Bước 2: 1500

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 20/11/2017.

5351 người đang online, trong đó có 501 thành viên. 23:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 219954 lượt đọc và 1175 bài trả lời
  1. bocuteo1

    bocuteo1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    1.663
    Em ngó qua 1 loạt pic, thì chưa thấy ai phân tích được dòng tiền lớn vừa qua là từ đâu
    vinasdaqKDCKHOAN thích bài này.
  2. KDCKHOAN

    KDCKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    363
    Đây cũng là điều em rất quan tâm. Bác có thể phân tích giúp thì em hết sức đa tạ.
    --- Gộp bài viết, 27/11/2017, Bài cũ: 27/11/2017 ---
    Thôi cho em xin, các con em thế đã "đủ lông đủ cánh" rồi, bây giờ em chỉ chờ ngài maket đưa chúng nó "vào đời" nữa thôi. Ha ha
    vinasdaq thích bài này.
  3. Sieuchungsy

    Sieuchungsy Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/07/2015
    Đã được thích:
    1.271
    Cũng trong năm 2017, Bộ Y tế dự kiến thoái vốn khỏi Tổng công ty Dược Việt Nam – Vinapharm

    Vinapharm tiến hành IPO vào 22/6/2016. Toàn bộ 42.557.000 cổ phần mang ra đấu giá được các nhà đầu tư tham gia mua hết với giá đấu thành công bình quân 10.433 đồng/cổ phần. Tổng công ty lên giao dịch trên UPCoM vào ngày 19/05/2017 với mã chứng khoán DVN. Cổ phiếu này đã ghi nhận một quá trình tăng sốc lên gấp đôi nhưng từ sau khi tạo đỉnh tại mức giá trên 28.000 đồng, cổ phiếu này đã giảm liên tục đến nay. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/08, DVN có giá 16.600 đồng.

    Vinapharm có 2 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 82% vốn điều lệ, trong đó Bộ Y Tế sở hữu 65% vốn còn nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Việt Phương sở hữu 17% vốn điều lệ công ty. Theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ thoái 35% vốn tại Vinapharm trong năm 2017 và bán nốt 30% còn lại vào năm 2018.

    Vinapharm hiện đang đầu tư vào hàng chục doanh nghiệp dược lớn như Imexpharm, Mekophar, OPC, Vidipha, Vimedimex, Phytopharma…

    Ngoài ra, Vinapharm còn sở hữu nhiều lô đất tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích trên 11.000m2. Trong đó đáng chú ý là lô đất số 95 Láng Hạ, Hà Nội có diện tích gần 3.280m2, lô đất số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội có diện tích 2.670m2, lô đất số 12 Ngô Tất Tố, Đống Đa, Hà Nội và lô đất số 178 Điện Biên Phủ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây đều là các lô đất công ty được thuê đất sử dụng trả tiền hàng năm.

    Bên cạnh đó, Vinapharm còn có lô đất số 138B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội rộng hơn 1.168m2 đang chờ bàn giao về Bộ Y Tế.
    Sieuchungsy đã loan bài này
  4. KDCKHOAN

    KDCKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    363
    Đây có phải là câu trả lời bác cần?

    Những gã khổng lồ nước ngoài đã và đang chi hàng tỷ USD để thâm nhập vào mọi "ngõ ngách" tại thị trường Việt Nam
    Chia sẻ 10

    Tiêu điểm sự kiện
    • Jardine Matheson Group - "tay chơi" mới nổi
    • TCC Group: Tham vọng thâu tóm Vinamilk và Sabeco
    • Central Group thâu tóm các tên tuổi ngành bán lẻ
    • SCG Group: Ông trùm ngành nhựa, vật liệu xây dựng
    • CJ Group: Từ rạp chiếu phim đến thực phẩm, logistics
    • Ngày càng nhiều thương vụ giá trị lớn
      21:07 27/11/2017
      Trong làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á và Đông Á vào Việt Nam những năm gần đây, những thương vụ mua bán cổ phần hoặc thâu tóm với giá trị lên đến vài trăm triệu USD không còn là chuyện hiếm. Thậm chí đã có những thương vụ trên cả tỷ USD như Central Group mua Big C Việt Nam (1,05 tỷ USD) hay JC&C mua 10% cổ phần Vinamilk (1,16 tỷ USD).

      Không chỉ dừng ở những thương vụ đơn lẻ, nhiều tập đoàn lớn đã mạnh tay thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm lớn nhỏ kết với cả đầu tư trực tiếp nhằm bổ sung vào "bộ sưu tập" của mình những doanh nghiệp hàng đầu trong rất nhiều lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, bán lẻ, hàng tiêu dùng...

      Nổi bật nhất trong số này là một số tập đoàn hàng đầu của Thái Lan như SCG, TCC Group hay Central Group hay CJ Group (Hàn Quốc) và Jardine Matheson - tập đoàn 200 năm tuổi có trụ sở tại Hong Kong.

    • Jardine Matheson Group - "tay chơi" mới nổi
      21:06 27/11/2017
      Hiện diện tại Việt Nam từ rất sớm dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực như bất động sản, chuỗi nhà hàng… Jardine Matheson Group gây bất ngờ cho giới đầu tư trong và ngoài nước khi JC&C – công ty con của tập đoàn này tại Singapore đã chi ra tới 1,15 tỷ USD để mua lại 10% cổ phần của Vinamilk.
      Bên cạnh Vinamilk, JC&C cũng nắm trong tay một khoản đầu tư có giá trị rất lớn khác là 25,1% cổ phần của doanh nghiệp ô tô lớn nhất Việt Nam – THACO cùng với 23% cổ phần của CTCP Cơ điện lạnh REE.

      Theo ước tính của chúng tôi, ba khoản đầu tư mà JC&C đang nắm giữ hiện có giá trị thị trường vào khoảng 2 tỷ USD.

      Các đơn vị thành viên khác của Jardine Matheson như Hong Kong Land, Jardine Pacific Holdings hay Dairy cũng đang đầu tư vào rất nhiều sản phẩm, dịch vụ gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của người Việt như các chuỗi nhà hàng KFC, Pizza Hut, Starbucks; hệ thống bán lẻ mỹ phẩm Guardian; thang máy Schindler cũng như một số bất động sản đắc địa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

      [​IMG]


    • TCC Group: Tham vọng thâu tóm Vinamilk và Sabeco
      21:04 27/11/2017
      Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, một trong những người giàu nhất Thái Lan và là ông chủ của Tập đoàn TCC là một trong những người tích cực nhất trong việc đầu tư, thâu tóm các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống và bán lẻ.

      Nắm trong tay 2 doanh nghiệp đồ uống hàng đầu khu vực là Fraser&Neave và ThaiBev, tỷ phú Charoen tỏ ra rất quan tâm đến việc đầu tư vào Sabeco cũng như gia tăng sở hữu tại Vinamilk.

      Thông qua các công ty thành viên, hệ thống TCC đang sở hữu khối tài sản khá đồ sộ tại Việt Nam bao gồm:

      + 18,7% cổ phần của Vinamilk do Fraser&Neave nắm giữ, trị giá 2,3 tỷ USD.

      + Hệ thống MM Mega Market Vietnam, tiền thân là Metro Cash & Carry Việt Nam, mua lại từ Metro AG vào đầu năm 2016 với giá 655 triệu Euro (710 triệu USD).

      + 65% cổ phần của Phú Thái Group (mua lại năm 2015 với giá 32 triệu USD).

      + 65% cổ phần của Khách sạn Melia Hà Nội.

    • Central Group thâu tóm các tên tuổi ngành bán lẻ
      21:03 27/11/2017
      Một trong những tỷ phú giàu nhất Thái Lan khác là Tos Chirathivat cũng đang ráo riết gia tăng ảnh hưởng trên thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.
      Central Group đã liên tiếp mua lại một loạt thương hiệu bán lẻ hàng đầu của Việt Nam gồm Big C, Nguyễn Kim, Zalora… Trong đó nổi bật là thương vụ mua lại hệ thống Big C Việt Nam với giá hơn 1 tỷ USD.

      Bên cạnh đó, Central cũng tiến hành mở 1 số trung tâm mua sắm Robins trong một số trung tâm thương mại lớn như Royal City tại Hà Nội hay Crescent Mall tại Thành phố Hồ Chí Minh.



    • SCG Group: Ông trùm ngành nhựa, vật liệu xây dựng
      21:01 27/11/2017
      Không có những thương vụ tỷ đô như TCC hay Centrel Group, nhưng SCG cũng đã có được "bộ sưu tập" rất đáng kể với hàng chục doanh nghiệp trong các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, nhựa, bao bì… bao gồm cả đầu tư trực tiếp cũng như mua lại.

      Hiện nay, tại Việt Nam, SCG có 23 công ty đang hoạt động kinh doanh với hơn 8.300 nhân viên. Trong nửa đầu năm 2017, doanh thu của SCG tại Việt Nam đạt hơn 530 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ.
      Hai thương vụ mua lại đáng kể nhất của SCG tại Việt Nam là chi 240 triệu USD mua lại công ty gạch men Prime Group và 156 triệu USD mua lại công ty xi măng StarCemt từ Kusto Group. Một số thương vụ nhỏ hơn như Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh,

      Nawaplastic, một công ty thành viên của SCG, hiện đang nắm giữ 20% cổ phần của Nhựa Bình Minh và đang có cơ hội rất lớn để nắm quyền kiểm soát đối với công ty nhựa xây dựng này khi nhà nước chuẩn bị thoái vốn.

      Khoản đầu tư lớn nhất của SCG tại Việt Nam là Tổ hợp Lọc hóa dầu Long Sơn, dự án lọc hóa dầu có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD tại Bà Rịa Vũng Tàu. Sau khi mua thêm 25% cổ phần từ phía Qatar, hiện SCG nắm giữ tổng cộng 71% cổ phần của dự án này, phần còn lại thuộc về PVN.

    • CJ Group: Từ rạp chiếu phim đến thực phẩm, logistics
      21:00 27/11/2017
      Giống như nhiều tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc, CJ có một danh mục ngành nghề kinh doanh rất đa dạng, từ logistics, truyền thông, thực phẩm... Các thương vụ M&A của CJ tại Việt Nam tuy giá trị không quá lớn nhưng cũng rất phong phú.
      Một trong những thương vụ đình đám đầu tiên của CJ tại Việt Nam là mua lại hệ thống rạp Megastar, nay là CJ CGV Việt Nam. Sau đó, tập đoàn này thực hiện một loạt thương vụ khác như mua lại Gemadept Tower, Thực phẩm Cầu Tre, Thực phẩm Minh Đạt...

      Vào tháng 10/2017, CJ Logistics đã mua cổ phần chi phối tại 2 công ty con của Gemadept là Gemadept Shipping Holdings và Gemadept Logistics Holdings. CJ cũng là một ứng viên tiềm năng mua lại Gemadept.

      Bên cạnh các thương vụ mua lại, CJ cũng có nhiều khoản đầu tư trực tiếp như chuỗi cửa hàng bánh ngọt Tours le Jours, hệ thống bán lẻ K-Mart, công ty logistics Korea Express, công ty thức ăn chăn nuôi CJ Vina Agri ...
    Theo Trí thức trẻ
    bocuteo1vinasdaq thích bài này.
  5. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    78.612
    Bác quan tâm điều này lắm ư?
    Câu trả lời của bác @KDCKHOAN là một phần rồi đấy!

    Cơ mà, nó còn lý do "bí hiểm" mà như em đã nói, Sir Market không muốn "rỉ vào tai em"! Sir giữ nguyên cho ý chí của Ngài!

    Bạn đừng cố công đi tìm lời đáp! Nhé!

    OK bác!

    Một phần đúng rồi đấy!
    bocuteo1, minh168KDCKHOAN thích bài này.
  6. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    78.612
    Trân trọng chào đón bác @Sbaytsn đã vào thăm nhà mới của em!

    Các bác thấy chưa? Bác @Sbaytsn là thành viên gần như "mới tinh" trên f này!

    Đấy, mấy bác hàng không mà tham chiến thì thôi rồi! Luồng tiền nằm ở đây chứ ở đâu?

    Tiền chở bằng máy bay đáp ở TTCK thì có mà.... rất nhiều đoàn tàu hỏa chở từ nam ra bắc từ bắc vào nam cũng ko hết! Đặc biệt là mấy bác phi công, mấy em tiếp viên, mấy bác thợ máy là kỹ sư máy bay.... tiền vô tận!

    Ngài bảo em rằng, khi mà bác lái xe Ubờ, Gờrap, mấy chị tiểu thương mà rộn ràng chứng khoán, thì Ngài đưa Vờ Ni vút bay cho mọi người có cảm giác.... chứng khoán! Ngài tiếp, ko chơi thì thôi, chơi thì chơi tới bến luôn!!!
    --- Gộp bài viết, 27/11/2017, Bài cũ: 27/11/2017 ---
    Tiện đây, em cũng xin giới thiệu với bác @Sbaytsn , em là tín đồ của các cổ phiếu hàng không nhà bác: SCS, SGN là hai con hàng điển hình mà em đã tham gia.

    Em rất thích ngành hàng không của bác, cơ mà số phận, em phải làm kỹ sư công trình... tối ngày úp mặt vào cái sàn bê tông...!

    Kiếp sau, em bỏ đánh chứng, thi vào làm thợ máy để có nhiều tiền mua cổ phiếu........ đc ko bác?
    --- Gộp bài viết, 28/11/2017 ---
    Tối nay, lang thang, view lại TT, em thấy có quá nhiều hàng tốt, hàng cơ bản để đầu tư lâu dài.
    Em chọn ra cho mình một em hàng chiến lược mới!
    Hàng này là hàng ngon lành cành đào, ko còn là hàng vẫn đang "xấu xa, bỉ ổi" như con SGP!
    haha!

    Nhiều lắm, rẻ lắm, các bác hãy tìm cho mình 1 con hàng phù hợp á!
    Phamquanghuy254 đã loan bài này
  7. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    78.612
    Kiều hối về TP HCM gần 4 tỷ USD

    Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết,trong số hơn 3,9 tỷ USD kiều hối chuyển về trong 10 tháng đầu năm thì chủ yếu vẫn đến từ thị trường Mỹ (chiếm trên 60%) và châu Âu (khoảng hơn 19%).

    Kiều hối thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối... Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho rằng, từ đầu năm đến nay, tình hình có vẻ khả quan, lượng kiều hối được gửi về nước rất ổn định và tăng dần đều.

    [​IMG]
    Kiều hối về TP HCM tăng mạnh dần vào cuối năm. Ảnh: PV.

    Những tháng gần đây do chưa vào mùa cao điểm nên kiều hối chuyển về tăng từ 375 - 400 triệu USD một tháng. Riêng tháng 10 vừa qua, tăng 600 triệu USD (tương đương 5% so với cùng kỳ năm trước). "Nếu từ nay đến cuối năm không xảy ra những biến động gì lớn thì lượng kiều hối chuyển về TP HCM sẽ đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm ngoái", ông Minh dự báo.

    Theo Phó giám đốc Ngân hàng TP HCM, phần lớn kiều hối chuyển về được người dân sử dụng vào sản xuất kinh doanh, đầu tư chứ không cất giữ, chi tiêu hay tập trung vào đầu tư bất động sản, chứng khoán như trước đây.

    Mặt khác, kinh tế vĩ mô trong nước thời gian qua ổn định và sức ép tăng tỷ giá do tâm lý thị trường bị loại bỏ chính là nguyên nhân lớn khiến người nhận kiều hối dần chuyển từ ngoại tệ sang nắm giữ tiền đồng.

    Nhờ đó, tỷ giá USD/VND từ đầu năm đến nay khá ổn định dù thị trường thế giới biến động mạnh. Đến 9h sáng, mỗi USD được các ngân hàng niêm yết quanh 22.690 - 22.760 đồng, không thay đổi suốt nhiều ngày qua.

    https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/kieu-hoi-ve-tp-hcm-gan-4-ty-usd-3676189.html
    minh168 thích bài này.
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    78.612
    Cuộc tổng tấn công M&A tỷ USD từ Hàn Quốc

    Thay vì tập trung vào các tập đoàn lớn thực hiện các thương vụ M&A ra nước ngoài, giờ đây Chính phủ Hàn Quốc đang dồn sức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), với số vốn hàng ngàn tỷ USD.

    Tâm điểm SME

    Ông Kim Ja Jum, Phó tổng giám đốc phụ trách các khoản đầu tư vào SME của Công ty Chứng khoán Kiwoom lần đầu tiên đến Hà Nội thông qua sự dẫn lối của Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra) để tìm kiếm các SME của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, với kỳ vọng sẽ thực hiện các thương vụ M&A. Với mức vốn hóa thị trường khoảng 1,5 tỷ USD, Kiwoom đang là công ty chứng khoán trực tuyến hàng đầu tại Hàn Quốc với thị phần lớn nhất trong lĩnh vực môi giới suốt 12 năm qua.

    [​IMG]
    .
    Ông Kim Ja Jum thân chinh đến Việt Nam lần này vì nhìn thấy nhiều cơ hội ở đây. Theo ông Kim, Việt Nam đang có sự dịch chuyển lớn về cơ cấu ngành nghề. Nếu trước đây, Việt Nam chủ yếu tập trung phát triển lĩnh vực có sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may, nay đã chuyển sang các ngành dịch vụ, bán lẻ, sản xuất điện tử, fintech nhiều hơn. “Chúng tôi khoanh vùng rót vốn vào các doanh nghiệp sản xuất, bởi có hai chiến lược mà các công ty Hàn Quốc đang thực hiện, đó là mua nguyên vật liệu ở Việt Nam về sản xuất, rồi bán ngược lại cho Việt Nam, hoặc doanh nghiệp Hàn Quốc đến Việt Nam trực tiếp sản xuất để bán tại Việt Nam và ASEAN”, ông Kim cho biết.

    Cũng theo ông Kim, nếu tìm được công ty phù hợp, Kiwoom sẽ đầu tư cổ phần chi phối với số vốn tối thiểu 25 triệu USD/ công ty. Cùng với Kiwoom, còn có 13 quỹ đầu tư trong các lĩnh vực đến Việt Nam lần này và tham dự buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức tư vấn, SCIC… để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các thương vụ M&A do Kotra tổ chức tuần qua.

    Theo ông Michael Dc Choi, Phó giám đốc Trung tâm M&A Hàn Quốc (thuộc Kotra), M&A Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ đi theo tăng trưởng vốn FDI Hàn Quốc. Tính đến thời điểm này, Hàn Quốc đứng đầu về đầu tư FDI vào Việt Nam..

    Ông Choi tiết lộ, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang đàm phán với 12 công ty Việt Nam trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm, fintech. Nếu không có gì thay đổi, trong vòng 6 tháng nữa, sẽ có các thương vụ diễn ra. Tuy nhiên, các công ty Hàn Quốc nhìn chung muốn đảm bảo tỷ lệ cổ phần kiểm soát với trên 50% đến 100% quyền sở hữu, nếu không là khoản đầu tư nhỏ với vai trò một đối tác chiến lược với tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là lợi thế để nhà đầu tư Hàn Quốc chiến thắng trong việc chốt thương vụ M&A với công ty Việt Nam so với đối thủ Nhật Bản, Thái Lan.

    Tổng tấn công ngàn tỷ đô

    Ông Jacob Won, Giám đốc điều hành Locus Capital cho biết, thị trường M&A Hàn Quốc vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, trong đó xuất hiện một số giao dịch M&A có quy mô khá lớn, tuy nhiên, hầu hết các giao dịch đó được thực hiện dưới các kế hoạch tái cơ cấu. Các giao dịch M&A này thực sự tập trung quanh các công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn (cheabol). Khi dịch chuyển sang các công ty vừa và nhỏ, hoạt động M&A chưa được diễn ra tích cực. Một phần là do một số công ty nhỏ và trung bình vẫn duy trì những người sáng lập vì lịch sử tương đối ngắn của nền kinh tế hiện đại Hàn Quốc, nơi hầu hết các công ty nhỏ và trung bình được thành lập những năm 60 và 70 của thế kỷ trước.

    [​IMG]Để dòng vốn tỷ đô M&A Hàn Quốc và Việt Nam bùng nổ, điều quan trọng là phát triển môi giới M&A chuyên nghiệp.[​IMG]


    “Các giao dịch M&A từ Hàn Quốc với các nước châu Á đang gia tăng mỗi năm. Khi nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng, các công ty Hàn Quốc có hiện tượng dư thừa tiền mặt, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt qua hình thức M&A”, ông Won nhận định.

    Bên cạnh việc trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất Việt Nam, Hàn Quốc còn dành rất nhiều ngân sách phân bổ cho các quỹ đầu tư để thực hiện các thương vụ M&A. Hiện ở Hàn quốc có 14 tổ chức, quỹ đầu tư có vốn khoảng 1 tỷ USD trở nên. Trong đó, lớn nhất là các công ty bảo hiểm, ngân hàng có ngân sách hỗ trợ các thương vụ M&A có quy mô khoảng 1.000 tỷ USD. Ngoài ra, Quỹ tăng trưởng Hàn Quốc dành cho M&A 1 tỷ USD trong tổng số 3 tỷ USD. Ngân sách này được phân bổ cho nhiều quỹ khác nhau; hay Quỹ M&A Toàn cầu chiếm 2 tỷ USD, cung cấp cho 10 quỹ khác nhau.

    Hầu hết các công ty Hàn Quốc đều quan tâm đến lĩnh vực tiêu dùng và bán lẻ, trong khi một số thực sự quan tâm đến bất động sản. Trong ngành tài chính, mảng tài chính vi mô và ngân hàng thương mại được yêu thích nhất xét về giai đoạn phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.

    “Khó khăn mà các nhà đầu tư Hàn Quốc phải đối mặt là sự thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính. Nếu tính minh bạch trong thông tin tài chính tăng thì sẽ có nhiều giao dịch xuyên biên giới hơn”, ông Won cho biết.

    Vậy nên, để dòng vốn tỷ đô M&A Hàn Quốc và Việt Nam bùng nổ, điều quan trọng là phát triển các môi giới M&A chuyên nghiệp. Các đối tác mua bán cần cố vấn tài chính có kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A xuyên biên giới, hoặc kinh nghiệm tư vấn cho các liên doanh. Xét về sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia khác nhau, những nhà đầu tư tài chính có kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A xuyên biên giới có thể làm cầu nối sự khác biệt này một cách chuyên nghiệp hơn.
    minh168 thích bài này.
  9. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    833
    giá oil đang hồi mạnh
    vinasdaq thích bài này.
  10. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    78.612

Chia sẻ trang này