Bức tranh toàn cảnh FTA sau 9 năm chờ đợi@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 28/05/2020.

1394 người đang online, trong đó có 112 thành viên. 01:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5140 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Global Risk Insights: EVFTA, EVIPA cung cấp các lợi ích bổ sung cho Việt Nam
    01:29 | 02/06/2020

    [​IMG]
    Bốc xếp hàng hóa tại Cảng Hải Phòng. Ảnh: TTXVN

    Trang mạng của Global Risk Insights (GRI) vừa đăng tải bài viết, trong đó nhận định Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA), được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn ngày 12/2 vừa qua, sẽ có tác động to lớn đến các công ty xuất khẩu, nhà đầu tư nước ngoài và người tiêu dùng tại Việt Nam.

    Hai hiệp định này bao gồm các cam kết quan trọng về cắt giảm thuế, bảo hộ đầu tư và tạo thuận lợi cho thương mại.

    Theo phóng viên TTXVN tại Rome, bài viết cho rằng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, EVFTA là cửa ngõ để xâm nhập một thị trường trị giá 18.000 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam tin rằng EVFTA sẽ giúp xuất khẩu sang EU tăng 42,7% vào năm 2025.

    Có tới 71% các loại thuế hải quan sẽ được dỡ bỏ đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có các ngành quan trọng như dệt may, điện tử, giày dép và nông nghiệp.

    Một số ngành như dệt may và giày dép có thời hạn 7 năm để loại bỏ dần các mức thuế. Xét về tính chất sử dụng nhiều lao động của những ngành này, EVFTA cũng có thể có sự tác động thực sự tích cực đối với thu nhập quốc dân tại Việt Nam.

    Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến từ EU, bài viết nhận định EVFTA báo hiệu sự phát triển tích cực của môi trường kinh doanh của Việt Nam.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hiện lên tới 38,2 tỷ USD. Phần lớn khoản đầu tư này là trong khu vực chế biến, chế tạo (chiếm 64,6% lượng vốn đầu tư) do khả năng của Việt Nam có thể mang lại lợi thế về chi phí.

    Theo bài viết, EU lâu nay là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tích cực tại Việt Nam. Các nhà đầu tư EU chiếm 50,1% tổng số dự án FDI và 50,6% số vốn cam kết.

    Số đầu tư FDI này nhắm đến các ngành như chế biến, chế tạo với 180 dự án trị giá 4,2 tỷ USD và khai thác dầu khí với 19 dự án trị giá 2,5 tỷ USD.

    Cũng theo bài viết trên, EVFTA và EVIPA có ý nghĩa quan trọng đối với FDI của EU tại Việt Nam. Các dữ liệu cho thấy hơn 70% số hàng xuất khẩu của Việt Nam có liên quan tới FDI.

    Do đó, các nhà đầu tư EU cũng sẽ được hưởng lợi từ việc mở rộng năng lực xuất khẩu nhờ các mức thuế nhập khẩu thấp hơn trong EU.

    EVFTA cũng có những tác động quan trọng đối với các công ty nhập khẩu từ EU, nhất là trong các ngành như nông nghiệp, dược phẩm và ô tô.

    Các số liệu cho thấy nhiên liệu và nguyên liệu thô, tiếp đó là máy móc là những mặt hàng nổi trội trong danh sách nhập khẩu của Việt Nam.

    Do những thứ này là hàng hóa trung gian và được sử dụng để sản xuất, EVFTA có thể có tác động tích cực về chi phí sản xuất cho ngành chế biến, chế tạo trong nước. Thêm vào đó, hiệp định còn mang lại những cắt giảm đáng kể về thuế đối với hàng nhập khẩu.

    Bài viết kết luận rằng EVFTA và EVIPA cung cấp các nguồn lợi ích bổ sung cho nền kinh tế Việt Nam.

    Các nhà xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ được tiếp cận ưu đãi đối với thị trường EU trị giá 18.000 tỷ USD.

    Hơn nữa, vì một số nhà đầu tư FDI có những lợi ích liên quan đến xuất khẩu, nên các nhà đầu tư FDI cũng có thể được hưởng lợi, đặc biệt là trong khu vực chế biến, chế tạo.

    Đối tượng hưởng lợi cũng bao gồm cả những nhà nhập khẩu Việt Nam, vốn có thể giúp hạ thấp chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp địa phương.
    MagicStock thích bài này.
  2. Geni8x

    Geni8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2018
    Đã được thích:
    147
    Toàn mấy thằng tây chém gió với mấy ông nghị gật. hẹn lên hẹn xuống :))
  3. MagicStock

    MagicStock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2017
    Đã được thích:
    711
    Hàng hưởng lợi EVFTA bắt đầu chuyển động rồi, trend sẽ rất dài ...
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Tham gia nhiều Hiệp định FTA, Việt Nam lo sợ gia tăng các vụ lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
    Tác giả Hiếu Minh

    Thứ Ba, 2/6/2020 13:03
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Việc hàng loạt các Hiệp đinh FTA được ký kết đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia nhập sâu vào sân chơi toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho hàng hóa Việt Nam trong vấn đề cạnh tranh, xuất xứ hàng hóa và vấn đề về phòng vệ thương mại.
    Bộ Công thương cho biết trong thời gian qua, có hiện tượng khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng tìm cách khắc phục bằng việc chuyển sản xuất ra khỏi nước/nền kinh tế bị áp dụng biện pháp.

    Do có chính sách thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam là một trong những lựa chọn của các doanh nghiệp đó khi quyết định dịch chuyển sản xuất. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận năng lực sản xuất mới, xuất khẩu từ Việt Nam tăng nhanh khiến Việt Nam dễ trở thành đối tượng theo dõi, điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bổ sung của nước nhập khẩu.

    Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các đối tác nhập khẩu nghi ngờ hàng hóa chưa đáp ứng điều kiện “chuyển đổi đáng kể” tại Việt Nam. Đặc biệt, các nghi ngờ về hàng hóa của Việt Nam “chuyển đổi đáng kể” tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các mặt hàng đang bị áp thuế phòng vệ thương mại được xuất khẩu với số lượng lớn, gia tăng đột biến sang các nước hoặc các mặt hàng bị nghi ngờ về năng lực sản xuất của Việt Nam.

    Trong giai đoạn 2000 - 2016, đã có 15 vụ việc điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tức trung bình 1 vụ/năm. Tuy nhiên, trong hơn 3 năm gần đây, từ năm 2017 - quý I/2020, đã có thêm 7 vụ việc mới được khởi xướng điều tra, trung bình mỗi năm đã có 2 vụ việc được tiến hành khởi xướng điều tra.

    Dự kiến, xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng khi Việt Nam có những dấu hiệu về dịch chuyển đầu tư cũng như phạm vi, số lượng sản phẩm bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay đang gia tăng.

    “Nếu Việt Nam không có các biện pháp tích cực để xử lý vấn đề lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, thì có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể, mà lâu dài còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong bối cảnh tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ.

    Đáng chú ý, trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, đặc biệt đối với nhiều nhóm sản phẩm như thép, nhôm, nông sản, thủy sản..., để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam”, Bộ Công thương khuyến cáo.

    Thời gian qua, nhiều biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ đã được Bộ Công thương và các cơ quan liên quan phối hợp tích cực triển khai. Tuy nhiên, dù các Bộ, ngành đã nỗ lực trong cảnh báo hành vi lẩn tránh, siết chặt quản lý, giám sát nhưng cho tới nay, nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ vẫn đang gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang và Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.

    Gần đây nhất, Hoa Kỳ, quốc gia điều tra lẩn tránh thuế nhiều nhất với Việt Nam với 10 vụ việc, chiếm tỷ lệ gần 50% tổng số vụ việc, đã tự khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ của Việt Nam.

    Việc cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ không căn cứ trên yêu cầu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tự khởi xướng điều tra là việc tương đối hiếm. Điều này cho thấy, Hoa Kỳ đang tăng cường quản lý các mặt hàng đã bị áp thuế phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã áp dụng.

    Bên cạnh việc tự khởi xướng điều tra vụ việc, Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu điều tra về lẩn tránh thuế mặc dù nguyên đơn trong vụ việc đã nộp quá thời hạn quy định. Thêm vào đó, sản phẩm bị kiện của Việt Nam không giới hạn ở các mặt hàng công nghiệp mà còn có nguy cơ gia tăng ở nhóm sản phẩm nông nghiệp.

    Để xử lý hiệu quả vấn đề này, Bộ Công thương cho rằng, bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định để hạn chế nguy cơ bị khởi kiện lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ.

    “Doanh nghiệp cần không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài “trừng phạt” rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan.

    Bên cạnh đó, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính”, đại diện Bộ này khuyến cáo.

    Nhằm đối phó với tình trạng gia tăng các vụ việc liên quan đến lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 ban hành Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.

    Đề án đề ra 2 nhóm mục tiêu chính là:

    Thứ nhất, tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài thông qua 3 nhóm biện pháp chính gồm Cảnh báo sớm, ngăn ngừa các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ một cách có chọn lọc;

    Đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua tăng cường hiệu quả của công tác cấp và kiểm tra C/O, tăng cường kiểm tra đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa;

    Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua hoàn thiện quy định xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ.

    Thứ hai, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về chống lẩn tránh, xuất xứ, hải quan thông qua 5 nhóm biện pháp chính gồm nâng cao khả năng phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

    Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định về quy tắc xuất xứ, chống lẩn tránh, nguy cơ bị các nước áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, tăng cường khả năng ứng phó của các ngành, cộng đồng doanh nghiệp;

    Thêm vào đó phối hợp, hợp tác với các nước liên quan trong việc ngăn chặn các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ; ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ.
    MagicStock thích bài này.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Cơ hội từ các FTA đang bị bỏ phí
    10:16 14/05/2020
    Việc tham gia nhiều FTA là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu dù thế giới đang trải qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam còn thấp.
    Kỳ vọng EVFTA kéo doanh nghiệp thuỷ sản vượt khó trong bối cảnh đại dịch
    Tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị
    Phê chuẩn EVFTA - Cú hích cho nền kinh tế
    Thực thi Hiệp định EVFTA: Gia tăng áp lực về phòng vệ thương mại
    Tận dụng cơ hội nào cho xuất nhập khẩu Việt Nam từ thực thi EVFTA?

    Theo Bộ Công Thương, một hiệp định thương mại tự do (FTA) chỉ thực sự đem lại lợi ích nếu vận dụng được các ưu đãi được cam kết trong hiệp định. Cho đến nay, mặc dù các đối tác FTA đã thực hiện cam kết cắt giảm thuế tương đối nhiều, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt các cơ hội này để xuất khẩu.

    Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thấp

    Cụ thể, báo cáo của Bộ Công Thương thừa nhận, tỷ lệ tận dụng ưu đãi theo các FTA chưa cao. Cho đến nay, Việt Nam đã tận dụng ở mức độ tốt các FTA với Hàn Quốc (trung bình 78%), mức độ khá với Nhật Bản (trung bình 32%), Trung Quốc (trung bình 27%), ASEAN (trung bình 20,7%), Australia (trung bình 20,5%) và Ấn Độ (trung bình 18%).

    [​IMG]
    Quy tắc xuất xứ là nguyên nhân khiến dệt may bỏ phí cơ hội từ nhiều FTA (Ảnh: Tư liệu)
    Đáng chú ý là các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn lớn có xu hướng vận dụng ưu đãi tốt hơn doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét từ góc độ ngành, các ngành dệt may, da giày, cơ khí, nông sản chế biến vận dụng ưu đãi tương đối tốt để xuất khẩu.

    Đặc biệt, phân tích về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Bộ Công Thương cho biết trong năm 2019, Việt Nam xuất siêu 1,6 tỷ USD sang các nước CPTPP (trong khi năm 2018 nhập siêu 0,9 tỷ USD).

    Tuy vậy, theo Bộ Công Thương, kết quả hoạt động xuất khẩu sang các nước CPTPP, nhất là các nước mà Việt Nam chưa có FTA là tích cực nhưng còn hạn chế. Chỉ khoảng 40% số tỉnh, thành phố có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP, số lượng các doanh nghiệp quan tâm đến việc xuất khẩu sang các nước CPTPP còn khiêm tốn. Ngoài ra, trong số các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao sang các nước CPTPP chưa có quan hệ FTA như Canada, Mexico còn thiếu một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam như dệt may, nông thủy sản…

    Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 86% doanh nghiệp đã biết hoặc tìm hiểu về CPTPP. Tuy nhiên, chỉ 1,86% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối kỹ về Hiệp định, điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tận dụng cơ hội của CPTPP từ phía các doanh nghiệp.

    Tìm hướng xoay chuyển

    Các FTA được ví như "phao cứu trợ" để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu bất chấp dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tận dụng còn khiêm tốn, xuất khẩu của Việt Nam sẽ không phát huy được ích lợi của "phao cứu trợ" này, ngay cả khi FTA Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.

    Vì vậy, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành xem xét tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới. Đồng thời thúc đẩy EVFTA có hiệu lực sớm nhất có thể, để các doanh nghiệp tranh thủ tăng cường tiêu thụ thủy sản ở thị trường EU rộng lớn trước các lợi thế so sánh với một số quốc gia có XK cạnh tranh. Song song đó, chỉ đạo và có cơ chế để khôi phục hoặc tái lập quỹ phát triển thị trường thủy sản.

    Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 nhấn mạnh việc Việt Nam tích cực tham gia mạng lưới các FTA, nhất là EVFTA khi được Quốc hội phê chuẩn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa để ngành dệt may Việt Nam tiếp cận với thị trường châu Âu.

    Song, vấn đề lớn nhất với ngành dệt may là khâu nhuộm hoàn tất, bởi EU đặt ra yêu cầu xuất xứ từ vải. Do đó, để tận dụng được các FTA, ông Việt cho rằng Chính phủ, địa phương cần phải hoạch định hướng chiến lược phát triển các khu công nghiệp, tập trung nguồn cung đang thiếu hụt, hình thành nên chuỗi cung ứng toàn cầu để đáp ứng yêu cầu của hiệp định.

    Về việc tận dụng cơ hội từ các FTA, Bộ Công Thương cho biết sẽ đẩy nhanh tiến trình, thủ tục, sớm hoàn thành việc trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Tập trung hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn EVFTA để có hiệu lực ngay khi Hiệp định được thực thi. Đẩy mạnh tuyên truyền về EVFTA và cách tận dụng các cơ hội từ EVFTA mang lại. Các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ ở châu Âu tập trung nguồn lực để phát triển thị trường, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu mới trong bối cảnh EVFTA được thực thi.

    Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Tận dụng triệt để các FTA đã ký kết và có hiệu lực, trong đó có CPTPP đã được đưa vào thực thi và EVFTA sắp được phê chuẩn và có hiệu lực (dự kiến trong năm 2020) để thúc đẩy xuất khẩu.

    "Chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh, có tính đến việc tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và khôi phục thị trường", Bộ Công Thương nhấn mạnh.

    Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua nhiều hình thức đặc biệt là hình thức online về cam kết của các FTA mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Bắt đầu mua giá rẻ hàng FTA...

    Bài viết kết luận rằng EVFTA và EVIPA cung cấp các nguồn lợi ích bổ sung cho nền kinh tế Việt Nam.

    Các nhà xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ được tiếp cận ưu đãi đối với thị trường EU trị giá 18.000 tỷ USD.

    Và,.....


    Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đưa nền kinh tế vượt lên



    Không lùi bước trước khó khăn, mọi cấp, mọi ngành phải có giải pháp cụ thể để đưa nền kinh tế vượt lên, đạt được mục tiêu cao nhất năm 2020. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu kép thành công. Khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội quyết liệt hơn.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không lùi bước trước khó khăn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020 vào chiều nay, 2/6.

    Đề cập đến báo cáo của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ giao tại các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng (Chính phủ giao 60 nhiệm vụ, đến nay, đã hoàn thành 29 nhiệm vụ; 30 nhiệm vụ trong hạn, 1 nhiệm vụ quá hạn), Thủ tướng nêu rõ, vấn đề này cần có văn bản chỉ đạo cụ thể để thúc đẩy, chứ không chỉ đưa ra để biết, không xử lý dứt điểm.

    Về tình hình dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng cho biết, đã 48 ngày chúng ta không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Cùng với phòng, chống dịch bệnh tích cực, chúng ta đã chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép rất cụ thể và đạt kết quả. Gần như xã hội trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Vấn đề an sinh xã hội cũng được quan tâm giải quyết. Niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào Đảng, Nhà nước ngày càng cao.

    Kinh tế nước ta phục hồi khá nhanh, mạnh trong tháng 5 so với tháng 4. Nhiều tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn đã lao động hết mình, hứa hoàn thành toàn diện mục tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2020. Một số ngành như công thương, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng… cam kết không rút lại các kế hoạch trong bối cảnh hậu COVID-19.

    Hoạt động sản xuất công nghiệp có tín hiệu phục hồi so với tháng trước khi hoạt động kinh tế-xã hội được khôi phục. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 11,2% so với tháng trước. Chỉ số nhà quản trị mua hàng của Việt Nam đã tăng 10 điểm trong tháng 5/2020, một trong những mức tăng cao nhất của khu vực Đông Nam Á. Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng trở lại, tăng 26,9% so tháng trước. Giải ngân vốn đầu tư công tăng 17,5%, thể hiện bước đầu có chuyển động. Thu hút vốn FDI dần cải thiện, phục hồi nhẹ, vốn đăng ký 5 tháng đầu năm đạt 13,9%. Trong tháng 5, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng hơn.

    Hình ảnh, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Việt Nam đứng thứ 12/66 nền kinh tế mới nổi về sức khỏe tài chính, được xếp hạng bởi Tạp chí The Economist vừa công bố trong tháng 5/2020. Văn hóa, xã hội hoạt động bình thường, giải bóng đá Việt Nam trở lại thi đấu với số lượng khán giả đến sân được đánh giá là đông nhất thế giới trong tháng 5.

    [​IMG]
    Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, tiếp tục kiểm soát tốt dịch COVID-19, nhất là lực lượng trên tuyến biên giới, đường mòn, lối mở, các cửa khẩu. Chúng ta còn đối diện các rủi ro, thách thức, còn một số mặt tồn tại, trong đó, rủi ro, thách thức lớn nhất là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường trên toàn cầu. Tăng trưởng của chúng ta đạt mức khá nhưng nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Công nghiệp giảm do chuỗi cung ứng gặp trở ngại. Nông nghiệp gặp khó khăn do thời tiết nắng hạn. Áp lực lạm phát vẫn còn khi mặt bằng giá nhóm hàng hóa thiết yếu còn cao. Đây là điều cần cảnh giác. Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng còn chậm.

    Trước tình hình đó, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không lùi bước trước khó khăn. Mọi cấp, mọi ngành phải có giải pháp cụ thể để đưa nền kinh tế vượt lên, đạt được mục tiêu cao nhất năm 2020. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu kép thành công. Khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội quyết liệt hơn.

    Tập trung đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và quyết liệt triển khai gói hỗ trợ mà Chính phủ đang tập trung chỉ đạo, gồm gói chính sách tiền tệ, tín dụng, tài khóa, đặc biệt là gói hỗ trợ an sinh xã hội dành cho hơn 20 triệu người. Chính sách hỗ trợ người dân nghèo, người thất nghiệp là tốt nhưng nếu không quản lý tốt, không làm rõ trách nhiệm thì nảy sinh vấn đề phức tạp. Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt các quy trình, thủ tục, đối tượng với tinh thần công khai, minh bạch, rõ ràng và đề nghị các cổng thông tin điện tử ở địa phương cũng như Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công khai vấn đề này để người dân giám sát.

    Tất cả các cấp, các ngành cần bám sát Nghị quyết 84 mới được ban hành để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tất cả cơ quan của Chính phủ, địa phương cần có chương trình hành động triển khai nghị quyết này, đặc biệt là đầu tư công ở các ngành, các địa phương.

    Chúng ta đang nói là tạo thuận lợi cho phát triển, cho nên các cơ quan chức năng cần công khai cụ thể rõ ràng quy trình thủ tục, đối tượng được ưu đãi, có hướng dẫn chi tiết về kê khai đơn giản thủ tục hành chính (TTHC) thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ. “Việc này không nhắc lại không được bởi một bộ phận cán bộ công chức của chúng ta từ tỉnh đến huyện, một số ngành vẫn còn gây khó khăn”.

    Đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa, cả về tiêu dùng cá nhân, thương mại dịch vụ. Đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các hiệp hội có những chương trình kích cầu du lịch nội địa tốt, Thủ tướng đề nghị các ngành hàng cần phải có chương trình kích cầu nội địa, tiêu dùng cá nhân, trong đó có việc thúc đẩy nhà ở xã hội.

    Cần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ và doanh nghiệp điện tử, thanh toán điện tử. Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với một số mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ.

    Về tài nguyên, môi trường, gần đây có tình trạng người nước ngoài lách luật, mua những lô đất ở vị trí đắc địa, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất biện pháp quản lý, không để hậu quả xấu có thể xảy ra.

    Nhấn mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em vừa ban hành trong tháng 5/2020, Thủ tướng nêu rõ trách nhiệm chính quyền địa phương, trường học, các cơ sở giáo dục trong vấn đề, cần xử lý nghiêm các vụ vi phạm để giáo dục răn đe. Đối với kỳ thi THPT quốc gia, cần tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ.

    Về bảo đảm các cân đối lớn, Thủ tướng lưu ý bảo đảm điện cho sản xuất, và sinh hoạt của người dân, không những năm nay mà các năm tiếp theo, đặc biệt bảo đảm đủ nước sạch cho người dân lúc hạn hán, nóng bức.
    MagicStock thích bài này.
  7. MagicStock

    MagicStock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2017
    Đã được thích:
    711
    Nay bắt đầu chiến hàng Thuỷ sản, Dệt May,... hưởng lợi từ FTA đc rồi
  8. dangminh2007

    dangminh2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    850
    Hàng penny trước mắt có TNG, TCM, VGT, CMX,HVG,....bắt ngay và luôn cuối tuần và tuần sau tăng cả tuần
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Gần 10 năm xây dựng cho một quá trình cho một hiệp định.
  10. NIEM_HOA_CHI

    NIEM_HOA_CHI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    1.556
    Hqua dòng dệt may TCM đã có tín hiệu chạy, nếu tt ko xấu có lẽ ce, nay TNG, VGT nhé các bác
    dongtay79 thích bài này.

Chia sẻ trang này