Bơm....(tập 2)+Hút!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quang_gia_vst, 22/02/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7074 người đang online, trong đó có 1027 thành viên. 10:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 65371 lượt đọc và 957 bài trả lời
  1. quang_gia_vst

    quang_gia_vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Nguyên nhân 1 phần tt lình xình 1 phần là vụ này!-Vàng có ổn-tự khắc chứng vào mùa-nói thế cho nhanh


    Ế 24.000 lượng vàng đấu thầu: Vì sao giá quá cao?







    [​IMG]
    Sáng nay (28/3), Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên, mở đầu kế hoạch tham gia bình ổn thị trường vàng.


    Khác với các phiên đấu thầu khác trên liên ngân hàng, phiên đấu thầu vàng miếng sáng nay diễn ra theo cách "thủ công". Nguyên do, nếu thành viên là các tổ chức tín dụng, việc kết nối trực tuyến hệ thống là thuận lợi; nhưng thành viên là các công ty kinh doanh vàng, yếu tố công nghệ chưa cho phép.

    Vì chủ yếu bằng thủ công nên đến thời điểm này kết quả cuối cùng vẫn chưa được chốt lại để công bố ra thị trường.

    Còn theo tìm hiểu của VnEconomy, có 21 thành viên đăng ký tham gia phiên đấu thầu sáng nay. 2.000 lượng đã được chốt và bán, đồng nghĩa với 24.000 lượng bị “ế”, với mức giá chào bán rất cao so với giá đang giao dịch trên thị trường bán lẻ.

    Kết quả diễn biến sơ bộ trên có thể khiến nhiều người thất vọng, khi đặt trong yêu cầu bình ổn thị trường, tung hàng thu hẹp chênh lệch giá trong nước và thế giới… Vấn đề này đã được VnEconomy đặt ra với một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước.

    Theo quan điểm của vị lãnh đạo này, trước hết, quy mô 26.000 lượng được cho là rất lớn khi mà hầu hết các thành viên tham gia đều rất thận trọng, nhất là với diễn biến giá đang diễn biến phức tạp những ngày qua.

    Thứ hai, mức giá khởi điểm mà Ngân hàng Nhà nước xác định 43,81 triệu đồng/lượng, cao hơn hẳn so với giá trên thị trường cuối chiều hôm qua và đầu giờ sáng nay khoảng 400 nghìn đồng/lượng, là có "lý do riêng".

    “Ngân hàng Nhà nước tham gia bình ổn thị trường chứ không bình ổn giá, đặc biệt là không để bù bỗ cho ai cả. Việc xác định giá được tính toán để đảm bảo nhiều yêu cầu, đảm bảo lợi ích của Nhà nước mà ở đây là dự trữ ngoại hối, là tài sản của Nhà nước. Điều quan trọng nhất hiện nay là thị trường thiếu cung, Ngân hàng Nhà nước tạo cung cho thị trường”, vị lãnh đạo trên nói.

    Theo đó, mức giá gây bất ngờ khi quá cao với giá thị trường tại cùng thời điểm được xác định trên cơ sở mức bình quân mà các tổ chức mua vào trong thời gian gần đây. Nó loại trừ các hiện tượng bán khống, trục lợi và cả khả năng bù lỗ cho những đối tượng nào đó.

    Tình huống được phân tích là, thời gian qua giá vàng trong nước bán ra phổ biến trên 43,8 triệu đồng/lượng, nhưng chỉ qua vài ngày “bị đè” xuống còn 43,2 - 43,4 triệu đồng/lượng, đặc biệt là trong chiều qua. Theo đó, hôm nay có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ bán giá thấp hơn nữa, các đầu mối mua vào bù lại lượng bán ra giá cao vừa qua, thu chênh lệch.

    Tránh những tình huống như vậy, nhưng mức giá Ngân hàng Nhà nước chào bán cao liệu có đạt được mục tiêu là dần thu hẹp chênh lệch giá trong nước với giá thế giới?

    Vị lãnh đạo cao cấp trên trả lời rằng: “Không thể qua một phiên để giải quyết thị trường. Thậm chí chúng tôi đã dự phòng trước sẽ có phản ứng về mức giá chào bán đó. Song, Ngân hàng Nhà nước là người mua bán cuối cùng, thị trường thiếu cung thì tạo cung. Nếu giá xuống một cách thực tế thì sẽ bán giá xuống đúng thực tế, chứ không đi bù lỗ, bán giá thấp cho bất cứ ai mà ảnh hưởng đến tài sản Nhà nước. Thực tế mức giá sáng nay vẫn có tổ chức đặt thầu, vẫn có mua”.

    24.000/26.000 lượng vàng bị “ế”! Song, kết quả trên cũng phát đi một thông điệp: những tổ chức chấp nhận mức giá đó là nhu cầu thực, còn cơ hội để mua giá thấp và ra thị trường bán giá cao là khó, hay hạn chế những tình huống bán khống hoặc đè giá kiếm lời. Và đây là phiên đầu tiên, mang tính thăm dò, qua đó để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục định hướng tổ chức các phiên sắp tới.

    Theo Minh Đức

    Vneconomy


  2. quang_gia_vst

    quang_gia_vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Thị trường cần 1 tin thế này để ngã ngũ!

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/03/xang-tang-gia-ky-luc-len-24-580-dong-mot-lit/

    Thứ năm, 28/3/2013, 19:08 GMT+7
    Xăng tăng giá kỷ lục lên 24.580 đồng một lít

    Kể từ 20 giờ tối nay (28/3), giá xăng dầu trên cả nước được cho phép tăng 362 - 1.430 đồng. Giá bán lẻ tối đa xăng RON 92 sẽ lên mức cao nhất từ trước đến nay - 24.580 đồng một lít.
    > Thủ tướng quyết định chưa tăng giá xăng dầu
    > 'Ông lớn' xăng dầu chưa đề xuất tăng giá


    Thông tin được Liên bộ Tài chính - Công Thương phát đi cuối giờ chiều nay cho biết cơ quan quản lý đã cho phép doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá kể từ 20 giờ. Mức điều chỉnh tối đa đối với từng mặt hàng từ 362 đến 1.430 đồng một lít.​
    [​IMG]
    Được cho phép tăng giá tối đa lên 24.580 đồng nhưng tối 28/2, các điểm bán lẻ của Petrolimex, PV Oil... hiện vẫn bán ra với giá 24.550 đồng một lít xăng RON 92. Ảnh: Anh Quân
    Mức điều chỉnh cao nhất thuộc về xăng, theo đó giá bán lẻ tối đa đối với xăng RON 92 được đưa từ mức 23.150 đồng hiện tại lên 24.580 đồng một lít, phá kỷ lục (23.800 đồng) được lập hồi tháng 4/2012). Dầu diesel tăng 362 đồng, lên 21.912 đồng. Dầu hỏa và madút tăng lần lượt 480 đồng và 807 đồng một lít, kg. Đây là các mức giá cao nhất có thể được áp dụng, còn tùy tình hình cụ thể, các doanh nghiệp có thể áp dụng mức tăng thấp hơn.​
    Bảng so sánh giá bán lẻ xăng dầu trong nước
    Mặt hàng Giá cũ Giá mới Chênh lệch tối đa
    Xăng RON 92 23.150 24.580 1.430
    Dầu diesel 0,05 S 21.550 21.912 362
    Dầu hỏa 21.600 22.080 480
    Dầu madút 17.650 18.457 807
    Đơn vị: VNĐ/lít, kg
    Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012, giá bán lẻ xăng dầu trong nước được điều chỉnh, dù đã nhiều lần “nhấp nhổm” do tác động của giá thế giới. Để bình ổn xăng dầu trong giai đoạn cuối 2012 - đầu 2013, cơ quan quản lý cho biết đã nhiều lần thực hiện các biện pháp như tăng trích quỹ bình ổn giá, giảm thuế, yêu cầu doanh nghiệp chưa tính lợi nhuận định mức… Đỉnh điểm là ngày 26/2 khi giá bán lẻ xăng dầu lẽ ra phải tăng 1.000 - 2.300 đồng.​
    Sau thời điểm này, giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết quỹ bình ổn giá tại các doanh nghiệp đã cạn; giá bán lẻ tại các nước có chung đường biên giới với Việt Nam cũng cao hơn 2.000 - 5.000 đồng một lít, dẫn tới tình trạng buôn lậu… Do đó, cơ quan quản lý cho biết phải thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu như mức nêu trên.​
    Cùng với việc tăng giá, theo công văn được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) gửi tới các doanh nghiệp cuối giờ chiều nay, cơ quan điều hành đã quyết định dừng trích quỹ bình ổn giá (hiện ở mức 2.000 đồng một lít với xăng và 650 - 1.150 đồng một lít, kg với các mặt hàng dầu), giữ ổn định thuế và khôi phục lợi nhuận định mức 300 đồng một lít cho doanh nghiệp.​
    Nhật Minh
  3. boystock

    boystock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2012
    Đã được thích:
    3
    túm lại múc được chưa cụ
  4. quang_gia_vst

    quang_gia_vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    lúc này chỉ thích hợp cho tích lũy-chứ múc đón sóng lớn ngay e là khó
    còn phiên ngày mai tt không WO mà lực mua hấp thụ tốt-hoàn toàn hy vọng có sóng ngắn!
  5. quang_gia_vst

    quang_gia_vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Khả năng chiều có tin tốt thì .....phí cho cover từ 10-15% là hoàn toàn có thể
    khà khà
  6. vodanh-sg

    vodanh-sg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo thêm để đánh giá về việc xăn tăng giảm các đợt trước nhé!
    [​IMG]
    "Trích nguồn"từ Hội Đầu Tư Chứng Khoán

    Kết luận:Chẳng ảnh hưởng gì mấy!
  7. quang_gia_vst

    quang_gia_vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    khà khà vậy là co sóng ngắn rồi
  8. quang_gia_vst

    quang_gia_vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    • [​IMG]
      Hội chém gió F319
    • Review lại 1 tuần thì đúng là dòng tiền không vào-HO chạm MA20 bật lại ngay dù tin giá xăng khá tiêu cực-HA chạm đáy cũ 59 cũng cũng bật lại -có lẽ duy nhất đây là tín hiệu sáng mỗi khi sàn giảm mạnh là tiền vào -Sau đó tiếp tục lại đi ngang-Chứng tỏ toàn đánh sóng ngắn-lướt lát mà thôi!
    • Xu hướng đi ngang cực k khó chịu vẫn chưa kết thúc-Có lẽ duy trì hay phán đoán 1 quan điểm về tt lúc này cực kỳ khó -Hẹn gặp lại các bạn chiều chủ nhật nhé!
  9. PorscheGTS

    PorscheGTS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    130
    Nay sàn HA có vẻ có tín hiệu sóng hàng trụ BVS SHB :-??
    TT khó chịu , khó chơi, khó nghĩ quá bác [r2)]
  10. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.275
    “Góc khuất” phiên đấu thầu 26.000 lượng vàng

    ►Việc Ngân hàng Nhà nước có sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài hay không, sử dụng như thế nào vẫn là một ẩn số...

    Vẫn còn những ý kiến trái chiều về phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước. Nó không gói gọn ở phạm vi của một phiên thăm dò.

    Sau bài viết “Bình ổn thị trường vàng: Sao không chọn cách dễ nhất?”, người viết nhận được nhiều cuộc gọi của bạn đọc, chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu trao đổi thêm.

    Bù lỗ hay không bù lỗ?

    Một chuyên gia cho rằng: “Đây đơn giản chỉ là phiên đầu tiên “test” phản ứng của thị trường cho một hoạt động chưa từng có tiền lệ. Song nó cho thấy kỳ vọng của công chúng quá lớn, dù để bình ổn thị trường cần có quá trình và không thể giải quyết chỉ qua một phiên”.

    Một ý kiến khác lại thận trọng: “Có lẽ Ngân hàng Nhà nước còn có những lý do khác mà không tiện thông tin cụ thể chăng?”.

    Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn, người ít khi bắt máy phóng viên cũng chủ động dành gần một giờ điện thoại trao đổi, lập luận và phản biện về bài viết trên…

    Ông cho rằng, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã được trao toàn bộ các công cụ cần thiết, có nguồn lực đủ mạnh trong tay, vậy tại sao vẫn không thu hẹp được chênh lệch giá?

    “Không những không thu hẹp mà còn làm doãng rộng, từ chênh lệch 2,7 triệu đồng/lượng lên 3,1 triệu đồng/lượng. Như thế là ngược lại yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ. Mức giá sàn 43,81 triệu đồng/lượng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra như vậy là có vấn đề, cơ sở của nó như thế nào?”, lãnh đạo doanh nghiệp trên nhìn nhận.

    Đồng ý với sự thận trọng cần thiết của Ngân hàng Nhà nước về tài sản là dự trữ ngoại hối, về tình huống nảy sinh lợi ích nhóm nếu bán giá ra thấp để bù lỗ cho các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái, nhưng người trong cuộc này cho rằng, cần xem xét cụ thể hơn.

    Theo ông, Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện mua vào mà mới chỉ bắt đầu bán ra, nên không thể xem là bán lỗ. Nếu nói tài sản của Nhà nước bị thất thoát thì thực tế có thể cân đối bằng việc mua vàng qua tài khoản ở nước ngoài - cơ chế vận hành cho hoạt động bình ổn vẫn được hình dung trong thời gian qua.

    Với tình huống bù lỗ cho các ngân hàng tất toán trạng thái, do đã bán vàng của người dân gửi trước đây, người trong cuộc này cho rằng, nếu vậy cũng nên xem là bình thường, là công bằng bởi chính sách và chủ trương trước đây đã cho họ bán ra, cũng để bình ổn thị trường.

    “Nếu vì e ngại dư luận về lợi ích nhóm, về việc dùng tài sản Nhà nước để bù lỗ cho các ngân hàng tất toán thì có thể còn nguy hiểm hơn. Họ thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng như vừa qua có thể gây rủi ro cho cả hệ thống. Cái chính là khi không được hỗ trợ, thị trường thiếu cung một cách hợp lý, họ sẽ tìm mọi cách để tất toán, bởi vàng của dân đến hạn thì phải trả. Bằng mọi cách để có, là một vấn đề”, vị lãnh đạo này nói.

    Mặt khác, đặt tình huống ngược lại bài viết trên, ông cho rằng, nếu để tránh “hỗ trợ” hoạt động bán khống trước phiên đấu thầu, vậy thì những người gom mua mức giá 43,3 triệu đồng/lượng và sau đó theo “tín hiệu” từ phiên đấu thầu được giá 43,8 triệu đồng thì sao? Vậy có phải là tiếp tay cho họ?

    Đâu là giá phù hợp?

    Hôm qua (29/3), lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đã chính thức đưa ra lý giải. Ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối nói: “Mức giá sàn bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước công bố trong phiên đấu thầu hôm qua là phù hợp và sát với giá vàng giao dịch thực tế trong thời gian gần đây”.

    Cụ thể, trước phiên đấu thầu, thị trường định hình mức giá trên 43,8 triệu đồng trong một chuỗi giao dịch khá dài. Đó cũng là mức bình quân mua vào thời gian gần đây của các đầu mối.

    Tuy nhiên, trước thềm tổ chức đấu giá, thị trường có biến động mạnh và bất thường. Đầu giờ chiều 27/3, ngay khi có tin chính thức mở phiên đấu giá, bản fax thông báo cụ thể chuyển tới các thành viên tham gia, các đầu mối lập tức rút giá niêm yết chóng mặt. Chỉ trong chưa đầy một giờ, mức giảm đã lên tới từ 400 - 500 nghìn đồng/lượng, đặc biệt mức giá mua vào rút sâu và thấp hơn giá bán ra tới 200 - 250 nghìn đồng/lượng.

    Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đó là xu hướng giảm không thực tế, không phản ánh đúng cung - cầu và diễn biến thị trường trong thời gian gần đây, cũng không có hiện tượng người dân ồ ạt bán ra, giao dịch vẫn trầm lắng. Hay chênh lệch thu hẹp ngay 2,7 triệu đồng trong vài giờ không phản ánh đúng bản chất có trong thời gian qua.

    Trong khi đó, tại phiên đấu thầu, Ngân hàng Á Châu (ACB) và Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý đã chấp nhận mức giá 43,8 triệu đồng/lượng. Đây là hai tổ chức lớn, nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Hẳn họ có lý do riêng và góc nhìn riêng. Và đây cũng là một nhu cầu thực, bởi với thị trường vàng hiện nay, chỉ cần tổ chức phát đi tín hiệu mua vài trăm lượng trên thị trường thứ cấp, giá đã có thể nhảy vọt chứ chưa nói với nhu cầu mua hàng nghìn lượng.

    Sau phiên đấu thầu, giá giao dịch của các đầu mối nhanh chóng trở lại “mặt bằng” trước đó. Mức giá mua vào được đẩy cao, và sau một thời gian dài trạng thái quyết mua mới thể hiện rõ khi giá mua áp sát giá bán ra như vậy, chỉ cách từ 20 - 50 nghìn đồng/lượng tại nhiều đầu mối.

    Miếng ghép còn thiếu…

    Trước thềm phiên đấu thầu, VnEconomy đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối rằng: “Khi tổ chức bán ra 26.000 lượng này, Ngân hàng Nhà nước có thực hiện mua vào tương ứng qua vàng tài khoản ở nước ngoài để cân đối, hay như một cách thức bảo hiểm không?”.

    Đây là thông tin không được công bố, song ông Huy cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ bằng mọi cách, sử dụng các công cụ cần thiết để bảo đảm an toàn cho dự trữ ngoại hối, bởi nguyên tắc đầu tiên khi bình ổn thị trường là không được làm thiệt hại, thất thoát tài sản Nhà nước.

    Sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài cho quy trình bình ổn đang là “góc khuất” của phiên đấu thầu đầu tiên. Và giả định đưa ra là: Ngân hàng Nhà nước đang bán vàng trực tiếp từ dự trữ ngoại hối, chưa sử dụng vàng tài khoản như một công cụ để bảo toàn khối lượng, nên bán ra với một mức giá thấp hay giảm ngay theo diễn biến bất thường của chiều 27/3, thất thoát tài sản Nhà nước là một thực tế để họ cân nhắc.

    Nếu theo lý thuyết, sử dụng vàng tài khoản, bán tay phải mua tay trái, Ngân hàng Nhà nước bán ra 26.000 lượng trong nước, lập tức phải mua vào 26.000 lượng ở nước ngoài, bảo toàn về lượng, thậm chí còn nắm được lãi lớn từ chênh lệch giá.

    Nhưng quy trình không đơn giản như vậy. Ở đây nhà điều hành chính sách phải hóa thân thành “dealer” thực thụ, một tổ chức kinh doanh thực sự. Họ phải bám giá thế giới, ráo riết canh các tỷ lệ ký quỹ, ứng xử hợp lý với sự bất thường của giá vàng, nhất là cả vấn đề lệch múi giờ…, và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về những rủi ro trong giao dịch.

    Đến nay, việc Ngân hàng Nhà nước có sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài hay không, sử dụng như thế nào vẫn là một ẩn số. Trong khi đây là một miếng ghép cần thiết để lý giải cho quyết định khi tổ chức đấu thầu.

    Còn ở phiên đầu tiên vừa qua, thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước phát đi là: chỉ bình ổn thị trường, không bình ổn giá. Thị trường thiếu cung và họ tạo cung. Những nhu cầu cần mua như ACB và Phú Quý được đáp ứng thay vì gần như không thể mua được quy mô đó cùng lúc trên thị trường thứ cấp, hay 2.000 lượng lực cầu đã được hóa giải.

    “Khi các nhu cầu lần lượt được đáp ứng, nguồn cung từng bước đưa ra, giá giảm một cách thực tế, giá đấu thầu cũng sẽ giảm một cách thực tế. Thu hẹp chênh lệch sẽ được xử lý ở một quá trình như vậy, chứ không thể chỉ bằng một phiên, hay không thể lấy một phiên bước đầu để làm đáp án cho mục tiêu của kế hoạch bình ổn - vốn không đơn giản”, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước trả lời VnEconomy về triển vọng kế hoạch bình ổn thời gian tới.

    Giai đoạn này chơi khoảng 30% Tk với các em KQKD Q1 ổn, chuẩn bị chốt cổ tức khoảng 10%, giá loanh quanh 1x rồi chờ họp QH
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này