phao, chép lên bài. Đây là một fương fáp tối ưu của tôi ưu. Vì không fải suy tư, không mất năng lượng mà cuối cùng thì nhìn trên bài thi có khác gì là học thật đâu nào? Điểm còn cao học học thật cơ mà. Vì học thật còn nhớ nhầm, chứ chép từ phao lên bài thi thì HS ta làm tốt lắm, nhầm thế nào được.

    Hình như người Việt ta có cái máu tối ưu hoá. Làm gì cũng hơn Tây, vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả cao. Còn gì tốt hơn thế?

    Vậy thì chấn hưng cái gì? Người ta chỉ chấn hưng khi sự việc xấu đi. Chúng ta tốt như thế, ưu việt như thế thì sao phải chấn hưng. Đấy tự do báo chi nó khổ thế đấy! Giao dục của ta là hàng đầu thế giới!
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Giáo dục Việt Nam phần 2: thi tuyển sinh Đại Học


    Hôm nọ, tớ đã vẽ một bức tranh toàn cảnh về nền Giáo Dục VN với một lời kết rằng chúng ta, vâng chính chúng ta, đang được thừa hưởng một nền giáo dục number one trên hành tinh này. Hôm nay, lại nhàn cư vơi bớt thiện nên tớ ngồi tô màu cho cái mảng tuyển sinh của bức tranh giáo dục kia, để làm cho nó rực rỡ hơn, nổi bật hơn, tráng lệ hơn.


    Không ai ở Việt Nam mà lại không biết đến các kỳ thi tuyển sinh nói chung, và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh đại học vì nó là một bước ngoặt quan trọng cho mỗi học sinh sau 12 năm đèn sách. Từ những nơi hẻo lánh như Mù Kang Chải đến nhưng nơi phồn hoa như Hà Nội mọi người đều rất rõ về kỳ thi tuyển sinh đại học, một kỳ thi hoành tráng, nhộn nhịp và chất lượng thuộc đẳng cấp của vũ trụ. Xin nói thêm một chút, nói đẳng cấp thế giới thì quá tầm thường, vì chúng ta đã là nhất thế giới rồi. Vì vậy, chúng ta phải mở rộng ra khỏi cái hành tinh trái đất này chứ, và fải khẳng định rằng, nếu như 500 năm sau hoặc lâu hơn nữa, các nhà khoa học vật lý dốt nát của bọn Tây mới tìm ra được một hành tinh khác, cách xa chúng ta cả triệu năm ánh sáng mà ở đó có sự sống, có giáo dục, thì nền giáo dục ấy, dù có hơn bất kể nơi nào đi nữa, cũng vẫn phải đứng sau Việt Nam chúng ta. Đấy là sơ lược về cái gọi là "đẳng cấp vũ trụ".


    Nhìn lại lịch sử của cái sự thi đại học ở Việt Nam thì thấy có những thăng trầm, biến cố rõ nét, nhưng nổi lên hơn cả là chất lượng ngày càng tăng. Thời của những năm 80 và trước đó, chúng ta có một mô hình thi ĐH hơi giống bây giờ, tức là thi đề chung và cùng ngày và đăng ký nguyện vọng. Khác là ở chỗ, hồi đó mỗi thí sinh chỉ được một nguyện vọng. Đến cuối những năm 80, đầu những năm 90, chúng ta đã phát minh ra một kiểu thi mới, các trường ra đề riêng, thi riêng, đưa ra điểm chuẩn riêng. Hồi này, các thí sinh được thi hết công suất, 3, 4 thậm trí 5, 6 trường (cả Cao Đẳng). Mỗi năm, thi ĐH kéo dài cả mấy tuần, làm cho phụ huynh và các sỹ tử mệt lử người, tốm kém bạc triệu, ăn đường ở vỉa hè là chuyện thưởng ngày ở Bản Đôn. Thế rồi, nhân tài đã xuất hiện, chúng ta lại phát minh, vâng đúng là phát minh vĩ đại. Vĩ nhân này đã kết hợp được 2 giai đoạn trước đó, tức là thi chung đề và mỗi thí sinh được thi nhiều trường, vào thành một phát minh đơn giản: thi chung đề nhưng được nhiều nguyện vọng. Làm như thế, chúng ta đã giải quyết được các cuộc thi ĐH kéo dài cả mấy tuần xuống còn mấy ngày, làm lợi cho nền kinh tế quốc dân không biết bao nhiêu là tiền, tiết kiệm rất nhiều công sức của phụ huynh các thí sinh, và tất nhiên các em có nhiều thời gian để chát, để đi bar, để đi lắc hơn xưa nhiều. Tuyệt nhiên không có một nhược điểm nào. Đây là một sức mạnh của trí tuệ Việt!


    Mặc dù fát minh này là hết sức vĩ đại, nhưng do các cấp thực hiện chưa hiểu được cái vĩ đại ấy nên khâu ra đề đã có vấn đề. Các năm 2000, 2001, 2002, 2003 ... chúng ta đã thấy những thống kê không khỏi làm đau lòng xã hội. Rất, rất nhiều thí sinh của chúng ta có tổng điểm của 3 môn dưới 15, và rất nhiều thí sinh bị điểm 0 cho cả 3 môn. Xã hội nóng lên, nhà nhà, ngành ngành, người người đều hướng con mắt về ngành giáo dục, trách cứ, đổ tội. Bản thân tôi, lúc đó cũng không khỏi đau sót, nhưng đó là một thực tế. Tôi tự nhủ, chắc là phải mất nhiều thập kỷ, mất nhiều tỷ USD thì chúng ta mới có thể nâng cấp được chất lượng của một hệ thống Giáo Dục khổng lồ như của chúng ta. Tôi thầm trách xã hội sao không hiểu hết những nhọc nhằn của các nhà hoạch định GD, tôi thầm trách xã hội, các ngành các cấp sao suy nghĩ thiển cận, tưởng là muốn chất lượng giáo dục lên cao là nó lên được hay sao!


    Tôi đã lầm, lầm rất to lớn, rất nghiêm trọng! Tôi đã đánh giá thấp trí tuệ Việt, tôi đã tự ti. Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy đỏ mặt vì xấu hổ thẹn với lòng mình, với cái trí tuệ Việt của chúng ta, với công sức trời bể của các nhà hoạch định Giáo Dục của chúng ta. Thay vì fải đầu tư hàng nhiều tỷ USD, cần thời gian để đào tạo lại giáo viên, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trường trại, huyấn luyện một phong cách giảng dạy mới, học tập mới, thi cử mới, cần rất nhiều thơi gian, thì các thiên tài của chúng ta đã đi con đường khác, ngắn hơn, không tốn kém thêm đồng xu nào, mà chất lượng giáo dục thì lên nhanh hơn cả Diều mà gặp phải bão cấp 12, giật trên cấp 15! Đó là gì? Thực sự tôi kinh ngạc trước những fát minh này, vì nó quá mới, nó quá tốt, nên nó làm người ta bàng hoàng! Các vĩ nhân của chúng ta đã nghĩ ra cách vô cùng đơn giản để giải quyết cái vấn đề tổng 3 môn dưới 15 điểm, vấn đề nhiều thì sinh bị điểm 0 cho cả 3 môn kia, mà không phải quay lại cải tổ từ cấp 1, lên cấp 2, rồi mới lên cấp 3, theo như cách những người bình thường vẫn làm. Các vị ấy vẫn đề cấp 1 thế, cấp 2 thế, và cấp 3 cũng vẫn cứ thế. Chỉ cần nhày vào, thay đổi khâu ra đề thi đại học, làm cho nó thật dễ, ai cũng làm được thế là nghiễm nhiên điểm cao lên, và kéo theo đó, là chất lượng giáo dục lên nhanh hơn cả Diều gặp bão như đã nói. Trời ơi ! Đơn giản thế mà sao phải vò đầu mãi, đâu có tốn thêm đồng nào đâu, đâu có mất thời gian gì đâu, đâu cần phải bới tung cả hệ thống giáo dục cấp 1, 2, 3 lên để thay đổi đâu! Đấy, nói ra thì thấy dễ bởi bây giờ ai cũng đã biết thì thế, chứ những cái năm mà nhiều điểm 0 kia, nhiều em bị tổng điểm dưới 15 kia thì sao mọi người không đi mà nghĩ, mà phát minh nào? Làm thế, rõ ràng chả tốn thêm một xu nào. Hiệu quả kinh tế quá cao còn gì nữa! Nếu bỏ hàng nhiều tỷ USD ra để nâng cấp, cần 10 năm 20 năm như Tây vẫn làm thì quá tầm thường, nếu ta cũng làm thế, thì hoá ra trí tuệ của ta cũng dốt như Tây hay sao? Như thế sao lại gọi là trí tuệ Việt được?


    Và, kết quả thì ai cũng đã biết. Các bậc phụ huynh nức lòng khi thấy còn mình đạt 22, 24, 28 điểm, chứ không phải là 8, 10, 12, 13, 16 điểm như các bậc đàn anh đàn chị đi trước. Cả xã hội nức lòng vì chúng ta có nhiều thủ khoa quá, nhiều em điểm sát thủ khoa quá, ít em bị tổng 3 môn dưới 15 điểm quá, lại càng ít hơn những em bị 0 điểm cho cả 3 môn. Nào! Tiền nào mua được những cái này? Thời gian, công sức nào mua được những thứ này? Không thể! Chỉ có trí tuệ siêu việt mới làm được những điều này. Cứ theo đà này, sẽ không lâu nữa, chúng ta có thể đứng trên diễn đàn giáo dục thế giới mà nói rằng, nếu các bạn muốn vào học ở một trường ĐH bất kỳ của Việt Nam, các bạn phải đạt điểm tuyệt đối (chưa kể điểm thưởng) cho cả 3 môn thi vào ĐH. Và chắc hẳn đến khi đó, chúng ta sẽ nghiễm nhiên được ghi vào sách kỷ lục của loài người về thành tích giáo dục.


    Khi tôi gõ đến đây, tôi thay tay tôi run quá! Xúc động quá! Trời ạ ! sao mình lại được viết về những điều cao siêu này nhỉ? May mắn thay !!!
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Giáo dục Việt Nam phần 3: Gửi nhân tài đi du học


    Tại sao cần du học? Trước hết, phải nói để bạn đọc rõ rằng không phải chúng ta yếu kém nên mới gửi người đi nước ngoài du học. Như các bài viết trước tôi đã đề cập, nền GD nước nhà là nhất của các loại nhất thì sẽ không bao giờ có chuyện chúng ta gửi người đi đào tạo vì những nền GD bạn tốt hơn ta. Ở đây, chỉ là chúng ta fải cử người đi học, để xem họ dốt cỡ nào, để xem họ mắc khuyết điểm gì, để chúng ta tránh. Tốt, nhưng cũng phải nhìn nhận, rằng chúng ta có thể mắc sai lầm, có thể lầm đường lạc bước như các nước kém phát triển khác. Và vì vậy, việc cử người đi du học ở các nền GD thấp kém hơn ta vẫn hết sức cần thiết và phải được tiến hành đều đặn cho mãi về sau. Nếu chúng ta tự phụ, biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, nước X nào đó vượt lên ta thì sao? Đây quả là một chính sách có tầm nhìn chiến lược, để đảm bảo chúng ta lúc nào cũng ở thế "thượng fong".


    Cách thức tiến hành: Các thí sinh của ta đều giỏi. Ngay kỳ thi ĐH ở VN hoành tráng thế, khó thế mà họ còn vượt qua thì nói gì đến các kỳ thi khác! Tuy nhiên, chúng ta phải tìm người có tâm huyết, thực sự muốn xây dựng quê hương, thực sự có thể chịu khổ mấy năm liền để đắm mình trong một nền GD kém hơn ta nhiều, thể thu về những kinh nghiệm xương máu cho đất nước, để giúp chúng ta không mắc sai lầm. Do vậy, vẫn cần có những cuộc thi tuyển, mà trong đó kiểm tra kiến thức chỉ là chuyện phụ, kiểm tra hạnh kiểm, nhiệt huyết, mới là chính. Tuy nhiên, mang trên vai trọng trách đi tìm hiểu những sai lầm của bạn, những anh hùng này hoàn toàn xứng đáng được mang danh "nhân tài", chữ tài có lẽ không quan trọng, nhưng dù sao cũng cần công nhận những hy sinh của họ. Những nhân tài của chúng ta được cấp học bổng Nhà nước (NN) để khăn gói quả mướp lên đường đi khai hoá các nền GD khác. Đem văn minh Việt Nam đến với các nước còn chưa được may mắn như ta.


    Sau vài tháng, họ mới thấy học bổng cấp cho họ sao mà chậm thế, không những vậy còn "nhiều khi" bị bớt xén nữa chứ! Những nhân tài của chúng ta chưa hiểu hết được những kỳ vọng của bộ GD. Ví thế nhiều "nhân tài" đã có không ít lần nặng lời với Bộ, với chính sách. Nếu cứ cấp đủ tiền đề họ tiêu, thì họ sẽ lớn lên mà không biết quý trọng đồng tiền, họ sẽ không phải đi làm thêm để kiếm tiền và do vậy họ sẽ không phải là người đi sâu đi sát thực tế. Nếu cứ gửi đủ tiền cho họ tiêu, thì họ sẽ không thể trở thành một con người toàn diện, mà chỉ đơn thuần là một con mọt sách đi khai hoá văn minh cho nhân loại. Vì vậy, tiền gửi cho họ fải ít đi một chút, chậm lâu lâu vào, để họ bắt buộc phải đi kiếm thêm, họ nắm bắt thực tế tốt, nhanh nhậy, quả cảm và, hơn hết, khi trở về là những công dân "toàn diện" thực sự. Đó, là mục đích cao cả của quá trình gửi chậm học bổng, hay, "đôi khi", bớt xén học bổng. Tôi đã đọc được không ít những than phiền của các nhân tài. Tôi thầm trách họ, sao không hiểu chính sách, sao không hiểu những nỗi khổ tâm của những người hoạch định chính sách?


    Kết quả rực rỡ: Nói đến kết quả thì vui mững không kể hết. Chúng ta đã đào tạo được những "nhân tài" thực sự toàn diện, bởi lẽ họ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ đi tìm hiểu những yếu kém của các nền GD bạn, mà họ còn trở thành các nhà bồi bàn, rửa bát thuê, buôn bán, bốc sếp hàng hoá chuyên nghiệp. Tất cả những chuyên ngành phụ này không hề mất một đồng lệ phí đào tạo nào, mà lại còn thu thêm được tiền. Không những thế, những nhân tài của chúng ta, khi trở về đều la những người quả cảm, biết chịu khó, chịu khổ, sẵn sàng vượt lên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh để đứng vững vàng trong cuộc sống. Quá đúng đi chứ! Khổ như các nước bạn, mà họ con chịu đựng được, thì khi trở về sẽ không có gì có thể ngăn cản được những nhân tài này fát huy hết sức lực, nhiệt huyết của mình để xây dựng VN thành một nước lúc nào cũng giữ được vị trí number one hiện tại của nó.


    Lời nhắn: Có đôi dòng để nếu có nhân tài nào nhận học bổng NN đi du học hiểu được những khổ tâm của những người hoạch định chính sách, để bớt kêu ca đi. Bộ còn bận rất nhiếu thứ, như suy nghĩ xem sang năm sẽ ra đề thi ĐH thế nào để chất lượng (điểm) cao hơn nữa, như suy nghĩ về chính sách dạy thêm và học thêm như thế đã đủ chưa, rồi còn chuyện GD bậc ĐH, trên ĐH nữa chứ. Không phải bộ cứ suốt ngày ngồi chơi xơi nước chà Thái Nguyên đến cuối tháng lĩnh lương như chúng ta nghĩ đâu!
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    GDĐT Việt Nam phần 4: Đào tạo Đại học


    Đào tạo Đại học (ĐT ĐH) là một bậc đào tạo cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào, từ những nước phát triển cực mạnh như Việt Nam, đến các nước yếu kém như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Canada ... Sở dĩ như vậy là vì ở bậc này, sinh viên được trang bị những kiến thức vừa chuyên sâu, vừa rộng để khi ra trường có thể làm những việc ở trình độ cao, tạo ra những sản phẩm (cả vật thể và phi vật thể) có chất lượng cần cho sự phát triển của xã hội. Ở kỷ nguyên công nghiệp như hiện nay, thì chỉ có ĐT ĐH mới có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi của xã hội về mặt nhân sự.


    Sự phát triển vượt bậc của VN chúng ta cũng nhờ một phần đóng góp to lớn của ĐT ĐH của chúng ta. Bài viết này chỉ có tham vọng nêu một vài khía cạnh nhỏ của những ưu việt của ngành ĐT ĐH VN và tác động của chúng đối với sự phát triển của xã hội chúng ta.


    Có lẽ không nơi nào trên hành tinh mà ở đó những nghịch lí có thể tồn tại một cách ngoạn mục như ở Việt Nam. Phải chăng đây chính là yếu tố làm chúng ta khác hẳn với những nước kém phát triển khác, như Châu Âu, Mỹ? Nhìn lại lịch sử phát triển của khoa học kỹ thuật (KHKT) của trong vòng 20 thể kỷ qua (kể từ sau Công Nguyên) thì thấy rằng, chỉ ở những nơi khắc nghiệt về điều kiện sống thì con người mới động não suy nghĩ và từ đó mới hình thành nên những phát kiến, phát minh, sáng chế để phát triển xã hội. Từ rất xa xưa, cư dân sống dọc theo những con sông có phù xa bồi đắp thường rất khó khăn trong tính toán, hoạch định, vì họ có một cuộc sống khá tốt từ canh tác dọc theo sông. Ngược lại, cư dân sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khó canh tác thường lại phát triển hơn về mặt khoa học vì họ phải động não suy nghĩ. Duy nhất chỉ có ở Việt Nam chúng ta, những quy luật của lịch sử trên đây sai toét hết cả. Chúng ta có Rừng Vàng, Biển Bạc, Đất đai màu mỡ phì nhiêu với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, một điều kiện sống có lẽ chẳng khác gì thiên đường là mấy. Ấy vậy mà dân ta thì lại cần cù yêu lao động, thông minh và rất sáng tạo!!


    Đấy là nói rộng về sự sáng tạo của dân ta, đặt trong một lịch sử của KHKT của 20 thế kỷ qua, để thấy rằng chúng ta khác người, chúng ta không tuân theo quy luật của loài người nói chung. Bây giờ xin quay lại chủ đề chính, để xem các sinh viên (SV) của chúng ta sáng tạo như thế nào trong giảng đường.


    Vì rằng, như đã đề cập, chúng ta thông minh xuất chúng, cho nên chương trình đào tạo ĐH của ta khá nặng, không học hẹp và chuyên sâu như những nước có trí tuệ kém ta, nói cụ thể là nước Mỹ nơi mà ĐT ĐH chỉ tập chung chủ yếu vào các môn chuyên ngành. Ở VN, các SV được trang bị những kiến thức từ cơ bản, đến cao siêu, như Triết Học, Lý luận, kinh tế ... ở tất cả các chuyên ngành! Điều này cho thấy các cử nhân, kỹ sư của chúng ta khi ra trường sẽ hoàn thiện cỡ nào, vì cái gì cũng được đào tạo qua, và do đó cái gì cũng làm được và làm rất tốt. Đấy là cơ cấu của chương trình đào tạo.


    Về giáo trình, chúng ta bám theo những kiến thực căn bản, đã được kiểm chứng nhiều năm, chúng ta không học kiểu bong bóng như các nước kém phát triển, nơi mà họ đào tạo toàn những thứ mới, chưa có nhiều thời gian để kiểm chứng. Có lẽ ít nơi nào trên thế giới mà giáo trình của những năm 60, 70 vẫn được giảng dạy như ở VN ta. Điều này cho thấy rằng chúng ta làm việc rất khoa học và nghiêm túc. Nếu chúng ta cũng chạy theo kiểu bề nổi, học những lý thuyết mới chưa qua kiểm nghiệm hàng nhiều thập kỷ, thì hậu quả của chúng ta có lẽ cũng sẽ tụt hậu như Châu Âu và Mỹ mà thôi.


    Về giảng viên, chúng ta cũng tiên tiến hơn các nước khác. Ở các nước kém fát triển, giảng viên phải lo nghĩ về việc soạn, sửa giáo trình sao cho phù hợp với từng học kỳ, cập nhật những thông tin mới nhất từ ngành mà mình giảng dạy. Điều này cho thấy khả năng của họ quá yếu kém. Giảng viên của chúng ta có khả năng soạn giáo trình một lần và ... dạy mãi không cần sửa đổi. Thời gian mà giảng viên của các nước kém dành ra để cập nhật giáo trình và làm nghiên cứu để có những tìm tòi mới thì giảng viên của ta dành vào việc kiếm tiền thêm, như dạy thêm, mở cửa hàng buôn bán, hay đi làm thêm, để làm giàu cho gia đình và điều này, hiển nhiên, là cũng làm giàu cho cả xã hội nữa. Đấy, sự hơn người có nhiều cái lợi của nó, một công, chúng ta có thể làm những đôi ba việc, thậm trí nhiều hơn. Vì vậy mà các sinh viên của ta cũng nhàn hạ trong học tập vì mọi thứ giông giống những năm trước.


    Quá trình giảng dạy ở ta cực kỳ khoa học và có một tác phong công nghiệp cực kỳ cao trong dạy và học. Năm nào cũng như năm nào, không khác gì đưa một thầy giáo bằng máy lên đứng đọc ra những điều trong giáo trình, sinh viên từ đó vẽ vào vở, đến khi thi thì học thuộc, cũng như máy luôn, và vào trong phòng thi lại vẽ từ trí nhớ ra bài thi. Ở đây chúng ta thấy có một sự thống nhất đến độ ngay cả một dây truyền sản xuất công nghiệp toàn bằng máy cũng khó có thể dập khuôn một cách ngoạt mục đến vậy. Ở các nước kém phát triển, vì họ thay đổi giáo trình và cập nhật thông tin từng học kỳ nên cách giảng dạy cũng khác. Họ tiếp cận sinh viên, hoặc sinh viên tiếp cận giảng viên để trao đổi kiến thức riêng, điều này phá vỡ đi tính thống nhất của một dây truyền dạy-học như ở VN chúng ta. Cũng vì sinh viên của chúng ta thông minh, sáng tạo trong học tập nên trong quá trình học SV của chúng ta không cần học bài, chỉ cần lên lớp vẽ đủ những thứ giảng viên đọc ra từ giáo trình, là coi như hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Thời gian rảnh, họ dùng vào việc nhậu nhẹt (phía Nam) hay dặt dẹo (phía bắc) hoặc tham gia các trò chơi giải trí khác. Chúng ta không có (hoặc cực kỳ hãn hữu mới có) những term papers, assignments, reports, presentations như của bọn Tây kém phát triển. Vì bọn nó kém về trí tuệ và không có được mức độ tự giác như SV ta, nên họ cần phải có những bài tập kiểu đó để bắt SV chúng nó động não suy nghĩ, tìm hiểu. SV ta vì đã quá giỏi nên chúng ta không cần những thứ vớ vỉn đó!


    Thi cử của chúng ta còn ở một đẳng cấp cao hơn nữa. Đến kỳ ôn thi, SV của chúng ta ngồi mở vở mà trước kia mình đã vẽ ra, đưa hết vào bộ nhớ. Có những SV ở đẳng cấp cao hơn thậm trí không cần đưa vào bộ nhớ và chỉ cần đưa từ vở vào "phao thi" là coi như hoàn thành nhiệm vụ ôn thi. Vào đến phòng thi, người đã copy bài vào bộ nhớ thì bê nguyên si ra bài thi, kẻ copy vào phao thi thì bê nguyên từ phao thi vào bài thi. Vì vậy mà kết quả rất tốt mà lại không tốn công sức. Đến khi biết kết quả thi, ở những nước kém phát triển, khi SV bị điểm kém, họ phải học lại vào năm sau và lại thi lại. Còn ở chúng ta, SV đầy sáng tạo của chúng ta đã sáng chế ra một phát minh mới, gọi nôm na là "chạy điểm".


    Chạy điểm có lẽ là một sáng tạo ngoạn mục nhất của ĐT ĐH ở VN. Thay vì tốn công sức, mất thời gian, và tốn tiền của để học lại vào năm sau, sinh viên của chúng ta chỉ cần đút vài trăm ngàn vào một cái phong bì xinh xinh rồi đến nhà giảng viên để "chạy điểm". Cách này có rất nhiều cái lợi: (1) nó làm cho điểm được nâng lên một cách nhanh chóng, (2) không tốn công sức và tiền của công với thời gian học lại, và (3) nó làm giàu cho các giảng viên. Đây là một mối giao dịch tạm gọi là "đôi bên cùng có lợi". Chính vì vậy, mà mặc dù chả học gì nhưng những SV của ta cũng chả mấy khi phải học lại môn đó vào năm sau để thi lại. Thế này mà vẫn chưa gọi là tiên tiến, thì tác giả của bài viết này đảm bảo rằng loài người chưa hề nghĩ ra cái gọi là tiên tiến.


    Ảnh hưởng của sự tiến bộ trong đào tạo đến sự phát triển của XH: Có lẽ chính phương thức đào tạo tiên tiến nêu trên đã làm cho các cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, luật sư ... của ta khi ra trường như được thay một dòng máu mới, dòng máu của hiệu quả, tiện lợi và nhanh chóng. Điều này đã được áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi ngàng nghề. Sự chạy điểm kia đã được phát triển lên thành "chạy chức", "chạy tội", "chạy mức lương" .... và điều này đã thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển đến vượt bậc như nó vẫn đang phát triển.


    Thay cho lời kết, tác giả có lời đề nghị rằng chúng ta nên chia sẽ những thành tựu này, những kỹ xảo này cho nhân loại. Hãy coi như đây là cứu lấy nhân loại, khai hoá cho những bộ óc còn kém phát triển của các nước khác. Bằng cách nào ư? Bằng cách tổ chức các khoá học ngắn hạn, chung hạn, và, nếu cần thì dài hạn, để giảng dạy về cách học, cách thi, cách xử lý khi biết điểm thi của ta cho các sinh viên của các nước kém phát triển khác. Hãy coi như đây là nhiệm vụ cao cả trên vai của những người hùng, những người khổng lồ như chúng ta!
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Phần này thì em tự đơn ca đáp lễ bác Tèo ở trên :

    Mkiếp, cái lũ học trò Tây sao nó hỗn thế không biết? Thầy chưa giảng hết bài mà chúng cứ nhao nhao hỏi dồn : Tại sao thế? Vì sao thế? Chúng nó đúng là thiếu giáo dục trầm trọng, tại sao chúng không hiểu : thầy nói luôn đúng nhỉ? Cái đạo lý kính thầy mà chúng cũng quên thì sao nên người được? Hở là cãi, hở là cãi...cái bọn hư tệ.
    Tại Mẽo, cái lũ SV cứ đòi trứng khôn hơn vịt, cứ đòi nghiên cứu phát triển thêm nhưng đề tài của các GS cơ chứ. Hễ có đứa nào phát hiện ra thiếu sót, chưa sâu của thầy... lại được mấy lão GS ủng hộ và khen nữa chứ...chẳng còn tôn ti trật tự gì cả. Tại sao chúng không sang VN mà học nhỉ? Để chúng nhận thức được sự văn minh và phát triển của GD VN mình. Hàng năm cả nghìn đề tài thành công rực rỡ, hoàn hảo và không có sai sót. Nghiên cứu phải hoàn hảo thế chứ? Cứ như bọn Tây thì lãng phí tài chính, thời gian và nhân lực quá.
    Bọn Tây càng chẳng hiểu câu : Muốn con hay chữ phải thương lấy thầy. Từ bé khi mới 2 - 3 tuổi con em chúng ta đã được thấm nhuần đạo lý ấy. Ngày sinh của con, của vợ của ông của bà chúng ta nhớ hay quên nhưng ngày sinh của cô, thầy... rất nhiều bậc phụ huynh nhớ và quan tâm chu đáo. Bọn Tây nhiều đứa chắc phải rơi lệ khi biết người VN mình yêu thầy đến thế. Nhà nhà yêu thầy, ngành ngành chăm sóc thầy thế làm sao các thầy cô không tận tâm cho được, làm sao GD VN mình lại không đứng hàng đầu TG cơ chứ.
    Dạo trước có con bé Phi Thanh gì đó học hay không học lại học theo bọn học sinh Tây hỗn láo, dám phủ nhận những áng văn bất hủ của bậc ông cha cách cả thế kỷ , lại dại mồm nói muốn học những gì mình thích, mình thấy hay mà thôi... nhưng không sao ấy chỉ là phút mất lập trường.. con sâu làm rầu nồi canh mà thôi. Tuyệt đại đa số học sinh VN là biết vần lời thầy cô.

    Mà cái bọn học sinh Tây giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc thế quái nào mà để hcọ sinh dám từ chối vinh dự đại diện cho trường, cho lớp đi thi quốc tế thế nhỉ? Làm sao chúng hiểu nổi đi thi Toán quốc tế là niềm tự hào dân tộc thì dù có luyện đến chảy mỡ đến mụ người vẫn phải vào lò. Vì vinh quang của Tổ quốc, vì sự khẳng đinh ưu việt của nền giáo dục của nước nhà không bao giờ bọn học sinh Tây có thể hiểu nổi.

    Tạm thời thế đã... lần sau sẽ hứa với bác tự đơn ca bài VNPT 60 năm thành công và phát triển... !!! Em thích được hát ngợi ca Tổ quốc Việt Nam mến yêu lắm.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Tuyệt vời VNPT !!!

    Không ở đâu trên TG quyền lợi khách hàng lại được chăm sóc tốt hơn VN mà đặc biệt là trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông ( BCVT ). Cụm từ One gate (OG) và One & Only ( OAO) được VNPT đặc biệt coi trọng và giúp cho các thượng đế rất nhiều. Này nhé : Khi muốn cung cấp 1 dịch vụ viễn thông hay Bưu chính chi cần nhấc alô lên là có ngay 1 cô chăm sóc viên đến tận nơi chìa ra 1 bản hợp đồng cho chúng ta nhé. Hợp đồng theo mẫu soạn sẵn nên khách hàng khỏi phải thương thảo, nghiên cứu làm gì... có đúng là thượng đế không cơ chứ? Điều này thật tiện cho khách hàng vì nếu chẳng may ( hiếm thôi ) xảy ra tranh chấp hay kiện tụng gì thì quá tuyệt vì thời gian tranh tụng không thể kéo dài tốn kém chi phí và chắc chắn nhà cung cấp DV đã lo hết rồi. Khi khách hàng ký vào mẫu hợp đồng soạn sẵn là đã mặc nhiên chấp nhận dịch vụ OAO và OG ấy rồi. Lo và chăm sóc cho khách hàng đến mức ấy thì chỉ có VNPT làm được.
    Đi tắt đón đầu trong công nghệ, BCVT VN phát huy luôn cả trong giá dịch vụ. Nhiều khách hàng thiếu hiểu biết đã không hiểu đúng chủ trương này. VNPT đi thẳng đến giá cao để đi tắt đón đầu rồi sẽ từ từ giảm cho kịp với mặt bằng giá chung bèo bọt của TG. Đây là sự sáng tạo và vô cùng đúng đắn của VNPT.
    Nộp ngân sách của VNPT luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu và đứng thứ 2 trong các TCT 91 điều này là nhờ sự đóng góp đầy trách nhiệm của các thượng đế và nhờ chủ trương OAO và OG thông minh sáng tạo. Còn gì đáng ca ngợi hơn chính sách dùng hàng nội là yêu nước mà VNPT đã tạo cơ hội cho khách hàng thân yêu của mình. Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân VN và VNPT đã hiểu sâu và hiểu rõ nhất nên đã gián tiếp giúp các thượng đế của mình làm điều tự hào đó nhanh và nhiều nhất trong gần 20 năm tính từ 1986. Vinh quang và tự hào thay VNPT !!! Em cũng tự hào đã đóng góp 1 phần nhỏ bé vào thành tích ấy !!!!

    Em viết năm 2002
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Tuyệt vời VNPT !!!

    Không ở đâu trên TG quyền lợi khách hàng lại được chăm sóc tốt hơn VN mà đặc biệt là trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông ( BCVT ). Cụm từ One gate (OG) và One & Only ( OAO) được VNPT đặc biệt coi trọng và giúp cho các thượng đế rất nhiều. Này nhé : Khi muốn cung cấp 1 dịch vụ viễn thông hay Bưu chính chi cần nhấc alô lên là có ngay 1 cô chăm sóc viên đến tận nơi chìa ra 1 bản hợp đồng cho chúng ta nhé. Hợp đồng theo mẫu soạn sẵn nên khách hàng khỏi phải thương thảo, nghiên cứu làm gì... có đúng là thượng đế không cơ chứ? Điều này thật tiện cho khách hàng vì nếu chẳng may ( hiếm thôi ) xảy ra tranh chấp hay kiện tụng gì thì quá tuyệt vì thời gian tranh tụng không thể kéo dài tốn kém chi phí và chắc chắn nhà cung cấp DV đã lo hết rồi. Khi khách hàng ký vào mẫu hợp đồng soạn sẵn là đã mặc nhiên chấp nhận dịch vụ OAO và OG ấy rồi. Lo và chăm sóc cho khách hàng đến mức ấy thì chỉ có VNPT làm được.
    Đi tắt đón đầu trong công nghệ, BCVT VN phát huy luôn cả trong giá dịch vụ. Nhiều khách hàng thiếu hiểu biết đã không hiểu đúng chủ trương này. VNPT đi thẳng đến giá cao để đi tắt đón đầu rồi sẽ từ từ giảm cho kịp với mặt bằng giá chung bèo bọt của TG. Đây là sự sáng tạo và vô cùng đúng đắn của VNPT.
    Nộp ngân sách của VNPT luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu và đứng thứ 2 trong các TCT 91 điều này là nhờ sự đóng góp đầy trách nhiệm của các thượng đế và nhờ chủ trương OAO và OG thông minh sáng tạo. Còn gì đáng ca ngợi hơn chính sách dùng hàng nội là yêu nước mà VNPT đã tạo cơ hội cho khách hàng thân yêu của mình. Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân VN và VNPT đã hiểu sâu và hiểu rõ nhất nên đã gián tiếp giúp các thượng đế của mình làm điều tự hào đó nhanh và nhiều nhất trong gần 20 năm tính từ 1986. Vinh quang và tự hào thay VNPT !!! Em cũng tự hào đã đóng góp 1 phần nhỏ bé vào thành tích ấy !!!!

    Em viết năm 2002
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Tiếp bài của bác Tèo: - Cái này bác ấy viết quá hay vì em chính là đối tượng trong bài của bác ấy


    GDĐT Việt Nam phần 5: Đào tạo TRÊN Đại học và hơn thế nữa!


    Nếu nói đào tạo đại học (ĐTĐH) là cực kì quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước, là ngành cung cấp nguồn nhân sự chuyên môn cao, chuyên nghiệp cao để nước ta tụt hậu thành một nước công nghiệp què quặt như bọn Tư bản, thì đào tạo trên đại học (ĐTTĐH) lại càng quan trọng hơn, vì nó cung cấp nguồn nhân sự để đào tạo ra nguồn nhân sự có chuyên môn cao kia.


    Chả thế mà người ta luôn coi trọng những tiền tố đi kèm với tên, ví như Th.S. tức là Thạc Sĩ, TS tức là Tiến Sĩ, TSKH tức là Tiến Sĩ Khoa Học, PGS tức là Phó Giáo Sư, GS là Giáo Sư, hay VS tức là Viện Sĩ một viện hàn lâm khoa học nào đó ở một bầu zời Tây nào đó. Nói đến đây lại làm cho tác giả muốn chết nhất vì lòng tự hào dân tộc. Nhìn ngó quanh bọn Tây ngu dốt và kém phát triển thì thấy hệ thống bằng cấp trên ĐH của nó kém xa minh quá. Nghĩ mà thấy thương thay, cũng là một kiếp người mà đâu có được vinh hoa phú quý như mình. Có lẽ chỉ có mỗi Việt Nam mới có TS và TSKH. Nó làm cho người nhìn suy nghĩ là chúng ta có 2 loại Tiến Sĩ, một loại là làm khoa học (TSKH) còn loại kia là phi khoa học (chỉ có tiền tố TS vậy)! Đúng quá đi chứ, vì nếu đã là Tiến Sĩ là làm khoa học thì sao lại có sự phân biệt như vậy? Nhiều khi nhìn trên Tivi lại thấy lòng tự hào dâng lên đến tột độ, ví như hôm nọ nhìn thấy cụ Cù Lao Chổi có tên đầy đủ cả tiền tố và hậu tố như sau: VS. GS. TSKH. Cù Lao Chổi, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Sinh Đẻ có Kế Hoạch. Gớm, nhìn mà hoa cả mắt. Cả cái tên và các loại tiền và hậu tố của cụ đã chiếm trọn một phần hai cái màn hình vô tuyến. Cũng may bọn Tây dốt tiếng Việt, lại đếch có khoa học công nghệ đủ tiên tiến để bắt vô tuyến nhà mình, nếu không bọn đấy chắc phải đào đất mà chui xuống sống cho đỡ xấu hổ.


    Nghe đồn rằng, cái thuở Nhà nước đặc cách phong một phát từ PTS (Phó Tiến Sĩ) lên thẳng TS (Tiến Sĩ) mà đếch cần làm thêm tí khoa học nào, các cụ đã có bằng Tiến Sĩ tức đếch chịu được. Tức quá đi chứ, chúng nó rõ ràng dưới mình, đột nhiên ngủ dậy sáng sớm hôm sau đứng chễm chệ ngang hàng với mình. Bố thằng nào mà chịu được. Vì thế, đã không ít cụ TS ngay lập tức bỏ ra nửa tháng lương TS của mình ra ngay hiệu in các-vi-dít (name card) và đổi từ Tiến Sĩ thành Siêu Tiến Sĩ. Phải chăng đây cũng là một phát minh quá vĩ đại nhân loại cho đến, có lẽ, hàng nhiều thế kỉ sau. Các hệ thống GD trên ĐH của bọn tây dốt nát chưa nghĩ ra được loại bằng cấp cao siêu này. Chỉ có các cụ Việt nhà mình mới đủ nhân, trí, dũng để làm việc ấy. Nghĩ mà thấy quá đỗi tự hào!


    Thôi thì quay lại xem đào tạo trên ĐH của ta có gì khác Tây, có gì khác với bậc ĐH của chính ta không. Trước hết phải nói đến tính hiệu quả trong đào tạo. Xét riêng về mặt này, chúng ta hơn hẳn bất kì một nền GD nào trên thế giới. SV cao học của chúng ta có thể đi làm ngày 8 tiếng ở các công ty bên ngoài, tháng kiếm ra cả mấy triệu bạc. Ấy thế mà buổi tối chỉ cần đến lớp, ngáp lên, ngáp xuống, ngáp trái rồi ngáp phải cho hết mấy giờ trên lớp, rồi về ăn vội cái gì và lăn ra đi ngủ. Ấy thế mà SV cao học của ta thi học kì không có chuyện điểm sát 8, sát 9 mà sát sàn sạt với điểm 10. Dự án nghiên cứu nào làm cũng điểm 10. Cuối kì, chả cần đăng báo khoa học này, khoa học nọ mà cứ nghiễm nhiên nhận bằng Thạc Sĩ hạng Xuất Sắc. Nhân tài đất Việt mà lậy, học thế mới đáng học. Còn nếu cứ cày bò ra cả ngày ôm lấy sách, viết báo này, báo nọ, làm mô phỏng A, mô phỏng B, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 bạc cả mặt mới có được cái bằng Th.S. thì ai làm chả được? Cần gì phải giỏi? Những thành tựu đáng nể này là sự thừa hưởng tất yếu của nền GD ĐH của ta đấy, vì cũng các thấy đấy, hệ thống đấy mà.


    Lên cao hơn mới kinh. Nhớ lại có những cụ học TS mà chả biết từ tiếng Anh nào. Ấy thế mà không hiểu sao các cụ cứ đăng báo khoa học bằng tiếng Anh ầm ầm. Nếu copy hết các báo khoa học của các cụ ra mà cho bà hàng xén mua về gói hàng thì chắc cũng phải oằn lưng mà gánh. Lại nhớ có những cụ khi đi học TS, thi ngoại ngữ 3 lần mà cụ kiêu, cụ chả thèm đậu. Ấy thế nhưng cụ lại rất thương thế hệ trẻ đang đêm đêm mài những cái đũng quần mỏng (do sự phát triển của thời trạng trẻ) ở những Trung Tâm tiếng Anh, nên mặc dù thi tiếng Anh tối thiểu 3 lần cụ chả thèm đậu nhưng cụ lại viết giáo trình "Làm sao để học tiếng Anh có hiệu quả!!!!". Tài tình thật sự! Đấy! Nếu đất nước ta toàn những người quên mình để nghĩ về người khác như thế thì thử hỏi mấy nỗi mà thành thiên đàng? Làm khoa học của các cụ cũng siêu tiên tiến nốt. Các cụ thấy, "bọn Tây khoa học về căn bản là khá, có chăng chỉ kém khoản từ ngữ, khẩu hiệu, đường lối, cách diễn tả". Vì vậy các cụ chả dại gì, ngu gì mà chui vào phòng thí nghiệm cho nhọ nhem ra. Các cụ cứ download của bọn Tây về, dịch sang tiếng Việt, thêm từ ngữ cho kêu, cho hoành tráng, cho đúng chủ trương, rồi bện thêm mấy cái tên tác giả mới vào. Thế là thành "công trình nghiên cứu, cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước!". Các cụ chả dại gì mà làm mấy cái nghiên cứu cấp quốc tế, vì làm vậy hoá ra mình đánh đồng mình với bọn Tây ngu dốt khó đào tạo ấy sao? Đây là logic của kẻ mạnh, kẻ tiên tiến. Các loài sinh vật vốn cũng thế. Loài nào càng thông minh càng ngồi trên đầu, trên cổ các loài khác kém hơn mình. Giới khoa học của ta đang ngồi trên đầu, trên cổ bọn Tây, điều đó chứng tỏ ta hơn chúng nó!


    Các cụ đi Tây cũng không kém phần long trọng, đặc biệt các cụ sang Nga "làm Tiến Sĩ" và "Làm Viện Sĩ".


    Lên đến cấp cao hơn nữa mới kinh hoàng. Chả biết các mác Viện Sĩ thì mỗi tháng có được thêm cân gạo, hạt muối nào không mà nhiều cụ thích thế không biết. Cũng có một số cụ dại dột, làm nghiên cứu bạc cả tóc để được phong Viện Sĩ A, Viện Sĩ B thật. Còn lại, đại đa số là các cụ có trí tuệ tráng kiện, các cụ đếch dại dột thế. Nghe đồn rằng, ở Nga, chính các cụ thông minh, tháo vát, học ở chợ nhiều hơn học trong trường ĐH, tiền vào như nước sông Đà, tiền ra tí tách như cà-fê ôm, thì lại dễ dàng có được cái mác Viện Sĩ. Cũng nghe đồn rằng, mỗi khi cụ nào đó kiếm được cái mác Viện Sĩ là cũng tưng bừng mở tiệc khao tứ tung ngũ hành cả lên. Cũng tuyên bố khiêm tốn như những cụ kém tắm phải làm nghiên cứu cả đời mới có cái mác Viện Sĩ rằng " .... tôi mới được Viện Hàn Lâm Khoa Hoc XYZ tấn phong danh hiệu Viện Sĩ ...". Các cụ này thường là ra đời sẽ tiến xa lắm. Sau khi các cụ có được các mác siệu hạng này là coi như có đủ "mũ áo" để lên máy bay về nước "phục vụ tổ quốc". Đúng quá đi chứ! Các cụ về nước, thách bố con thằng nào dám hách dịch với các cụ. Chủ trương Nhà nước đã có, chúng ta phải "trọng dụng nhân tài!". Đố bố con chú nào dám nhìn thấy các mác Viện Sĩ mà "ngoảng mặt làm ngơ" đấy! Các cụ kiện cho chết cả họ chứ đùa à. Các cụ cũng thương dân thương nước, biết là nếu về mà không thông báo rộng ra thì các ngành các cấp cũng chả biết mà "trọng dụng" và như thế sẽ phí chất xám siêu hạng đi. Vì thế, về nước một phát là các cụ gọi mấy cô mấy chú nhà báo đến, cho xem cái bằng Viện Sĩ bằng tiếng Tây, dúi cho các cô các chú ấy mấy đồng gọi là công thông báo trên báo chí để các ngành các cấp biết đường mà "trọng dụng". Chả thế mà thỉnh thoảng dân chúng lại thất kinh thấy sao mà người Việt giỏi quá thể, hết Cụ A mới được phong Viện Sĩ lại đến Cụ B được phong Viện Sĩ. Nói thế cũng hợp lý, vì đi đâu cũng là trí tuệ Việt cả mà!


    Tự hào quá!
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.453
    Tiếp bài của bác Tèo: - Cái này bác ấy viết quá hay vì em chính là đối tượng trong bài của bác ấy


    GDĐT Việt Nam phần 5: Đào tạo TRÊN Đại học và hơn thế nữa!


    Nếu nói đào tạo đại học (ĐTĐH) là cực kì quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước, là ngành cung cấp nguồn nhân sự chuyên môn cao, chuyên nghiệp cao để nước ta tụt hậu thành một nước công nghiệp què quặt như bọn Tư bản, thì đào tạo trên đại học (ĐTTĐH) lại càng quan trọng hơn, vì nó cung cấp nguồn nhân sự để đào tạo ra nguồn nhân sự có chuyên môn cao kia.


    Chả thế mà người ta luôn coi trọng những tiền tố đi kèm với tên, ví như Th.S. tức là Thạc Sĩ, TS tức là Tiến Sĩ, TSKH tức là Tiến Sĩ Khoa Học, PGS tức là Phó Giáo Sư, GS là Giáo Sư, hay VS tức là Viện Sĩ một viện hàn lâm khoa học nào đó ở một bầu zời Tây nào đó. Nói đến đây lại làm cho tác giả muốn chết nhất vì lòng tự hào dân tộc. Nhìn ngó quanh bọn Tây ngu dốt và kém phát triển thì thấy hệ thống bằng cấp trên ĐH của nó kém xa minh quá. Nghĩ mà thấy thương thay, cũng là một kiếp người mà đâu có được vinh hoa phú quý như mình. Có lẽ chỉ có mỗi Việt Nam mới có TS và TSKH. Nó làm cho người nhìn suy nghĩ là chúng ta có 2 loại Tiến Sĩ, một loại là làm khoa học (TSKH) còn loại kia là phi khoa học (chỉ có tiền tố TS vậy)! Đúng quá đi chứ, vì nếu đã là Tiến Sĩ là làm khoa học thì sao lại có sự phân biệt như vậy? Nhiều khi nhìn trên Tivi lại thấy lòng tự hào dâng lên đến tột độ, ví như hôm nọ nhìn thấy cụ Cù Lao Chổi có tên đầy đủ cả tiền tố và hậu tố như sau: VS. GS. TSKH. Cù Lao Chổi, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Sinh Đẻ có Kế Hoạch. Gớm, nhìn mà hoa cả mắt. Cả cái tên và các loại tiền và hậu tố của cụ đã chiếm trọn một phần hai cái màn hình vô tuyến. Cũng may bọn Tây dốt tiếng Việt, lại đếch có khoa học công nghệ đủ tiên tiến để bắt vô tuyến nhà mình, nếu không bọn đấy chắc phải đào đất mà chui xuống sống cho đỡ xấu hổ.


    Nghe đồn rằng, cái thuở Nhà nước đặc cách phong một phát từ PTS (Phó Tiến Sĩ) lên thẳng TS (Tiến Sĩ) mà đếch cần làm thêm tí khoa học nào, các cụ đã có bằng Tiến Sĩ tức đếch chịu được. Tức quá đi chứ, chúng nó rõ ràng dưới mình, đột nhiên ngủ dậy sáng sớm hôm sau đứng chễm chệ ngang hàng với mình. Bố thằng nào mà chịu được. Vì thế, đã không ít cụ TS ngay lập tức bỏ ra nửa tháng lương TS của mình ra ngay hiệu in các-vi-dít (name card) và đổi từ Tiến Sĩ thành Siêu Tiến Sĩ. Phải chăng đây cũng là một phát minh quá vĩ đại nhân loại cho đến, có lẽ, hàng nhiều thế kỉ sau. Các hệ thống GD trên ĐH của bọn tây dốt nát chưa nghĩ ra được loại bằng cấp cao siêu này. Chỉ có các cụ Việt nhà mình mới đủ nhân, trí, dũng để làm việc ấy. Nghĩ mà thấy quá đỗi tự hào!


    Thôi thì quay lại xem đào tạo trên ĐH của ta có gì khác Tây, có gì khác với bậc ĐH của chính ta không. Trước hết phải nói đến tính hiệu quả trong đào tạo. Xét riêng về mặt này, chúng ta hơn hẳn bất kì một nền GD nào trên thế giới. SV cao học của chúng ta có thể đi làm ngày 8 tiếng ở các công ty bên ngoài, tháng kiếm ra cả mấy triệu bạc. Ấy thế mà buổi tối chỉ cần đến lớp, ngáp lên, ngáp xuống, ngáp trái rồi ngáp phải cho hết mấy giờ trên lớp, rồi về ăn vội cái gì và lăn ra đi ngủ. Ấy thế mà SV cao học của ta thi học kì không có chuyện điểm sát 8, sát 9 mà sát sàn sạt với điểm 10. Dự án nghiên cứu nào làm cũng điểm 10. Cuối kì, chả cần đăng báo khoa học này, khoa học nọ mà cứ nghiễm nhiên nhận bằng Thạc Sĩ hạng Xuất Sắc. Nhân tài đất Việt mà lậy, học thế mới đáng học. Còn nếu cứ cày bò ra cả ngày ôm lấy sách, viết báo này, báo nọ, làm mô phỏng A, mô phỏng B, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 bạc cả mặt mới có được cái bằng Th.S. thì ai làm chả được? Cần gì phải giỏi? Những thành tựu đáng nể này là sự thừa hưởng tất yếu của nền GD ĐH của ta đấy, vì cũng các thấy đấy, hệ thống đấy mà.


    Lên cao hơn mới kinh. Nhớ lại có những cụ học TS mà chả biết từ tiếng Anh nào. Ấy thế mà không hiểu sao các cụ cứ đăng báo khoa học bằng tiếng Anh ầm ầm. Nếu copy hết các báo khoa học của các cụ ra mà cho bà hàng xén mua về gói hàng thì chắc cũng phải oằn lưng mà gánh. Lại nhớ có những cụ khi đi học TS, thi ngoại ngữ 3 lần mà cụ kiêu, cụ chả thèm đậu. Ấy thế nhưng cụ lại rất thương thế hệ trẻ đang đêm đêm mài những cái đũng quần mỏng (do sự phát triển của thời trạng trẻ) ở những Trung Tâm tiếng Anh, nên mặc dù thi tiếng Anh tối thiểu 3 lần cụ chả thèm đậu nhưng cụ lại viết giáo trình "Làm sao để học tiếng Anh có hiệu quả!!!!". Tài tình thật sự! Đấy! Nếu đất nước ta toàn những người quên mình để nghĩ về người khác như thế thì thử hỏi mấy nỗi mà thành thiên đàng? Làm khoa học của các cụ cũng siêu tiên tiến nốt. Các cụ thấy, "bọn Tây khoa học về căn bản là khá, có chăng chỉ kém khoản từ ngữ, khẩu hiệu, đường lối, cách diễn tả". Vì vậy các cụ chả dại gì, ngu gì mà chui vào phòng thí nghiệm cho nhọ nhem ra. Các cụ cứ download của bọn Tây về, dịch sang tiếng Việt, thêm từ ngữ cho kêu, cho hoành tráng, cho đúng chủ trương, rồi bện thêm mấy cái tên tác giả mới vào. Thế là thành "công trình nghiên cứu, cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước!". Các cụ chả dại gì mà làm mấy cái nghiên cứu cấp quốc tế, vì làm vậy hoá ra mình đánh đồng mình với bọn Tây ngu dốt khó đào tạo ấy sao? Đây là logic của kẻ mạnh, kẻ tiên tiến. Các loài sinh vật vốn cũng thế. Loài nào càng thông minh càng ngồi trên đầu, trên cổ các loài khác kém hơn mình. Giới khoa học của ta đang ngồi trên đầu, trên cổ bọn Tây, điều đó chứng tỏ ta hơn chúng nó!


    Các cụ đi Tây cũng không kém phần long trọng, đặc biệt các cụ sang Nga "làm Tiến Sĩ" và "Làm Viện Sĩ".


    Lên đến cấp cao hơn nữa mới kinh hoàng. Chả biết các mác Viện Sĩ thì mỗi tháng có được thêm cân gạo, hạt muối nào không mà nhiều cụ thích thế không biết. Cũng có một số cụ dại dột, làm nghiên cứu bạc cả tóc để được phong Viện Sĩ A, Viện Sĩ B thật. Còn lại, đại đa số là các cụ có trí tuệ tráng kiện, các cụ đếch dại dột thế. Nghe đồn rằng, ở Nga, chính các cụ thông minh, tháo vát, học ở chợ nhiều hơn học trong trường ĐH, tiền vào như nước sông Đà, tiền ra tí tách như cà-fê ôm, thì lại dễ dàng có được cái mác Viện Sĩ. Cũng nghe đồn rằng, mỗi khi cụ nào đó kiếm được cái mác Viện Sĩ là cũng tưng bừng mở tiệc khao tứ tung ngũ hành cả lên. Cũng tuyên bố khiêm tốn như những cụ kém tắm phải làm nghiên cứu cả đời mới có cái mác Viện Sĩ rằng " .... tôi mới được Viện Hàn Lâm Khoa Hoc XYZ tấn phong danh hiệu Viện Sĩ ...". Các cụ này thường là ra đời sẽ tiến xa lắm. Sau khi các cụ có được các mác siệu hạng này là coi như có đủ "mũ áo" để lên máy bay về nước "phục vụ tổ quốc". Đúng quá đi chứ! Các cụ về nước, thách bố con thằng nào dám hách dịch với các cụ. Chủ trương Nhà nước đã có, chúng ta phải "trọng dụng nhân tài!". Đố bố con chú nào dám nhìn thấy các mác Viện Sĩ mà "ngoảng mặt làm ngơ" đấy! Các cụ kiện cho chết cả họ chứ đùa à. Các cụ cũng thương dân thương nước, biết là nếu về mà không thông báo rộng ra thì các ngành các cấp cũng chả biết mà "trọng dụng" và như thế sẽ phí chất xám siêu hạng đi. Vì thế, về nước một phát là các cụ gọi mấy cô mấy chú nhà báo đến, cho xem cái bằng Viện Sĩ bằng tiếng Tây, dúi cho các cô các chú ấy mấy đồng gọi là công thông báo trên báo chí để các ngành các cấp biết đường mà "trọng dụng". Chả thế mà thỉnh thoảng dân chúng lại thất kinh thấy sao mà người Việt giỏi quá thể, hết Cụ A mới được phong Viện Sĩ lại đến Cụ B được phong Viện Sĩ. Nói thế cũng hợp lý, vì đi đâu cũng là trí tuệ Việt cả mà!


    Tự hào quá!

Chia sẻ trang này