BOT Thái Hà 60k giá còn 7K ..Chính phủ Quốc hội tháo gỡ Hoàn Vốn Hơn 1671TỶ Sánh vai Cùng CII-HUT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nontop, 30/06/2022.

3860 người đang online, trong đó có 412 thành viên. 14:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39193 lượt đọc và 157 bài trả lời
  1. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    chuẩn đó cụ.. hấp thụ xong e nó phi.. giá 7k là đáy của 11 quý lỗ..
  2. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    335
    Quý 2/2022 này chắc cũng không có lãi. Nhưng vấn đề bây giờ ko phải lỗ hay lãi mà vấn đề là tháo gỡ vướng mắc khi thực thu phí thấp hơn phương án tái chính ban đầu rất nhiều
  3. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    quốc hội vừa rồi thảo luận có mấy hướng mà bộ trưởng GTVT trình là mua lại khoản đâu tư của BOT hoặc kéo dài thời gian hoàn vốn cho DN; thêm nữa là dịch chuyển các trạm để ko bị thất thu..
    --- Gộp bài viết, 30/06/2022, Bài cũ: 30/06/2022 ---
    nhiều dự án BOT như vậy mà.. chỉ khổ DN bị kìm kẹp khổ sở.. Bác Huệ đợt nay quyết liệt ... để lấy uy tín
    --- Gộp bài viết, 30/06/2022 ---
    nhiều cụ cầm luc 40k 50k.. tầm này là đáy ...
  4. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    • [​IMG]
    SỰ KIỆN
    Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm những bất cập về trạm thu phí, dự án BOT
    Nhàđầutư
    Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT, hoàn thành triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và hệ thống kiểm soát doanh thu, thu phí đối với các trạm thu phí cho các dự án BOT trên cả nước… trong năm 2022.
    VŨ PHẠM
    16, Tháng 06, 2022 | 22:35
    Tiếp tục kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về hoạt động chất vấn. Tính đến 17h ngày 14/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được 439 văn bản ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong đó, 380 văn bản đồng ý hoàn toàn với dự thảo nghị quyết, 59 văn bản có ý kiến góp ý cụ thể.

    Trong chiều 16/6, với 478/480 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95.98%), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động chất vấn.

    Theo đó, Quốc hội thống nhất đánh giá, sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm cao, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 đã thành công tốt đẹp, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và cử tri cả nước.

    [​IMG]
    Nghị quyết kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV nêu rõ, sau 2,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình kỳ họp. Ảnh: Quốc hội
    Phiên chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy, các nội dung chất vấn là những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội, có những vấn đề mới phát sinh, có những vấn đề đã tồn tại, kéo dài nhiều năm. Đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong chất vấn và trả lời chất vấn, qua đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề được nhân dân và cử tri cả nước quan tâm.

    Quốc hội ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải thời gian qua, nhất là trong giai đoạn kinh tế - xã hội bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và những bất ổn của tình hình địa chính trị, lạm phát, giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống, tăng cường, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đồng thời, Quốc hội cơ bản tán thành với các giải pháp, cam kết của Bộ trưởng các Bộ NN&PTNT, Tài chính, GTVT, Thống đốc NHNN Việt Nam và các thành viên Chính phủ khác tại phiên chất vấn.

    Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.

    Giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT

    Cụ thể, đối với lĩnh vực giao thông vận tải, đẩy nhanh việc phê duyệt và triển khai các dự án giao thông theo đúng yêu cầu trong các nghị quyết của Quốc hội để giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, dự án kết nối vùng, bảo đảm tính khả thi, tiến độ, chất lượng công trình, phù hợp với các quy hoạch liên quan và không gian phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nhằm phát huy hiệu quả đầu tư dự án; khẩn trương nghiên cứu đề xuất giải pháp để giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nhất là về chính sách, pháp luật phục vụ triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

    Kiểm soát chặt chẽ nội dung, thời gian, phương thức áp dụng các cơ chế đặc biệt, bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện dự án, từ bước khảo sát, lập hồ sơ thiết kế, dự toán đến công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai thi công; từ kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào đến kiểm soát quy trình thi công, công tác nghiệm thu; tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường, kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, bất cập; lựa chọn những chủ đầu tư, ban quản lý dự án có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án.

    Đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu cung cấp cho các dự án giao thông, đặc biệt là khu vực ĐBSCL… Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về hình thức thu phí không dừng cho phù hợp với thực tiễn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chặt chẽ doanh thu, thu phí của các dự án BOT, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định. Trong năm 2022, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT, hoàn thành triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và hệ thống kiểm soát doanh thu, thu phí đối với các trạm thu phí cho các dự án BOT trên cả nước…

    Khẩn trương sửa đổi các quy định về đấu thầu mua sắm công

    Đối với lĩnh vực tài chính, khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản để thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; sớm phê duyệt và triển khai đề án huy động nguồn lực cho chương trình… Tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát; nâng cao chất lượng tổng hợp, phân tích, dự báo, theo dõi sát tình hình kinh tế, chính trị, diễn biến lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên liệu đầu vào và các vật tư chiến lược, xây dựng kịch bản, phương án ứng phó với biến động của từng mặt hàng để điều hành sản xuất, tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối, cân đối và điều hành cung - cầu, bình ổn giá…

    Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định về mua sắm tập trung, đấu thầu mua sắm công, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Các Bộ, ngành, địa phương ban hành đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung, vừa bảo đảm tiết kiệm ngân sách, vừa bảo đảm mua sắm được các vật tư, dịch vụ thiết yếu liên quan đến đời sống người dân về y tế, giáo dục, an sinh xã hội…

    Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; sớm ban hành danh mục các doanh nghiệp do nhà nước cần nắm giữ vốn góp, cổ phần chi phối; đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ vốn góp, cổ phần chi phối, khẩn trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn bảo đảm mục tiêu cổ phần hóa, thoái vốn thực chất…

    Tổ chức cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán theo đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững, thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế…

    Còn đối với lĩnh vực ngân hàng, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế… Tổ chức triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận thông lệ quốc tế, phấn đấu đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN…

    Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh… Triển khai quyết liệt chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, triển khai giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện, phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, hiệu quả…

    Ngoài ra, đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; lấy người nông dân là chủ thể và trung tâm. Xây dựng chương trình hành động với các chiến lược, kế hoạch, đề án, giải pháp cụ thể để triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; triển khai có hiệu quả các nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn…
  5. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352

    Kiến nghị giải pháp để báo cáo Thủ tướng xử lý 7 dự án BOT gặp vướng mắc
    17/05/2022 17:53 GMT+7
    TTO - Với 7 dự án BOT giao thông gặp vướng mắc, khó khăn, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan để kiến nghị các giải pháp, báo cáo Thủ tướng xử lý theo thẩm quyền.
    [​IMG]

    Dự án cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc (BOT cầu Bình Lợi) là dự án BOT đường thủy đầu tiên nhưng đang đối mặt nguy cơ phá sản - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị như vậy sau khi nghe ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan liên quan tại cuộc họp về các dự án BOT giao thông ngày 17-5.

    Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Kim Thành, vụ trưởng Vụ đối tác công - tư của Bộ Giao thông vận tải, cho biết từ năm 2018 Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ ngành, địa phương đã rà soát tổng thể các dự án BOT giao thông. Đến nay có 14 dự án đã được xử lý vướng mắc, bất cập, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và việc thu phí hoàn vốn cơ bản ổn định.

    Tuy nhiên, hiện còn 7 dự án BOT giao thông cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhưng vượt thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải vì cần bổ sung vốn nhà nước. Đây là các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng chưa được thu phí hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, không thể lường trước hoặc do thay đổi chính sách từ phía cơ quan nhà nước…

    Ông Thành cho biết, các dự án BOT giai đoạn trước đây do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nên thẩm quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thuộc Thủ tướng. Trường hợp Nhà nước cần bố trí khoảng 11.710 tỉ đồng ngân sách để giải quyết bất cập tại 7 dự án BOT phải trình Quốc hội quyết định chủ trương.

    Theo ông Đào Minh Tú - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu giải quyết được vấn đề BOT sẽ giải quyết được vấn đề rất lớn của đất nước hiện nay là nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng theo chủ trương xã hội hóa. Nếu không giải quyết được, các ngân hàng thương mại sẽ ngại cho vay với BOT giao thông. Đây là vấn đề cấp thiết cần tập trung giải quyết.

    Ngoài 7 dự án BOT nói trên, ông Tú cho biết nhiều dự án BOT khác cũng đang gặp khó khăn, vướng mắc cần xử lý. Theo các nhà đầu tư, vướng mắc mà họ gặp phải là từ lý do khách quan bởi cơ chế, chính sách và sự điều hành của cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải lỗi của nhà đầu tư.

    Ông Tú kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đến các dự án này để tránh vốn vay của dự án chuyển thành nợ xấu khiến doanh nghiệp càng khó khăn vì không thể huy động nguồn vốn khác.

    Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan liên quan để rà soát, phân loại các dự án BOT gặp vướng mắc theo nhóm để kiến nghị các giải pháp, báo cáo Thủ tướng xử lý theo thẩm quyền. Quan điểm của Phó thủ tướng Lê Văn Thành là không thể để doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng làm dự án BOT phải phá sản vì không thu được phí.

    Sau chỉ đạo của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao vụ trưởng Vụ đối tác công - tư trong tháng 5-2022 phải có báo cáo chi tiết các dự án trạm BOT gặp vướng mắc để trình Thủ tướng thống nhất giải pháp xử lý.

    Theo Bộ Giao thông vận tải, 7 dự án BOT cần xử lý bất cập, vướng mắc gồm: dự án BOT hầm đường bộ qua đèo Cả (trạm thu phí La Sơn - Túy Loan); dự án BOT đường vành đai phía tây thành phố Thanh Hóa (trạm thu phí Bỉm Sơn); dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn km 1.738+148 đến km 1.763+610 (trạm thu phí km 1.747); dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 (trạm thu phí T2); dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 (trạm thu phí quốc lộ 3); dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng (trạm thu phí cầu Thái Hà); dự án BOT cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc (thu phí tàu vận tải).
    --- Gộp bài viết, 30/06/2022, Bài cũ: 30/06/2022 ---
    TT chiều nay xấu thế nhi..
  6. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    dậy đi nào..
    --- Gộp bài viết, 30/06/2022 ---
    :drm1:drm2:drm1
  7. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    335
  8. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Phải kịch dục bác ah..
  9. Giang78

    Giang78 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2020
    Đã được thích:
    663
    Chuẩn bị thu phí tư động là lời khủng ngay. Trước giờ chúng toàn báo láo. Gom từ từ ok
    nontop thích bài này.
  10. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Giá trị Doanh nghiệp se lên tùng ngày bác nhi.. Mua nó lúc này giá no quá hợp lý bác nhi. Tiếc la e nó bên UPCOM nhiều bác k để ý..
    --- Gộp bài viết, 30/06/2022, Bài cũ: 30/06/2022 ---
    BOT có ai bán mấy đâu..Hnay BOT trụ vững .. Atc nhiều cụ nằm sàn..

Chia sẻ trang này