Black list

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 30/11/2011.

3579 người đang online, trong đó có 75 thành viên. 04:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112022 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Với nhận định của BV và SSI thì LS không có cửa hạ trong tháng 3 mà phải tháng 6. LS liên ngân hàng vẫn ở mức cao.
  2. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Cẩn trọng chứng khoán lập đỉnh
    Nguồn tin: Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính | 05/03/2012 3:44:55 CH








    [​IMG] Sự tăng trưởng hơn 20% của các chỉ số chứng khoán Việt Nam trong 2 tháng qua đã tạo nên tâm lý hết sức phấn khích nhưng thường thì đỉnh kết thúc vào những lúc ít ai ngờ.

    TTCK Hoa Kỳ qua góc nhìn chiêm tinh tài chính


    Trong bài viết “TTCK 2012 qua góc nhìn chiêm tinh tài chính” đăng trên ĐTTC ra ngày 29-12-2011, chúng tôi cho rằng sự chuyển dịch của Mộc tinh trong vòng 230 cung Bạch dương đến 70 cung Kim Ngưu, có tương quan chặt chẽ với sự hình thành đỉnh dài hạn của chỉ số DJIA.

    Thực tế vào năm 2011, khi Mộc tinh ở 230 cung Bạch Dương đến 70 cung Kim Ngưu, tức từ ngày 2-5-2011 đến 21-7-2011, các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới đã giảm 20-35% trong vòng 3 tháng.

    Do chuyển động nghịch hành của Mộc tinh khiến một lần nữa Mộc tinh nằm trong biên độ 0-70 cung Kim Ngưu từ ngày 7-10-2011 đến 7-3-2012.

    Vì vậy, trong bài dự báo TTCK 2012, chúng tôi đã nhận định: “Mặc dù có xác suất cao, chỉ số DJIA đã đạt đỉnh chu kỳ 4 năm vào ngày 2-5-2011, nhưng vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn kịch bản chỉ số DJIA phá vỡ đỉnh cũ để thiết lập một đỉnh mới (đồng thời là đỉnh của chu kỳ 4 năm) trong thời gian từ nay đến tháng 3-2012”.

    Nói cách khác, thời điểm hiện tại là mốc thời gian được cảnh báo về khả năng tạo lập đỉnh dài hạn (đỉnh chu kỳ 4 năm) khi quan sát bằng sự chuyển dịch của Mộc tinh. Nếu lịch sử lặp lại, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh (ít nhất 20-35%) của các chỉ số chứng khoán thế giới trong 3-4 tháng tới.

    [​IMG]
    H1- Mô hình sóng Elliott và chỉ báo kỹ thuật của VN Index (tuần).

    Có 3 hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm khác ủng hộ khả năng tạo lập đỉnh vào tháng 3-2012. Thứ nhất, ngày 20-2-2012, Mặt trời giao hội với Diêm Vương tinh. Nghiên cứu Raymond Merriman cho thấy cặp góc này có xác suất 79% tương quan với đỉnh chu kỳ chính (primary cycle - có chiều dài trung bình là 18 tuần) trở lên trong vòng 14 ngày giao dịch, tức từ 31-1-2012 đến 9-3-2012.

    Thứ hai, ngày 2-3-2012, Mặt trời hợp góc đối ngược (1800) với Hỏa tinh. Nghiên cứu Raymond Merriman cho thấy xác suất 70% trong vòng 13 ngày giao dịch có tương quan với sự kết thúc của chu kỳ chính trở lên, tức từ ngày 14-2-2012 đến 21-3-2012.

    Thứ ba, ngày 4-3-2012, Kim tinh hợp góc 1800 với Thổ tinh, đồng thời Kim tinh tạo nên góc T-square (đối diện với một hành tinh và vuông góc với hai hành tinh còn lại) với Thổ tinh, Diêm Vương tinh và Thiên Vương tinh. Nghiên cứu của Raymond Merriman cho thấy cặp góc giữa Kim tinh và Thổ tinh có xác suất 71% trong vòng 13 ngày giao dịch với sự kết thúc của chu kỳ chính trở lên, tức từ ngày 15-2-2012 đến 23-3-2012. Như vậy, tính từ thời điểm hiện tại, chúng ta có vùng mật độ cao đạt đỉnh từ ngày 1-3-2012 đến 9-3-2012.

    Nghiên cứu chiêm tinh tài chính địa tâm mang đến những góc nhìn hết sức thú vị. Thời điểm hiện tại không chỉ giống thời điểm đỉnh vào ngày 2-5-2011 ở sự chuyển dịch của Mộc tinh mà còn sự hợp góc T-square của Kim tinh đối với các hành tinh Thiên Vương tinh, Diêm Vương tinh, Thổ tinh.

    Điều này đã từng xuất hiện vào ngày 30-4-2011 (ngày thứ bảy) và thị trường tạo lập đỉnh ngay sau khi mở cửa giao dịch ngày tiếp theo là 2-5-2011. Nghiên cứu của Raymond Merriman cũng cho thấy, các góc cứng (hard square) giữa Kim tinh với Thiên Vương tinh, Diêm Vương tinh, Thổ tinh tương quan đến 80% các chu kỳ chính (major cycle, chu kỳ có chiều dài trung bình 7 tuần) trở lên, trong vòng 4 ngày giao dịch đối với TTCK Nhật Bản. Do đó, kỳ vọng sự kết thúc đỉnh của TTCK thế giới trong thời gian từ ngày 1-3-2012 đến 9-3-2012 là rất lớn.

    TTCK Việt Nam

    Phân tích kỹ thuật cho thấy những dấu hiệu cảnh báo. Căn cứ vào biểu đồ H1, chỉ số VN Index đang đối diện với đường kháng cự hướng xuống từ đỉnh ngày 23-10-2009 và 9-2-2011. Đường kháng cự này đã từng làm thất bại đợt phục hồi có đỉnh vào ngày 14-9-2011.

    Do đó, việc VN Index gặp phải đường kháng cự dài hạn này là một cảnh báo. Tất nhiên, nếu VN Index phá vỡ đường xu hướng kháng cự, chỉ số này sẽ thoát ra khỏi xu hướng giảm giá dài hạn và còn “bùng nổ” trong thời gian tới. Nhưng khả năng phá vỡ là không cao khi nhiều chỉ báo kỹ thuật đưa ra cảnh báo có sự kháng cự mạnh đối với VN Index.

    Trên biểu đồ tuần, chỉ báo RSI đóng cửa tuần ngày 2-3-2012 với mức 60,8 điểm, là mức kháng cự trong một xu hướng thị trường giá xuống. Lưu ý rằng, mức RSI hiện tại đang cao hơn mức RSI của đỉnh kết thúc tuần vào ngày 16-9-2011. Điều này hàm ý khả năng tạo nên một phân kỳ ẩn, là dạng phân kỳ củng cố xu hướng giảm đang hình thành trước đó. Nếu chuyển sang quan sát bằng biểu đồ ngày, giữa chỉ số VN Index và RSI đang hình thành một phân kỳ âm, một tín hiệu đảo ngược xu hướng.

    [​IMG]
    Chỉ số HNX Index cũng đang đối diện với đường kháng cự dài hạn
    từ đỉnh ngày 23-10-2009 và 7-5-2010.

    Những góc chiêm tinh tài chính địa tâm không chỉ tác động đối với TTCK thế giới mà còn đối với TTCK Việt Nam. Năm 2011, việc Kim tinh hợp góc T-square với Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Diêm Vương tinh vào ngày 30-4-2011 đã tạo nên sự sụt giảm mạnh đối với VN Index từ đỉnh ngày 4-5-2011 mà chúng tôi đã có đề cập trên báo ĐTTC.

    Điều này có khả năng lặp lại khi cặp góc trên được tái hiện vào ngày 4-3-2012. Chúng tôi đã từng cảnh báo sự sụt giảm mạnh của TTCK Việt Nam từ tháng 3-2012 đến ít nhất tháng 6-2012 trong bài “TTCK 2012 từ góc nhìn chiêm tinh tài chính” đăng trên ĐTTC. Nói cách khác, vùng thời gian từ 2-3-2012 đến 9-3-2012 cũng sẽ là một vùng thời gian cảnh báo cho sự tạo lập đỉnh tại TTCK Việt Nam.

    Nếu chỉ số VN Index giảm điểm, đây cũng là đợt giảm điểm mạnh vì nó thuộc chu kỳ 50 tuần cuối cùng trong chu kỳ 4 năm (thường có 4 chu kỳ 50 tuần) từ ngày 24-2-2009. Chu kỳ 50 tuần thứ ba kết thúc vào ngày 9-1-2011 và sự tăng điểm 2 tháng qua là quá trình tăng điểm của đỉnh chu kỳ 50 tuần cuối cùng trong chu kỳ 4 năm.

    Lịch sử của TTCK Việt Nam không đủ để tạo nên thống kê nhưng thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy đáy của chu kỳ 50 tuần cuối cùng của chu kỳ 4 năm sẽ kiểm tra lại đáy của chu kỳ 50 tuần trước đó (đối với VN Index là mức 339 điểm) và có xác suất 77,7% sẽ phá thủng mức đáy này. Điều này cũng trùng với những dự báo từ chỉ báo RSI nếu như phân kỳ ẩn hình thành.

    Chỉ số HNX Index cũng đang đối diện với đường kháng cự dài hạn từ đỉnh ngày 23-10-2009 và 7-5-2010. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX/DMI cũng đang ở trong tình trạng giống như VN Index. Do đó, khả năng chỉ số HNX Index phá vỡ đường xu hướng kháng cự dài hạn để tạo nên chu kỳ tăng điểm bùng nổ ở thời điểm hiện tại là không cao.

    Nếu như giảm điểm, chỉ số HNX Index dự kiến kiểm tra lại đáy vào ngày 9-1-2012 (55,27 điểm), là chu kỳ 15,5 tháng thứ hai trong chu kỳ 4 năm (có 3 chu kỳ 15,5 tháng) từ ngày 24-2-2009. Thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy xác suất 83% phá vỡ mức đáy vào ngày 9-1-2012.

    LÊ ĐẠT CHÍ - TRƯƠNG MINH HUY



    Bác KQ25 bình loạn cho anh em thưởng thức cái, mấy tay này còn chơi cả Đông tây y kết hợp cúng bói nữa nè ^:)^
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Theo các bác cái này là cái gì?

    Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.

    Trọng tâm của đề án là các giải pháp tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, trên cơ sở phân nhóm đã và đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

    Trước hết, điều đầu tiên mà Chính phủ định hướng là bảo đảm khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng yếu kém qua việc tập trung hỗ trợ thanh khoản; trong đó Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn trên cơ sở các hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt với mức tối đa tương đương mức vốn điều lệ của tổ chức đó.

    Các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của Ngân hàng Nhà nước về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động. Ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh sẽ mua lại các tài sản và khoản nợ có chất lượng tốt của tổ chức tín dụng thiếu thanh khoản để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.

    Với những trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ đặt vào diện kiểm soát đặc biệt. Đáng chú ý là việc chia cổ tức, lợi nhuận của tổ chức đó cũng sẽ bị hạn chế, kể cả việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tài sản. Cùng với đó là giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mô hoạt động; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành…

    Sau khi áp dụng các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, tổ chức tín dụng yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thực hiện một cách tự nguyện, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc.

    Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng yếu kém phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối của tổ chức tín dụng yếu kém phải chuyển nhượng cổ phần.

    Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp mua lại vốn điều lệ hoặc cổ phần của tổ chức tín dụng yếu kém để chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa một bước, sau đó sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư có điều kiện. Chính phủ cũng yêu cầu xây dựng văn bản pháp lý quy định cụ thể việc Ngân hàng Nhà nước tham gia mua lại cổ phần, vốn góp phục vụ cho hướng xử lý này.

    Đáng chú ý là đề án trên mở ra một cơ chế đặc biệt là: “Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại" (hiện giới hạn tối đa là 30%).

    Cùng với những nội dung trên, đề án cũng đưa ra những quan điểm về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua, như: thực hiện liên tục và mang tính quá trình; xây dựng các ngân hàng mạnh làm trụ cột đồng thời có những ngân hàng vừa và nhỏ; khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại tự nguyện; cơ cấu lại toàn diện về quản trị, tài chính, hoạt động của các tổ chức tín dụng; không để xẩy ra đổ vỡ và mất an toàn hệ thống ngoài tầm kiểm soát.

    Định hướng của quá trình cơ cấu lại là nâng cao vai trò của các ngân hàng thương mại nhà nước; tăng nhanh quy mô, năng lực tài chính và nâng cao chất lượng tài sản, xử lý tốt nợ xấu cũng như nâng cao năng lực quản trị, hiện đại hóa… nhóm ngân hàng này để làm nòng cốt cho hệ thống.

    Với các tổ chức tín dụng thiếu hụt thanh khoản tạm thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện tái cấp vốn để đảm bảo khả năng chi trả, đi cùng với sự giám sát chặt chẽ…

    Về lộ trình, ngay trong năm 2012, kết quả dự kiến của đề án là khả năng chỉ trả của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản được đảm bảo, đồng thời xác định, kiểm soát được tình hình của các tổ chức tín dụng yếu kém để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở giai đoạn sau.

    Đến năm 2013, một kế hoạch được đưa ra là hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng. Đây cũng là năm dự kiến sẽ hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của các ngân hàng yếu kém. Kết quả dự kiến đến năm 2013 là nguy cơ đổ vỡ hệ thống các tổ chức tín dụng được loại bỏ; các tổ chức tín dụng yếu kém được xử lý cơ bản; kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng được lập lại và củng cố.

    Đến năm 2014, hoàn thành căn bản việc cơ cấu lại tài chính của các tổ chức tín dụng; tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.

    Và đến năm 2015 sẽ hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị. Kết quả dự kiện vào cuối lộ trình này là tài chính và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng được củng cố, chấn chỉnh và lành mạnh hóa; hệ thống quản trị được cải thiện một bước quan trọng; các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng.

    “Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội”, đề án nêu định hướng.
  4. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Cái đó để chuẩn bị từng bước làm giấy khai sinh cho các anh kiểu Abramovic mới thôi mà :D
  5. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Theo em cái này là mở đường cho việc "bán máu" tài sản đó bác :))
  6. dzittihon

    dzittihon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Đã được thích:
    365
    Hix, tin chắc chắn hở bác, mai em 'tổng tiến công và nổi dậy' thật đấy. Lần này vốn ứ phải của em đâu nên em cũng hơi run vì liều :((
  7. dzittihon

    dzittihon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Đã được thích:
    365
    Haizz, tuần trước em cũng đã nghe tin này nhưng ko em chắc lắm, vì vậy đã ra hết hôm thứ 6 xong hôm thứ 2 tuần rồi nhảy vào lại, đến thứ 6 nhìn bảng điện cảm giác ko yên tâm nên lại nôn ra hết. Hôm nay nhìn bảng điện lưỡng lự quá, cuối cùng thì nằm im chờ kiểm chứng xem sao.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Danh sách mà bọn BV khuyến cáo múc thì em post lên rồi. Bọn nó tại sao lại đưa ra danh sách đó em ko có comment. Riêng em thì đồng ý là nên múc SSI hoặc KLS. Vì sao?

    Như em nói trên thực ra kinh tế vĩ mô chưa có chuyển biến gì nhưng với CK nó rất đặc biệt vì tin luôn đi trước. Xấu thì xuống trước và tốt cũng lên trước. Nhưng đó cũng không phải quan trọng mà quan trọng nhất là dòng tiền ngoại làm dậy sóng lĩnh vực Ngân hàng ( chủ nợ của toàn bộ nền kinh tế ).

    Qua QĐ trên các bác có thể thấy bọn Tây Mỹ và Tầu nó đều dồn sức cho việc thâu tóm ngành kinh tế then chốt của VN là tài chính ngân hàng sau khi anh 3D bật đèn xanh cho việc đó.

    Mua bán công khai trên sàn và bán công khai sau hậu trường đều nhắm đến nắm lấy các NH nên tiền giai đoạn qua chủ yếu đổ vào lĩnh vực TC mà thôi. Tiền chưa đến các DN cơ bản. Các DN cơ bản như em phân tích thì lại éo cần tiền Tây vì bản thân họ cũng thừa tiền để gửi NH rồi.

    SSI, HCM hay KLS sẽ có lợi thế sau:
    1 - Nằm đúng nhóm TC-NH tâm điểm của sóng lần này
    2 - Bọn này nói gì thì nói cũng nhiều tin hơn mình
    3 - Nó có giá còn khá thấp giai đoạn qua
    4- Có danh mục đầu tư giai đoạn qua mua được khá nhiều CP giá thấp mà hiện nay hầu hết danh mục tự doanh của nó đều tăng 30% giá rồi nên rất dễ làm tin để ra báo cáo quý
    5 - Thời gian giao dịch tăng thêm, khối lượng giao dịch ở suốt tháng qua tăng mạnh nên tiền thu hồ ăn phế chắc sẽ vẫn tăng mạnh
    6 -Thanh khoản tốt nên cần chạy khi có biến vẫn chạy dễ
    7 -Cuối cùng quan trọng nhất là chính KLS và SSI cũng là đội tham gia tạo sóng

    Với các ly do trên em nghĩ nếu chưa có hàng cơ bản tốt trong danh mục em tư vấn đợt trước thì nên vào những mã này. Chú ý cách đánh mã hàng nóng kiểu này khác với cách chơi truyền thống mua ròng của cá nhân em nhé. Hàng nóng ăn nhanh, nhiều nhưng rủi ro cũng cao hơn là hiển nhiên.

    Tuy vậy cảm nhận của em và tin của em và bác VNtienlen có nhiều điểm trùng khớp nên em mạnh dạn tư vấn cho các bác đánh mã CK. Mai nên máu cứ ATO mà phang. Nếu 2 ngày liên tiếp không khớp thì bỏ. Tính cách khác.

    Điều cuối cùng lưu ý là đây là em tư vấn trong điều kiện không có tin đột biến về thiên tai, địch họa, giá xăng không tăng ngoài dự liệu
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426


    PHR: 2 tháng đạt 116 tỷ đồng Lợi nhuận


    Giao bán trong tháng 2 đạt 3.804 tấn mủ thành phẩm, giá bán bình quân 71,13 triệu đồng/tấn, doanh thu 270,54 tỷ đồng.
    Công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa (PHR) thông báo kết quả kinh doanh tháng 2 năm 2012.

    Tháng 2, công ty khai thác được 655 tấn mủ quy khô (đạt 3,36% kế hoạch năm). Thu mua 9,1 tấn. Chế biến được 664 tấn mủ các loại.

    Lũy kế hai tháng đầu năm khai thác được 2.630 tấn (đạt 13,48% kế hoạch năm), thu mua 716 tấn, chế biến được 3.346 tấn mủ các loại.

    Giao bán trong tháng 3.804 tấn mủ thành phẩm, giá bán bình quân 71,13 triệu đồng/tấn, doanh thu 270,54 tỷ đồng.

    Lũy kế tiêu thụ được 5.360 tấn thành phẩm, giá bán bình quân 71,08 triệu đồng/tấn, doanh thu thành phẩm đạt 380,98 tỷ đồng, cơ cấu tiêu thụ như sau:


    Tổng doanh thu hai tháng (cả mủ skim) được 384,45 tỷ đồng.

    Kết quả kinh doanh tháng 2 lợi nhuận ước đạt 63 tỷ đồng, lợi nhuận lũy kế 2 tháng ước đạt 116 tỷ đồng (đạt 22,74% kế hoạch năm).

    Hải An

    Theo TTVN/PHR
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.426
    Hihi chỗ này như em nói nhiều lần có lãi là mừng không nên tiếc làm gì cả. Quan trọng bác luyện cho mình cách cụ thể hóa lợi nhuận theo kiểu auto sell.

    Riêng em khi thấy TT tăng quá nóng em luôn hành động như sau, em post để bác tham khảo:
    - Đủ T+4 nếu Cp tăng CE em bán đợt đầu tiên thường là 30% số lượng nắm giữ
    - Ngày hôm sau nếu vẫn tăng CE bán tiếp 30% nữa
    - Ngày cuối cùng vẫn tăng bán toàn bộ 40% còn lại.

    Đây là cách bán khi nhiều nguồn tin nhiễu loạn còn xác định được vào up trend ( giá tăng + khối lượng tăng ) thì kinh nghiệm cho thấy cứ nằm im ở mã CP tốt là lãi nhiều nhất chứ không phải vào ra hàng nóng đâu.

Chia sẻ trang này