1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bước 2: 1500

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 20/11/2017.

3369 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 06:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 220667 lượt đọc và 1175 bài trả lời
  1. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.939
    À, thì mình đang "bàn" về nguyên lý để "phán" về lãi suất thôi bác, ko "phán xét" các trường hợp ngoại lệ hay "nghịch ngược".

    Cái chính ở đây là bàn về LS có ảnh hưởng thế nào đối với dân.... đánh chứng?
    Butchep01Save_You thích bài này.
  2. Trongnguyen2710

    Trongnguyen2710 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2016
    Đã được thích:
    1.585
    Cứ hiểu đơn giản thế này đi : lãi suất luôn song hành cùng lạm phát, mà 2 thằng này luôn luôn tỷ lệ nghịch với TTCK. Thằng này tăng thì thằng kia giảm. Nói vậy ko có nghĩa là lãi suất, lạm phát = 0 thì TTCK tăng càng mạnh đâu, quan trọng là chính phủ phải luôn kiểm soát, quản lý và điều hành sao cho mọi cái phát triển cân bằng, có đc điều đó thì ae cứ yên tâm mà chiên chứng thôi.
    vinasdaq thích bài này.
  3. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.939
    Gút bác! Lai mạnh bác!
    Nhưng ko nhiều NĐT đầu tư SGP lúc này đâu bác.

    Gút bác! chính xác wá! Lai mạnh bác!
    Save_You thích bài này.
  4. KDCKHOAN

    KDCKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    363
    Lãi suất là cái phản ánh thực tại cơ cấu vốn của nền kinh tế, bản chất của các cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 là sự mất cân đối nghiêm trọng của cơ cấu nguồn vốn nghiêm trọng của các ngân hàng. Các ngân hàng giai đoạn đó nở rộ và khi đó nguồn thu chính của NH là tín dụng, nên các nh thi nhau đẩy mạnh cho vay mà ko quan tâm cơ cấu nguồn vốn của mình có an toàn hay ko (tổng huy động có cân đối với tín dụng hay ko? Cơ cấu tiền gửi dài hạn so với dư nợ tdh thế nào...?), vì lúc đấy ông nào cũng làm NH mà chả biết tý gì về NH và nếu thiếu vốn thì cứ lên thị trường 1 mà vay.
    Đến lúc kinh tế Mỹ khủng hoảng kéo theo kinh tế thế giới khủng hoảng theo, thế là dòng tiền ngoại rút ra, người dân trong nước rút ra để chuyển qua ts an toàn là: Vàng và USD -> NH thiếu vốn trầm trọng vì tiền gửi thì họ thích rút lúc nào thì rút nhưng tiền vay thì ko thể nào trả lúc nào thì trả đc -> cuộc đua "ls huy động" để bù đắp thiếu vốn, và dân làm kinh tế các bác biết chi phí đầu vào tăng thì đầu ra là cho vay phải tăng theo -> NH này tăng thì NH khác phải đua theo dẫn đến cuộc chiến thảm khốc mà tất cả đều gục ngã là vậy.
    blue_whale, balthazar38, Ami182 người khác thích bài này.
    Butchep01 đã loan bài này
  5. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.939
    Gút bác! Lai mạnh bác!
    Hồi ấy CP còn non tay trong điều hành, phải ko bác, phạm phải sai lầm:
    - Vung tay quá trán (cho thành lập quá nhiều NH),
    - Bóc ngắn cắn dài (cho vay dài hạn bằng vốn vay ngắn hạn)
    - Mất bò mới biết lo làm chuồng (cho thành lập sàn vàng, chảy máu đô la, lũng đoạn TT Ngoại hối, tác động nghiêm trọng cán cân thanh toán) cho nên một biến động nhỏ bên ngoài cũng trở thành cái cối đá lăn vào chân...

    3 cái sai lầm cơ bản của CP hồi đó thực tế ông cha ta đã từng dạy, họ ko nghe, ko làm theo.

    Nhưng nay đang tốt dần lên, cơ mà tốt hơn 2007 rất nhiều rồi phải ko bác?
    Dân đánh chứng bọn em cứ yên tâm mà chiến đc ko?
    annhan, balthazar38KDCKHOAN thích bài này.
  6. KDCKHOAN

    KDCKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    363
    Em tiếp bài trên về giai đoạn hiện tại, và em chỉ đánh giá dựa trên những số liệu e biết về các NH lớn, còn các NH nhỏ khác vấn đề trọng yếu ko lớn nên mức độ ảnh hưởng ko cao:
    1. Hiện nay vì sao ls thấp: ngân hàng đi vay ng này và cho vay lại kiếm chênh lệch, nên ls thấp đơn giản là vì nh đi vay thấp nên cho vay thấp thế thôi.
    2. Ngân hàng chắc chắn đang thừa tiền: vì chỉ có thừa tiền ls mới thấp đc như thế vì nếu bác mà thiếu cái quan trọng, ko có nó bác ko sống đc, thì đương nhiên bác sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra bất chấp giá cao bao nhiêu để có đc nó.
    3. Kiểm soát an toàn vốn NH: NHNN yêu cầu các NH phải đáp ứng an toàn vốn theo Basel II với car tối thiểu 8% nên hiện nay độ an toàn vốn của các NH đang đc kiểm soát khá tốt.
    4. Năm vừa rồi nhà nước thoái vốn với số tiền khổng lồ như thế theo các bác tiền đang ở đâu? Chắc chắn là ở trong Ngân hàng rồi nên ko thừa vốn mới là lạ.
    5. BĐS đang tăng nóng, nhưng các NH vẫn đang thừa tiền và chưa thực sự giải ngân ồ ạt vì đang kiểm soát dư nợ cho vay BĐS vậy tiền đâu mà BĐS tăng nhanh vậy, chắc chắn phân nửa là tiền tươi thóc thật rồi. Nên nóng thì theo em là có nóng nhưng chính phủ đã ngay lập tức kiềm cương lại.
    6. Chứng khoán giai đoạn vừa qua cũng tăng khá nóng và bây giờ kiềm cương lại là đúng rồi.
    7. Cái ảnh hưởng nhất hiện nay là tình hình thế giới nếu có biến động thì VN sẽ ảnh hưởng khá nhiều vì dòng vốn ngoại mà rút là sẽ rất mệt. Tuy nhiên em vẫn lạc quan là 3-5 năm nữa kinh tế VN vẫn sẽ phát triển (nếu ko có thay đổi lớn về chính trị), vì giai đoạn vừa qua VN đã tích lũy dự phòng khá tốt để có khả năng ứng phó với những khó khăn sắp tới nên có khả năng xấu thì Kinh tế VN sẽ đi ngang chứ ko đi xuống.
    ltl98, Binh Yen, blue_whale4 người khác thích bài này.
  7. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.939
    Cảm ơn bác rất nhiều, bác đã khái quát bức tranh ht ngân hàng hiện nay, và là lời khẳng định: hệ thống ngân hàng hiện nay đang hoạt động tốt dưới sự kiểm soát của CP. Các chứng sỹ hoàn toàn yên tâm và tận hưởng với 3 vấn đề cơ bản:
    1) Lạm phát chắc chắn đc kiểm soát tốt (dưới 4% - theo chỉ tiêu QH giao);
    2) Mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp, ko có biến động nhiều;
    3) Duy trì tốt đà tăng trưởng GDP; và CP cũng đang xây dựng cái "kho khá khủng" để phòng vệ trong trường hợp tác động xấu từ bên ngoài để đảm bảo KT vĩ mô tăng trưởng.


    Bác nào muốn tìm hiểu thêm hệ thống NH trong 10 năm qua, để có cái nhìn rộng hơn, xin mời các bác tham khảo những bài viết sau đây:

    1) Bài học từ những sai lầm trong quản lý hệ thống tài chính
    2) Bức tranh ngân hàng Việt Nam 10 năm qua: Bất ổn tự tạo!
    3) Nếu điều hành ngân hàng sai lầm sẽ trả giá đắt
    Last edited: 30/05/2018
    VT68, Binh Yen, ChungKhoanLove6 người khác thích bài này.
    Binh YenButchep01 đã loan bài này
  8. justmyluck87

    justmyluck87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2009
    Đã được thích:
    893
    Bác balthazar nói chuẩn. tăng ls để hút vốn, kiềm chế lạm phát.
  9. Nhi_mini

    Nhi_mini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2014
    Đã được thích:
    303
    vinasdaq thích bài này.
  10. supperstarvn

    supperstarvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Đã được thích:
    25.172
    Hàng hold thì giá vốn vô cùng thấp, bán sàn nhiều phiên vẫn có lãi, còn hàng mới giải ngân thì THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ :) Tỉ lệ tiền/cổ Anh Em dự phòng bài bản nên làm, và với cổ phiếu thị giá >15k thì trong trung hạn chẳng có gì là không có thể xảy ra tại TTCK VN ! Phải chuẩn bị sẵn mọi kịch bản và không nên quá cực đoan (cả tiêu cực quá hoặc hưng phấn quá).

    Áp lực nợ công và lạm phát đang tới rất gần khi các chính phủ thi nhau nới lỏng tiền tệ và kích cầu, chi tiêu công. Về trung hạn kỳ quan lãi kép vẫn mang lại lợi nhuận gộp rất lớn và vượt trội so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua tài sản giữ giá (lãi suất đơn thuẩn túy phản ánh lạm phát không có tăng trưởng).

    Đó là lý do Tôi ưu tiên TTCK hơn là các kênh trên trong trung hạn, với điều kiện nhà đầu tư nắm đủ dài, mua với giá tốt và điều tiết dòng tiền trong danh mục hợp lý, tuyệt đối không margin (Mấy thằng cha huyền thoại đầu tư cũng lướt cổ phiếu ác, chẳng qua là chúng nó không nói và hình tượng hóa là Buy&hold này kia chứ thực ra hold và buy thêm cho tới giá mục tiêu mà không bán thì chắc chẳng bao giờ có, đặc biệt là nguyên tắc cutloss áp dụng cho việc ra hàng tại vùng giá mục tiêu - Khi anh là nhỏ lẻ, Anh ra hàng tại giá mục tiêu sẽ không ảnh hưởng tới quá trình tăng/giảm của cổ phiếu - BBs, khi Anh đã đủ lớn việc ra hàng/vào hàng tại vùng giá mục tiêu của Anh chính là đỉnh/đáy của cổ phiếu - MMs).

    P/s: Nên nhớ cổ phiếu cũng là một loại hàng hóa, trước khi lạm phát thì hàng hóa thường tăng giá, và đó sẽ là cội nguồn của 1 con sóng rất to với các hàng hóa chưa tăng giá, nếu không tăng nó sẽ bị thu gom 1 cách ồ ạt do lượng tiền cung ra lớn, đây là gốc của vấn đề vì sao 2007-2008 chứng khoán tăng kinh khủng như thế. Có 1 con sóng rất lớn đang chờ ! Bán cổ phiếu tốt vốn hóa trung bình tại vùng giá đáy là sai lầm lớn - nhớ tránh xa mặt đám Blue lên là để short nếu đầu cơ.

    (Theo thông lệ với nhà đầu tư mới giải ngân vùng giá đáy thì vẫn có thể bị ghi nhận lỗ về thị giá, tuy nhiên cổ phiếu tốt khi nắm đủ dài thì đó là lỗ ngắn hạn còn dài hạn các bạn thu hồi vốn qua dòng cổ tức hoặc thị giá tăng do cầu của các cổ phiếu này bao giờ cũng cao - các bạn vẫn rất ổn - đó là lý do cần phải giữ đủ lâu cổ phiếu tốt, kể cả vào sai giá vùng đáy vẫn ok - một vài line bạc cắc không ảnh hưởng lớn tới các bạn)
    Last edited: 30/05/2018
    VT68, ltl98, sieunguyen2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này