Bỏng nước sôi nữa rồi các anh ơi!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tomahawk_G9, 15/07/2023.

5099 người đang online, trong đó có 563 thành viên. 08:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9866 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. muagiaybangtien

    muagiaybangtien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/06/2015
    Đã được thích:
    938
    Cái này là ổng yc nhtw hay nhtm nhỉ. Nếu nhtw thì ok giảm ls chiết khấu, ls tái cấp vốn, còn nhtm mà yc ngta phải cắt giảm cái này, cắt giảm cái kia thì vô lý quá. Chả lẽ giờ ổng nhảy vào 1 dn rồi yc ngta phải giảm chi phí để hạ giá thành, hạ giá bán nhằm kích cầu, tăng doanh số. Mịa kg hiểu thằng ông nội này luôn.
    Old_sage thích bài này.
  2. 10b5y

    10b5y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2020
    Đã được thích:
    225
    Full cash =))=))
  3. Paladin1987

    Paladin1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    10.040
    Chuẩn đấy cụ ạ, những doanh nghiệp nào đã đủ lông đủ cánh đủ thị phần cứ túc tắc mà làm ... ok thì giao dịch, những thằng vay nợ bất chấp bằng mọi giá mang danh mở rộng phát triển tăng trưởng hoa mỹ đều ma ma quỷ quỷ cả thôi :))
    thuyquai29hoatrungduong thích bài này.
  4. hoatrungduong

    hoatrungduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    7.714
    Giờ doanh nghiệp họ ưu tiên phát triển bền vững, túc tắc làm chứ cái kiểu tăng giảm lãi xuất giật cục như 2022 vừa rồi, bọn lãnh đạo doanh nghiệp nó cạch mặt bọn ngân hàng tới già, cho bọn nó huy động tiền dân rồi tự xào báo cáo tài chính mà lời lãi. Doanh nghiệp giờ lãi suất phải thật rẻ họ mới vay.
    letran2016Paladin1987 thích bài này.
    Paladin1987 đã loan bài này
  5. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.709
    Bản thân các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp. Mặt khác, ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ "cộng sinh", "nhân quả" nên phải đặt mình vào địa vị của người khác để lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn.
    "Nguồn vốn là vấn đề "sống còn" của doanh nghiệp, cho vay là hoạt động "sống còn" của ngân hàng, trong khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp.

    Đây là mối quan hệ cộng sinh cùng có lợi, nên cần phải được thực hiện theo cơ chế thị trường trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" - Thủ tướng nhấn mạnh
    Paladin1987 thích bài này.
    Paladin1987 đã loan bài này
  6. Leminhson2000

    Leminhson2000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2020
    Đã được thích:
    4.963
    Ổng là trùm muốn gì mà khg đc
  7. Tomahawk_G9

    Tomahawk_G9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2023
    Đã được thích:
    64.303
    Thủ tướng: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay
    15-07-2023 - 19:22 PM | Tài chính - ngân hàng

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay; rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn. Ảnh: VGP

    Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao và những kết quả bước đầu, đáng khích lệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2023, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước.

    Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động của ngành ngân hàng còn những hạn chế, bất cập. Mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay vẫn còn cao. Dư nợ tín dụng tăng thấp, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn khó tiếp cận tín dụng mới. Nợ xấu tiếp tục được xử lý nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiến độ xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém còn chậm. Công tác nắm bắt, dự báo tình hình chưa sát; việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân, DN có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời…

    Theo Thủ tướng, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng nặng nề trên nhiều lĩnh vực. Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; sức ép đối với công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn rất lớn.

    Tại phiên họp tháng 6-2023 vừa qua, Chính phủ đã thống nhất quan điểm chỉ đạo điều hành: Ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm đời sống nhân dân, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng).

    Trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: (1) Lãi suất và tỉ giá; (2) Tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; (3) Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; (4) Theo dõi sát và nắm chắc tình hình bên trong và bên ngoài.

    Về định hướng chính sách, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát.

    Việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" (trước tháng 10-2022) sang "chắc chắn" (từ tháng 10-2022) và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" (từ tháng 6-2023) là cần thiết và phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Thủ tướng cũng lưu ý, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn cần có trọng tâm, trọng điểm và có kiểm soát.

    Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, cơ bản đồng ý báo cáo của NHNN, ý kiến của các đại biểu về các nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm.

    Một là, về công tác chỉ đạo điều hành và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng. Thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Lưu ý phải nắm chắc tình hình để lựa chọn ưu tiên phù hợp, sử dụng đồng bộ, linh hoạt 4 công cụ có thể sử dụng gồm dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở.

    Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thế chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ, ngân hàng; trong đó hoàn thiện dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2023); nghiên cứu, rà soát việc sửa đổi Luật NHNN, Luật Bảo hiểm tiền gửi; hoàn thiện pháp luật về an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử. Trong đó, Luật phải sát thực tiễn, có tính dự báo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo môi trường phát triển thuận lợi. Chú trọng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính. Nhanh chóng ban hành các nghị định, thông tư đối với những vấn đề Thông tư 02 chưa quy định cho trái phiếu DN.

    Hai là, về hoạt động tín dụng, Thủ tướng yêu cầu NHNN tập trung điều hành tăng trưởng dư nợ tín dụng với cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế; hướng nguồn vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.

    Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay. Xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn.

    Chỉ đạo rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, DN, nhất là DN nhỏ và vừa. Đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất và 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội.

    Đối với các TCTD, cần triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí, cắt giảm các loại phí để giảm lãi suất cho vay; rà soát, điều chỉnh điều kiện, tiêu chí cho vay, cắt giảm, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho DN, người dân. Tăng cường chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, bảo đảm lành mạnh, bình đẳng, cơ chế thông thoáng. Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ cho DN vượt qua khó khăn.

    Ba là, về tỉ giá, tiếp tục điều hành tỉ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; can thiệp linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ.

    Bốn là, về cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu, tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 689 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. Đồng thời, tập trung, khẩn trương xử lý, cơ cấu lại các NHTM yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống. Khẩn trương cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tiếp tục xử lý nợ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

    Năm là, về công tác thanh tra, giám sát, tập trung đổi mới toàn diện bộ máy tổ chức, công tác cán bộ, cơ chế, quy chế hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo phải thực sự chủ động, sớm phát hiện và đề xuất xử lý những vấn đề tồn tại, sai phạm quan công tác giám sát.

    Sáu là, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động ngân hàng, tiếp tục dẫn đầu trong chuyển đổi số, phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, số hóa, công khai, minh bạch quy trình, thủ tục cho vay. Đồng thời, phải tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.

    Bảy là, tham gia phát triển thị trường trái phiếu DN lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong bối cảnh quy mô thị trường trái phiếu DN của Việt Nam còn khiêm tốn với mức dư nợ khoảng 15% GDP, thấp hơn các nước Đông Nam Á, trong khi theo chiến lược tài chính quốc gia thì quy mô thị trường trái phiếu DN đạt tối thiểu 20% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 47% GDP đến năm 2025.

    Theo đó, cần kiểm soát việc "đại chúng hoá" ở thị trường thứ cấp; phải phân biệt giữa trái phiếu DN phát hành bởi định chế tài chính và các loại trái phiếu khác, không ảnh hưởng đến tổ chức phát hành uy tín với kinh nghiệm lâu năm; tạo điều kiện cho DN hoạt động tốt có thể huy động vốn qua phát hành trái phiếu để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Phát triển thị trường trái phiếu DN niêm yết…

    Thủ tướng cũng cho biết, vừa qua đã chỉ đạo Bộ Tài chính phân loại cụ thể để có biện pháp phù hợp: Trái phiếu có khả năng trả nợ; trái phiếu khó có khả năng trả nợ; trái phiếu không có khả năng trả nợ.

    Thứ tám, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tích cực tham gia tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, góp phần phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

    Thứ chín, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải rất chú trọng công tác truyền thông, nhất là thông điệp, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN luôn đồng hành cùng DN và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN vượt qua thách thức; bảo vệ người dân, DN làm đúng, xử lý người làm sai, không hình sự hoá các quan hệ kinh tế-dân sự. Bảo đảm hài hoà lợi ích của người dân, DN và Nhà nước với tinh thần "Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ". Tạo điều kiện cho DN tập trung khắc phục khó khăn, có thời gian phục hồi, xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài.

    Đẩy mạnh công bố công khai, minh bạch các thông tin, nhất là kịp thời tuyên truyền phổ biến, công bố các chính sách, quy định, giải pháp mới của Nhà nước để người dân, xã hội có thông tin chính xác, chính thống, qua đó góp phần ổn định tâm lý, ổn định thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, sai lệch, xuyên tạc, gây tác hại đến sự hoạt động lành mạnh, minh bạch của các thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.

    Thứ mười, tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
  8. hoatrungduong

    hoatrungduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    7.714
    Giảm là đúng thôi, đó là xu thế rồi. Trung quốc nó còn đang lo giảm phát kia kìa, ngồi mà bong bóng với châu chấu, không bơm tiền ra phát triển kinh tế thì chết cả lũ. Việt Nam không cẩn thận đối diện với tình trạng chưa giàu đã già :))
    hoatrungduong đã loan bài này
  9. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.709
    Chuyên gia: Tiền vẫn ế trong hệ thống ngân hàng, giảm lãi suất không phải 'liều thuốc vạn năng'
    10:51 | 15/07/2023
    Theo chuyên gia, giảm lãi suất là vấn đề quan trọng nhưng đây không phải liều thuốc vạn năng để thúc đẩy tăng trưởng. Giảm lãi suất phải đi liền với các biện pháp để làm sao để kích cầu thì tiền mới không ế tại hệ thống ngân hàng.
    https://vietnambiz.vn/chuyen-gia-ti...-phai-lieu-thuoc-van-nang-202371510511440.htm
    Nguyên nhân "tiền ế" rất rõ ràng
  10. Hoaixinhdep

    Hoaixinhdep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    129
    tốt quá, hị vọng năm nay danh mục hòa vốn được

Chia sẻ trang này