Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

8656 người đang online, trong đó có 1095 thành viên. 14:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 111992 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    mượn hàng bán xuống.. năm 12 ko pải dễ dàng chút nào... thống nhất với bác là vậy

    mình cũng đang liên hệ một số nơi, mượn hàng, sang năm chính thức oánh thêm kênh ss \:D/
  2. ongiastocks

    ongiastocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    627
    Năm nào cũng sẽ có sóng. Cứ yên tâm là như vậy. Quan trọng là bắt được sóng đủ rồi nhảy ra. Thế thôi :D.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Nói có sách mách có chứng:

    Đây là nhận định đầu năm 2011 của em: http://f319.com/home/1384114 ( Ngày 16/2/2011 )

    Với tình hình này nếu đồng thời các tin sau ra thì gọi là chém đầu còn ra lần lượt gọi là tùng xẻo. Cho du có điên cũng nhận ra là kinh tế vĩ mô đang rất xấu và còn có thể xấu hơn nữa:
    - Lạm phát tháng 2 trên 2%
    - Áp lực tăng giá xăng cực cao, quỹ bình ổn kiệt sức --> chi phí vận chuyển, chi phí xăng dầu thiết bị công nghiệp sẽ tăng mạnh --> CPI tiếp tục tăng mạnh trong các tháng tiếp theo
    - Thời điểm tăng giá Điện rất gần. Hiệu ứng tương tự nhưng còn khủng khiếp hơn tăng giá xăng dầu
    - Than tăng... cũng thế
    - Thuế WTO gần có hiệu lực làm bảo hộ giảm, XK tiếp tục khó....


    Nói chung muốn lạc quan cũng không nổi. Khách quan mà nói quý I hết cửa. Trông chờ quý II nhưng chỉ là hy vọng thôi chứ chẳng có gì cụ thể cả ! Các bác chọn đi !



    Trích:
    stockvn8x viết lúc 14:12 - 29/04/2011
    Nếu về sống chết thì chọn tùng xẻo vì khi chưa chết thì dù sống khổ nhưng vẫn còn cơ hội

    Em phân tích chính sách quý I/2011 ở đây: http://f319.com/home/1384114/page-2

    Mịa hàng loạt chính sách đưa ra trong thời gian qua và lần nào sau mỗi quyết định của có 1 ld đăng đàn cùng 1 đoàn media đứng sau gào lên là đây là việc làm cần thiết và chính xác. Bên cạnh đó 1 đội chim bịp đánh thuê cũng hót : Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ cách điều hành của CP. Nhưng kết quả thì sao: CPI tháng sau luôn cao hơn tháng trước thì phải .Vậy phải hiểu hiệu quả các chính sách này thế nào?


    Sắp tới đương nhiên là phải tính đến tăng DTBB rùi và kết quả sẽ lại thế nào? câu trả lời này dành cho các siêu chuyên gia và các bác nhé

    Riêng em chỉ nghĩ thế này: KTVN như người bệnh ( phải khách quan và nghiêm khắc với bản thân mình ) vì bệnh gì, yếu ở đâu thì ngay cả Nghị quyết ĐHĐ cũng chỉ mịa nó ra rồi không cần dấu diếm gì cả. Nhưng tại sao mọi biện pháp đưa ra thời gian qua đều không có tác dụng thậm trí là tác dụng ngược?

    Về lý thuyết éo có gì sai cả trong cách điều hành nhưng hiệu quả thì éo được như mong muốn bản chất là dùng sai liều lượng mà thôi. Thực ra đúng như lời bài hát bọn teen hay hát mà em nghe lải nhải ở ngoài đường ấy: là thà đau một lần còn hơn. Em nghĩ có khi đưa mịa bọn nhạc sỹ nửa vời đó làm kinh tế có khi ổn .... Là em đùa thôi

    Nhưng thực sự đúng là như dùng thuốc kháng sinh đó phải dùng đúng liều, mạnh và liên tục thì mới có tác dụng. Bênh đã vào lục phủ mà cứ dùng thuốc liều thấp, nửa vời chỉ có nhờn thuốc và đến khi dùng liều cao cũng éo còn tác dụng. Sai là cách dùng thuốc chứ éo phải sai thuốc các bác ợ

    Tóm lại theo em đầu năm khi có dấu hiệu lạm phát trở lại dùng kháng sinh liều cao dập tắt luôn: Đồng thời tăng lscb, ls tái đủ thứ, năng dự trữ bắt buộc, hạ tăng trưởng tín dụng, tăng giá xăng chỉ 1 lần cho đủ luôn và cam kết éo tăng thêm lần nào nữa, điện cũng vậy... Bảo đảm éo cần tăng lscb đến 3 lần, ls tái chiết khấu 2 lần... CPI vẫn thấp hơn 8% là chắc ! và khi đó đấy mới là đỉnh của lạm phát và đáy của CK chứ giờ nằm đó mà mơ. CPI đã hơn 10% mịa nó rùi mà còn tới 3 quý nữa với tất cả bất trắc còn ở phía trước !


    Nếu là chém hẳn còn có cơ hội tái sinh bác ợ chứ tùng xẻo thì sống éo ra sống mà muốn chết còn không xong!



    Thời điểm đó CPI là 8% còn bây giờ là 19%. Kính phục cách điều hành KT của CP các bác nhẩy ?
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Giải thích cách đánh của Tây. Viết để bác nào không hiểu bản chất mà đánh theo Tây là chết mất xác :

    Viết đầu năm 2011:

    Việc Tây mua ròng rã với khối lượng ngày càng lớn xuất phát từ yếu tố chủ quan của chính chúng nó chứ chẳng liên quan đến BBs nội cả, BBs nội là muỗi so với Tây. Bản chất nó ở chỗ này:
    - Thằng Nhật và Mỹ mà đặc biệt là Nhật quyết định tiếp tục cung tiền ồ ạt để cứu nền kinh tế giảm phát. BỌ nó không những không giữ nguyên LSCB ở mức cực thấp mà nó còn giảm tiếp 0.1 điểm. Gói kích thích khổng lồ bơm ra làm giá vốn cho vay của nó quá rẻ. Thêm vào đó đồng Yên lên giá kỷ lục so với USD nhưng USD lại lên giá kỷ lục với VNĐ. Công lại Yên tăng giá rất cao so với VNĐ. Tính từ đầu năm nó tăng giá hơn 30% rồi đó bác.

    Với LSCB quá thấp + Tỷ giá quy đổi quá cao nó có điên mà không đổi sang VNĐ để mua tài sản ở VN nơi có chỉ số tăng trưởng cao hơn Nhật. TTCK chính là kênh đầu tư truyền thống và hấp thụ vốn nhanh nhất nên nó dồn tiền mua CK như điên vừa rồi chẳng có gì là khó hiểu.

    Nhưng đây mới là điểm nguy hiểm nè: Với sự chênh lệch như trên chỉ cần TTCK VN không lao dốc quá nhiều là đủ cho bon nó ăn lãi rồi. Bọn nó không kỳ vọng đến mức TTCK VN tăng ào ào đâu chỉ cần lình xinh trong khi giá vốn Nhật thấp là ăn đủ rồi.

    Bởi thế nó mua Blue Chip làm ăn tốt và thanh khoản cao chứ không cần BCs có kinh doanh tốt đột biến. Bởi vậy khả năng thoái vốn của nó sẽ rất cao khi LSCB ở Nhật tăng trở lại nhưng hiện thì đang giảm chứ không tăng.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Bài này đọc lại mới cay: Khi đó em viết trong tâm trạng hoài nghi nên viết duới thủ pháp ẩn. Khi đó DHD đang vào giai đoạn chạy đua quyết liệt nhất nên bọn nó báo cáo láo loạn xạ

    Link: http://f319.com/home/1350560


    Thú thực là hồi đi học em cũng hơi ngu chút. Lê lết mãi cũng hết Ms nhưng dù sao hồi học ĐH và CH cũng chưa phải thi lại toán cao cấp bao giờ. Nhưng đến giờ em vẫn không trả lời được 1 vấn đề nên hỏi liều các bác phát xem ai giải thích cho em bớt ngu chút nhé:

    Em vừa xem xong Nghị quyết của tất cả các ĐHĐ các tỉnh thành vừa xong đều thấy ghi rõ : Tốc độ tăng trưởng KT đều trên 10%. Như vậy về lý thuyết tổng số học của 63 tỉnh thành phải lớn hơn 10%. Vì thậm trí SG, HN hay 1 số tỉnh thành lớn khác đều có nghị quyết là 12-15%. Nhưng lại sao cả nước lại chỉ đặt kế hoạch có 7% trong năm 2011? Logic của em ngu ở chỗ nào hả các bác? Như vậy 3% nó chạy đi đâu? tại sao cả nước lại thấp như vậy trong khi từ đơn vị lại cao hơn? Khi tổng hợp nó thất thoát 3% GDP hay sao?

    Cũng đừng bác nào nó TĐ KT NN nhà nước nó làm đứt 3% nhé. Vì ngoại trừ Vinashin đang cơ cấu lại còn toàn bộ 10 Tập đoàn KT lớn nhất cũng ĐH xong rùi và đều đặt chỉ tiêu từ 10 -30% hết.

    Vậy là sao nhỉ?


    Giờ thì mọi việc đã an bài nên éo còn ngại gì nữa các bác nhỉ ?
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Đầu năm 2011 em nhận định TTCK sẽ đi xuống nên làm được 1-2 quả độ và kiếm được 5 củ
    Link: http://f319.com/home/1384814
  8. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    về lĩnh vực vĩ mô, fa, mình thật sự khâm phục bác... [};-
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Tổng kết link đã viết nhá: Nói có sách mách có chứng không các bác bảo em toàn làm thần gió

    link em viết ngày 2/3 :http://f319.com/home/1389969
    Mai mà xanh thì còn chết thêm lần nữa. Những người cut loss rời bỏ TT lúc này sẽ cảm thấy tinh thần yên ổn, toàn tâm toàn ý cho việc khác và đó là đúng. Mất nhưng là được đó bác. Em cam đoan hết quý 1-2 TT còn thảm lắm.

    TT chỉ có thể đi lên dần sau quý 3 còn các phiên tăng điểm sẽ chỉ là tăng kỹ thuật. Đừng mơ up trend trong giai đoạn này vì đó là huyễn hoặc !

    Quên bổ sung thêm: Nếu đủ bản lĩnh đánh sọt seo thì vẫn kiếm được nhưng vốn phải có ( nghĩa là vốn của mình không vay nợ và không bị siết nợ ) và phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc !



    Link em viết ngày 14/3 : http://f319.com/home/1395316/page-2
    Trích:
    redbull2010 viết lúc 14:33 - 14/03/2011
    xin chỉ giáo giúp. phiên cuối tuần còn chất ce một đống, phiên hôm nay tình thế thay đổi hoán toàn PL một đống.
    Lý do:

    1 - Nhật nó giảm ảnh hưởng đến toàn cầu trong đó có VN
    2 -Hàng rẻ xúc được từ tuần trước về đến TK bán sàn cũng kiếm 5-10%. Trong lúc thóc cao gạo thấp thế này cụ thế hoá luôn
    3 - Dự trữ BB được xem xét vè nếu thông qua thì sẽ thông qua vào kỳ họp CP cuối tháng này - --> bóp uyết hầu thêm 1 chút --> các CTy CK nghe ngóng thấy trước nên hạ sẵn tỷ lệ Margin để còn rút vốn trả lại NH. Tiền dự trữ này sẽ được niêm phong bỏ vào kho bạc
    4 - Báo cáo tài chính quý 1 được dự báo là vô cùng ảm đạm
    5 - CPI sẽ vẫn tăng cho dù bồi bút làm mờ đi bằng cách áng chừng chỉ trên dưới 2%.
    6 - Điện, xăng, than chính thức làm chi phí đầu vào của cả nền KT tăng mạnh


    Về thực tế đánh xuống về 400 rồi đánh lên 480 dễ kiếm ăn hơn kéo từ 460 lên 520 trong bối cảnh khan tiền thế này. Dìm hàng sâu rồi vớt xác là ăn ngon nhất.

    Tóm lại khi TT về khoảng 420-450 và KLGD 2 sàn khoảng 700-800 tỷ trong 3 phiên liên tiếp thì múc để ăn lên 480. Nhưng trên 480 là lại phải chạy !



    Link em nhận định về CPI ngay từ Tết : http://f319.com/home/1379870/page-2
    Lịnk nhận định cuả em về TT hồi Tết ngày 14/2. Đây là lúc em quyết định rút quân khỏi TT trong năm 2011: http://f319.com/home/1384814

    Nhận định của em về việc tăng ls tái chiết khấu lần thứ nhất ngày 8/3 : http://f319.com/home/1392729

    Éo cần trình cao siêu gì vì đây là kiến thức cơ bản bất cứ ai học kinh tế vĩ mô và vi mô đều biết. Em đọc vị luôn:

    Thực ra phần phân tích này đã có khi NHNN tăng LSCB lên 11% đợt trước rồi nhưng thuốc chưa đủ mạnh nên CPI vẫn phi mã. Hiện nay kiềm chế lạm phát là ưu tiên số 1 nên việc tăng LSCB và tăng LSTCK đều hướng đến mục tiêu này. Việc hy sinh tín dụng và TTCK là hiển nhiên .

    Trước đây LSCB là công cụ mạnh nhất để điều hành tiền tệ nhưng lúc này, vai trò của lãi suất cơ bản đã trở nên mờ nhạt hơn trong rổ công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Giá trị của nó lúc này, nhiều khả năng sẽ tăng, chủ yếu tập trung ở tính tín hiệu - chính sách tiền tệ đang thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản là một công cụ để Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt trong từng thời kỳ; được đặt trong mối quan hệ với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, trên thị trường mở, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại và trạng thái cung - cầu vốn trên thị trường.

    Trước đây, lãi suất cơ bản là một cơ sở quan trọng để các ngân hàng thương mại ấn định lãi suất cho vay. Cơ sở này gắn với quy định tại Bộ luật Dân sự (lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Tuy nhiên, vai trò đó đã bị vô hiệu hóa khi từ tháng 4/2010, Ngân hàng Nhà nước mở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận và áp dụng cho đến nay.


    Thông thường, lãi suất cơ bản được công bố vào thời điểm cuối tháng để áp dụng cho tháng tiếp theo.

    Với cơ chế lãi suất thỏa thuận, lãi suất cơ bản không còn điều chỉnh lãi suất cho vay trên thị trường. Mặc dù Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 có quy định “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”, nhưng cũng có cơ chế cho phép “trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”.

    Ở vai trò tham khảo, khoảng 1 tháng qua, mức 11%/năm của lãi suất cơ bản cũng trở nên mờ nhạt, khi lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cao nhất đã 14%/năm, lãi suất cho vay có từ 18% - 20%/năm.
    Tuy nhiên khi tăng lên 12% thì sẽ không bị cấm huy động trên 14% nhưng gần đây nữa. Ngày mai điều chắc chắn là lãi suất huy động sẽ là 16% .

    Điều này sẽ dẫn tới điều gì? Chắc chắn 1 số lượng tiền nhàn rỗi sẽ được hút vào NHTM. Ai cũng biết lượng tiện lưu thông là hữu hạn nên tiền vào nơi này sẽ hút tiền ở nơi khác hay nói cách khác tiền chảy vào NHTM từ các kênh đầu tư khác như BDS, Ngoại tệ, Vàng và rất có thể rút từ CK.

    Nhưng đi cùng với đó, một công cụ lãi suất khác có thể cũng sẽ được điều chỉnh: lãi suất tái chiết khấu, hiện ở mức 7%/năm nhưng theo QD mới sẽ là 12%. Lãi suất này tăng, ảnh hưởng sẽ trực tiếp hơn đối với chi phí ngân hàng thương mại trong trường hợp cần vay vốn Ngân hàng Nhà nước.

    Với mức 12% thì không NHTM nào đủ can đảm vay NHNN vì như thế không còn lợi nhuận. NHNN cũng khoi lo NHTM đến vay và như thế cung tiền sẽ giảm mạnh.

    Do vậy duy nhất cách 1 là huy động từ XH bằng việc tăng lai suất huy động như đã nói ở trên.

    TTCK sẽ vô cùng khó khăn vì dòng tiền sẽ giảm mạnh. Không ai điên đi vay lãi suất siêu cao 22-25% để chơi margin khi TT èo uôt cả.Với quỹ lương cỡ 15% cộng lãi vay 20% thì chỉ có siêu doanh nghiệp mới phát triển nổi.

    Tóm lại em đánh cuộc tromg vòng quý 2 tới TTCK đóng băng ! Bác nào nhận độ có thể bắt đầu tư ngày mai







    Nhận định của em khi biết tin tăng ls : http://f319.com/home/1392843
    ngày 9/3/2011

    Trích:
    thienlocphat viết lúc 08:09 - 09/03/2011
    Hôm nay ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chính thức tăng lãi suất tái chiết khấu (7%) và lãi suất tái cấp vốn (11%) lên 12%. Chúng ta đánh giá khía cạnh này trên hai khía cạnh:


    1. Tích cực:

    a. Tăng hai lãi suất này nhằm siết tiền tệ trong tình hình lạm phát
    b. Thu hẹp % chênh lệch giữa LS liên ngân hàng và LS tái chiết khấu & LS tái cấp vốn để các ngân hàng lớn chú trọng cho các doanh nghiệp vay hơn là cho các ngân hàng nhỏ vay. Ổn định hệ thống tránh tăng tỷ lệ nợ xấu trong khi hiện nay các ngân hàng nhỏ sẽ phải cho doanh nghiệp vay lãi suất cao hơn thực tế. Tránh việc chay đua lãi suất giữa các ngân hàng có nguồn vốn thấp.
    c. Công bằng hơn trong sử dụng vốn từ NHNN cho cả hệ thống, tránh phân biệt đối xử giữa các ngân hàng lớn và nhỏ.
    d. Thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc ổn định nền kinh tế xóa bỏ đặc quyền đặc lợi.

    2.Tiêu cực:

    a. Các ngân hàng lớn sẽ gặp khó khăn bước đầu trong việc quản lý cho vay nguồn tiền, lợi nhuận sẽ giảm khi % chênh lệch giữa LS liên ngân hàng và LS tái chiết khấu giảm. Không còn được nguồn lợi tức cao khi cho các ngân hàng nhỏ vay tiền.
    b. Việc tăng LS này chắc chắn trong ngắn hạn sẽ làm LS cho vay khó hạ dưới 17, 18% năm.

    Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây là một chính sách đúng đắn và sáng suốt của NHNN trong thời điểm này. Theo thông tin phản hồi từ 1 số doanh nghiệp lớn chiều này 8/3 LS cho vay sản xuất đã giảm xuống còn 17, 17.5%/năm. Tín hiệu tốt cho nền kinh tế lúc này

    Em phản biện bác trên thế này:
    Cái điểm quan trọng nhất đối với CK thì bác không đề cập đến. Quan trọng nhất là nó sẽ làm lãi suất huy động tăng cao. 12% LSCB thì huy động sẽ là 12% x 150% = 18%.
    Huy động ở mức 18% nhưng thực tế sẽ còn cao hơn .

    Với LS huy động cao sẽ hút 1 lượng tiền đáng kể vào NHTM vì nhu cầu vay vốn của XH là hiển nhiên và có rất nhiều đối tượng không thể không vay để tồn tại. Như thế tiền sẽ chuyển từ các kênh đầu tư khác vào NH. Từ BDS, ngoại tệ, vàng và tất nhiên là từ cả TTCK

    TTCK muốn tăng trưởng là phải có dòng tiền đổ vào nhưng với diễn biến này nó sẽ ngược lại nên chắc chắn trong thời gian tới TTCK sẽ đóng băng hoặc giao động với biên độ cực hẹp.

    Vốn vay cao sẽ làm các DN niêm yết liêu xiêu và giá sẽ phản ảnh trên sàn. 2 yếu tố trên sẽ làm TTCK giảm đều và vững chắc. Đáy thì không dám nói là bn nhưng chắc chắn sẽ bước vào downtrend. Cầu Chúa là tốc độ rơi không quá khủng và đây là hy vọng duy nhất còn sót lại khi thực ra giá CP là khá thấp rồi ( khá thấp hoàn toàn khác với khá rẻ nhé các bác )

    Khi EPS âm thì dù CP có giá dưới mệnh giá vẫn là đắt.

    Và khái niệm quan trọng nhất trong CK là không có CP đắt hay rẻ chỉ có CP tăng hay giảm giá mà thôi.

    Em cho rằng CP sẽ trong quá trình giảm giá!



    Với tất cả các nhận định trên em mới kết luận TT sẽ down từ cuối tháng 2/2011 và đây là cơ hội đánh sọc và thực tế đã chứng minh tư vấn của em cho đứa bạn là chính xác. Chốt lãi được 1 hợp đồng STL rồi còn SJS nữa thôi nhưng với tình hình này chắc chắn nó sẽ lại thắng vụ SJS
  10. 11Am.11.11.11

    11Am.11.11.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    541
    Vậy ý kiến sau phiên hôm nay của bác là gì ?

Chia sẻ trang này