Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

6391 người đang online, trong đó có 786 thành viên. 12:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112306 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đấy cuối cùng ái nữ nhà anh 3 đã công khai trước thiên hạ là nắm 3 NH rùi. Chủ của Bản Việt, chi phối STB, chi phối ABB .

    Cứ gửi ở BV cho nó lành. =))
  2. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Trước mắt là chi phối STB, nhưng rồi sau kỳ ĐHCD này thì không biết chừng nó nhảy vào ghế chủ tuỵt cũng nên.

    Còn tụi ABB thì coi như xong hẳn rồi, chi phối chỉ là lý do nhằm che mắt thiên hạ, tránh tiếng thôi ;))
  3. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Tầm nhìn của bác rộng và xa thiệt...[};-[r2)]
  4. TeresaPham

    TeresaPham Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Đã được thích:
    35
    Bác khongquen vào hàng lúc nào mà không nói cho anh em biết. :-w:-w:-w

  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đến tầm này mà bọn nhà báo còn kịch bản này nọ. Tin chậm như sh_t. Ăn lương bồi bút mà éo biết săn tin nữa

    http://cafef.vn/20120220121337602CA31/3-kich-ban-cat-nghia-hanh-dong-cua-nhom-thau-tom-sacombank.chn

    3 kịch bản cắt nghĩa hành động của nhóm thâu tóm Sacombank


    Giới quan sát đang cố gắng cắt nghĩa động cơ hành động của nhóm NĐT sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu STB.
    Nửa năm trở lại đây: Vietcombank chuyển nhượng phần vốn tại Ngân hàng Gia Định cho một nhóm NĐT trong nước; Vietcombank bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Mizuho; Eximbank mua lại 9,61% cổ phần Sacombank (STB) từ ANZ; REE thoái 3,66% cổ phần Sacombank cho một nhóm NĐT nội địa...

    Trong các giao dịch lô lớn kể trên, những lần sang nhượng cổ phiếu tại Sacombank được NĐT theo dõi sát sao hơn cả. Mối quan tâm xuất phát từ “nghi án Sacombank bị thâu tóm” bởi một nhóm NĐT. Thực tế, TTCK Việt Nam gần đây diễn ra một số cuộc thôn tính thù nghịch. Tất cả đều diễn ra theo hình thức phủ quyết của cổ đông lớn tại ĐHCĐ, sau khi nắm giữ và chi phối được số cổ phần đủ lớn.

    Tuần qua, nghi án nêu trên tăng lên khi Sacombank cho nhân viên liên hệ với một số cổ đông ủy quyền tham dự ĐHCĐ cho HĐQT và Ban kiểm soát Ngân hàng. Giới quan sát nhìn nhận, đây là biện pháp lãnh đạo Sacombank phòng thủ dưới áp lực bị chi phối. Cuối tuần, Sacombank tạo ra bất ngờ khác khi thông báo tạm hủy ngày chốt danh sách cổ đông, với giải thích do phải bổ sung một số nội dung quan trọng trong kỳ họp ĐHCĐ sắp tới.

    Giải thích giao dịch nhộn nhịp gần đây của cổ phiếu ngân hàng, giới chuyên môn lý giải, các dòng vốn lớn thường chảy đến các khoản đầu tư tiềm năng. Với trường hợp Sacombank, dù “nghi án bị thâu tóm” cần chờ thời gian trả lời, nhưng khó có thể phủ nhận rằng, có một nhóm NĐT đang sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu STB. Vì vậy, giới quan sát đang cố gắng cắt nghĩa động cơ, hành động của nhóm NĐT trên và tạm dựng lên 3 kịch bản:

    Kịch bản 1: Hợp nhất có sự đồng thuận

    Dù xuất phát từ mục tiêu đầu tư tài chính đơn thuần hay hợp nhất, thì mục tiêu của các NĐT lớn khi mua khối lượng lớn cổ phần đều hướng tới việc cử người đại diện vào HĐQT, nhằm chia sẻ định hướng kinh doanh, cùng điều hành và phát triển DN. Về lý thuyết, bản chất của hoạt động thâu tóm hay hợp nhất nhằm tạo ra các giá trị mới, có tính cộng hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp Sacombank, kịch bản này có vẻ khác xa với lý thuyết.

    Đầu tiên là thách thức về giá trị cộng hưởng của việc hợp nhất. Trái với 3 ngân hàng được hợp nhất cuối năm ngoái nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản, việc hợp nhất các ngân hàng hàng đầu quy mô tương đương Sacombank mà chiến lược phát triển giống nhau có thể không tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Thậm chí, mạng lưới chi nhánh chồng chéo có thể kéo kết quả kinh doanh thụt lùi.

    Thách thức thứ hai đến từ chi phí vốn của bên mua. Trước khi tạo ra các đột phá mới về tương quan lực lượng để nắm trong tay một khối lượng lớn cổ phần, bên mua đã phải kiên nhẫn mua gom nhiều tháng trước đây. Giả định sự hợp nhất đồng thuận diễn ra, quá trình tái cơ cấu phải trải qua vài năm. Với giá vốn trung bình khó có thể thấp hơn thị giá cổ phiếu STB hiện tại, trong bối cảnh lãi suất cho vay khó giảm, chính sách cổ tức của STB vài năm tới khó có thể theo kịp. Bên mua gặp áp lực chi phí vốn theo thời gian.

    Kịch bản 2: Thôn tính thù nghịch

    Một cuộc thâu tóm không nhận được sự đồng thuận của HĐQT công ty mục tiêu được coi là một cuộc thôn tính thù nghịch. Nhưng liệu có thể thôn tính thù nghịch một ngân hàng? Về lý thuyết là có thể, nếu bên mua quyết tâm bằng mọi giá nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên quá bán, để có thể đơn phương ra các quyết định, mà không màng tới hậu quả của đòn thế tự vệ.

    Nhưng trong thực tế, ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đặc thù - loại tài sản rất linh hoạt. Đã có bên thâu tóm thì cũng có giải pháp chống thâu tóm. Không có ý định hợp tác, đối tượng bị thâu tóm có thể tiến hành một loạt biện pháp tự vệ như: cấp tín dụng với chi phí rẻ ra thị trường, gia tăng nợ xấu… Vì vậy, dù kiểm soát được “phần xác”, nhưng xét về mặt hiệu quả, người mua vẫn có thể thất bại.

    Kịch bản 3: Nảy sinh một cuộc chiến pháp lý

    Về lý thuyết, các cuộc thâu tóm ồn ào không sớm thì muộn có xu hướng biến thành một cuộc chiến pháp lý, khi việc thu gom cổ phần công khai hay bí mật nhằm mục đích hợp nhất chỉ giữ ranh giới mong manh với việc thao túng, lũng đoạn giá cổ phiếu.

    Trong trường hợp bên mua vô can thì cuộc tấn công cũng bị kéo dài, tăng gánh nặng chi phí, khiến bên mua tự suy yếu hay nản chí. Ngược lại, với các HĐQT không vì lợi ích chung sẽ đối diện với nguy cơ bị thay thế trước thời hạn, khi bên mua tìm được và công bố các bằng chứng pháp lý xác đáng trong ĐHCĐ.

    Hiện nay, Sacombank không chỉ là một DN niêm yết với hơn 70.000 cổ đông, mà còn là một ngân hàng lớn, mọi biến động đều liên quan đến hệ thống tiền tệ và an ninh kinh tế. Hoạt động của các ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng được giám sát bởi nhiều luật lệ. Vì vậy, một cuộc chiến pháp lý diễn ra dai dẳng là điều không cổ đông nhỏ nào mong muốn, nhưng không phải không có trong các kịch bản phải tiên liệu.

    Theo Giang Thanh
    ĐTCK
  6. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Pháo nổ rồi đấy cụ KQ ;))

    Eximbank đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị Sacombank

    Cơ sở để Eximbank trao đổi và có văn bản này là tư cách là một cổ đông lớn (sở hữu 9,73% vốn điều lệ của Sacombank). Đáng chú ý là ngoài tỷ lệ sở hữu trên, Eximbank cũng được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank, để thực hiện các quyền cổ đông liên quan. -

    Thứ nhất, Eximbank đề nghị bổ sung vào chương trình đại hội đồng cổ đông sắp tới các nội dung sau:

    Bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát với lý do đã có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu cổ đông của Sacombank: như sự thoái vốn của Dragon Capital, Ngân hàng ANZ, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)…, đồng thời có sự tham gia của các cổ đông mới (trong đó có Eximbank). “Như vậy, thành phần Hội đồng Quản trị hiện nay chỉ đại diện cho phần vốn cổ phần chiếm tỷ trọng rất thấp”, văn bản nêu.

    Mặt khác, một lý do khác được đưa ra là: trong thời gian qua, Sacombank đã thực hiện một số các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông Sacombank, cụ thể như quyết định mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS)…

    Một lý do nữa là “tình hình hoạt động của Sacombank năm 2011, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô thì theo quan điểm của chúng tôi là hiệu quả chưa tương xứng”, văn bản do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng ký đề cập thêm.

    Thứ hai, Eximbank đề nghị nguyên tắc đề cử đại diện vào thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại khoản 2 Điều 79, điểm c khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp, Điều 29 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; khoản 9 Điều 53, điểm d khoản 3 Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định tại Điều 25 Điều lệ Sacombank.

    Theo đó, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.

    Ngoài những nội dung trên, Eximbank đề nghị: “Sacombank điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 trình đại hội đồng cổ đông, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch 2012 phải đạt ít nhất 4.025 tỷ đồng, tăng thêm ít nhất 15% so với kế hoạch dự kiến báo cáo trình đại hội đồng cổ đông mà chúng tôi biết được qua thông tin báo chí là 3.500 tỷ đồng”. Kế hoạch giờ là do tao quyết, không phải do tụi mày quyết

    Và trong thời gian chuẩn bị cho đại hội đồng cổ đông, Eximbank đề nghị Sacombank không chuyển nhượng các tài sản lớn của ngân hàng, trong đó có phần cổ phiếu quỹ hiện Sacombank đang nắm giữ.
    << cái này giang hồ gọi là kiểu: Cấm mày gọi thêm hội bạn, người nhà của mày đến, vì giờ tiếng nói của mày đã bị tao tịch thu rồi [r24)]
  7. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Nếu iem không nhầm thì vụ này có sự tiếp tay của ANZ, vụ bán hơn 100tr cổ được thảo luận rất kỹ với Exim và hình như STB biết nhưng đã rơi vào cảnh Sức cùng Lực kiệt rồi >:P

    Mấy hôm vừa rồi STB bị đập sàn liên tiếp và cũng bị mua liên tiếp, cộng với việc HDQT của STB thông báo lùi ngày chốt nhằm thu gom thêm phiếu bầu chắc cũng không khác gì việc con cá giãy nảy lên khi bị đưa lên cạn [r24)]
  8. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới! khà khà, kịch hay đây.

    Bớt được một số lượng lớn vốn chạy lòng vòng quanh mấy ngân hàng nho nhỏ với cái gọi là LSLNH trong suốt mấy năm qua.
  9. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Tuần trước thị trường chao đảo một phần vì lý do STB bị đập sàn liên tiếp nhằm thu gom phiếu bầu đấy !


    Mầu tím: lại nhớ bài hát hào hùng năm xưa, một thời đã từng bị cấm phát trên các phương tiện truyền thông, báo chí :)) Ôi Việt Nam, quê hương tôi >:P

    Giờ hát lại cả bài vậy:

    Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

    Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới

    Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương.

    Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương

    Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng

    Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!


    Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!

    Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng

    Mang trên mình còn lắm vết thương. Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.

    Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người

    Độc Lập - Tự Do!
  10. anhthu2000

    anhthu2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Em có thắc mắc chưa giải đáp được : Tại sao ANZ và REE thoái vốn khỏi STB ? Lợi ích có được khi thoái vốn ( Bác đừng nói với em là nó thu được LN xx tỷ giá mua - giá bán nhé )
    Bác giải thích hộ em cái.
    Thanks Bác nhiều

Chia sẻ trang này