Bong bóng BDS tại VN sẽ vỡ.....????????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieucophieu, 02/01/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7879 người đang online, trong đó có 1155 thành viên. 15:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 64320 lượt đọc và 1398 bài trả lời
  1. trangsibode9999

    trangsibode9999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    phân íchlầm gì, đất Hn ko có mà mua
  2. stockkhanh

    stockkhanh Guest

  3. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    Bong bóng BĐS ở Mỹ là do người ta không đủ tiền thuê nhà. Giá thuê nhà gồm giá trị xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng kèm theo. Nhà nước Mỹ đã can thiệp bằng cách khống chế giá trần cho thuê, nhằm mục đích cho người ta thuê được nhà với giá phù hợp mức thu nhập đồng thời kích thích tiêu dùng (nếu chỉ lo tích lũy để mua nhà thì tiền đâu mà tiêu dùng). Nhà đầu tư BĐS do bị khống chế giá trần nên không thể thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn. Nhà nước Mỹ đã giải quyết bằng cách bỏ tiền ra cho họ đáo hạn. Số tiền này càng ngày càng lớn, sau 1 thời gian dài, nó lớn hơn cả toàn bộ tổng sản phẩm quốc gia, mất khả năng chi trả và thế là khủng hoảng. Nếu VN đầu tư vào nước Mỹ trong khoảng thời gian đó thì coi như mình làm cho người Mỹ hưởng. May mà không phải thế, vì VN ta chưa đủ sức làm việc đó.

    Chứng khoán là thước đo sức khỏe nền kinh tế, câu đó đúng ở đâu đó chứ không đúng ở VN. Giá chứng khoán VN phụ thuộc vào tâm lý nhà đầu tư, vào giới đầu cơ chứng khoán chứ đâu có phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu so sánh TTCK VN với TTCK của Mỹ, Anh, Nhật thì chẳng khác nào đem so 1 cái quán cóc bán mấy thứ linh tinh với 1 đại siêu thị. Cứ nhìn vào lượng giao dịch hàng ngày là biết. Chỉ cần 1 tỷ phú nước ngoài (hay 1 quỹ đầu tư) bỏ ra tối đa là 1 tỷ USD là TTCK của ta bị họ kiểm soát về giá ngay, lên hay xuống hoàn toàn theo ý họ. Vụ vỡ TTCK Bangkok cuối thập kỷ 90 là minh chứng. Đối với 1 TTCK truyền thống lâu năm bất kỳ ở 3 nước trên, có gom hết tỷ phú trên TG lại cũng không lũng đoạn nổi giá cả. Muốn biết thông tin về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần click 1 phát, thông tin hiện ra trước mắt, đảm bảo minh bạch bởi 1 cơ quan có trách nhiệm. Còn ở ta, thông tin ấy vẫn còn là "bí mật kinh doanh" không thể công bố, nếu có công bố thì cũng bị nhào nặn theo ý chủ doanh nghiệp và chẳng ai có trách nhiệm kiểm chứng. Phần lớn "nhà đầu tư CK" ở VN đầu tư theo kiểu "lướt sóng" chính là vì lý do này. Ở các TTCK nước ngoài, 70% tiền đầu tư CK là trung hạn và dài hạn, ở ta thì ngược lại.

    Tóm lại, vàng ở VN là theo xu hướng chung của TG, còn BĐS và CK thì theo xu hướng ... riêng của người VN rồi xu hướng riêng đó chẳng giông ai thì vô phương cứu chữa.
  4. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    hôm qua sang Ngọc Thụy Long Biên hỏi lại mảnh đất 2 tháng trước chào mình có 45tr/m2.
    Giờ có khách trả 55tr/m2 nó ko thèm bán vãi quá
  5. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    Bong bóng




    "Bong bóng" tưởng chỉ là thứ đồ chơi của trẻ con nhưng người lớn lại đang sở hữu và "chơi" với "nghĩa bóng" của nó.


    >> Thị trường bất động sản: Bong bóng bắt đầu xì hơi...

    Vốn chạy vòng vòng không điểm đỗ...

    Nổi cộm hiện này là "bong bóng thị trường". Bất động sản, chứng khoán, các khoản vay, đầu tư, luân chuyển, buôn tiền... là những điểm nóng của tình trạng "bong bóng phập phồng" hiện nay.

    Bên cạnh những mặt tích cực, tác động tốt tới sự phát triển của nền kinh tế thì những lĩnh vực này đều tồn tại nhiều sự bất ổn định, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ.





    1. Ở bất động sản là sự mất cân bằng cung - cầu đã diễn ra trong thời gian dài nên thường xuyên xảy ra hiện tượng nóng sốt bất thường.
    Tình trạng đầu cơ phổ biến khiến mức áp giá nhà ở, căn hộ trở nên leo thang ghê gớm, thiếu thực chất, hy vọng mua được nhà với người làm công ăn lương là ngoài tầm tay với.

    Giá cả nhiều khi không phải do quy luật thị trường điều tiết mà là do tác động của "bàn tay vô hình", chữ ký thành tiền...

    2. Chứng khoán xanh - đỏ bất thường trong những ngày qua, chỉ số VNIndex đã có lúc giảm xuống dưới 235 điểm sau khi tăng quá mạnh mà thiếu nền tảng, khiến tính bấp bênh càng lộ rõ.

    Tuy thế, điều đáng nói hơn là hiệu quả hoạt động, việc sử dụng đồng vốn của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và việc bán cổ phiếu ra thị trường cũng như thông tin về doanh nghiệp lên sàn chính thức (hay OTC) vẫn được cho là tù mù, nhà đầu tư khó nắm bắt thực chất.

    Còn thiếu những đơn vị kiểm toán độc lập để có những con số thực, giúp giảm thiểu những "tờ bạc âm phủ" (hay những mớ giấy lộn) đang được trao qua đổi lại hàng ngày...

    3. Hoạt động của các tập đoàn kinh tế hiện nay cũng có nhiều cảnh báo vì sau khi chuyển đổi thì cấu trúc các tập đoàn không khác nhiều với các tổng công ty trước đây.

    Một trong những hiện tượng đáng chú ý hiện nay là sau khi thành lập, các tập đoàn như điện lực, dầu khí... đáng lẽ lo chuyện "sở trường" của mình thì lại nhanh chóng lao vào đầu tư, kinh doanh những lĩnh vực vốn không phải thế mạnh của mình như bất động sản, tài chính, ngân hàng, chứng khoán...

    Những rủi ro được cảnh báo nhưng không hẳn đã được lắng nghe, ví dụ như việc sử dụng vốn của ngân hàng do các tập đoàn nắm giữ để cho vay trong các thành viên và trong nội bộ...

    Và như GS. TS Trần Ngọc Thơ phát biểu: "Tiền vốn thay vì tập trung toàn lực cho sản xuất kinh doanh để người dân được lợi, thì cứ chạy vòng vòng theo kiểu (công ty) con lén dúi tiền cho (công ty) mẹ, rồi mẹ lại đổ tiền về con để lách đi dễ dàng những quy định kiểm soát của Nhà nước.

    Và sau đó tất cả tiền của cả mẹ và con đều tăng lên theo cấp số nhân nhờ mua lại cổ phiếu "ảo" của nhau và lại "cháy" hết vào chứng khoán và gần đây là bất động sản" .

    Cũng cần nhớ là những chi tiêu tràn lan, bí hiểm, "ngoài ngân sách" chính là góp phần không nhỏ làm cho giá tiêu dùng tăng lên. Lạm phát, nếu không có biện pháp ghìm cương hữu hiệu sẽ có nguy cơ "phi nước đại".

    Bóng nổ có tiếng giật mình!

    Khi nói đến giá cả gắn với bong bóng thì có lẽ đề cập đến giá ô tô là dễ hình dung nhất. Ai cũng thấy rõ, đã từ lâu rồi, việc mua một chiếc ô tô ở Việt Nam là phải chịu một mức giá cao hơn quá xa so với giá trị thực của nó. Đó là do mức áp thuế quá cao khiến ô tô đội giá khủng khiếp, trở thành "bong bóng" (ảo).


    Một nền kinh tế bong bóng dễ dẫn đến những bất ổn định về giá cả, lạm phát


    Thế nhưng, tốc độ gia tăng lượng ôtô ở Việt Nam không vì thế mà giảm sút; thậm chí, ở Việt Nam luôn tự hào là có những loại xe triệu đô xuất hiện song hành cùng thế giới (tất nhiên với mức giá "nhảy vọt" hơn nhiều!). Để sở hữu chúng, liệu rằng có bao nhiêu phần trăm là tiền "bong bóng"?

    Như thị trường bất động sản hiện nay, bong bóng trôi nổi thì vấn đề chỉ là sớm hay muộn, có ngày sẽ "xì hơi".

    Với nhiều người thì "xì hơi" lại chính là một tín hiệu... đáng mừng, vì nó xẹp dần dần mà không vỡ òa và có thể đỡ gây chấn động mạnh!

    Và cũng có thể khi bong bóng "xịt" thì thị trường mới bớt "căng", trở về điểm cân bằng theo quy luật. Và với riêng bất động sản, khi đó, người tiêu dùng bình thường mới đến gần được ước mơ có một mái nhà.
    Để xác định đâu là bong bóng, thực sự có bong bóng ở nơi này nơi khác hay không, trong những môi trường - điều kiện phát triển cụ thể, có khi phải chờ đến khi... bóng nổ.

    Lúc ấy, hẳn không ít người sẽ phải nghe những âm thanh không mấy dễ chịu. Nhưng cũng có khi, phải có phát khai nổ thì "ai kia" mới kịp thảng thốt, giật mình.

    Hy vọng, trước hiện tượng bong bóng, dẫu có mừng với người nay hay lo với người kia thì những người lớn tỉnh táo sẽ không ai chơi với bong bóng cả, để tránh tổn thương cho nền kinh tế - xã hội.

  6. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    Giá nhà đất tại Hà Nội: "Cơn sốt" bất thường của những kẻ đầu cơ




    ( - Trong 6 tháng đầu năm 2010, giá cả trên thị trường bất động sản Hà Nội đã có những biểu hiện bất thường, một số nơi tăng lên đến 40% so với thời điểm cuối năm 2009.

    Bạn có đồng tình với các giải pháp mà tác giả đề xuất? Theo bạn, cần phải làm gì để giá bất động sản Hà Nội bớt “sốt”? Hãy chia sẻ
    Theo điều tra của Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), có đến 38% ý kiến của các chủ sở hữu bất động sản cho biết giá bất động sản thuộc sở hữu của họ đã tăng giá trên 100% trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm cuối năm 2009. Có khoảng 28% ý kiến cho biết mức tăng nằm trong khoảng từ 50-100% và có 34% cho rằng mức tăng dưới 50%.

    Đáng chú ý, có tới 57% ý kiến điều tra tiếp tục kỳ vọng về sự tăng giá tiếp theo của giá nhà đất trong khu vực họ sinh sống.

    Cơn sốt mang tính đầu cơ

    Kết quả điều tra của Vietnam Report cho thấy, đa số người mua nhà đất (tới 61,9%) tại Hà Nội nhằm mục đích đầu tư (chiếm tỷ lệ 61,9%), chứ không phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt của gia đình. Trong đó, tỷ lệ dành cho đầu cơ ngắn hạn xấp xỉ với mục đích đầu tư dài hạn. Như vậy, so với điều tra cùng kỳ năm 2008 của Vietnam Report, xu hướng đầu cơ đã gia tăng gấp đôi trên thị trường bất động sản Hà Nội.

    Với việc giá nhà đất lên cơn sốt đột biến, tỷ lệ giá nhà/thu nhập hoặc tỷ lệ giá nhà/tiền thuê ở ở Hà Nội đã ở mức quá cao. Tại các nước có thị trường bất động sản minh bạch và phát triển, giá một căn hộ trung cư thường gấp từ 4-8 lần mức thu nhập một năm của người dân có thu nhập trung bình. Tại thị trường bất động sản Hà Nội, qua khảo sát của Vietnam Report, con số này là trên 25 lần.

    Đồng thời, tính đầu cơ quá cao của thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng đầu năm còn thể hiện ở việc cơn sốt đất chỉ tập trung ở các phân mảnh thị trường mang tính khan hiếm và đầu cơ như đất xen kẹt và đất ở vùng ngoại thành có tin đồn quy hoạch. Đây là phân mảng thị trường mang tính đầu cơ.

    Trong khi đó, thị trường dành cho nhu cầu thực, đặc biệt là thị trường chung cư, không có nhiều biến động cả về giá cả và khối lượng giao dịch.


    Biến động giá bất động sản trong năm 2010
    ... và những hệ lụy


    Nếu như thiếu ăn là nguy cơ trực tiếp đe doạ nhóm người nghèo ở nông thôn, thì điều kiện nhà ở tồi tệ và môi trường sống bị ô nhiễm là nguy cơ và biểu hiện điển hình cho sự nghèo khổ ở đô thị.

    Chính vì vậy, rất đáng lo ngại về điều dường như đã trở thành đặc tính cố hữu của thị trường bất động sản Hà Nội, đó là giá nhà đất quá cao, vượt quá xa mức chấp nhận của người dân có thu nhập trung bình và thường xuyên có những cơn sốt nóng lạnh bất thường theo các làn sóng đầu cơ trên thị trường bất động sản thủ đô.

    Giá bất động sản tăng cao không tạo thêm giá trị gia tăng và thu nhập ròng cho nền kinh tế mà chủ yếu chỉ có tác dụng tái phân phối thu nhập từ những người chưa có bất động sản và muốn mua bất động sản sang những người đang nắm giữ nhiều bất động sản. Dường như quyền được sở hữu nhà ở đô thị Hà Nội đang dần là đặc quyền của một thiểu số người có thu nhập cao.

    Theo điều tra của Vietnam Report, đa phần những người đã có nhà ở, nhưng có thu nhập cao, sẽ có định hướng tiếp tục mua thêm những căn nhà thứ hai, thứ ba trong thời gian tới. Số liệu điều tra cho thấy đa số các nhà đầu tư có mức thu nhập từ 20 triệu/tháng trở lên đều có dự định mua thêm BĐS trong tương lai gần.

    Cụ thể, ở mức thu nhập từ 20-50 triệu/tháng, có tới 72% người dân trong tương lai gần có dự định mua thêm bất động sản ngoài những bất động sản đã có. Như vậy khoảng cách bất bình đẳng về nhà ở sẽ có xu hướng doãng rộng tại Hà Nội. Người nghèo và có thu nhập trung bình, đại bộ phận của nhân dân hiện nay, sẽ không thể mua được nhà với giá cao như hiện nay.

    Giá bất động sản quá cao không chỉ gây tác hại tới người dân đô thị mà còn có ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô. Một nền kinh tế quá dựa vào bất động sản để làm thế mạnh phát triển không sớm thì muộn sẽ phải trả giá đắt.

    Bất động sản là một yếu tố quan trọng trong bất cứ một nền kinh tế nào, tuy nhiên không nên vì thế mà để quá nhiều tài nguyên đất nước đổ vào lĩnh vực này. Tài nguyên và nhân lực của đất nước thay vì đổ vào các ngành xây dựng cơ bản, kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu thì lại đổ vào nhà đất quá nhiều.

    "Khả năng trả nợ" của các nhà đầu tư và đầu cơ bất động sản đã lên đến một giới hạn cực kỳ nguy hiểm và có thể gây rủi ro tới hệ thống ngân hàng. Nếu xu hướng này không được kiềm hãm, thì sự đổ vỡ của "bong bóng" giá bất động sản có thể là một nguy cơ trong tương lai không quá xa.

    Ngoài ra, tại các đô thị đang phát triển nhanh như Hà Nội, giá nhà đất quá cao sẽ là rào cản rất khó vượt qua đối với việc chỉnh trang và phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển hạ tầng giao thông đô thị.

    Điều đó dẫn tới nghịch lý rằng người dân Hà Nội sở hữu các ngôi nhà mặt phố, cho dù đang trong xu hướng được "triệu phú hóa" nhờ sự gia tăng giá bất động sản, nhưng lại có mức sống ngày càng kém đi trong một trường mà ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông gia tăng..

  7. mswing.net

    mswing.net Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Đã được thích:
    3
  8. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    Đang "nước sôi lửa bỏng", thông tin lại nhiễu loạn làm sói mòn niềm tin trong dân chúng.




    - Khi kinh tế có dấu hiệu bất ổn, mục tiêu đề ra phải thống nhất, thông tin chính xác và minh bạch, chính sách cần nhất quán để phát đi tín hiệu rõ ràng nhằm ổn định thị trường và tâm lý người dân. Song, điều đó dường như chưa thể hiện rõ, ngay cả trong thời điểm nóng bỏng nhất.

    Ngay tại buổi họp thông báo các giải pháp cấp bách điều hành kinh tế mới đây, ông Lê Đức Thúy - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nhấn mạnh, một trong những biện pháp quan trọng để bình ổn thị trường chính là thông tin chính xác và minh bạch để định hướng và tạo niềm tin cho dân.

    Tuy nhiên, ngay trong vụ việc nay, cả hai cơ quan quan trọng nhất về điều hành và giám sát tiền tệ đã mâu thuẫn nhau. Hơn thế, tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 6/11, mọi mục tiêu điều hành lạm phát từ trước đến nay đã không còn được nhắc đến, mà còn thêm một mức mới cũng với thái độ đầy quyết tâm thực hiện như những lần trước.

    Biết tin ai?

    Ông Lê Đức Thúy nói trước báo giới rằng, trong vòng 15 ngày đầu tháng 10, tiền gửi tiết kiệm bằng VND của người dân giảm đến 45.000 tỷ đồng so với cuối tháng 9, tương đương hơn 2 tỷ USD.

    Trong chiều ngược lại, tiền gửi ngoại tệ lại tăng lên. Nếu như cuối tháng 9, số dư tiền gửi ngoại tệ thấp hơn số dư cho vay ngoại tệ khoảng 40.000 tỷ, thì trong 15 ngày đầu tháng 10, số chênh lệch này chỉ còn 20.000 tỷ, tức tiền gửi ngoại tệ đã tăng 20.000 tỷ từ trong nước. Người dân đã rút VND để mua ngoại tệ hoặc mua vàng, một số cất trữ, và cả gửi lại ngân hàng dưới hình thức ngoại tệ

    Nhưng ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước lại chính thức khẳng định, một số báo đưa tin về số dư tiền gửi tiết kiệm VND là không chính xác. Thực tế, tiền gửi tiết kiệm bằng VND của dân cư tại hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng.


    Thông tin nhiễu loạn ngay cả trong thời điểm nóng bỏng nhất. (Ảnh:kinhte24h)
    Ngân hàng Nhà nước đã công bố số liệu thống kê chính thức để chứng minh, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng.

    Trong đó, tiền gửi tiết kiệm bằng VND của dân cư đến ngày 15/10 tăng 0,64% (gần 5.400 tỷ đồng) so với ngày 30/9/2010; và đến thời điểm hiện tại, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của dân cư tại hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng. Vì vậy, thông tin mà một số tờ báo đăng tải là thiếu chính xác.

    Cũng trong diễn biến về điều hành chính sách tiền tệ những ngày vừa qua, về điều hành lãi suất, ông Lê Đức Thúy tuyên bố, Chính phủ không đặt vấn đề giảm lãi suất và cho phép các ngân hàng thương mại được huy động và cho vay theo cơ chế thị trường.

    Tuy nhiên, trong buổi họp với Hiệp hội Ngân hàng và đại diện của nhiều ngân hàng thương mại lớn ngày 5/11, do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, khi có những đề xuất về việc đồng thuận một mặt bằng lãi suất huy động VND mới là 12% thay cho mức 11% một năm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Hiệp hội Ngân đứng ra điều phối việc thực hiện.

    Điều này lại gây ra những thông tin khác nhau về sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện lãi suất mới.

    Sau đó, một quan chức Ngân hàng Nhà nước phát biểu, đó là quyết định của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng, và cơ quan quản lý không can thiệp!.

    Tuy vậy, nhưng những nghi ngờ can thiệp của cơ quan quản lý về tính thị trường chưa thể tan hết. Bởi vì, chỉ cách đây hơn nửa tháng (từ 15/10), chính các ngân hàng thương mại đã chịu rất nhiều sức ép để tiếp tục giảm thêm "mấy phân" lãi suất, đưa lãi suất huy động VND về 11%. Dù lúc đó, lạm phát tháng 9 và 9 tháng đã lên rất cao, những dấu hiệu cho thấy lạm phát tháng 10 tăng mạnh là khá rõ ràng.

    Câu hỏi đặt ra: Có phải các ngân hàng thương mại không nhận biết, nhận định sai hay vì một sự can thiệp nào?

    Trước đó, đã có rất nhiều nhận định, sức ép giảm lãi suất lớn, trong khi lạm phát đang tăng lên đã làm méo mó thị trường tiền tệ, giảm uy tín đồng Việt Nam.

    Chưa hết, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, một mức lạm phát mới đã được tuyên bố thay cho tất cả những mục tiêu trước đây là kiểm soát lạm phát ở mức một con số. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để kiểm soát và giữ lạm phát năm nay ở mức một con số

    Như vậy, không có một con số cụ thể nào được đưa ra nhưng những mục tiêu 7% được Quốc hội thông qua, rồi 8% được Chính phủ đề ra sau đó đều đã bị vượt qua. Một năm, 3 lần thay đổi mục tiêu vĩ mô về lạm phát.

    Thông tin nào cho sự ổn định?

    Ông Lê Đức Thúy cũng thừa nhận, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đáng báo động, thậm chí vượt qua một con số là đã vỡ một mục tiêu quan trọng. Chúng ta nói ưu tiên ổn định vĩ mô, mà mục tiêu quan trọng là lạm phát, lại tăng cao.

    Thực ra, điều này từng được nhiều người cảnh báo từ rất sớm. Hồi đầu tháng 10, ông Võ Trí Thành - Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ, đã dự báo về những nguy cơ từ diễn biến mới về lạm phát, cũng như những rủi ro kinh tế vĩ mô Việt Nam đang đối mặt.

    Ông Thành đưa ra quan điểm là chính sách tiền tệ cần phải tiếp tục thắt chặt. "Chúng ta không thắt chặt đến mức bóp nghẹt nền kinh tế, nhưng thông điệp cho thị trường phải rất rõ ràng là: Việt Nam phải lấy ổn định vĩ mô làm trọng", theo ông Thành.


    Không có sự nhất quá và chính xác, người dân mất niềm tin. (Ảnh:chungkhoanvn)
    Ngân hàng ADB cảnh báo, những rủi ro bên trong của nền kinh tế Việt đã làm giảm những nỗ lực để ổn định nền kinh tế vĩ mô, đưa lạm phát vào quỹ đạo mới với xu hướng tăng cao và gây áp lực đối với cán cân xuất nhập khẩu.

    Những biến động trên có thể làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng và các nhà kinh doanh, dẫn tới hậu quả bất ổn định kinh tế vĩ mô. Không ổn định kinh tế vĩ mô lại đặt ra yêu cầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa hơn nữa - điều đó sẽ hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm tới 2011.

    Do vậy, vấn đề chủ yếu đối với Việt Nam bây giờ là các nhà hoạch định chính sách cần duy trì các chính sách một cách ổn định và nhất quán với nhau, đồng thời phải phổ biến, tuyên truyền các chính sách đó một cách hiệu quả tới công chúng và các nhà kinh doanh cho đến khi lạm phát đi vào quỹ đạo ổn định theo xu hướng giảm.

    Đến thời điểm này, những thông tin đầu tiên về kinh tế quý III và dự báo cả năm, với chỉ số GDP tăng trưởng tốt và có thể vượt mục tiêu 6,5%, nên dòng thông tin lạc quan vẫn vượt trội.

    Thậm chí, dù có nhiều cảnh báo từ thực tế lạm phát và những dự báo của các tổ chức kinh tế thế giới như IFM, WB, ADB đều cho rằng, tính theo năm, lạm phát của Việt Nam vào 8,5-9,5% thì các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn khẳng định lạm phát sẽ được kiềm giữ ở mức 8%.

    Hiện nay, khi mục tiêu kìm giữ lạm phát thất bại, một mức mới được đưa ra, nhưng dường như mối nghi ngờ trong dân chưa thể phá tan khi mục tiêu quan trọng này liên tuc thay đổi, kéo theo đó là sự mất ổn định về chính sách điều hành.

    Hơn thế, ngay cả trong thời điểm nóng bỏng này, vẫn còn sự bất nhất giữa các cơ quan có trách nhiệm... về những thông tin quan trọng và nhạy cảm. Vậy đâu là sự nhất quán, chính xác và minh bạch để người dân đặt niềm tin?.
  9. sieucophieu

    sieucophieu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2010
    Đã được thích:
    1
    =D>=D>=D>=D>
  10. sieucophieu

    sieucophieu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2010
    Đã được thích:
    1
    Bong bóng sắp nổ rồi [r23)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này