Bức tranh toàn cảnh FTA sau 9 năm chờ đợi@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 28/05/2020.

1412 người đang online, trong đó có 117 thành viên. 01:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5140 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    TCM mạnh.
    MagicStock thích bài này.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Cơ hội xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế của doanh nghiệp Việt
    Bích Thảo - 14:31 04/06/2020
    (VNF) - Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng trên toàn thế giới, nhu cầu trang thiết bị phòng chống dịch tăng đột biến, đặc biệt là nhóm sản phẩm vật tư y tế phòng hộ cá nhân (khẩu trang, găng tay và trang phục bảo hộ…). Doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu trang thiết bị y tế, đặc biệt là vào thị trường Mỹ và EU.
    [​IMG]
    Tính đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu từ Việt Nam là 88,19 triệu chiếc.
    Thị trường thế giới đang rất cần

    Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến hết năm 2020, thế giới cần 2,2 tỷ khẩu trang phẫu thuật, 1,1 tỷ găng tay y tế, 13 triệu kính bảo hộ và 8,8 triệu tấm che mặt phục vụ phòng, chống lây nhiễm Covid-19.

    Theo số liệu thống kê ở thời điểm đầu tháng 3/2020, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Trung Quốc đạt mức 100 triệu chiếc. Nhưng hiện tại Mỹ và EU đang có xu hướng chuyển hoạt động sản xuất sang nhiều nước khác ngoài Trung Quốc. Những thành quả của Việt Nam trong công tác chống dịch đang là một điểm cộng cho Việt Nam đối với các sản phẩm này.

    Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19, như: khẩu trang, găng tay y tế, kính bảo hộ y tế, quần áo phòng dịch. Trước nhu cầu gia tăng mặt hàng này trên thế giới, và nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp từ thị trường nhiều quốc gia của các nước Âu Mỹ, các công ty sản xuất trong nước có cơ hội tăng công suất lên gấp 3-4 lần.

    [​IMG]

    Giá bình quân khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam khoảng 3.500 đồng/chiếc, trong đó xuất nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Mỹ.
    Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu từ Việt Nam là 88,19 triệu chiếc, trị giá 34 triệu USD (bình quân 8.800 đồng/chiếc). Trong đó, theo khai báo hải quan chủ yếu đây là khẩu trang vải, vải chống bụi mịn, khẩu trang vải 100% cotton, khẩu trang 2 lớp vải cotton. Về loại hình xuất gia công (doanh nghiệp nước ngoài gia công tại Việt Nam) được khoảng 36,88 triệu chiếc và xuất kinh doanh, xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại (biếu, tặng,…) khoảng 51,30 triệu chiếc.

    Về thị trường, khẩu trang của Việt Nam đã xuất khẩu đến một số thị trường lớn như Nhật Bản (32,7 triệu chiếc), Hàn Quốc (17,1 triệu chiếc), Đức (11,1 triệu chiếc), Mỹ (10,4 triệu chiếc), Hồng Kông (4,1 triệu chiếc), Singapore (1,8 triệu chiếc), Ba Lan (1,5 triệu chiếc), Australia (1,5 triệu chiếc), Trung Quốc (1,5 triệu chiếc), Lào (1,2 triệu chiếc), Nam Phi (1,1 triệu chiếc).

    Không dễ nắm bắt cơ hội
    Tại tọa đàm "Những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế", do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức ngày 3/6 tại TP. HCM, một số doanh nghiệp đã chia sẻ tình hình thực tế và kinh nghiệm khi tham gia xuất khẩu mặt hàng này.

    Theo ông Nguyễn Trí Kiên, Giám đốc Công ty TNHH May túi xách Minh Tiến (Miti), khi dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát, nhu cầu khẩu trang chống dịch giảm, nhưng nhu cầu khẩu trang của các nước như Mỹ, châu Âu là rất lớn. Nắm bắt nhu cầu đó các DN quay sang sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải tuân thủ theo một số các quy định mới phát sinh áp dụng trong mùa dịch, trong đó việc đáp ứng các yêu cầu về thủ tục thông quan và các chứng từ cần thiết đặt ra những khó khăn cho nhà xuất khẩu. Điều này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải tìm hiểu và nắm vững các quy định và yêu cầu nêu trên để có thể xuất khẩu thành công, hạn chế rủi ro.

    Theo ông Nguyễn Trần Khánh Hoàng, CEO Công ty TNHH Super Cargo Service, hiện Chính phủ đã có nhiều chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế. Nhiều doanh nghiệp cũng đã kịp thời đón đầu được nhu cầu thực tế nên đã chủ động tìm kiếm đối tác và sẵn sàng cho việc xuất khẩu các mặt hàng này.

    Tuy nhiên, việc xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế của các v đang gặp nhiều khó khăn do v chưa có sự tìm hiểu trước về các yêu cầu về thủ tục, giấy tờ, các chứng nhận FDA và CE của nước sở tại nhập khẩu các mặt hàng đó. Bởi mỗi nước có một quy định riêng và một mức thuế nhập khẩu riêng. Chẳng hạn, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về mặt hàng này như dán nhãn CE (thích ứng với các quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE – để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia.

    Theo bà Lê Thị Minh Hằng, Phó Viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu phát triển bán hàng và chăm sóc khách hàng (ISCC) thuộc Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Viện sẽ quy tụ các nhà sản xuất, tập hợp những khó khăn vướng mắc và sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiệm cận được với chứng nhận về chất lượng. Đối với các doanh nghiệp chưa tiệm cận được chứng nhận nhưng muốn thay đổi thì sẽ đưa ra các giải pháp về truy xuất nguồn gốc, công nghệ, nguyên liệu, đào tạo để họ biết cần phải đáp ứng và chuẩn bị những gì để đạt chứng nhận.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Chủ động nguồn nguyên liệu giúp dệt may, da giày tăng trưởng trong EVFTA

    EVFTA sẽ là cú hích quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU hơn 500 triệu dân. Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa thuộc khuôn khổ EVFTA, gần như toàn bộ 100% biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm).

    Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, mặt hàng dệt may trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm.

    Cam kết này của EU được đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam (để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA, hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ từ Việt Nam). Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc để sản xuất một số hàng dệt may xuất khẩu sang EU.

    [​IMG]
    Nhiều sản phẩm dệt may của Việt Nam đã chinh phục được thị trường châu Âu.

    Chia sẻ những những cơ hội cũng như thách thức của ngành dệt may trước cánh cửa EVFTA, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) hy vọng, Hiệp định EVFTA sẽ đem lại cơ hội bứt phá cho các ngành, trong đó có dệt may, bởi hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dệt may Việt Nam đang ở vào thời điểm hết sức khó khăn.Đối với các sản phẩm giày dép, EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 3 năm và 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tỷ lệ này sẽ lần lượt tăng lên tương ứng 73,2% và 100%.
    “Tháng 5/2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm 36% so với tháng 5/2019. Trong 5 tháng đầu năm, dệt may chỉ xuất khẩu được 12,37 tỷ USD, giảm hơn 15,5% so với cùng kỳ trong đó tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều giảm.. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị của ngành cần rất chu đáo, tỉ mỉ để đón đầu các lợi ích ngay khi Hiệp định EVFTA được thông qua và có hiệu lực”, ông Cẩm chỉ rõ.

    Cũng theo chia sẻ của Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đối với tiêu chuẩn chất lượng hàng của hàng dệt may Việt Nam để đáp ứng thị trường EU không đáng ngại, bởi từ nhiều năm nay các sản phẩm dệt may đã chinh phục được thị trường châu Âu. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với dệt may trong EVFTA lại và là vấn đề quy tắc xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

    Đồng quan điểm với Phó Chủ tịch VITAS, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty CP May 10 cũng cho rằng, nút thắt lớn nhất của doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam khi vào EVFTA là vấn đề quy tắc xuất xứ nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, đại diện May 10 hy vọng thời gian tới sẽ có Hội thảo kết nối giữa DN “đầu vào” và “đầu ra” để gỡ dần nút thắt này, tìm lối ra cho vấn đề quy tắc xuất xứ của sản phẩm dệt may.

    Là một trong những DN đang mong chờ Hiệp định EVFTA, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam (LEFASO) chia sẻ, các DN ngành da giày cũng đang rất trông đợi những lợi ích Hiệp định EVFTA mang lại, vì hiện nay hầu như các DN da giày đang "đói" đơn hàng.

    “Khi EVFTA có hiệu lực sẽ giúp các DN vừa giải phóng lượng hàng còn tồn trước đó, vừa mở ra cơ hội với các đơn hàng mới, khôi phục lại thị trường sản xuất. Liên quan đến vấn đề thực thi Hiệp định, thời gian trước các DN trong ngành cũng được tập huấn nhưng các quy định đến nay có nhiều thay đổi. Vì thế Hiệp hội hi vọng các Bộ, ngành tiếp tục có hướng dẫn cụ thể cho các DN để khi bước vào thực tế để có thể tận dụng cơ hội một cách hiệu quả nhất”, bà Xuân chia sẻ.

    Có một thực trạng chung hiện nay, việc phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng là một điểm yếu đang “ngáng chân” các DN bước vào EVFTA. Theo đại diện một DN xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tại TP HCM, kim ngạch xuất khẩu các ngành mũi nhọn như dệt may, da giày… hàng năm rất lớn, song giá trị xuất khẩu không cao bởi tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa đóng góp vào kim ngạch này rất khiêm tốn.

    Chính điều này đã dẫn đến câu chuyện đáng buồn, khi thế giới có biến cố như dịch Covid-19 vừa qua, sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng đã khiến cho các DN gần như ngưng trệ sản xuất, phải hủy hàng loạt các hợp đồng xuất khẩu, thiệt hại là không hề nhỏ. Bởi vậy, xu hướng tới đây cần phải đẩy mạnh sản xuất nội địa để không phải phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu, tránh những nguy cơ khi thị trường thế giới gặp những rủi ro...

    Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc thực thi EVFTA là một chiến lược dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Hiện nay, đã có một số DN xuất khẩu Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, da giày, đồ nội thất, thủy sản có quy mô lớn và kinh doanh có bài bản tại thị trường EU.

    Tuy nhiên, ông Hải cũng cho hay, rất nhiều DN đang xuất khẩu vào EU là các DN vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn EU, chưa có sự đầu tư thích đáng cho R&D, chưa khai thác hiệu quả tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu... thiếu nhân lực có ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán xúc tiến thương mại chuyên nghiệp, để thực hiện hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU.

    Vì vậy, trong thời gian tới, một trong những việc các DN Việt Nam cần làm ngay là đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU. Các DN cần chú trọng vấn đề vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất, đặc biệt đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào EU.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thông qua EVFTA: Còn nhiều việc phải làm để Hiệp định có hiệu lực thực thi
    21:35 | 08/06/2020

    [​IMG]
    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

    PV:Thưa Bộ trưởng, như vậy là Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiệp định EVFTA. Xin Bộ trưởng cho biết công việc tiếp theo ngay sau đây là gì?

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta còn một số nhiệm vụ rất cấp bách và rất cần thiết: Phải phối hợp cùng với Liên minh châu Âu để các cơ quan chức năng của phía Chính phủ Việt Nam hoàn tất các quy trình pháp lý để đảm bảo hiệp định đi vào cuộc sống và có hiệu lực theo đúng thời điểm mà hai bên đã thống nhất, đó là ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau khi Hiệp định được phê chuẩn, có nghĩa là từ ngày 1/8/2020 hai bên tiến hành trao đổi công hàm.

    PV: Là đơn vị đầu mối xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ về thực thi Hiệp định, xin hỏi Bộ trưởng về công việc này cũng như công tác chuẩn bị của Chính phủ và các bộ ngành đến thời điểm này ra sao?

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, tổ chức trong hệ thống chính trị của cả nước vào cuộc từ rất sớm. Ngay từ trong quá trình chúng ta triển khai các hoạt động đàm phán rồi sau đó là ký kết và bây giờ là phê chuẩn Hiệp định.

    Đặc biệt, nó thể hiện rất rõ quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng trong Chương trình tổng thể - Chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam để thực thi Hiệp định.

    Đây cũng là một nội dung rất quan trọng đối với phía bạn - Liên minh châu Âu, vì nó chứng minh một quan điểm tích cực và trách nhiệm ở mức cao nhất của Chính phủ Việt Nam; của Việt Nam nói chung là đối tác tin cậy và bình đẳng của EU.

    Tôi cũng xin nhắc lại, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới kiểu này thì Việt Nam là nước đầu tiên được EU lựa chọn, tổ chức xây dựng và thực thi.

    Để thực thi hiệp định này có hiệu quả Bộ Công Thương đã chủ động báo cáo với Chính phủ phương án với Quốc hội cho phép thực thi ngay một số điều khoản quan trọng trong các nội luật mà đang còn có sự khác biệt, ví dụ như Luật Sở hữu trí tuệ, hay Luật Bảo hiểm... đảm bảo phục vụ cho doanh nghiệp của cả hai bên.

    Đồng thời, một số quy phạm pháp luật và những văn bản hướng dẫn trong thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Công Thương, chúng ta có kế hoạch xây dựng và ban hành ngay.

    Cụ thể, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn để hướng dẫn xây dựng cấp chứng nhận xuất xứ mặt hàng gạo. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với thị trường châu Âu ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Vì gạo là mặt hàng chúng ta có ưu thế và lợi thế rất lớn khi cắt giảm thuế quan từ 42% xuống còn 0%. Đây là những công việc rất cụ thể để doanh nghiệp và các ngành hàng của chúng ta có thể khai thác được ngay.

    Ngoài ra, chúng tôi đã tổ chức ngay các chương trình tập huấn và hướng dẫn cho các cơ quan quản lý nhất là các cấp địa phương để triển khai Hiệp định này theo tinh thần của các cam kết; những nội dung, nhiệm vụ đã quy định trong Chương trình hành động của Chính phủ, và cả trong những yêu cầu cụ thể mà Bộ Công Thương nêu ra cho các địa phương trong việc tổ chức thực thi.

    Ở đây không giới hạn trong những vấn đề liên quan đến thương mại và đi thâm nhập các thị trường này, mà chúng tôi còn lồng ghép và tổ chức thực hiện thông qua các chương trình về phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ xúc tiến thương mại quốc gia, xây dựng thương hiệu, về triển khai kiểm dịch động thực vật để mở cửa thị trường cũng như các vấn đề liên quan đến hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các điều kiện về nhân lực, về tín dụng…

    Qua đó, giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp Việt Nam nói chung khai thác được hiệp định này một cách kịp thời nhất và nhanh nhất. Vì chúng ta cũng thấy rằng, dịch Covid-19 đã gây những thiệt hại và tác động rất sâu, rất rộng đến kinh tế Việt Nam, đến các hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, nhất là xuất khẩu.

    Chính vì vây chúng ta cần phải tranh thủ thời gian và tranh thủ các cơ hội từ Hiệp định này để bù đắp lại cho các mục tiêu trong phát triển kinh tế, đời sống người dân cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Việc thông qua Hiệp định EVFTA, là cơ hội rất lớn để Việt Nam nâng được năng lực cạnh tranh thông qua cắt giảm thuế quan và đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu sang thị trường này...

    PV: Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về khả năng khai thác thị trường EU của doanh nghiệp Việt Nam từ Hiệp định này?

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tôi phải nhắc lại, thị trường EU là một thị trường vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Đây là một khu vực kinh tế với GDP lên tới 18.000 tỷ USD. Đó là một thị trường rất mạnh, đứng thứ 2 thế giới xét về cầu trong nhập khẩu - với nhu cầu nhập khẩu mỗi năm khoảng 2.400 tỷ USD và trong đó xuất khẩu của chúng ta sang EU mới chỉ có 2% mặc dù đã tăng rất nhanh trong thời gian qua.

    Tính trong vòng 15 năm trở lại đây thì chúng ta tăng xuất khẩu hơn 15 lần, và đạt giá trị xuất khẩu lên tới hơn 41 tỷ USD. Thế nhưng thị phần xuất khẩu của chúng ta sang EU mới chỉ có 2%, đứng thứ 7 trong các đối tác xuất khẩu sang EU. Điều đó cho thấy dư địa còn rất lớn.

    Và nếu nhìn vào cơ cấu thương mại thì có rất nhiều ngành hàng có năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất và xuất khẩu từ dệt may, điện tử, da giày, đồ gỗ, nông thủy sản...

    Chính vì vậy đây là một cơ hội rất lớn để chúng ta nâng được năng lực cạnh tranh thông qua cắt giảm thuế quan và đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu sang thị trường này. Chúng tôi tin chắc rằng với mức cắt giảm thuế quan như hiện nay, và rất cao dành cho Việt Nam, thì chúng ta có những lợi thế, điều kiện rất thuận lợi để có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn, hướng tới thị phần lớn hơn nữa, và đặc biệt là giá trị gia tăng cao hơn cho xuất khẩu sang thị trường EU.

    Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có ngay mọi thứ. Thị trường EU là một thị trường có những yêu cầu rất khắt khe và đòi hỏi rất cao về mặt chất lượng kỹ thuật, đặc biệt thông qua các hàng rào kỹ thuật liên quan từ việc kiểm dịch động vật, thực vật cho đến vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chí khác…

    PV: Theo Bộ trưởng thì thách thức lớn nhất với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi tham gia Hiệp định này là gì? Và đâu là nhệm vụ trọng tâm Chính phủ cần triển khai trong thời gian sớm để doanh nghiệp và nền kinh tế có thể tận dụng ngay được các lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại?

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chúng ta có rất nhiều hạn chế nhưng chúng tôi cho rằng hạn chế cơ bản nhất là quy mô của doanh nghiệp nhỏ và vừa... Vì vậy, chúng ta bị hạn chế rất nhiều về điều kiện tiếp cận với tín dụng, trong trình độ quản trị doanh nghiệp, những cơ hội của tiếp cận thị trường…

    Việc chúng ta thực thi nghiêm túc, đầy đủ các yêu cầu mà Chính phủ đã chỉ đạo căn cứ trên các nền tảng pháp lý quan trọng như Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa là vô cùng cần thiết. Nhưng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chúng ta phải có sự chủ động tương tác từ hai phía. Có nghĩa là bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động, tích cực hơn nữa trong cuộc chơi chung này.

    Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tiếp cận với những chương trình từ phổ biến kiến thức pháp luật về các Hiệp định và các khung khổ hội nhập như thế này, cho đến những nghiên cứu sâu hơn trong chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường, tổ chức lại các hoạt động sản xuất gắn với truy xuất nguốn gốc…

    Sắp tới đây còn một nhiệm vụ quan trọng khác nữa mà chúng ta cần phải tập trung, đó là việc tổ chức tập huấn và đào tạo cho nguồn nhân lực của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa các kiến thức về thương mại quốc tế và hội nhập.

    Đây là một nhiệm vụ mà chúng tôi cũng đã nêu trong Chương trình hành động và Bộ Công Thương sẽ tổ chức triển khai một cách đầy đủ và kịp thời nhất. Và ra một sân chơi lớn với luật chơi chung như thế này thì doanh nghiệp không thể trông chờ vào ai cả ngoại trừ bằng chính hiểu biết, kiến thức và năng lực của mình. Chính vì vậy, những điều kiện cần Chính phủ sẽ lo và chuẩn
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Truyền thông quốc tế đánh giá tích cực việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn EVFTA
    20:09 | 08/06/2020

    [​IMG]
    Các Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Ảnh: Dương Giang - TTXVN.

    Nikkei Asia Review cho biết EVFTA sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ hai, sau Singapore, có hiệp định thương mại như vậy với Liên minh châu Âu (EU).

    Dự kiến, sau khi EVFTA có hiệu lực, 71% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU và 65% hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt Nam sẽ được miễn thuế. Có tới 99% các loại thuế quan còn lại sẽ được Việt Nam bãi bỏ trong vòng 10 năm và EU bãi bỏ trong vòng 7 năm.

    Theo báo trên, Việt Nam vẫn đang được hưởng lợi từ chương trình ưu đãi thuế quan của EU. Tuy nhiên, EVFTA chắc chắn sẽ khiến khối này trở thành khách hàng lớn hơn của Việt Nam. Đặc biệt, các ngành có thể sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ là may mặc và giày dép, vốn chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

    Nikkei Asia Review nêu rõ hy vọng đang gia tăng về việc EVFTA sẽ mang lại cú hích rất cần thiết cho Việt Nam – nền kinh tế được dự đoán sẽ tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ 7% trước thời điểm xảy ra dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Không chỉ có Việt Nam, EVFTA được đánh giá là tin tốt cho các công ty đa quốc gia bên ngoài EU. Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản, các công ty may mặc như Fast Retailing – doanh nghiệp sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo và có cơ sở sản xuất tại Việt Nam - và các hãng sản xuất phụ tùng ô tô, máy móc sẽ tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Âu.

    Riêng đối với Anh – quốc gia đã rút khỏi EU, nước này vẫn sẽ là một phần của EVFTA cho đến cuối năm 2020. Trong một hội nghị trực tuyến, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward thông báo với các công ty Anh tại Việt Nam rằng hai nước đang làm việc về một thỏa thuận thương mại song phương và dự kiến sẽ đạt được vào cuối năm nay.

    Về phần EU, EVFTA sẽ giúp cho EU tăng khả năng tiếp cận với một thị trường tiêu dùng hấp dẫn.

    Sự kiện Quốc hội Việt Nam thông qua EVFTA với gần 95% đại biểu tán thành cũng được hãng tin Anh Reuters đưa tin và bình luận tích cực.

    Theo Reuters, hiệp định này sẽ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, trong đó có viễn thông, ngân hàng, vận tải... Reuters dẫn nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 5/2020 cho rằng EVFTA sẽ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam thêm 2,4%, xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030 và giúp hàng trăm nghìn người thoát nghèo.

    WB nhận định những lợi ích đó đặc biệt cần thiết để duy trì những thành quả kinh tế tích cực trong lúc Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19.

    Trước đó, ngày 30/3, Hội đồng châu Âu đã phê chuẩn EVFTA. Đây là quyết định quan trọng, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ tiến trình phê chuẩn EVFTA về phía EU. Theo quy trình, EVFTA sẽ có hiệu lực thực thi sau khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và sau 30 ngày kể từ khi hai bên hoàn thành các thủ tục thông báo cho nhau.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    * Với EVFTA sau gần 10 năm chính phủ khởi động đàm phán là một quá trình rất dài thì hôm qua đã chính thức thông qua đồng thời có hiệu lực từ 1/8.

    Với dệt may, EU là thị trường lớn thứ 2 của ngành với mức tăng trưởng hàng năm từ 7 – 10%, chỉ đứng sau Mỹ. Năm 2018, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu hơn 4 tỷ USD sang thị trường EU.

    Hiện thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU bình quân là 9,6% và khi EVFTA có hiệu lực, 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0%, còn lại sẽ giảm về 0% sau 3 – 7 năm. Một số doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường EU như CTCP đầu tư và thương mại TNG (HNX: TNG) khoảng 51,19%, CTCP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) khoảng 41%, CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH) khoảng 30%, CTCP May Việt Tiến (UPCOM:VGG) 14% và CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE:TCM) khoảng 3,14%...

    * Xét khía cạnh dệt may thì TNG sáng nhất, xem lại kết quả kinh doanh từ năm 2017 tốc độ tăng trưởng bình quân 15.09% với năm 2017: Doanh thu 2488 tỉ - lợi nhuận 115.15 tỉ, năm 2018: Doanh thu 3612.9 - lợi nhuận 180.72 tỉ, năm 2019 Doanh thu 4612.22 tỉ - lợi nhuận 230.79 tỉ,...

    Với năm 2019 xem như một bước đệm tốt làm nền tảng, cụ thể cổ tức 16% (8% tiền, 8 cổ), kết quả chi tiết,...


    TNG: Doanh thu 2019 đạt 4.612 tỷ đồng, vượt 11% chỉ tiêu
    Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 và lũy kế cả năm. Ghi nhận 2019, TNG đạt doanh thu thuần hơn 4.612 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 231 tỷ đồng.
    TIN LIÊN QUAN
    18/01/2020 08:39
    tài chính quý IV/2019 với doanh thu đạt 1.044 tỷ đồng, tăng 18% cùng kỳ năm 2018. Giá vốn tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận gộp chỉ tăng 13%, đạt 184 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 18,4% xuống còn 17,6%.

    Trong kỳ, các chi phí đều tăng. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 9,4% lên 33 tỷ đồng khiến hoạt động tài chính lỗ 28 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 13% lên gần 33 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3% lên 53 tỷ đồng.

    Lợi nhuận sau thuế là 57 tỷ đồng, tăng 14%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là 989 đồng/cp.

    Lũy kế cả năm, TNG đạt doanh thu thuần hơn 4.612 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 231 tỷ đồng. Cả hai chỉ tiêu cùng tăng khoảng 28% so với năm 2018. Công ty vượt 11% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

    Tính đến hết 31/12/2019, tổng tài sản TNG đạt gần 3.019 tỷ đồng, tăng 16,3% thời điểm đầu năm. Thay đổi đáng chú ý từ khoản tiền và tương đương tiền với mức tăng 23 lần lên hơn 292 tỷ đồng.

    Sự khác biệt trên ghi nhận từ dòng tiền lưu chuyển hoạt động kinh doanh tăng 89% lên gần 479,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng đem lại mức tăng gần 34,4 tỷ đồng so với mức giảm khoảng 90,6 tỷ đồng năm trước. Phần lớn trong đó từ mức tăng gần 777 tỷ đồng lên trên 4.072 tỷ đồng khoản vay ngắn, dài hạn nhận được.

    Phải thu ngắn hạn giảm 24% xuống gần 362,4 tỷ đồng. Ngược lại, phải thu ngắn hạn khác tăng 2,4 lần lên trên 51,5 tỷ đồng. Trong khi, tổng nợ phải trả tăng hơn 8% lên 1.951,5 tỷ đồng. Vốn chủ hữu hơn 1.067 tỷ đồng, tăng 34,4% hồi đầu năm.

    * * * Với dịch bệnh xảy ra thì TNG đã chủ động linh hoạt phát triển phụ sản phẩm khẩu trang, đồ bảo hộ y tế đạt chuẩn vào Mỹ, Châu âu,...Năm nay dù dịch bệnh nhưng lại là cơ hội vươn tầm.

    - Trước mắt sẽ vượt lại đỉnh cũ năm 2018 mốc 22.8 và xa, xa hơn nữa,...
    Last edited: 09/06/2020
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Và 4 tháng năm 2020 tạm thời kết quả chưa được như mong đợi nhưng với sự linh hoạt thì phần khẩu trang, đồ bảo hộ y tế sẽ đồng hành phần core trong tương lai với nhu cầu cực lớn chỉ riêng Mỹ đã cần đế 3 tỉ khẩu trang cùng đồ bảo hộ vì dịch bệnh hoành hành,...khi FTA có hiệu lực thì thuế giảm mạnh từ 9.6% về 0% cùng lãi xuất giảm 3-5% tia sáng đang chờ phía trước.


    TNG báo lãi trong tháng 4 'đổ đèo' 90% so cùng kỳ
    14:51 19/05/2020 (GMT+7)
    (Vietnamdaily) - Qua 4 tháng đầu năm, TNG thực hiện được 21% chỉ tiêu doanh thu và 15% lợi nhuận đề ra cho năm 2020.
    CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) công bố báo cáo tài chính tháng 4/2020 với chỉ tiêu doanh thu thuần ghi nhận 193 tỷ đồng, giảm 35%.

    Trừ đi 156 tỷ đồng giá vốn hàng bán thì lãi gộp của Công ty giảm 31% còn 37 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận cải thiện từ 18% lên 19% có thể do đơn hàng khẩu trang có biên lợi nhuận gấp đôi sản phẩm truyền thống của công ty.

    Chi phí tài chính tăng 30% lên 13 tỷ đồng, chi phí quản lý giảm 25% xuống 14 tỷ. Sau khi trừ hết chi phí, doanh nghiệp may mặc còn lãi 1,3 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, TNG báo lãi hơn 1 tỷ đồng trong tháng 4, giảm 90% so với cùng kỳ.

    Lũy kế 4 tháng đầu năm, TNG ghi nhận 966 tỷ đồng doanh thu và 35 tỷ đồng lãi sau thuế, tương ứng giảm 12% và 30% so 4 tháng năm 2019.

    Năm 2020, Công ty đề ra kế hoạch doanh thu 4.600 tỷ đồng và lãi sau thuế 230 tỷ đồng, tương đương năm 2019. Qua 4 tháng, TNG thực hiện được 21% chỉ tiêu doanh thu và 15% lợi nhuận.

    [​IMG]
    Tại 30/4, tổng giá trị tài sản của TNG đạt 3.574 tỷ đồng, tăng 18% so với thời điểm đầu năm, chủ yếu do hàng tồn kho tăng mạnh từ 860 tỷ đồng lên hơn 1.300 tỷ đồng.

    Nguyên nhân tăng hàng tồn kho đến từ việc ghi nhận hơn 650 tỷ đồng thành phẩm theo kế hoạch sản xuất trong những tháng còn lại của năm 2020.

    Để bù đắp các đơn hàng may mặc bị tạm ngưng, công ty đẩy mạnh sản xuất khẩu trang, mặt hàng y tế. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch nhận định nhu cầu mặt hàng khẩu trang hiện nay rất lớn và cả nguyên liệu vải sản xuất cũng thiếu.

    Trong tháng 4, công ty sản xuất đơn hàng 4 triệu khẩu trang và tiến tới trong tháng 5, tháng 6 sẽ có đơn hàng 6 triệu sản phẩm. Vừa qua, TNG đã nhập khẩu thêm 4 máy sản xuất khẩu trang với giá hơn 1 tỷ đồng, để chuẩn bị sẵn sàng khi đơn hàng tăng lên nhiều trong thời gian tới.
    Last edited: 09/06/2020
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    EVFTA: Cú hích quan trọng cho xuất khẩu dệt may
    Thứ 2, 18:01, 08/06/2020
    VOV.VN - Hiệp định EVFTA sẽ đem lại cơ hội bứt phá cho ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt, sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn và cạnh tranh ngang bằng về giá...
    Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được Quốc hội chính thức thông qua, đánh dấu một bước quan trọng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp định mang lại nhiều tác động tích cực đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, đặc biệt với các ngành hàng thế mạnh như dệt may.

    Hiệp định EVFTA sẽ đem lại cơ hội bứt phá cho ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt, ngành dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn và cạnh tranh ngang bằng về giá với các nước đang được hưởng thuế 0%.

    [​IMG]
    Hiệp định EVFTA sẽ đem lại cơ hội bứt phá cho ngành dệt may Việt Nam.
    Bên cạnh đó, sau khi EVFTA có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam đang được hưởng Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP sẽ tiếp tục được hưởng hết 2 năm sau khi EVFTA có hiệu lực.

    Các cam kết của EU được đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, Liên minh châu Âu cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc để sản xuất một số hàng dệt may xuất khẩu sang EU.

    Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam hy vọng, Hiệp định EVFTA sẽ đem lại cơ hội bứt phá cho các ngành, trong đó có dệt may. Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành dệt may đang gặp nhiều khó khăn.

    "Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp sẽ lại có cơ hội rất lớn khi Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA, phải sản xuất bù lại cho thời gian vừa rồi bị đình trệ, nhất là những cơ hội mở ra các thị trường. Các doanh nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội, cho nên các doanh nghiệp tiếp tục làm việc với các khách hàng để bám sát tình hình"./.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Xuất nhập khẩu hậu COVID-19: Đón luồng gió mới từ hiệp định EVFTA
    07:04 | 09/06/2020

    [​IMG]
    Thương mại giữa Việt Nam và EU dự báo sẽ đạt được mức tăng trưởng cao sau khi EVFTA được thực thi. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

    Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao nhất trong số các hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây của Việt Nam, hiệp định giữa Việt Nam-EU (gọi tắt là EVFTA) được kỳ vọng sẽ có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

    Đặc biệt, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong hiệp định EVFTA sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

    Cú huých tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa
    Báo cáo của Bộ Công Thương giải đáp các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cho thấy dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu của không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới.

    Trong bối cảnh đó, việc Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh. Từ phía doanh nghiệp, EVFTA còn được khẳng định sẽ mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.

    Phân tích cụ thể hơn về hiệp định này, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho biết EVFTA khi được thực thi sẽ là cú hích quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường hơn 500 triệu dân này.

    “Với các kết quả đàm phán đã đạt được, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và EU một cách toàn diện và sâu sắc hơn trong thời gian tới, đặc biệt là khi đại dịch COVID-19 tạm thời lắng xuống,” ông Thái nói.

    Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ riêng về xuất khẩu, hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định…

    Đáng chú ý, nhiều mặt hàng sẽ có tăng trưởng cao, đơn cử như gạo có thể tăng thêm 65% vào năm 2025, đường tăng 8%,thịt lợn tăng 4%, lâm sản tăng 3%, thịt gia súc gia cầm tăng 4%. Ngoài ra, trong nhóm ngành chế biến chế tạo như: dệt tăng 67%, may mặc tăng 81% và da giày tăng 99%...

    Ở góc độ khác, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc thực thi EVFTA là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh.

    Thực tế thời gian qua, doanh nghiệp trong nước còn loay hoay tại thị trường châu Âu do cạnh tranh đến từ các nền công nghiệp quy mô khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Theo đó, giá sản phẩm của Việt Nam thường cao hơn 10-20% so với nước bạn, do vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại EU còn khiêm tốn.

    Trong khi đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2% với chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

    Do đó, ông Trần Thanh Hải cho rằng với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch COVID-19.

    Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội, chủ động hơn so với các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác vẫn đang phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh:

    “Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì Việt Nam cũng sẽ có thêm những thuận lợi hơn nữa trong việc tiếp cận thị trường khi mà hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang khu vực này trong lộ trình từ 7-10 năm thì thuế suất sẽ được đưa về 0%,” ông Trần Thanh Hải nói.

    - Trao đổi thương mại Việt Nam-EU tăng 13,7 lần trong giai đoạn từ năm 2000-2019:


    Ở chiều nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU.

    Như vậy, giai đoạn hậu dịch bệnh, nếu Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã có trong tay lợi thế rất lớn từ việc giảm hay xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường 18.000 tỷ USD này.

    Tạo lợi thế cạnh tranh
    Hiệp định EVFTA quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy; hàng hóa được gia công hoặc chế biến đáng kể và quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR).

    Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coi nguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ EVFTA.

    Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin thêm nhiệm vụ lớn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu vào EU khi thực thi hiệp định EVFTA là xuất xứ hàng hóa.

    Hiện dự thảo Thông tư về xuất xứ hàng hóa đã được hoàn thiện, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân chỉ chờ bấm nút thông qua; trong đó một số lợi thế về điều khoản “cộng gộp” được quy định trong EVFTA mà doanh nghiệp cần biết để có thể tận dụng được tối đa các lợi thế của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam khi xuất khẩu vào EU.

    Các chuyên gia cũng lưu ý doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU và ngược lại cần đọc kỹ các quy định này đã được ghi rõ trong hiệp định đồng thời cần phải cập nhật những nội dung mới, như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.

    Đây là cơ chế mà nhà xuất khẩu tự khai xuất xứ của sản phẩm trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O truyền thống) từ các cơ quan chức năng.

    Cụ thể, đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU-với lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ. Với lô hàng có trị giá trên 6.000 EUR, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (Approved exporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ.

    Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khẩu đăng ký (Registered exporters)-là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho Việt Nam trước khi thực hiện.

    [​IMG]
    Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện EVFTA. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

    Theo ông Lương Hoàng Thái, khác với mô hình Mỹ chuyên bảo hộ các doanh nghiệp khủng, EU là mô hình bảo vệ chỉ dẫn địa lý tới hộ gia đình, đây chính là mô hình phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SMEs).

    Thêm nữa, các cam kết phát triển bền vững mà Việt Nam đã thể hiện trong Hiệp định EVFTA cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam tới đây sẽ không còn phải quá bận tâm để đi xin các chứng chỉ kỹ thuật như đã từng diễn ra trong quá khứ với các hiệp định thương mại.

    “Điều này cũng có nghĩa các cam kết của EVFTA được các chuyên gia xem là hoàn toàn có thể lan tỏa tới cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế và xã hội, tránh được bài học xung đột lợi ích như đã xảy ra ở nhiều nước,” ông Lương Hoàng Thái chia sẻ thêm.




    Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

    Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Chia sẻ trang này