Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

7207 người đang online, trong đó có 994 thành viên. 15:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112317 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    cái này bác nói đúng 1000%, lịt miej các con giời bank khôn lỏi luôn tìm cách ăn chặn của ng gửi, còn đầu ra thì im thin thít, khôn éo gì khôn quá thế:((
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Uh. Giờ toàn dân chuyên nghiệp chơi với nhau nên MG khó lắm đấy. Tập trung vào nghề tay trái đi còn nghề tay phải chờ KT vĩ mô phục hồi đã
  3. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Câu đỏ là của Cụ Võ Đại Tướng Quân, cậu em bác KQ nhắc lại thôi.;))

    Cách đây 2 ngày có thấy vụ tái cơ cấu của BVH, nghe mà cười thối ruột. Các anh Bảo Việt tái cơ cấu bằng cách cắt giảm chi phí lễ lạt, khánh tiết, hội họp, tham quan :)) Đâu như 1 năm cũng tiết kiệm được 145tỷ. Trong khi đó vốn của anh BVH cỡ 6.800 tỷ, tổng tài sản vốn liếng chắc gấp 5 số vốn điều lệ. 1 năm anh ấy tiết kiệm được 145 tỷ tiền khánh tiết, hội họp, phong bì mà anh ấy bảo là Tái Cơ Cấu :)) Cắt giảm nhân sự không thấy nói đến, tập trung vào core business... cũng k thấy nói đến thì léo hiểu sao lại định nghĩa Hành động cắt giảm chi tiêu ngoài kinh doanh là Tái Cơ Cấu >:)

    Vương Đình Họe cũng trả lời phỏng vấn chém loạn tùng bậy, bảo: các Tcty NN, Tập đoàn NN đang kiên quyết tập trung tái cơ cấu theo hướng này. [:D]

    Xin lỗi bác KQ cho iem chửi bậy câu nhé: Lịt mie, tái cơ cấu bằng mỗi việc cắt bỏ tiền chi phí hội họp, khánh tiết, tham quan thì đúng là léo đỡ được rồi. Mà cũng léo biết là có duy trì được trên 2 năm không, hay chỉ là chém trong 1 năm đầu thôi ấy chứ [:D]. Có đến gần 1000 DNNN kiểu thế này đấy :D,

    Ơ, nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, càng nhiều chuyện thế này thì VN mình sẽ càng sớm có cơ hội nhìn thấy Cty sản xuất ống cống, bác KQ nhỉ ;))
  4. nguyenkhoaabc

    nguyenkhoaabc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2009
    Đã được thích:
    444
    Tui Tau giu it hon nhung la Tien Mat. Nhan voi so nhan tien te thi .... ^:)^
  5. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.676
    cái vụ 500 tấn vàng này cứ để dân cầm là hay nhất, các ông ở trển hóa ra VND rồi vứt vào đầu tư lung tung có mà thảm họa. Cứ để dân đen thấy lúc nào phù hợp thì rút ra mà phang.

    để xem trung ương làm thế nào để lòng dân tin tưởng phấn khởi là thanh khoản lại ồ ạt, sản xuất trơn tru. nhà nhà còn thủ thế ôm vàng, nhân dân tệ, ếch nhái ngồi chơi thì a Bình còn khổ ^:)^

  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Choáng ngợp với nhập siêu từ Trung Quốc

    Tác giả: PHẠM HUYỀN

    (VEF) - Nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đã lập “kỷ lục” chóng mặt: ước 12,6 tỷ USD, bằng tới 105% tổng mức nhập siêu của Việt Nam trong năm 2010. Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam quá phụ thuộc vào một thị trường như vậy?

    LTS: Nhập siêu có thể là chuyện "bình thường" khi nền sản xuất Việt Nam vẫn còn yếu kém và nhu cầu cho tăng trưởng lại rất lớn. Trong thời toàn cầu hóa, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì việc Việt Nam "phụ thuộc" vào một số nước lớn có thể là dễ hiểu. Nhưng, sẽ là không bình thường, khi mức phụ thuộc đó quá lớn, quá tập trung ở một quốc gia: Trung Quốc.

    Độc giả hãy chia sẻ ý kiến về câu chuyện này qua hòm thư: vef@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!

    Bóng" nhập khẩu từ Trung Quốc phình to

    Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khi giới thiệu về thị trường Trung Quốc với các doanh nghiệp hồi năm ngoái, đã đau lòng thừa nhận rằng, mất cân bằng cán cân thương mại là vấn đề nội cộm nhất trong quan hệ thương mại với láng giềng.

    3 năm gần đây, xuất khẩu của ta sang Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn mục tiêu đề ra, mỗi năm “lớn” thêm 500 triệu - 1,2 tỷ USD, nhưng không bù nổi cho “nhập khẩu” tăng 3-3,5 tỷ USD/năm từ thị trường này.

    Xuất khẩu vẫn hụt hơi, “chạy" lẹt đẹt theo sau nhập khẩu từ nước bạn. Khoảng cách hai chiều thương mại ngày một “giãn rộng” và cái bóng nhập khẩu từ Trung Quốc đến nay, đã “to” gấp 3 lần xuất khẩu của Việt Nam sang nước này.

    Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỷ USD, bằng 64% tổng mức nhập siêu cả năm, năm 2008, đó là con số 11,16 tỷ USD và tỷ lệ là 61%. Năm 2009, con số này đã tăng tiếp lên 11,532 tỷ USD, bằng 90% tổng nhập siêu cả năm, được cho là mức báo động.

    Nhưng năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc cao “ngất ngưởng” và đã nâng lên mức báo động đỏ: ước 12,6 tỷ USD, bằng 105% mức nhập siêu cả năm (12 tỷ USD) của Việt Nam.


    Công nhân Trung Quốc trên công trường dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng)
    (ảnh: Phạm Huyền)
    Có thể nói rằng, nếu so với kế hoạch và đề án phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007-2015 mà Bộ Công Thương vạch ra từ năm 2007, chúng ta đã thất bại trong mục tiêu rút ngắn khoảng mất cân bằng cán cân thương mại với nước láng giềng khổng lồ này.

    TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, gọi đây là tình trạng báo động cấp 3 và rất... nguy hiểm. Nhập siêu quá lớn như vậy sẽ làm nặng thêm sự mất cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam.

    Bị hút quá sâu vào một nền kinh tế

    Nếu nhìn lại suốt một chiều dài hơn 20 năm mở cửa, đổi mới, đã có nhiều điều “đáng tiếc” cho Việt Nam.

    Hồi trước năm 1991, Việt Nam chủ yếu quan hệ thương mại với Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, thông qua Hội động tương trợ kinh tế (khối SEV).

    Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa khu vực này sụp đổ, Việt Nam đã chuyển hướng thương mại sang các quốc gia khác như cộng đồng EU, Mỹ, Úc, Canada, các nước ASEAN, các nền kinh tế Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Hàng loạt các cam kết quốc tế đã được ký kết như FTA, WTO, AFTA..

    Và trong sự “chuyển hướng” hội nhập này, thật đáng buồn rằng, nhập siêu ngày càng lớn và trở thành căn bệnh trầm kha suốt 18 năm nay. Trong một cục diện thương mại quá nghiêng về phía bên ngoài đó, Việt Nam lại “bị hút” quá sâu vào một nền kinh tế là Trung Quốc.

    Năm 2000, thặng dư thương mại với Trung Quốc của ta là 135 triệu USD thì năm 2001, cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc đã chuyển sang thâm hụt 200 triệu USD.

    Và cứ thế, 10 năm qua, nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đến giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này đã tăng vọt lên 13,4%.

    Kể từ năm 2004, bức tranh thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc cực kỳ hưng thịnh nhưng là hướng có lợi cho Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc tiếp tục lấn át và đánh bật hàng hóa các nước khác trên thị trường Việt Nam. Điều đó kéo theo, mức tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng “ngoài sức tưởng tượng”, từ 19,8% năm 2008 vọt lên 25% năm 2009.

    Ước năm 2010 này, Việt Nam “mất” 19 tỷ USD để mua hàng từ người láng giềng này, chiếm tới 23% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong khi, chỉ thu về được 6,4 tỷ USD.

    Sự thiên lệch bất thường càng thấy rõ, khi Việt Nam có quan hệ ngoại thương với gần 200 nước và vùng lãnh thổ nhưng chỉ một nước Trung Quốc, đã “cung cấp” tới ¼ “đầu vào” cho nền kinh tế Việt Nam.

    Diễn biến này cho thấy, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam đã mạnh hơn cả ASEAN (chỉ chiếm tỷ trọng 18,9%), hơn EU (chiếm7,2% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam).

    "Made in China" trong thức ăn, nước uống hàng ngày

    Không khó lý giải cho việc chúng ta nhập siêu từ Trung Quốc. Vì 5 năm trước, không ai tưởng tượng được rằng, Trung Quốc đã vượt cả Nhật Bản để trở thành anh khổng lồ thứ 2 của kinh tế toàn cầu.

    Nhưng, mục tiêu “lấy lại thăng bằng” với thương mại Trung Quốc đã ngày một xa vời khi cơ cấu xuất khẩu của ta sang Trung Quốc vẫn “chậm tiến”.


    Đồ chơi Trung Quốc thống lĩnh thị trường Việt Nam (ảnh: theo Tuanvietnam)
    Hồi cuối năm 2009, thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, chúng ta xuất sang Trung Quốc nguyên nhiên liệu khoáng sản chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu chung, trong đó, chủ yếu là than đá, cao su, dầu thô. Năm 2011-2012, chúng ta còn “xuất” cho Trung Quốc cả alumin ở dự án bauxite Tây Nguyên.

    Tuy nhiên, việc xuất khẩu nhóm hàng này đã và đang phải giảm để đảm bảo an ninh năng lượng. Riêng năm 2009, nhóm dầu thô phải giảm 24%. Năm 2010, than xuất cho Trung Quốc phải giảm tới 50% so với năm 2009.

    Bù lại cho sự sụt giảm này, chúng ta chỉ có nông sản, thủy sản và công nghiệp. Nhưng, nông lập và thủy sản chỉ chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của ta sang Trung Quốc và vẫn chủ yếu là hàng nguyên liệu và sơ chế như trái cây, cao su, caphê, tiêu, không có giá trị lớn. Nhóm hàng công nghiệp chỉ chiếm có 10% trong giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc và sức cạnh tranh còn kém.

    Dù 2 nhóm này có tăng mạnh về lượng, nhưng giá trị không cao thì thật khó bù đắp lại sự giảm sút nhóm xuất khẩu nguyên nhiên liệu khoáng sản sang Trung Quốc.

    Trong khi đó, Trung Quốc thật khéo léo trong đối ngoại, trong chính sách khuyến khích xuất khẩu và cung cấp cho chúng ta toàn thứ hàng hóa thiết yếu như máy móc, linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và cả hàng tiêu dùng giản đơn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, như quần áo, đồ chơi, giày dép, và cả tăm tre. Trong khát khao lớn mạnh, trưởng thành của nền kinh tế Việt Nam thì lạ thay, những thứ “made in China” đã bỗng dưng biến thành thức ăn, nước uống.

    Trong 5 nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất là thiết bị máy móc phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở vị trí thứ 1 đến 5.

    So với nhu cầu nhập khẩu, năm 2010, chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện... Nếu nguồn cung từ anh khổng lồ này bị hắt hơi, sổ mũi thì ngay lập tức, thị trường nội địa của Việt Nam và cả chuyện xuất khẩu sang Mỹ, EU của ta cũng sẽ bị vạ lây.

    Tuy nhiên, danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn, và có mối ràng buộc khăng khít sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.

    Dễ nhìn thấy nhất, đó là điện! Hiện nay, Việt Nam đang có chủ trương tăng cường mua điện của Trung Quốc, với mức 4% nhu cầu điện cả nước. Hồi nửa đầu năm nay, thiếu điện do thủy điện sụt giảm, đã khiến cho mỗi một kWh từ Trung Quốc truyền tải về trở nên thật quí giá! Kết quả đó có được là nhờ Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải vất vả, gian nan để đàm phán mua điện từ láng giềng.

    Dễ nhìn thấy thứ 2 là máy móc, thiết bị Trung Quốc đang tràn ngập các dự án công nghiệp của Việt Nam. Từ ngành nhựa với các loại khuôn mẫu…, ngành rượu bia nước giải khát, ngành dệt may, ngành thép…

    Đặc biệt, 90% công nghệ thiết bị nhiệt điện là từ Trung Quốc nhưng vấn đề chất lượng thì không hề tin cậy. Gần đây, ta còn nhập thêm của Trung Quốc công nghệ sản xuất alumin ở dự án bauxite Tây Nguyên.

    Việt Nam vẫn phải phụ thuộc tới hơn 91% nguyên vật liệu, máy móc từ bên ngoài. Thật rủi ro khôn lường khi nhà cung cấp láng giềng “khó khăn” thì chất lượng công nghiệp hóa của Việt Nam cũng lãnh hậu quả.

    Với cục diện này, bao giờ Việt Nam thu hẹp lại nhập siêu từ Trung Quốc? Nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu mà còn phải trả giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng!
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    (TBKTSG) - Con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã lên đến 4 tỉ đô la Mỹ trong bốn tháng đầu năm nay. Thế yếu trong thương mại song phương của Việt Nam không được cải thiện trong khi đối tác Trung Quốc tiếp tục gia tăng kim ngạch, tận dụng lợi thế.

    Ngày càng khó giảm nhập?

    Hàng hóa nào được nhập nhiều nhất từ Trung Quốc trong bốn tháng qua? Theo số liệu của Tổng cục Thống kê: “Nhóm hàng liên quan đến nguyên liệu gia công, lắp ráp như bông, sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử máy tính”.

    Tổng cục Thống kê lý giải, nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chưa giảm do thuộc nhóm các mặt hàng cần thiết phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất, chưa bị ảnh hưởng bởi chính sách cắt giảm đầu tư của Chính phủ. Hơn nữa, đơn giá nhập khẩu lại tăng mạnh khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao: bông tăng 99%, sợi tăng gần 40%, xăng dầu tăng 39%, lúa mì tăng 39%...

    Do vậy nếu tính các mặt hàng có lượng nhập khẩu theo đơn giá bình quân cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng 19%. Tất cả những yếu tố nêu trên đều là những “mảnh đất” có lợi cho đối tác Trung Quốc, nơi mà Việt Nam nhập khẩu đến 90% máy móc và nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất.

    Ông Đào Ngọc Chương, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, nói với báo chí hôm đầu tuần trước, bên lề cuộc hội thảo về thị trường Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội rằng, nhập siêu từ Trung Quốc chủ yếu là vật tư, nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, phục vụ, chế biến xuất khẩu. Hay nói khác đi là nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, chứ không phải nhóm hàng máy tính xách tay hay điện thoại di động. Như vậy, sự lệ thuộc vào đối tác càng cao, giải bài toán nhập siêu càng khó.

    Lấn sâu vào thị trường

    Ông Chương thống kê: xuất nhập khẩu chính ngạch giữa hai nước năm 2010 là 30 tỉ đô la Mỹ, gấp ba lần xuất nhập khẩu biên mậu (10 tỉ đô la). Cũng có thể hiểu, nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng trở nên “chính danh” và khó hạn chế vì không phải là hàng nhập lậu. Đang có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc gia tăng mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, tạo thế liên kết ở nước ngoài cho doanh nghiệp nhiều vùng.

    Như tỉnh Hồ Nam, ở miền Trung Nam bộ của Trung Quốc, không phải là bạn hàng lớn của Việt Nam so với các tỉnh cùng biên giới hay Quảng Đông, Quảng Tây nhưng họ cũng đã có những mục tiêu rất rõ ràng. Ông Mai Khắc Bảo, Phó bí thư tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam, gọi Việt Nam là “bạn hàng đầu tư thương mại lớn nhất của tỉnh tại Đông Nam Á”, trong cuộc tọa đàm về cơ hội hợp tác, đầu tư Việt Nam và tỉnh Hồ Nam (ngày 14-3, tại Hà Nội).

    Một ví dụ cho thấy, năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hồ Nam với Việt Nam còn rất khiêm tốn, chỉ 250 triệu đô la Mỹ nhưng 230 triệu đô la trong số này là hàng xuất khẩu của Hồ Nam vào nước ta. Ông Bảo cho hay các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hồ Nam là khung gầm, sắt thép, máy biến áp và họ nhập lại bông sợi, cao su tự nhiên, gỗ nguyên liệu. Chỉ tính riêng doanh nghiệp Hồ Nam nhận thầu một công trình trị giá hợp đồng 20 triệu đô la Mỹ tại Việt Nam năm ngoái thì doanh thu mà doanh nghiệp này thu về là 14,32 triệu đô la.

    Việc nhận thầu công trình nước ngoài là một bước cụ thể hóa thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, khiến mức nhập siêu của Việt Nam càng trầm trọng vì việc nhập khẩu máy móc của nhà thầu là điều bắt buộc. Chưa bằng lòng với những con số đó, Hồ Nam mới đây đã thành lập thương hội tại Việt Nam, quyết tâm liên kết doanh nghiệp và mở rộng thị trường.

    Với những bước đi như thế từ Trung Quốc, việc Việt Nam bị chìm trong “cái hố” nhập siêu là điều khó tránh. Vì vậy, dự báo nhập siêu từ Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng khoảng hơn 20% so với năm trước, tức tăng thêm hơn 2 tỉ đô la nữa (năm 2010 nhập siêu với Trung Quốc 12,7 tỉ đô la).

    Việc nhận thầu công trình nước ngoài là một bước cụ thể hóa thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, khiến mức nhập siêu của Việt Nam càng trầm trọng vì việc nhập khẩu máy móc của nhà thầu là điều bắt buộc.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Nhập siêu từ Trung Quốc: Xu hướng và cảnh báo - ANH QUÂN

    Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần 90% tổng nhập siêu của Việt Nam trong năm 2009. E-mailBản để inCỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (0)
    Đinh Thành Trung, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần Saga, một doanh nghiệp chuyên sản xuất cửa gỗ công nghiệp, sát Tết âm lịch vừa rồi đã sang tận Quảng Châu (Trung Quốc) mua một loạt máy khoan giàn, cưa, máy dán viền với suất đầu tư khoảng 150 triệu đồng.

    Quá rẻ! Đó là câu khẳng định của Giám đốc Trung. Đo bằng hiệu quả, mỗi ngày, chỉ riêng chiếc máy dán viền giá ngót nghét 18 triệu đồng có thể đạt năng suất của một tổ sản xuất 5-6 người, làm liên tục trong 1 tuần.

    Trên thực tế, với những doanh nghiệp có tổng tài sản khoảng chục tỷ đồng như Saga, thiết bị từ Trung Quốc tuy không phải công nghệ nguồn, nhưng là lựa chọn thích hợp, xét trên cả khía cạnh tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

    Lo ngại lớn dần

    Nhưng, Saga chỉ là một trong rất nhiều cơ xưởng tại Việt Nam có tính đến bài toán nhập thiết bị từ Trung Quốc để sản xuất hàng trong nước. Chỉ tính riêng trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng từ Trung Quốc của Việt Nam đã đạt 4,16 tỷ USD trong tổng số 12,67 tỷ USD tổng nhập khẩu nhóm hàng này.

    Điều này phá vỡ gần như hoàn toàn những toan tính của Việt Nam tại chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, với mục tiêu gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40%, một chuyên gia từ Bộ Công Thương cho biết.

    Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc năm 2009, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng vị trí thứ nhất với khoảng 28% tổng kim ngạch. Tiếp đến là vải các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu; sắt thép; phân bón; nguyên phụ liệu dệt may, da giày...

    Nhìn nhận vấn đề này, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: “Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, còn Trung Quốc thì xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam với khối lượng lớn vượt trội”.

    Dù những quan điểm lạc quan cho rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhắm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam.

    “Đã có khá nhiều cuộc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, nhưng cho đến nay, không ai biết được vì sao sản phẩm của Trung Quốc lại rẻ đến thế”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận xét.

    Kể từ khi quan hệ hợp tác thương mại nội khối ASEAN+3 bắt đầu được triển khai từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng gấp 24,4 lần trong 10 năm, từ 673 triệu USD năm 1999 lên 16,44 tỷ USD năm 2009. Trong khi đó, nhập khẩu hàng Việt Nam của Trung Quốc chỉ tăng tương ứng khoảng 6,6 lần, từ 746 triệu USD lên 4,91 tỷ USD.

    Từ xuất siêu 73 triệu USD năm 1999, đến năm vừa qua, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 11,53 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng nhập siêu của Việt Nam.

    Trong đó, xu hướng nhập siêu từ Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm qua với tỷ lệ ngày càng tăng. Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 16 cách đây khoảng 1 tháng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói với VnEconomy rằng: “Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là với Trung Quốc, và vấn đề này vẫn đang tiếp tục được xử lý”.

    Bài toán Nhân dân tệ

    Có rất nhiều lý do để “đổ lỗi” cho nhập siêu tăng cao từ Trung Quốc, như chuyện Việt Nam chưa tận dụng được quá trình phát triển của Trung Quốc, của thị trường đang lên này; hay khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu; cơ cấu nền kinh tế chưa hợp lý trong cạnh tranh khu vực; vấn đề tỷ giá giữa hai đồng tiền…

    Nhưng theo TS. Trần Đình Thiên, trường hợp Việt Nam không khác biệt với phần còn lại của thế giới.

    Trong xu hướng dịch chuyển thương mại của Trung Quốc, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như nông sản, dệt, may mặc, giày da có xu hướng giảm khá rõ nét kể từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001. Trong khi đó, tỷ trọng hàng máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị văn phòng, viễn thông… trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc lại tăng lên nhanh chóng.

    Ở một góc nhìn khác, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý trung ương (CIEM) cho rằng, đối với vấn đề nhập siêu lớn của Việt Nam, không nên nhìn vào Trung Quốc mà phải xét trên mạng sản xuất toàn cầu. Bởi vì, sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp, một quốc gia có thể là đầu vào của doanh nghiệp khác, quốc gia khác.

    Nhưng nói theo cách nào thì sự lớn mạnh của “người láng giềng” dù ít, hay nhiều đều có tác động đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cán cân thương mại giữa hai nước có chung đường biên này.

    Viện trưởng Thiên chỉ ra rằng, nếu đồng Nhân dân tệ lên giá, như các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc đang “tích cực” đòi hỏi hiện nay, sẽ kích thích các nền kinh tế xuất khẩu vào Trung Quốc. Tuy nhiên, với đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc như nói ở trên, sức hút nhập khẩu từ Trung Quốc do đồng Nhân dân tệ lên giá sẽ không đơn giản.

    “Xu hướng thương mại này là bất lợi cho Việt Nam, tuy nhiên nó ngày càng được củng cố”, Viện trưởng Thiên khẳng định.

    Đang lưu ý, nếu đồng Nhân dân tệ lên giá, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là khó tránh khỏi, trong đó Việt Nam là một địa điểm thuận lợi có thể được tính đến.

    Và ở kịch bản này, Việt Nam sẽ gắn chặt vào hai vấn đề, tiếp tục nhập khẩu thiết bị và gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc, và phải rất tỉnh táo trước làn sóng đầu tư công nghệ thấp và trung bình từ nước làng giềng.

    “Nếu tiếp tục kéo dài xu hướng này, không loại trừ khả năng cố định hóa quan hệ thương mại và đầu tư theo kiểu Bắc - Nam giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo đó, Việt Nam sẽ bị rơi vào bẫy tiền lương thấp và tiếp tục tồn tại như một nền kinh tế nằm ở đẳng cấp thấp hơn so với Trung Quốc”, ông Thiên cảnh báo.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    "Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc khó giảm"


    Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức 30-50%/năm nhưng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện.

    Bên lề Hội nghị tham tán thương mại Việt Nam 2011 ngày 15/12, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Duy Phú, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc về cơ hội, thách thức cũng như những giải pháp để cải thiện kim ngạch thương mại hai chiều này.

    - Ông đánh giá như thế nào về triển vọng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc?

    Ông Nguyễn Duy Phú: Trung Quốc là thị trường lớn trên thế giới với 1,3 tỷ dân có mức thu nhập bình quân gần 5.000 USD/người/năm. Trung Quốc cũng đã công bố đổi mới cơ cấu ngoại thương; trong đó mở rộng nhập khẩu với các mặt hàng nguyên liệu khoáng sản, công nghệ tiên tiến và công nghệ cao. Vì vậy, đây là thị trường tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam.

    Hiện Việt Nam vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc 3 nhóm hàng lớn gồm nông lâm thủy hải sản; khoáng sản và hàng công nghiệp. Đối với nhóm hàng công nghiệp, cùng với thực tế đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là đầu tư của các tập đoàn lớn như Samsung, xuất khẩu hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất lượng tốt sẽ tăng lên trong thời gian tới. Đối với nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này vẫn tăng đều.

    Tuy nhiên, vừa qua, Trung Quốc đã ra một số quy chế mới buộc các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, trái cây vào Trung Quốc phải đăng ký doanh nghiệp. Quy chế này cho thấy Trung Quốc đang tăng cường việc quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhóm hàng thiết yếu nhưng cũng là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ đúng quy định sẽ có được đầu ra xuất khẩu ổn định để không bị mất thị trường.

    - Tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Trụng Quốc đang ngày càng gia tăng. Là tham tán thương mại tại Trung Quốc, ông có cảnh báo gi với doanh nghiệp Việt Nam?

    Ông Nguyễn Duy Phú: Việt Nam và Trung Quốc chưa phải đối mặt với các vụ kiện bán chống phá giá. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc nhận thấy có sự tăng lên về các vụ tranh chấp dân sự trong quá trình doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về, nhất là các nhóm hàng có tiêu chuẩn không rõ ràng như hóa chất.

    Thời gian qua, Thương vụ đã phải tham gia giải quyết các tranh chấp dân sự khi hàng hóa nhập về Việt Nam không đúng như tiêu chuẩn chất lượng ghi trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Tuy nhiên, thương vụ chỉ là cơ quan đại diện của Nhà nước về thương mại tại nước sở tại; không có thẩm quyền, chức năng của cơ quan hải quan hay trọng tài thương mại nên chỉ hỗ trợ được doanh nghiệp bằng cách liên lạc với các cơ quan chức năng liên quan của Trung Quốc để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước giải quyết vụ việc.

    Với thực tế này, tôi muốn cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, nhất là các hàng hóa mà tiêu chuẩn chưa rõ ràng thì phải kiểm nghiệm trước khi đóng hàng lên tàu chuyên chở về Việt Nam. Để hàng đã lên tàu mà không có sự kiểm nghiệm thì khi hàng hóa nhập khẩu đã về Việt Nam sẽ khó giải quyết tranh chấp cũng như mất thời gian và thiệt hại kinh tế.

    Vừa qua, có công ty của Trung Quốc đăng ký chỉ dẫn địa lý càphê Buôn Mê Thuột của Việt Nam. Đây là bài học cho các doanh nghiệp có thương hiệu phải tìm hiểu pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của Việt Nam về thương hiệu, nhanh chóng đăng ký thương hiệu tại các thị trường cần thiết. Bên cạnh đó, các hiệp hội liên quan cần phối hợp chặt chẽ với thương vụ Việt Nam tại các nước để có được các thông tin chính xác về đăng ký thương hiệu, trình tự kiện tụng, xử lý các tranh chấp.

    Theo tôi, khi phía Trung Quốc dùng pháp lý để đăng ký tên miền càphê Buôn Mê Thuột thì phía Việt Nam cũng nên dùng biện pháp pháp lý để đòi lại tên miền. Trên cơ sở pháp lý của Việt Nam, của Trung Quốc và pháp luật quốc tế, tôi tin tưởng là Việt Nam sẽ đòi lại được tên miền càphê này.

    - Theo số liệu của hải quan, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc 11 tháng năm 2011 đang ở con số “khổng lồ” 12,36 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ 2010 và bằng gần 140% giá trị nhập siêu cả nước. Theo ông triển vọng giảm nhập siêu với Trung Quốc trong thời gian tới và những giải pháp cần tập trung?

    Ông Nguyễn Duy Phú: Trong thời gian trước mắt, nhập siêu Việt Nam-Trung Quốc chưa thể giảm mạnh được bởi có một số yếu tố tác động như cơ cấu ngành hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao chưa thể tăng đột biến được.

    Bên cạnh đó, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam ngày một gia tăng khiến cho nhập khẩu thiết bị vào Việt Nam cũng gia tăng. Đặc biệt, nhận thầu công trình của Trung Quốc ở Việt Nam cũng tăng mạnh nên nhập khẩu thiết bị đi kèm cũng gia tăng khiến nhập siêu của Việt Nam vì thế mà khó giảm.

    Hiện Việt Nam đứng thứ 5 trong tổng số 10 thị trường lớn nhất của Trung Quốc về nhận thầu công trình quốc tế ở hải ngoại. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu với Trung Quốc cũng bị tăng về giá trị do giá thành hàng hóa sản xuất của Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây khi đồng NDT tăng giá, giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, giá nhân công tăng. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hàng Trung Quốc thì cũng chịu những tác động bất lợi này.

    Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang giữ được tốc độ 50%/năm. 11 tháng của năm 2011, xuất khẩu Việt Nam-Trung Quốc đã 9,8 tỷ USD. Tuy nhiên, đồng thời, với tăng trưởng mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc, Việt Nam cũng nhập khẩu mạnh hơn các hàng hóa, nguyên vật liệu, thiết bị từ Trung Quốc để sản xuất.

    Theo tôi, để giảm nhập siêu từ Trung Quốc, các giải pháp quan trọng cần tập trung gồm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành hàng xuất khẩu theo hướng chuyển sang các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng cao để tạo ra bước đột phá trong xuất khẩu. Bởi khi không thể tăng nhanh sản lượng xuất khẩu thì phải tăng về giá trị. Về tổng thể, do hàng công nghiệp là mặt hàng mang lại giá trị lớn nhất nên thời gian tới cần tập trung mạnh hơn cho nhóm hàng công nghệ cao.

    Cùng với các giải pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu, san bớt khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu thì các cơ quan chức năng cần có các biện pháp quyết liệt để giảm nhập khẩu, nhất là với nhóm hàng hóa thiết bị, nguyên phụ liệu mà trong nước đã sản xuất được./.

    Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)
  10. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.676
    em thấy nhập siêu từ tàu cũng chả có gì xấu, nó làm tốt hơn mình cứ để nó làm đi.

    khốn nạn là mình k chịu lao động gì cả, cờ bạc suốt mấy năm nay, nên nếu k nhập siêu từ tàu thì cũng sẽ nhập từ thái, nhật, mỹ...

    lên án nhập siêu từ tàu là tư duy loser

Chia sẻ trang này