Bom tấn...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 10/08/2020.

5750 người đang online, trong đó có 682 thành viên. 17:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 200147 lượt đọc và 1562 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Kinh Đô đang phải vay ngắn hạn cả ngàn tỷ từ bank để mua VOC từ SCIC, mua xong KDC sẽ sở hữu hơn 88% VOC, VOC phải chia hết để KDC lấy tiền hoàn trả lại cho bank.
  2. Phamduycts

    Phamduycts Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2018
    Đã được thích:
    536
    Last edited: 15/08/2020
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
  4. Phamduycts

    Phamduycts Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2018
    Đã được thích:
    536
    Bác xấu định giá thử xem ^^, quỹ đất hàng mấy trăm nghìn m2 chứ ko phải hàng chục nghìn đâu.
    --- Gộp bài viết, 15/08/2020, Bài cũ: 15/08/2020 ---
    Tôi thấy giá 19 cứ bèo bèo sao ấy bác ạ.
    Last edited: 15/08/2020
    HanaNguyen2020, xauzai77mtam137 thích bài này.
  5. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.597
    Tôi tưởng ít, ai ngờ cộng lại ra hơn trăm nghìn luôn!
    --- Gộp bài viết, 15/08/2020, Bài cũ: 15/08/2020 ---
    Muốn bán thì định giá vừa phải thì bán mới nhanh được. Nếu định cao quá lại khó bán
  6. Francevip

    Francevip Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2019
    Đã được thích:
    1.493
    Công nhận quỹ đất khủng. giá 18.9k là có lý cả. như cty khiáng sản Tuyên Quang mặc Scic vừa thông báo giá khởi điểm 33k cũng chả còn kd khoáng sản nữa mà chỉ có đất ở mấy trung tâm thương mại. xét về quỹ đất thì không có cty nào bằng mấy công ty nhà nước
    mtam137, HanaNguyen2020xauzai77 thích bài này.
  7. system84

    system84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2018
    Đã được thích:
    5.612
    Chuẩn đấy cụ,
    Tôi cũng có làm liên quan đến MA, tôi đúc kết 2 ý ntn:
    1. Thể chế chính trị hiện tại rất khó thành công các thương vụ MA thoái vốn NN đợt này (Hôm qua mới đọc báo cựu thứ trưởng NHT bị khởi tố, cũng liên quan không ít các vụ TVNN là 1 ví dụ). Ngồi không cũng ăn đủ, cần gì phải quyết ký cái gì lúc này, vào lò như chơi nếu như sau bị quy là bán giá thấp, thất thoát TSNN
    2. Đúng như cụ nói: Giá cao thì mấy doanh nghiệp nào mua. Mua vào còn bao nhiêu việc phải cải tổ, đếm cua trong lỗ thì dễ, nhưng để móc được con cua đó ra là cả 1 quá trình. Doanh nghiệp hay các nhà đầu tư mua bằng tiền của họ thì họ cũng phải nhìn được rõ phi vụ khả năng thành công cao, rủi ro ít, mua được giá HỜI thì họ mới tham gia

    Nên chốt lại các cụ cứ vẽ giá phải ở mức này mức kia, tôi thấy không nên để tự huyễn hoặc lẫn nhau vô tình sau này nếu phi vụ không thành công lại thành úp bô nhau. Chúng ta nên nói về bản chất doanh nghiệp như cụ @xauzai77 vẫn nhắc đó là cần phải tìm hiểu, thông tin cần khách quan.
    CMDOLA, asdkingroad, soibac20203 người khác thích bài này.
  8. Phamduycts

    Phamduycts Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2018
    Đã được thích:
    536
    AFX tôi cho rằng đây sẽ đúng là thương vụ “bom tấn” thật ^^, giá trúng thầu sẽ cao hơn, có khi cao hơn nhiều so với giá khởi điểm. Vì sau phi vụ FPT ko thành, SCI. C muốn làm 1 vụ nổ gây sự chú ý, vụ này phải thật thành công, thành công rực rỡ để tất cả phải chú ý .
    Tôi ko có tiền chứ có là tranh đấu giá luôn rồi. Các bác có nghĩ như tôi không?
    Last edited: 15/08/2020
  9. system84

    system84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2018
    Đã được thích:
    5.612
    https://vietnamfinance.vn/nhin-lai-...nghiep-nganh-giao-thong-20180504224242430.htm
    Nhìn lại những thất bại trong cổ phần hoá doanh nghiệp ngành giao thông
    Đức Thọ - 06:47 15/08/2020
    (VNF) - Trong giai đoạn 2011-2017, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là một trong những bộ dẫn đầu về cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp (DN) nhà nước. Tuy nhiên, do cách làm nóng vội nên đã xảy ra nhiều sai phạm gây hậu quả đáng tiếc.
    [​IMG]
    Nhiều sai phạm trong việc đấu giá quyền thu phí cao tốc Trung Lương - TP HCM
    Ồ ạt CPH, thoái vốn DN

    Tính đến năm 2017, Bộ GTVT cơ bản đã hoàn thành CPH 11 DN có quy mô lớn như Vietnam Airlines cùng hàng chục đơn vị khác.

    Ngoài ra, Bộ cũng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt thực hiện CPH đối với 4 công ty mẹ - tổng công ty đó là các Tổng Công ty: Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), Cửu Long, Hàng hải Việt Nam, Công nghiệp tàu thủy) và 8 công ty con thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

    Riêng với Vietnam Airlines, Bộ GTVT đã hoàn thành đàm phán, ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với hãng All Nippon Airways, Nhật Bản.

    Riêng trong năm 2017, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ triển khai, thực hiện CPH thêm 17 đơn vị chuyển tiếp từ năm 2016. Đặt lộ trình tiến tới CPH toàn diện các DN nhà nước vào năm 2018.

    Điều này đã được cụ thể hoá rất rõ khi trong năm 2016, Bộ GTVT đã hoàn thành thoái vốn tại 22 công ty cổ phần, giá trị thu về đạt 2.301,7 tỷ đồng; trong đó, đã thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 4 công ty mẹ - tổng công ty (Cienco 6, Công nghiệp ô tô Việt Nam, Tư vấn thiết kế GTVT, Vận tải thủy) và thoái giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại 1 công ty mẹ - tổng công ty (Cienco5), thu về 2.039,7 tỷ đồng bằng 133,8% giá trị mệnh giá, toàn bộ số tiền thu được sau khi trừ chi phí đã được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định.

    Các công ty mẹ - tổng công ty thuộc Bộ đã thoái vốn tại 17 doanh nghiệp, thu về 262 tỷ đồng, bằng 214,7% giá trị mệnh giá.

    Đồng thời, tháng 11/2016, Bộ GTVT cũng đã hoàn thành việc chuyển giao quyền đại diện sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Thăng Long - CTCP và 8 Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa với tổng giá trị vốn nhà nước trên 140 tỷ đồng về SCIC theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Bộ GTVT chuyển giao quyền đại diện sở hữu nhà nước về SCIC tại 3 tổng công ty là Cienco 5, Cienco 8, Xây dựng đường thủy và 2 Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa 1 và 10.

    Việc dẫn đầu CPH của ngành giao thông là đáng ghi nhận, tuy nhiên, do cách làm, nóng vội đốt cháy giai đoạn nên một số chủ trương đã vi phạm pháp luật và lộ rõ sự thất bại.

    Những thất bại trong CPH các DN giao thông
    Cho đến thời điểm này, việc CPH ngành giao thông đã lộ rõ nhiều sai lầm đáng tiếc, thậm chí khiến nhiều tổng công ty lớn rơi vào tay tư nhân nhưng “sống mòn”, thất thoái vốn nhà nước.

    Cụ thể nhất là việc CPH Tổng công ty Vận tải Đường thuỷ (Vivaso) ngày 19/3/2013, đơn vị này tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với việc chào bán rộng rãi hơn 15 triệu cổ phần nhưng chỉ 550.700 cổ phần bán được với giá 10.000 đồng/cổ phần.

    Chỉ 1 tuần sau đó, Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường xin mua toàn bộ hơn 14 triệu cổ phần chưa bán hết. Sau khi nắm giữ 45% số cổ phần (15 triệu cổ phiếu) của Vivaso, Vạn Cường tiếp tục đăng ký mua thêm 20% cổ phần.

    Như vậy, chỉ trong 1 thời gian rất ngắn, đại gia Nguyễn Thủy Nguyên (người từng mua và phải trả lại Hãng phim truyện Việt Nam) đã “thôn tính” thành công Vivaso với giá bèo bọt.

    Sau thương vụ này, Công ty Vạn Cường và ông Nguyên nắm trong tay quỹ đất rất lớn, lên tới 50ha, gồm các vị trí giá trị lớn như ở 158 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội), hay các khu nhà xưởng, mặt bằng cũng ở vị trí đẹp như phường Tân Ấp (quận Ba Đình); phố Kim Mã, Láng Hạ, Thanh Xuân, Đội Cấn (Hà Nội)…

    Tuy nhiên, trong lĩnh vực chuyên ngành vận tải thuỷ thì đó là sự thất bại to lớn, khi đến nay, đơn vị này gần như không làm công tác chuyên môn, gần 1.000 cán bộ công nhân viên nghỉ việc, thay vào đó là vài chục nhân lực quản lý… văn phòng.

    Một đơn vị khác cũng lùm xùm không kém trong quá trình CPH tại Bộ GTVT đó là Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco 1).

    Ngày 21/3/2014, Cienco 1 được IPO với 16.183.500 cổ phần và mức giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần – chiếm 23,12% vốn điều lệ. 8 tháng sau, tức tháng 12/2014, Bộ GTVT tiếp tục thoái toàn bộ 35% vốn nhà nước cho các nhà đầu tư. Đến giữa năm 2015, cổ đông lớn nhất của Cienco1 là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (sân sau của Đinh Ngọc Hệ - tức Út trọc) nắm 35,58%.

    Hiện tại sau khi các lãnh đạo Yên Khánh lần lượt bị bắt thì Cienco 1 - cánh chim đầu đàn trong xây dựng cầu, đường của ngành giao thông - ngày một thu hẹp lại. Mới đây nhất là hàng chục công nhân đã đến trước cửa công ty đòi nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội 2 năm chưa trả.

    Ngoài 2 trường hợp trên, ngành giao thông cũng thất bại trong CPH cảng biển, sân bay, bệnh viện, trường học… Đây là một trong những nguyên nhân khiến cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và nhiều lãnh đạo ngành giao thông bị kỷ luật trong thời gian qua.

    Ngày 4/11/2019, Văn phòng Chính phủ cho hay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1506/QĐ-TTg, thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016, do có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác; Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng.

    Trong quá trình công tác, với cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ (phụ trách lĩnh vực đổi mới doanh nghiệp từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2016), đã ký các văn bản đồng ý cho giảm và thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn; bán phần vốn nhà nước hiện có tại Công ty cổ phần cảng Quảng Ninh; đồng ý chủ trương để Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa sau khi nhận chuyển giao Công ty cổ phần cảng Nha Trang tiếp tục được thoái vốn nhà nước theo hướng nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.

    Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đồng ý chủ trương cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng Công ty cảng Hàng không Việt Nam (doanh nghiệp này không thuộc đối tượng cổ phần hoá); đồng ý chủ trương cổ phần hoá 10 đoạn quản lý đường thủy nội địa, đây là các đơn vị sự nghiệp kinh tế chưa được quy định cổ phần hoá.

    Nội dung những văn bản do ông Vũ Văn Ninh ký nêu trên trái với kết luận của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ về cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước...

    Trong một diễn biến khác, ngày 14/8, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ *******, đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

    Cùng ngày, C03 đã khởi tố, bắt ông Nguyễn Chí Thành, quyền Vụ trưởng Tài chính, Bộ GTVT; Lê Trung Cường, chuyên viên Vụ Tài chính, Bộ GTVT; tiếp tục khởi tố ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT.

    Quyết định tố tụng với các bị can được đưa ra trong quá trình Bộ ******* điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu giá và thu phí tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương.

    Đối với việc đấu giá quyền thu phí cao tốc Trung Lương - TP. HCM, ông Trường là Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá, ông Thành là ủy viên và ông Cường là thành viên Tổ Thường trực giúp việc Hội đồng bán đấu giá.

    Ngoài ra, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định: “Cá nhân ông Trường chịu trách nhiệm về ký các quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ GTVT; đề nghị Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa, cho cổ phần hóa... không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của pháp luật về cổ phần hóa, quản lý vốn tại các doanh nghiệp...”.

    Liên quan các sai phạm trên, tháng 7/2019, Ban Bí thư cách chức Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải (nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021) đối với ông Trường; yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông này đồng bộ với kỷ luật về Đảng.

    Tháng 9/2019, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT giai đoạn 2011-2015 và 2016-2017 đối với ông Nguyễn Hồng Trường.
    ngatusoxauzai77 thích bài này.
  10. ngatuso

    ngatuso Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2018
    Đã được thích:
    437
    Ngồi cafe, đọc F mà mong ngóng Thứ 2 quá các bác ạ.
    Thư giãn tý đi
    ChickenKool, xauzai77system84 thích bài này.

Chia sẻ trang này