Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

5994 người đang online, trong đó có 565 thành viên. 20:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 111631 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. lavan

    lavan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    599
    Bác Khongquen25 bây giờ làm DN riêng rồi à?
    Có dễ chịu không bác?
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Không phải DN riêng bác ạ. Em vẫn điều hành thuê thôi.
    Nói thật cũng định làm riêng nhưng năm qua chủ quan là chưa được tuổi và cũng khách quan là KT năm 2011 khoai lắm. Mỗi tháng chi phí vận hành khoảng 120tr. Nếu không có việc chỉ 6 tháng là méo mặt.
    Thôi làm thuê năm nay cho lành
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Hai hôm nay lại bùng lên tin về huy động vượt trần. Điều này thực ra khá dễ lý giải. Nguyên nhân có các điểm sau:

    - Dù sao tết đến nhu cầu sử dụng tiền vẫn tăng khoảng 150-200% do vậy ngày thường đã vốn căng thẳng thì cận tết căng thẳng gấp 2. Không có tiền nên vay và cho vay đều khó. Nhưng đó chỉ là hiện tượng mùa vụ.

    - Đây mới là cái chuối này: Là hình thức sở hữu chéo giữa các NH và TC tín dụng. Ngày trước dùng cách này để lách luật khi huy động vốn pháp định và vốn KD nhưng khi khủng hoảng đến mới chết. Nợ đồng lần nên đầu đuôi không cứu được nhau. Càng nghiên cứu kỹ càng thấy hệ thống NH VN láo thật. Nhưng chung quy cái bọn soạn văn bản pháp quy ngu quá nên quá dễ cho bọn nó lách luật. Nó lách không những nó chết mà cả nền KT chết theo vì hỗn loạn về dòng tiền. Không thể kiểm soát được nguồn gốc và dòng tiền thì không thể gỡ được mớ bòng bong này. Xóa đi thì không được nhưng để đó thì éo điều hành được nữa.

    Bác nào thử nghĩ ra 1 phương án xóa bỏ được hình thức sở hữu chéo mà không làm gián đoạn hoạt động của bọn NH xem nào?
  4. fanmatic33

    fanmatic33 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Có 2 cách để giải quyết:

    1. Bó tay, câu trả lời là không thể :)>-

    2. Hỏi lại anh Cù thầy cãi về vụ Chapter4. Giải quyết xong vụ đó mới tính tiếp được [r24)]

    Tạm thời, đến thời điểm này, việc tái cấu chí hệ thống NH chỉ là sáp nhập. Việc sở hữu chéo phải chấp nhận như kiểu quả tim bị dị tật. Nói bậy ra thì là đi đ.ái thì phải ướt nòng súng (sorry vì không biết dùng hình ảnh nào nó lịch sự hơn :-??).

    Cái quan trọng nhất là giờ Bê Cê Tê, CP vẫn chưa tìm ra con đường đi, vẫn trong quá trình Hoàn Thiện Thể Chế của Nền KTTT theo Định hướng XHCN kia mà. Vừa đi vừa lần mò, vừa sáng tạo ra cái mới cho cả thế giới biết :))

    Liều nhất là dân VN, đi vào con đường mà không biết nó đi về đâu, chỗ nào cong, thẳng, gồ ghề, phẳng, lầy lội ....

    85tr dân VN, vẫn đang lầm lũi đi trên con đường đấy ;))
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    “Ngân hàng sở hữu tập đoàn, tập đoàn sở hữu ngân hàng, ngân hàng sở hữu công ty tài chính, công ty tài chính lại sở hữu tập đoàn”.

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Có 1 bài mới tinh về vấn đề này này:

    Gia Định Bank có tới 4 cổ đông lớn đều là các ngân hàng "chiếu trên" là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Sài Gòn Công Thương.

    Mới đây, hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Mỹ đã đưa ra khuyến nghị về nguy cơ suy thoái của kinh tế toàn cầu từ các cuộc khủng hoảng nợ công xuất phát từ các nước phát triển. Hội nghị đã cảnh báo ngành ngân hàng của các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam, cần phải có sự chuẩn bị cho các rủi ro suy thoái toàn cầu.

    Nếu như ở châu Âu, chính phủ Hy Lạp vỡ nợ, sẽ có hàng loạt ngân hàng đổ vỡ, phá sản do đã đầu tư vào trái phiếu Hy Lạp hoặc vào các tổ chức tài chính đa quốc gia. Tại Việt Nam, nguy cơ nợ xấu không chỉ là tình trạng các khoản nợ tăng nhanh, vượt ngưỡng an toàn, các tổ chức tín dụng đầu tư vào công ty con và công ty liên kết, cho vay lẫn nhau, mà nguy cơ lớn hơn còn là việc nguồn lực của cả hệ thống - huyết mạch nền kinh tế - đang không được thể hiện đúng thực chất, bởi có nhiều điều không rõ ràng.

    "Trào lưu" đầu tư chéo

    Trong giai đoạn 2006-2007, hàng loạt ngân hàng nông thôn được chuyển đổi và lột xác trở thành ngân hàng đô thị. Khi ấy, việc hàng loạt ngân hàng lớn góp vốn vào các ngân hàng nhỏ cũng trở nên "thời thượng".

    Có thể nói, đầu tư vào ngân hàng nhỏ, trở thành cổ đông chi phối của các ngân hàng nhỏ là một chiến lược quen thuộc với hầu hết các ngân hàng "đại gia". Đây cũng là chiến lược được áp dụng của những ngân hàng nhỏ trong trường hợp ngân hàng lớn cần tăng huy động vốn, đầu tư tài chính từ "đối tác". Đổi lại, khi ngân hàng nhỏ cần tăng vốn theo quy định của NHNN, các ngân hàng lớn cũng sẽ sẵn sàng tiếp sức.

    Năm 2010, Vietcombank góp vốn vào 5 ngân hàng với tỷ lệ nắm giữ xấp xỉ hoặc trên mức cổ đông chi phối: Eximbank (8,19%), Sài Gòn Công Thương (5,29%), Ngân hàng Quân đội (11%), Gia Định (3,83%), Ngân hàng Phương Đông (4,67%).

    Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank cũng đầu tư dài hạn vào 3 ngân hàng: Nhà Hà Nội (0,15%), Gia Định (0,87%), Sài Gòn Công Thương (0,03%). Trước đó, Eximbank đã thoái vốn tại Sacombank và Phương Nam Bank.

    Cũng năm 2010, tỷ lệ đầu tư dài hạn của Ngân hàng Công Thương Vietinbank vào 2 ngân hàng Sài Gòn Công Thương và Gia Định lần lượt là 11% và 0,69% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank, Eximbank, Vietinbank 2010).

    Trong số các ngân hàng quy mô nhỏ có các cổ đông lớn là ngân hàng lớn phải kể đến Gia Định Bank với ít nhất 4 ngân hàng "chiếu trên" là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Sài Gòn Công Thương.

    Năm 2010, tỷ lệ góp vốn của ACB vào Đại Á Bank lên tới 11%.

    Phó chủ tịch HĐQT Đại Á Bank đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT ACB. Năm 2011, ACB quyết định duy trì tỷ lệ cổ phần 5-11% trong 3 ngân hàng: Việt Á, Đại Á, Kiên Long với tổng vốn đầu tư khoảng 170 tỷ đồng. Trước đó, ACB là cổ đông lớn của hàng loạt ngân hàng như Eximbank, Việt Nam Thương Tín; Kiên Long; Việt Á; Gia Định.

    Một chuyên gia ví von: những vụ đầu tư dài hạn hay đầu tư tài chính giữa các ngân hàng lớn, nhỏ, chồng chéo sở hữu này, chẳng khác gì một "hệ thống mạng nhện".

    Những hệ lụy

    Nhưng dù là với bất cứ lý do gì thì hiện trạng đầu tư chồng chéo giữa các ngân hàng cũng hàm chứa những nguy cơ rủi ro cho toàn bộ hệ thống, cho thị trường vốn và cho cả nền kinh tế. Một hệ lụy có thể thấy rõ trước mắt là nguồn lực của các tổ chức tín dụng đã không được đánh giá đúng hay nói cách khác là nguồn vốn đầu tư vào các ngân hàng trở nên kém thực chất.

    Vì với cung cách đầu tư lòng vòng theo kiểu vốn của ngân hàng A đầu tư vào ngân hàng B và vốn của ngân hàng B lại san sẻ bớt cho ngân hàng C, sau đó ngân hàng C đầu tư lại cho ngân hàng A… thì tổng vốn thực có của các ngân hàng sẽ thấp hơn nhiều so với con số báo cáo.
    Ông Masato Miyazaki, Trưởng Bộ phận châu Á - Thái Bình Dương (Quỹ tiền tệ Quốc tế) nhận xét: do sở hữu chéo nên trên giấy tờ thì ngân hàng có đủ vốn, nhưng thực tế một lượng vốn lớn là do ngân hàng khác sở hữu. Nếu khủng hoảng xảy ra, khoản vốn tại các ngân hàng khác là vô nghĩa.

    TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế Ứng dụng nhận xét, đối với một số ngân hàng thì ở thời gian đầu, hiện tượng đầu tư chéo xuất phát từ các mục tiêu ngắn hạn.

    Thế nhưng sau khi thị trường chứng khoán kết thúc giai đoạn thăng hoa, việc đầu tư tài chính vào ngân hàng bị kẹt lại, cộng thêm áp lực từ các ngân hàng nhỏ phải tăng vốn để đạt mức 3.000 tỷ đồng, thì mục tiêu ngắn hạn đã được chuyển sang dài hạn. Nhiều ngân hàng đã xem đó như một cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh, bành trướng cả chiều ngang lẫn chiều dọc.

    Các ngân hàng nhỏ đã được lợi không ít từ việc đón nhận dòng vốn đầu tư này. Trước hết là đạt mục tiêu tăng vốn theo quy định của NHNN, sau nữa là được hưởng lợi về kinh nghiệm và nghiệp vụ kinh doanh từ các ngân hàng lớn, đồng thời mở rộng thị phần, thêm khách hàng, dự án mới. Tuy nhiên, những cái lợi đó không thể bù lại được cái mất về dài hạn khi họ tự "đá vào chân mình", tự cạnh tranh với chính mình và với những đối tác chiến lược của mình.

    Nhìn xa hơn, "mạng nhện" liên kết còn thể hiện ở những hoạt động kinh doanh thiếu kiểm soát, sự nhập nhằng trong việc cho vay, trong thẩm định đối tượng vay và cung ứng nguồn vốn vay...

    Nhiều trường hợp ngân hàng A đang là cổ đông lớn chi phối ngân hàng B, không muốn thông qua một khoản vay cho công ty con hoặc công ty liên kết, đã đẩy khách hàng cho ngân hàng B mà không gặp trở ngại gì do A đang nắm giữ cổ phần chi phối tại B.

    Ngân hàng B biết khách hàng, dự án không đáp ứng tiêu chuẩn cho vay, nhưng khó có thể từ chối vì đang được điều hành bởi người của ngân hàng A và còn lệ thuộc vào nguồn vốn nhằm đảm bảo thanh khoản từ ngân hàng A. Cũng một phần vì lý do này mà ông Masato Miyazaki cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam không chỉ tăng nhanh mà con số thực tế còn rất cao.

    Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong thời gian tới, khi thị trường tài chính Việt Nam chính thức mở cửa và hội nhập sâu trong năm 2012, nhiều ngân hàng vẫn đang lên kế hoạch tăng vốn.

    Việc tăng vốn này nếu không được kiểm soát chặt, hiện tượng đầu tư chồng chéo không được hạn chế thì rủi ro sẽ không chỉ dừng ở vấn đề thanh khoản hay nợ xấu mà còn là nguy cơ đổ vỡ dây chuyền.

    Chưa kể, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm ngân hàng liên kết sẽ làm giảm sức mạnh của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, gây bất lợi trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế đã và đang đổ bộ vào Việt Nam.

    Theo Nhật Minh
    Diễn đàn doanh nghiệp
  7. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Bác Kq25 nói vưỡn chưa rõ lém, thành ra em cứ phân nó ra làm 2 loại thế này.

    1. Cá nhân chuẩn bị thành lập NH, vay (và mở 1 tk ở) 1 NH khác chẳng hạn là 1000 tỏi, chưng hàng với NHNN bẩu tao có 1000 tỏi vốn pđ đấy, cho tao lập NH đi nha....Lập NH xong thì chuyển khoản kia từ nợ cá nhân sang vay LNH (?). (Thực ra cái này iem cũng chịu, vì em ko ở trong cuộc, nhưng dù chuyển nợ từ cá nhân đấy sang nợ của NH mới với NH cũ thì vẫn có 1 khoản nợ khác của cá nhân với NH mới ?)
    Để nó ko loằng ngoằng thì sơ đồ nó lại thế này:

    NH 1 cho Cá nhân -> thành lập NH2 1000 tỏi
    NH1 cho NH2 vay (lien NH) 1000 tỏi
    NH2 cho cá nhân vay lại để trả nợ lại cho NH1 1000 tỏi

    Net lại thì tình trạng sẽ là:
    Cá nhân nợ NH2 1000 tỏi
    NH2 nợ NH1 (LNH) 1000 tỏi

    Cách thức gần giống như việc vay vốn pháp định để thành lập DN bình thường

    2. Một ngân hàng đứng ra thành lập 1 NH khác như case VCB là cổ đông của Exim

    Trường hợp này là việc đầu tư chéo bình thường (đầu tư góp vốn, khác với case1 là dạng vay)

    Luật thì đã có rồi, nhưng chưa thực hiện hoặc chưa áp dụng. Ví dụ, cá nhân ko sở hữu quá 5% vốn của NH còn tổ chức thì ko quá 15% (20%?). Như thế thì sở hữu chéo trong NH sẽ giảm thiểu xét cả khía cạnh thổi phồng vốn trong toàn hệ thống (như case1) hoặc vấn đề chi phối hoạt động (cả case1&2).

    Thực tế thì việc thổi vốn (với vài tập đoàn tư nhân Vịt Ngan) thông qua sở hữu chéo đã được áp dụng rất thành công ví dụ như tập đoàn Eurow...chẳng hạn. Bác nào muốn biết chiêu thức cụ thể cứ PM cho em ...:-*
  8. fanmatic33

    fanmatic33 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Đã được thích:
    0
    1. Nhìn chữ ký thì hình như là bác @antigod bên ttvn thì phải, nếu sai thì cho qua.

    2. Chỗ bôi đậm: trên thực tế đây chính là sự sở hữu chéo lẫn nhau, đầu tư góp vốn giữa các ngân hàng, khi lên quá tỷ lệ (5%) thì được hiểu là dạng sở hữu chéo rồi chứ :p
  9. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Thực ra, khoai tây cũng đã ngâm cứu vấn đề này thông qua chuẩn mực kế toán của nó. Cụ thể, mức sở hữu dáng kể (Significant) là 20% trở lên. vịt ngan quy định là 5% và 15% với cá nhân và tổ chức như đã nói. Ở đây có 2 khía cạnh xem xét.

    Nếu tuân thủ chặt chẽ cá nhân tổ chức và các bên liên quan cộng lại dưới mức 5% và 15% để tránh trường hợp 1 cá nhân vẫn dưới 5% nhưng thêm vợ chồng con cái nữa...thành nhiều cái 5%.

    Thứ 2, nếu NH hoạt động thực sự minh bạch, các cổ đông (nhỏ) hiểu rõ quyền lợi của mình thì liệu CTG sở hữu 11% của thằng SG CT có đủ chi phối hoạt động của nó không? Tất nhiên ở đây là phải hiểu theo hướng chi phối bất lợi thì liệu 89% số còn lại có chấp nhận không? còn chi phối có lợi thì em hoan nghênh :)

    việc mẹ sở hữu con rồi con lại sở hữu mẹ thì nó đã có yêu cầu hợp nhất BCTC. Và việc đánh giá (tính tuân thủ, hay hiệu quả...) phải dựa trên BCTC hợp nhất. Sau khi hợp nhất thì vốn nó Net lại vấn không thay đổi.

    Trường hợp các tập đoàn tư nhân em đề cập là nó thổi được vốn lên, chỉ từ việc đầu tư chéo này mà một thằng lúc đầu có 100 tỏi có thể biến thành 1000 tỏi...thế mới tài
  10. dannguyenvan

    dannguyenvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Không nên theo mấy mã giữ giá này, thà đánh xuống như mấy con KSx rồi múc vào còn hơn

Chia sẻ trang này