Bong bóng BDS tại VN sẽ vỡ.....????????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieucophieu, 02/01/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6202 người đang online, trong đó có 1053 thành viên. 09:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 64313 lượt đọc và 1398 bài trả lời
  1. stockkhanh

    stockkhanh Guest


    Thực tế này một lần nữa minh chứng cho một thị trường thiếu ổn định của thị trường bất động sản của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Còn với nhiều chuyên gia, sự trầm lắng của thị trường vào lúc này được xem như một dấu hiệu khẳng định vai trò của giới đầu cơ sau một thời gian thao túng và “tạo sóng” trên thị trường.

    Giao dịch tiếp tục đóng băng trong năm 2011.

    thông tin từ một số sàn giao dịch bất động sản như ACB, Detechland, Gia Nam... thị trường bất động sản Hà Nội đang rơi vào trạng thái trầm lắng, kéo dài suốt từ hồi đầu tháng 11 đến nay do nhiều nhà đầu cơ đến hạn đáo nợ ngân hàng.

    Thế nhưng, hầu hết chủ các sàn giao dịch bất động sản hay giới đầu tư bắt đầu bi quan trước tình trạng đóng băng của thị trường.

    Có mặt tại sàn giao dịch bất động sản Quang Minh (Hà Đông), ghi nhận cả ngày chỉ có khoảng 1 - 2 người ghé vào tìm hiểu, hỏi han thông tin rồi rút lui lặng lẽ. Gặng hỏi vì sao không mặn mà với nhà đất vào thời điểm này, phần lớn đều vừa lắc đầu vừa buông lời “chưa phải lúc”.

    Theo ông Phạm Mạnh Dưỡng (Sàn giao dịch bất động sản Quang Minh), những khu vực “hot” trước đây như Xa La, Dương Nội, Vân Canh... giờ cũng "vắng như chùa bà Đanh". Hầu hết các căn hộ, mảnh đất phân lô tại các khu vực trên được giới thiệu tại sàn nắybt đầu không ai sờ tới.

    “Lẽ ra thời điểm này giao dịch trên thị trường phải được cải thiện để chuẩn bị nghỉ ngơi trong tháng tết , nhưng thực tế lại còn thê thảm hơn tháng 12 năm ngoái. Hơn nữa, thời điểm này những năm trước, giới đầu cơ sẽ tăng cường săn nhà đất để chuẩn bị cho một số đại gia tỉnh lẻ mua nhà trên hà nội nhưng đến giờ vẫn chưa thấy động tĩnh gì”,

    Tuy nhiên, vị này cũng tiết lộ, bắt đầu thời gian thị trường trầm lắng , vẫn có nơi “nuôi sống” cả sàn này là khu nội thành và khu An Khánh. Nhà, đất tại những khu vực trên người tìm mua cho dù giá cao dẫ bớt nhiều so với trước đây.
    Còn tại phía Đông Hà Nội như Đông Anh, Mê Linh... các giao dịch đất nền, suất nhà, đất tại các dự án cũng rơi vào tình trạng đóng băng giao dịch.

    Ông Hồ Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm Môi giới bất động sản Hùng Phong (Đông Anh) cho biết, mặc dù giá đất liền kề tại nhiều khu vực trên địa bàn đã giảm từ 1 -2 giá (1 - 2 triệu đồng/m2) nhưng giao dịch vẫn không cải thiện là mấy.

    Riêng giá đất biệt thự hiện được giới đầu cơ rao bán khoảng 15 - 18,5 triệu đồng/m2, thay vì 25 triệu như mấy tháng trước.

    Thế nhưng, theo ông Hùng, cả vài tháng nay, trung tâm của ông cũng phải chấp nhận cảnh “ngồi chơi xơi nước” với vẻn vẹn 2 giao dịch thành công cho hàng trăm lô đất, suất căn hộ đang được rao bán tại đây.

    còn cơ hội cho ai thoát hàng?

    Thực tế thì thị trường bất động sản Hà Nội bắt đầu rơi vào trầm lắng từ hồi đầu tháng 11. Khi đó một số sàn giao dịch bất động sản đã có tình trạng ứ hàng vì người gửi bán thì nhiều còn người mua thưa thớt.

    Nguyên nhân được phần lớn giới đầu cơ đưa ra lúc đó là do họ còn “chờ nhiều thứ”, từ quy hoạch Thủ đô, việc hoàn thiện trục Láng - Hòa Lạc hay thậm chí có một số chờ ngân hàng hạ lãi suất.

    Tuy nhiên, điều khiến nhiều người khó hiểu là bởi, xưa nay thị trường bất động sản vẫn được xem như một “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Và khi nền kinh tế trong nước đang trên đà hồi phục thì không có cớ gì bất động sản lại đi xuống.

    Trả lời câu hỏi trên, trong một cuộc trao đổi gần đây với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, nóng - lạnh trên thị trường bất động sản là chuyện bình thường và luôn có chu kỳ. Còn về lâu dài,

    Tuy nhiên, khi đó, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng lưu ý rằng, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có đặc thù riêng, đó là tần suất tăng - giảm ngắn và nhanh hơn nhiều nước trên thế giới. Điều này chứng tỏ thị trường đang thiếu ổn định.

    Còn theo một số chuyên gia, sự trầm lắng hiện nay của thị trường có nguyên nhân từ nhiều yếu tố mang tính chủ quan. Một trong số đó là do hàng loạt các chính sách liên quan đến thị trường bất động sản Hà Nội chưa được “thuận buồm xuôi gió” như nhiều nhà đầu tư phỏng đoán.
    nhà đất trầm lắng , giao dịch đóng băng.

    Bà Trịnh Tuyết Mai, một nhà đầu tư bất động sản tại sàn Gia Nam (Từ Liêm) cho hay, từ hồi tháng 8 sau khi thông tin quy hoạch Thủ đô được “rậm rịch” thông qua với hàng loạt dự án hoành tráng đi kèm nên bà đã “thoái vốn” từ tài khoản chứng khoán để chuyển sang bất động sản.

    Tuy nhiên, rốt cuộc đến nay quy hoạch Thủ đô vẫn chưa thông qua, đường Láng - Hòa Lạc đã hoàn thành... mà giá bắt đầu khó bán ...đã khiến bà mất đứt gần 2 tỷ đồng chỉ trong vài tháng trời do giá nhà đất giảm.

    Không những thế, nhà đầu tư này con cho biết, hiện bà đang nắm giữ nhà đất với giá trị ngót hơn chục tỷ đồng nhưng hoàn toàn mất phương hướng đầu tư bởi “cắt lỗ” cũng khó, còn "ôm" thì như ngồi trên đống lửa.

    Theo ông Dưỡng, giá cả trên thị trường bất động sản Hà Nội hiện đang đà giảm trong năm 2011 , do không mấy thuận lợi với thị trường bất đọng sản , do tin dụng quá cao.
    “Với giới đầu cơ, việc ra vào thị trường trong những thời điểm như thế này cũng cần phải cân nhắc kỹ, bởi kinh nghiệm cho thấy, giá giảm - cung nhiều có nghĩa là có rủi ro rình rập”,
  2. TYCHUACHUA

    TYCHUACHUA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Mua bán nhà, đất phải qua ngân hàng
    [​IMG]
    Đánh thuế nặng với người mua bán nhà đất trong thời gian ngắn; tạo quỹ tín thác để mọi người dân có thể góp vốn đầu tư vào bất động sản.

    “Bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng khi giao dịch về nhà ở; áp mức thuế thu nhập cá nhân cao hơn, nếu cá nhân mua bán nhà ở trong thời gian ngắn 1-2 năm...” và hàng loạt ý tưởng mới trong dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 vừa được Bộ Xây dựng soạn thảo.
    Qua ngân hàng để an toàn cho hai bên
    “Ở các nước, việc mua bán nhà đất đều phải thanh toán qua ngân hàng, còn ở Việt Nam thường trả tiền trực tiếp. Điều này không an toàn cho cả hai bên, nhất là khi mua nhà theo hình thức góp vốn. Vì thế, khi mua bán nhà ở, bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng” - Bộ Xây dựng đề xuất.
    Để tránh rủi ro cho người mua và minh bạch thị trường nhà đất, Bộ Xây dựng cũng cho rằng nên tạo cơ chế khuyến khích người dân mua bán nhà qua sàn giao dịch bất động sản như: được hưởng ưu đãi về thuế chuyển nhượng, lệ phí trước bạ, tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục xác nhận sở hữu.
    Dự thảo cũng đề nghị nên áp mức thuế thu nhập cá nhân cao hơn, nếu cá nhân mua bán nhà ở trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 năm. Đánh thuế lũy tiến với các trường hợp có nhiều nhà đất hoặc có nhà ở với diện tích lớn. Cùng với đó, cần tăng thuế nhà đất nhằm hạn chế đầu cơ. Ngược lại, cần giảm thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà ở để hạn chế người dân mua bán ngầm để trốn thuế. Tiếp tục thực hiện cơ chế cho người dân được góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư vào dự án phát triển nhà ở...
    [​IMG]
    Việc mua bán nhà đất sẽ an toàn hơn khi được thanh toán qua ngân hàng. Trong ảnh: Giao dịch nhà đất tại hội chợ bất động sản. Ảnh: HTD
    Có 5 triệu đồng cũng đầu tư vào bất động sản
    Trong dự thảo nêu một điểm mới là thành lập quỹ tín thác bất động sản để mọi người dân đều có thể đầu tư vào thị trường nhà đất. Theo đó, quỹ sẽ huy động vốn nhàn rỗi của người dân, nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua phát hành chứng chỉ quỹ. “Quỹ tín thác bất động sản sẽ là kênh huy động vốn nhàn rỗi của người dân cho thị trường nhà ở. Khắc phục tình trạng vốn cho thị trường nhà ở chỉ trông chờ và ngân hàng như hiện nay. Từ đó sẽ tạo động lực mới cho phát triển nhà ở”.
    “Khi có quỹ tín thác, người dân chỉ cần có 5 triệu đồng là có thể bỏ tiền vào quỹ này. Quỹ giúp người dân có ít vốn, ít thông tin và không có chuyên môn cũng có thể đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Lợi nhuận thu được sẽ trả cho người bỏ tiền vào quỹ theo tỉ lệ góp. Hầu hết các nước đều có quỹ này” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết.
    Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng lưu ý: Mô hình quỹ tín thác bất động sản là một trong những cách chứng khoán hóa bất động sản (thông qua chứng chỉ quỹ). Vì vậy, cần có biện pháp kiểm soát nhân lực, nguồn vốn, quản lý rủi ro, chế độ báo cáo... khi lập quỹ này.
    Mua nhà qua quỹ tiết kiệm nhà ở: Không tưởng?

    25 m2 diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đến năm 2020. Trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 29 m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân 21 m2 sàn/người.
    Dự thảo cũng đưa ra ý tưởng thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở bằng việc trích từ tiền lương hằng tháng theo tỉ lệ nhất định của người lao động. Sau 10-15 năm, người gửi tiền sẽ được mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm này. Nếu người gửi không có nhu cầu mua nhà ở thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi. Đây là mô hình được hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển áp dụng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng ý tưởng lập quỹ này là không tưởng, bởi: “Nhiều người lao động có lương hằng tháng ở ta lo ăn không nổi, nói chi tới việc dành ra một phần để đóng vào quỹ này. Hơn nữa, với thu nhập hiện nay, nếu mỗi người chỉ góp vài phần trăm tiền lương thì đến khi nào họ mới mua nổi nhà?”.
  3. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    Giao dịch căn hộ đình trệ vì Thông tư 16


    Những ngày cuối năm, giao dịch bất động sản trên địa bàn TPHCM bị ngưng trệ đối với những căn hộ chủ đầu tư đã xây dựng xong, bàn giao cho khách hàng nhưng chưa được cấp giấy chủ quyền. Nguyên nhân vì các căn hộ trên bị cấm chuyển nhượng, theo Thông tư 16 - hướng dẫn Nghị định 71.

    Than trời!

    Đầu năm 2010, Công ty cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam bàn giao 512 căn hộ của dự án chung cư Him Lam Nam Khánh cho khách hàng. Từ đó, khi nhiều, khi ít, chủ đầu tư vẫn làm thủ tục chuyển nhượng qua lại cho khách hàng, trung bình mỗi tháng có 5 - 7 căn hộ được giao dịch. Mặt khác, chủ đầu tư cũng xúc tiến làm thủ tục để cấp giấy chủ quyền cho chủ nhân căn hộ. Thế nhưng, từ khi Thông tư 16 ra đời, ngày 1-9-2010, việc giao dịch ngưng lại hoàn toàn, vì chủ đầu tư không thể làm thủ tục sang tên và công chứng không chứng thực. Câu chuyện này cũng xảy ra ở hàng ngàn căn hộ chung cư khác trên địa bàn thành phố như chung cư số 1 Tôn Thất Thuyết, chung cư H2, chung cư Copac, chung cư An Khang… Không chỉ khách hàng thiệt mà ngay cả nhà môi giới cũng khó khăn. Ông Phạm Văn Hải, Tổng giám đốc ACBR, cho biết những dạng căn hộ kiểu này không giao dịch được. Còn một sàn giao dịch địa ốc ở quận 7, trước đây từng sôi động nhờ bán căn hộ nhưng nay phải đóng cửa, chuyển hướng kinh doanh lĩnh vực khác.
    Ông Ngô Quang Phúc, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam, phân tích, tại mục a, khoản 6, Điều 18 của Thông tư 16 quy định: Nếu nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư, phải thực hiện việc mua bán theo đúng thủ tục quy định, tức phải có giấy chủ quyền do cơ quan có thẩm quyền cấp. Thực tế lâu nay, khi xây xong chung cư chủ đầu tư mới bàn giao căn hộ, khách hàng nộp 95% tiền mua, số tiền còn lại chỉ trả hết khi chủ đầu tư làm xong giấy chủ quyền. Tuy nhiên quãng thời gian từ khi bàn giao nhà cho đến có giấy chủ quyền thường kéo dài, có khi 2 năm, có trường hợp 4 năm chưa xong. Giám đốc một công ty địa ốc cho rằng, quy định như trên là phi lý, bởi lẽ, căn hộ hình thành trong tương lai thì cho phép chuyển nhượng, còn căn hộ thật lại không cho chỉ vì mỗi “cái tội” chờ giấy chủ quyền?


    Lách luật: Coi chừng rủi ro
    Nói việc giao dịch ngưng hẳn thì không đúng, trên thực tế vẫn có giao dịch nhưng rất ít, khi chủ đầu tư cùng khách hàng thông đồng lách luật. Luật sư Từ Vĩnh Lợi, cố vấn pháp luật Văn phòng công chứng Chợ Lớn, cho biết có một số trường hợp lách luật để thực hiện mua bán, như chủ đầu tư và khách hàng làm giấy xác nhận chưa bàn giao nhà, xé giấy bàn giao nhà trước đây, rồi mang ra chứng thực. Nhưng cách làm này cũng dẫn đến rủi ro cho chủ đầu tư là làm sai luật. Một kiểu lách luật khác là mua giấy tay, nhưng rủi ro lớn cho người mua, xảy ra việc tranh chấp thì hợp đồng vô hiệu, trả tiền lại nhưng lúc đó đồng tiền bị mất giá… Ông Ngô Quang Phúc cho biết, một hình thức lách luật khác là làm “công chứng ủy quyền” cho người mua tiếp theo, được toàn quyền sử dụng và định đoạt căn hộ. Nhưng cách làm này cũng mạo hiểm, ví dụ trường hợp chủ căn hộ bị chết, lúc đó sẽ phát sinh thừa kế, dẫn tới tranh chấp, đương nhiên thiệt thòi vẫn là người mua!
    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cho biết hiệp hội đang tập hợp những vướng mắc trên thành văn bản để kiến nghị cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu thừa nhận, nguyên nhân chậm cấp giấy chủ quyền là do một phần trách nhiệm của chủ đầu tư. Vì chủ đầu tư chỉ chăm bẵm vào việc xây nhà, không hoàn thành các công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật theo đúng quy hoạch 1/500 đã phê duyệt để bàn giao cho địa phương nên dẫn tới việc cấp chủ quyền chậm trễ.
    Đất nền cũng “dính”!
    Ông Trần Mạnh Châu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn, cho biết dự án biệt thự sông Ông Lớn của công ty cũng bị vướng Thông tư 16. Theo đó, dự án có 83 nền biệt thự, đã bán hết theo hợp đồng góp vốn mua nhà, thực hiện theo Nghị định 181 trước đây, hiện nay đã xây nhà gần xong, công ty đang làm hồ sơ cấp giấy chủ quyền. Khách hàng lên công ty làm thủ tục chuyển nhượng nhưng công ty phải dừng việc mua bán, vì có phải thực hiện theo Thông tư 16 hay không? Ngày 21-12, công ty làm văn bản gửi Sở Xây dựng nhờ hướng dẫn nhưng đến nay chưa có câu trả lời!
    Mua qua bán lại: Khó làm giấy chủ quyền?
    Khoản 2 Điều 20 Thông tư 16 quy định, trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai trước ngày Nghị định 71 có hiệu lực (8-8-2010) thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng của các lần chuyển nhượng phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có dự án nhà ở. Trong trường hợp không có xác nhận thì UBND xã, phường, thị trấn niêm yết công khai trong thời hạn 60 ngày tại trụ sở trên, nếu quá thời hạn này mà không có tranh chấp mới tiến hành làm thủ tục cấp giấy chủ quyền. Theo ông Trần Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nhà Việt Nam, lâu nay thủ tục chuyển nhượng qua lại chỉ có xác nhận của chủ đầu tư là xong, chứ không có quy định đưa qua xác nhận lần nữa của chính quyền. Nếu nay quy định như thế sẽ dẫn tới rắc rối và kéo dài thời gian cấp chủ quyền, phải làm thủ tục trở lại của hàng loạt dự án nhà ở đã thực hiện mà chưa có giấy chủ quyền. Ngay cả việc đặt ra vấn đề xác nhận tranh chấp là không cần thiết, bởi chủ đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch, đã giải tỏa đền bù xong, đã hoàn tất nghĩa vụ thuế, tiến hành thủ tục mua bán theo đúng các quy định, vậy ai tranh chấp với ai?
  4. penpix

    penpix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Thì ai mà chả biết sẽ có ngày bong bóng nổ
    Nhưng cái biên độ thời gian để đến thời điểm đó là 5 năm nữa
    Sau đại hội Đảng lần tới => mà cóc biết là có không hay có thể là ngày Tổng tuyển cử lần 2 chứ chả chơi [:D]

    Mà Hàn có bong bóng nhiều lắm đâu
    Hồi 97 nó bị thoái vốn SX thôi

    Không có một chính quyền nào có thể giữ vững khi bong bóng BDS nổ cả , lúc đó tất cả nhân dân chết hết
    Bọn đại gia BDS hàng đầu thì trốn sang Anh và TBN mua các CLB bóng đá
    lúc đấy Đức , Vượng , Cường-Loan, Hiển mỗi cụ sở hữu 1 CLB ;))

    Trong 3 tháng tới , có khả năng cụ 3 ký thêm 1 cái gói kích cầu nữa để các đại gia BDS chơi trò bơm thổi tiếp với nhau.
    Những điều nghĩ là điên rồ nhất hoàn toàn có khả năng xảy ra ở đất nước này [-X
  5. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    T[B]thị trường bất động sản sẽ chết lâm sàng vào năm 2011[/B][/COLOR]

    Thị trường bất động sản (BĐS) sau Tết nguyên đán vẫn chìm sâu trong giấc “ngủ đông”. Hầu như chưa có một động thái tích cực cũng như giao dịch nào diễn ra để có tia hy vọng nào vào năm 2011.cuối năm 2011 thực hiện tăng vốn của các NHTM. trong năm nay ngân hàng sẽ thu vốn của các dự án bất động sản kém hiệu quả.chúc các tráng sĩ đầu như bò tót tung hê giá đất lâm gia trang lên một tầm cao mới.
  6. stockkhanh

    stockkhanh Guest





    thế thì cụ 3 phải in tiền ngày đêm mà tung ra để lạm phát lên 3 con số , rồi cụ lùa nốt các chú dân đen vào chuồng, bòn mót đồng tiền cuối cùng vào canh bạc bất động sản mà cái gọi của dân chúng là giá trị là bền vững)
  7. sieucophieu

    sieucophieu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2010
    Đã được thích:
    1
    [r23)][r23)]
  8. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    sao các bác ko thảo luận tiếp nếu xảy ra đóng băng bất động sản chưa nói đến vỡ thì hậu quả nặng nề gì sẽ xảy ra,>? theo tôi biết hàng chục ngàn tỷ của thị trường ck năm 2010 đã chảy vào làm giá bất động sản năm qua , vì làm giá bất động sản tính phổ cập trên diện rộng lớn hơn và quy mô kiếm tiền dễ hơn ck.
  9. leanhvn

    leanhvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Bất động sản hả. Không có chuyện đóng băng đâu. Hiện nay bán éo ai thèm mua. Giống như 1 cổ phiếu thanh khoản thấp bán trần hàng 100k nhưng đặt mua sàn có 10 cổ thôi. Khi đến kỳ phải trả nợ NH ( Giống như cổ phiếu giải chấp ấy) lúc đó bán tháo cũng éo ai thèm mua. Thực tế đồng tiền VN éo sinh ra tý nào ( rất ít) nhưng chẩy sang bên nước ngoài cũng như chẩy vào chỗ trũng rất nhiều. Có bán cho tôi bằng 20% giá hiện tại bây giờ thì tôi cũng xin chào, éo thèm sợ vào đâu. Giống như, khi ccỏ phiếu bị giải chấp thì mua giá éo nào cũng đắt, giá éo nào họ cũng bán cho
  10. avitech

    avitech Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2009
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng muốn nó vỡ lắm rồi, ảo quá rồi.
    Vừa mua mảnh đất dịch vụ bến xe yên nghĩa tháng trước giờ đã lãi 20% mà nó múc luôn éo hiểu kiểu gì nữa.
    nó đóng băng 3 năm thì tốt lúc đó chưa biết chừng làm mảnh đất hàng bông hay hàng đào cũng lên
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này