Cả làng sẽ kẹp nặng, lỗ 50-70% sau nghỉ lễ 2.9 vì nhẹ dạ ngây thơ mua theo tin lởm Giảm lãi suất cơ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi satthubbs, 29/08/2008.

3854 người đang online, trong đó có 377 thành viên. 23:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7167 lượt đọc và 104 bài trả lời
  1. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Quả tin đồn giảm lãi suất cơ bản - điều mà dân đầu cơ nhỏ lẻ mong chờ nhất - đã không trở thành hiện thực. Thất vọng ko thể nói ra của vô số người đã căn cứ vào đó và vào tin đồn mở Room để mạo hiểm đưa ra quyết định mua hàng mấy ngày qua

    giờ đây nhiều người bắt đầu lo lắng, nhưng đã quá muộn rồi

    4 ngày nghỉ lễ tưởng chừng dài như 4 năm đối với nhiều người chót mua vào mấy ngày hôm nay

    Giữ nguyên mức lãi suất cơ bản

    MINH ĐỨC29/08/2008 10:13:42 (GMT+7)Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]

    Theo khuyến nghị của một số tổ chức và chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ trong ngắn hạn.

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 14%/năm.

    Sáng nay (29/8), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã ký ban hành Quyết định 1906/QĐ-NHNN và Quyết định 1907/QĐ-NHNN.

    Theo Quyết định số 1906/QĐ-NHNN, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 1/9/2008 vẫn ở mức 14%.

    Ngân hàng Nhà nước cho biết, quyết định trên nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách tiền tệ trong những tháng cuối năm 2008 là tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng linh hoạt trong điều hành để vừa góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    Như vậy, sau lần điều chỉnh tăng từ 12%/năm lên 14%/năm từ ngày 11/6/2008, lãi suất cơ bản tiếp tục được giữ nguyên. Quyết định trên cũng tạm thời chốt lại những nhận định xuất hiện trên thị trường gần đây về khả năng giảm mức lãi suất này.

    Trước đó, trong tháng 7, bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Standard Chartered có một bản báo cáo, trong đó cho rằng Việt Nam vẫn còn quá sớm để đề cập tới việc cắt giảm lãi suất cơ bản; thay vào đó, để tiếp tục kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

    Một số chuyên gia, thành viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cũng có cùng quan điểm trên, cùng cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong ngắn hạn và thận trọng trước diễn biến của lạm phát trong những tháng tới.

    Cũng trong sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1907/QĐ-NHNN về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng.

    Theo đó, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng được điều chỉnh từ 1,2%/năm (theo Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20/7/2004) tăng lên 3,6%/năm. Mục đích của việc tăng mức lãi suất này nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ cùng doanh nghiệp và người vay tác động thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

    Việc tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng cũng được áp dụng từ ngày 1/9 tới.

    VnEconomy
  2. akay_bupbe

    akay_bupbe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Đã được thích:
    19

    Đúng là cao thủ của cao thủ chim lợn!
  3. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng hạn chế cho vay những tháng cuối năm 2008

    Chủ nhật, 10/8/2008, 09:06 GMT+7

    Mặc dù tăng trưởng tín dụng ở nhiều ngân hàng vẫn chưa chạm mức 15% trong 6 tháng đầu năm, nhưng hiện hầu hết ngân hàng đều có chủ trương hạn chế cho vay trong những tháng còn lại của năm 2008.

    Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, tổng huy động vốn 6 tháng đầu năm của Sacombank đạt 64.230 tỷ đồng, dư nợ cho vay 38.330 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng tính đến hết ngày 30/6 chỉ hơn 12%, nhưng hiện Sacombank chỉ ưu tiên vốn, nhất là nguồn vốn giá rẻ (lãi suất cho vay vừa giảm còn 19,8%/năm) cho những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân hàng.

    Tại DongA Bank, đối với bất động sản và chứng khoán, hầu như Ngân hàng không triển khai thêm tín dụng mới. Theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng chỉ ưu tiên vốn cho những dự án hiệu quả và khả năng trả nợ của doanh nghiệp là khả thi. Trong đó, Ngân hàng chú trọng cung ứng vốn cho lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, đồng thời rà soát các khoản tín dụng cũ. Tính đến hết tháng 6/2008, dư nợ tín dụng của DongA Bank là 24.671 tỷ đồng, tổng vốn huy động là 28.078 tỷ đồng.

    Với Eximbank, mặc dù đã có chủ trương cho DN xuất nhập khẩu vay tiền đồng với lãi suất bằng ngoại tệ, nhưng không vì thế mà ngân hàng này đáp ứng vốn cho toàn bộ khách hàng có nhu cầu, bởi chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là khống chế tăng trưởng tín dụng không quá 30%, ngoài ra, vốn huy động của Ngân hàng cũng đang cạn dần. Vì thế, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, sẽ hạn chế triển khai tín dụng cho các khách hàng mới từ nay đến cuối năm 2008.

    Lý do chính khiến các ngân hàng hạn chế cho vay là việc đẩy mạnh triển khai tín dụng mới trong lúc này sẽ dẫn tới thua lỗ, vì lãi suất huy động đứng ở mức cao, phổ biến 18 - 18,5%/năm, trong khi trần lãi suất cho vay bị khống chế ở mức 21%/năm, ngân hàng khó bù đắp các chi phí.

    Trong bản giải trình gửi Sở GDCK TP. HCM mới đây của Sacombank, lợi nhuận trước thuế quý II/2008 của Ngân hàng chỉ đạt 325 tỷ đồng, thấp hơn 87 tỷ đồng so với quý I là do 2 nguyên nhân cơ bản sau: thứ nhất, trong quý II, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động theo hướng lãi suất thực dương, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền trước tình hình lạm phát gia tăng, nên để đảm bảo giữ vững thị phần trước sự cạnh tranh gay gắt, Sacombank đã quyết định tăng lãi suất huy động (mức cao nhất là 18,4%/năm), khiến chi phí trả lãi huy động vốn tăng cao; thứ hai, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm và áp dụng trần lãi suất cho vay đã dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng bị giảm sút. Do đó, thu nhập thuần từ lãi của Ngân hàng và các công ty con trong quý II giảm gần 111 tỷ đồng so với quý I/2008.

    Theo đánh giá của một chuyên gia ngân hàng, 6 tháng đầu năm, thị trường tiền tệ có nhiều biến động. Cung tiền đồng khan hiếm, để đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng phải cạnh tranh huy động vốn, có thời điểm được điều chỉnh lên xấp xỉ 20%/năm. Đáng chú ý, các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ gặp khó khăn trong huy động vốn nên phải nâng lãi suất lên cao mới có thể giữ được khách hàng. Chi phí đầu vào đội lên cao khiến lợi nhuận giảm nên các ngân hàng hiện rất thận trọng trong việc triển khai tín dụng mới.(Nguồn: ĐTCK, 9/8)

    theo ĐTCK 9.8.08

    ngồi chơi xơi nước thì bói đâu ra lãi khủng báo cáo cổ đông đây các bác nhỉ? Tây nó tính lâu dài sống chết với Ngân hàng được lựa chọn thì mới quan tâm nhiều, chứ bà con nhỏ lẻ nhảy sóng thì ham hố ACB, STB, MB, EIB... làm gì cho mệt nhỉ?

    Được satthubbs sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 29/08/2008
  4. trangsiBode

    trangsiBode Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán sau 2/9 sẽ tèo nặng rồi
  5. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế VN 6 tháng cuối năm: Cơ hội-rủi ro song hành

    18/07/2008 09:49 (GMT + 7)

    Trong tháng 5 và tháng 6/2008, đã có tình trạng ?olạm phát? các bản phân tích và dự báo về kinh tế Việt Nam. Phân tích ngắn gọn dưới đây đưa ra một nhận định độc lập về các xu hướng kinh tế vĩ mô chính trong nửa cuối năm 2008 tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.

    Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2008: liệu có nguy cơ khủng hoảng?

    Trước những khó khăn nghiêm trọng của kinh tế Việt Nam, một số tổ chức tài chính và đầu tư quốc tế có uy tín đã nhận định rằng kinh tế Việt Nam có nguy cơ xảy ra khủng hoảng trong 6 tháng sắp tới, với sự dẫn truyền của ba loại nguy cơ khủng hoảng:

    - Khủng hoảng cán cân thanh toán.

    - Khủng hoảng tiền tệ do phá giá đồng tiền và sự tấn công của giới đầu cơ quốc tế.

    - Khủng hoảng ngân hàng khởi đầu bởi sự phá sản của một số ngân hàng nhỏ đã mở rộng tín dụng quá nhanh và rủi ro trong giai đoạn 2006-2007.

    Nhận định bi quan nêu trên dựa trên các cơ sở chính sau đây:

    - Lạm phát Việt Nam tăng quá mạnh trong 5 tháng đầu năm 2008.

    - Nhập siêu quá lớn và nguy cơ đầu tư nước ngoài bỏ chạy, dẫn tới khó khăn về ngoại tệ và cán cân thanh toán.

    - Thị trường bất động sản sụt giảm mạnh, dẫn tới làm tăng đột ngột tỷ lệ nợ xấu, và gây ra khủng khoảng hệ thống ngân hàng.

    - Hệ thống doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh và đầu tư dàn trải, trong khi phản ứng chính sách đôi khi chậm và hiệu lực không cao.

    Rất nên lắng nghe mọi luồng thông tin, tuy nhiên, các phân tích nêu trên đã không dựa trên những số liệu quan trọng (chưa được công bố) về tài chính và ngân hàng của Việt Nam. Do thiếu số liệu, dường như các tổ chức phân tích trên đã giả định tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời, những phân tích này chủ yếu phục vụ các nhà đầu tư tài chính quốc tế, do vậy đã nhấn rất mạnh vào cảnh bảo rủi ro.

    Chúng tôi cho rằng các nhận định như vậy đã trầm trọng hoá và bi quan quá mức. Kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong nửa cuối năm 2008, nhưng các yếu tố cơ bản vẫn vững chắc, với những lý do chính sau đây:

    - Hệ thống ngân hàng chưa có nguy cơ khủng hoảng cho dù thị trường bất động sản có thể tiếp tục xì hơi. Khó khăn về tính thanh khỏan của một số ngân hàng là các khó khăn mang tính thời điểm và trong tầm kiểm soát.

    - Việt Nam chưa tự do hoá tài khoản vốn, do vậy, không có cơ chế để các tổ chức đầu cơ quốc tế tấn công thị trường tiền tệ và gây ra khủng hoảng tiền tệ.

    - Nợ nước ngoài của Việt Nam, bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn, đang được quản lý tốt.

    - Kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào nông nghiệp. Đây là khu vực chịu sức ép tốt trước suy thoái kinh tế.

    - Tốc độ tăng nhập siêu sẽ giảm trong các tháng cuối năm dưới sức ép của các biện pháp chống lạm phát. Cán cân thanh toán của Việt Nam về tổng thể vẫn dương do được tài trợ bởi các nguồn vốn nước ngoài dài hạn.

    - Xuất khẩu và thu hút FDI vẫn tăng mạnh.

    - Sau những trục trặc ban đầu, hệ thống chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, bao gồm thắt chặt tiền tệ và thắt chặt tài khóa, đang được triển khai đúng hướng.

    Từ những lý do nêu trên, chúng tôi cho rằng rủi ro kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng trong 6 tháng cuối năm là rất thấp, cho dù môi trường kinh tế tiếp tục trở nên rất khó khăn đối với khu vực doanh nghiệp.

    Các xu hướng chính của kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2008

    Phản ánh biến động chu kỳ sau một giai đoạn tăng trưởng dài, kinh tế toàn cầu đã xấu đi nhiều kể từ nửa cuối năm 2007, với các biểu hiện chính là lạm phát gia tăng, tăng trưởng chậm lại và bất ổn tài chính trên phạm vi toàn cầu.

    Sức ép lạm phát đang gia tăng mạnh ở mọi nơi trên thế giới, với việc giá dầu, nguyên liệu thô và thực phẩm vẫn tiếp tục biến động phức tạp và khó lường.

    Triển vọng của kinh tế Việt Nam gắn rất chặt với triển vọng kinh té thế giới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh, rất khó đưa ra kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm.

    Tuy nhiên, cân đối các giả định, chúng tôi cho rằng kịch bản sau đây có nhiều khả năng xảy ra nhất:

    Tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát cao - nhưng tình hình được cải thiện từ cuối 2008

    Trước sức ép tăng giá trên thị trường quốc tế, việc giảm trợ giá các hàng hoá thiết yếu là không thể tránh khỏi trong nửa cuối năm 2008. Tính cả năm lạm phát có thể hơn 25%.

    Dỡ bỏ biện pháp ?oneo giá? đối với các mặt hàng như xăng dầu, sắt thép... sẽ làm giá cả gia tăng đột biến trong tháng 7, nhưng lại có tác dụng rất tích cực kiềm chế tăng giá về trung hạn do làm giảm ?olạm phát kỳ vọng?. Xu hướng tăng CPI sẽ lên tới đỉnh vào khoảng tháng 8/2008, và sau đó sẽ giảm tốc mạnh trong những tháng cuối năm.

    Trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu tăng phi mã bất chấp nền kinh tế và doanh nghiệp đang thu hẹp sản xuất do chính sách thắt chặt tiền tệ. Hiện tượng này có nguyên nhân quan trọng từ phản ứng đầu cơ tích trữ của các doanh nghiệp trong nước và sẽ không bền vững. Dự kiến, nhập siêu sẽ giảm dần từ tháng 6.

    Xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, mặc dù các đối tác thương mại của Việt Nam đều đang chịu những tác động từ khó khăn kinh tế trong nước. Điều này cho thấy sức cạnh tranh khá của khu vực kinh tế thực.

    Năm 2008 sẽ là một năm rất ấn tượng của Việt Nam trong thu hút FDI. Với nguồn FDI dồi dào, nhiều khó khăn kinh tế vĩ mô sẽ tự động được giải quyết.

    Tín dụng tiếp tục bị thu hẹp và tỷ lệ nợ xấu tăng

    Hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng sẽ tác động mạnh tới khu vực sản xuất trong quý III năm 2008. Dự kiến, các chính sách siết chặt tổng cầu sẽ được duy trì ít nhất hết quý III năm 2008. Lãi suất sẽ duy trì ở mức cao xung quanh 18%.

    Tuy vậy, với việc gia tăng lãi suất cơ bản, tính thanh khoản của các ngân hàng sẽ được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp sẽ thấy dễ vay vốn hơn trong những tháng cuối năm 2008.

    Khu vực bất động sản khó hồi phục sớm, do vậy dẫn tới tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong khu vực ngân hàng.

    Không nên quá hoảng loạn và sẵn sàng đón chờ cơ hội đầu tư

    Tóm lại, không nên hoảng loạn về lạm phát cao và tăng trưởng giảm sút. Đó chỉ là một cú sốc ngắn hạn mang tính điều chỉnh của chu kỳ kinh tế. Nền kinh tế có thể vượt qua suy thoái nhanh và êm hơn so với dự báo ban đầu.

    Các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khoá của Chính phủ đang đi đúng hướng. Với độ trễ tác động chính sách từ 3-6 tháng, đáy của khó khăn kinh tế Việt Nam sẽ vào khoảng Quý 3/2008.

    Mỗi doanh nghiệp cần nhận thức đúng tình hình, đối phó đúng mức và tận dụng các cơ hội nảy sinh.

    PV Vietnamnet (Trích báo cáo thường kỳ của công ty VNR)

    dự báo cũng khá chuẩn đấy chứ. như vậy là đáy của khó khăn kinh tế sẽ vào khoảng quý 3 này. thảo nào mà BBs và Tây tìm cách rút chân ra lánh bão sau khi đã ăn đậm, chỉ có bà con nhỏ lẻ say mồi lao vào xơi vỏ ốc

    đi ngủ thôi bà con ơi. còn nghỉ tận 4 ngày nữa cơ mà (hic hic, mỗi ngày dài như 1 năm lận)

    khổ quá, ai bảo ham hố ôm hàng vào để rồi đêm hôm vẫn phải lọ mọ chui vào diễn đàn xem có thằng nào nó nói xấu gì thị trường hay cổ phiếu mình đang giữ không

    Được satthubbs sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 29/08/2008
  6. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Lợi nhuận của các ngân hàng: Có quá khó để đạt được mục tiêu?

    Lao Động số 157 Ngày 11/07/2008 Cập nhật: 8:56 AM, 11/07/2008

    (LĐ) - Với kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm vừa được một số NHTM công bố thì khả năng để đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm 2008 là điều không dễ dàng.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà băng tỏ ra rất lạc quan, vì đã hoàn thành được trên 50% kế hoạch đề ra cho cả năm 2008.

    "Đẹp" hơn dự kiến

    Chính sách tiền tệ thắt chặt, khống chế tăng trưởng tín dụng, cuộc đua lãi suất nóng bỏng, TTCK và bất động sản u ám dự kiến một năm hết sức khó khăn của các NH. Thực tế nhiều NH đã phải điều chỉnh lại mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, kết quả 6 tháng vừa được công bố có thể làm vơi bớt nỗi lo khi nhiều NH vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.

    Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch HĐQT NH Eximbank cho biết, 6 tháng đầu năm 2008, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt trên 723 tỉ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ năm trước, tổng tài sản đạt 44.438 tỉ đồng, tăng 122% so với cùng kỳ, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 29.204 tỉ đồng tăng 89% so với cùng kỳ. Như vậy, nếu so với kế hoạch đã thông qua ĐHĐCĐ đầu năm là đạt khoảng 1.300 - 1.500 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng gấp đôi so với năm trước) thì Eximbank đã hoàn thành được 50%. Kinh doanh ngoại tệ và vàng được xem là hai dịch vụ đóng góp nguồn thu lớn vào tổng lợi nhuận của NH.

    Sacombank 6 tháng cũng thu về 754 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 23% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nếu so với kế hoạch xây dựng đầu năm thì Sacombank chưa đạt được phân nửa. Theo kế hoạch trong năm nay, Sacombank sẽ thu về 2.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế. Tương tự, VietA Bank trong 6 tháng thu về 141 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 50% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Trong đó, hoạt động đầu tư và kinh doanh vàng chiếm trên 45% tổng thu nhập. VIB Bank 6 tháng cũng đạt 300 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt hơn 45% kế hoạch đề ra của cả năm 2008. MB đạt 480 tỉ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch đề ra đầu năm.

    Còn với DongA Bank, 6 tháng đầu năm đạt 404.402 tỉ đồng, đạt 57.8% so với kế hoạch đề ra năm 2008. Là NHTM NH, nhưng BIDV đã trở thành nhà băng công bố lợi nhuận sớm nhất trong 6 tháng đầu năm. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng của BIDV đạt 604 tỉ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, đạt 19% kế hoạch năm.

    Gian nan chặng đường còn lại?

    Nhìn chung kết quả hoạt động được các NH công bố trong 6 tháng đầu năm đều đạt trên dưới 50%. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là một bức tranh toàn cảnh. Mặt khác, để đạt được kết quả trên, các NH đã phải trải qua không ít khó khăn. Tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm dường như không đáng kể. Các NH đều phải khép dần cửa tín dụng, vì thiếu cung tiền đồng và phải đảm bảo mức tăng trưởng không vượt quá 30% trong năm 2008. Trong khi đó, lãi suất huy động tiếp tục tăng lên đến mức đỉnh 19,5%/năm. Còn lãi suất cho vay chỉ được áp dụng ở mức tối đa 21%/năm và không được thu thêm một khoản phụ phí nào.

    Thông thường trong những năm trước, lợi nhuận các NH thu về những tháng cuối năm cao hơn quý đầu năm. Đặc biệt là những tháng cuối của quý IV, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa của DN tăng. Tín dụng NH tăng mạnh đem lại nguồn thu lớn cho NH. Thực tế, trong năm 2007, lợi nhuận thu về của các NH tăng mạnh phần lớn từ dịch vụ truyền thống cho vay. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 đã tăng đến 40 - 50% khiến NHNN phải lên tiếng cảnh báo.

    Thế nhưng, các dự báo đưa ra cho 6 tháng cuối năm nay sẽ còn khó khăn. Nguồn thu từ cho vay của NH sẽ giảm, các DN "co" lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh vì lãi suất vay vốn cao. Chính những yếu tố này sẽ gây áp lực lớn cho các NH về lợi nhuận và cổ tức. Một số NHCP cũng thừa nhận, nếu tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài đến hết quý III/2008, các NH phải điều chỉnh lại kế hoạch lợi nhuận đạt được trong năm nay, vì mục tiêu tăng trưởng an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Một vấn đề nữa là mục tiêu hàng đầu của khối NH vẫn là sự an toàn và ổn định hệ thống. Các NH có thể sẽ phải hy sinh một phần lợi nhuận cho quản lý rủi ro, đảm bảo thanh khoản.

    Vi Nguyễn
    Lao động
  7. gv1977

    gv1977 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Tèo thì có thằng tèo chơi, liên quan gì đến bác mà bác khóc ghê thế
  8. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tin tài chính

    Kỳ vọng gì đối với cổ phiếu ngân hàng?
    (Đăng ngày 16 tháng 08 năm 2008)

    Trong những ngày qua, giá cổ phiếu (CP) ngân hàng trên cả thị trường niêm yết lẫn OTC đều có dấu hiệu khởi sắc.

    Những nguyên nhân được nhận diện là quyết định dừng cấp phép thành lập ngân hàng mới của NHNN; các ngân hàng được mua lại CP của chính mình để làm CP quỹ; diễn biến của thị trường tiền tệ đang ổn định trở lại.

    Kỳ vọng

    Trên sàn OTC ngày 14/8, giao dịch CP ngân hàng sôi động theo diễn biến đi lên của thị trường niêm yết. Cụ thể, giá CP Eximbank đạt 23.500 - 24.000 đồng/CP; MB đạt 21.300 đồng/CP; Habubank đạt 13.500 - 13.600 đồng/CP; Vietcombank đạt 43.500 - 44.000 đồng/CP. So với đầu tuần, mức tăng giá của CP ngân hàng trong ngày 14/8 không nhiều, nhưng lượng giao dịch thành công lại gia tăng mạnh.
    Bà Trần Thị Bích Phượng, Giám đốc quan hệ nhà đầu tư, CTCK Gia Quyền (EPS) cho biết, nhiều NĐT đang trở lại tìm mua CP ngân hàng vì cho rằng, mức giá này rất rẻ so với một năm trước.

    Theo bà Phượng, trong nhóm CP ngân hàng đang giao dịch trên thị trường hiện nay, nhiều mã có giá dao động từ 10.000 - 25.000 đồng, mức giá này tương đối phù hợp với NĐT vốn ít, nên trong những ngày gần đây, giao dịch CP ngân hàng có phần sôi động hơn.

    Mặt khác, CP ngân hàng trên sàn OTC đang chịu tác động tích cực từ sàn niêm yết. Giá CP ACB liên tục tăng trần trong những phiên giao dịch gần đây, đạt hơn 70.000 đồng/CP ngày 14/8; giá CP STB cũng liên tục được điều chỉnh theo xu hướng lên trong gần một tuần qua. Khối lượng giao dịch của hai mã này tăng lên đáng kể.

    Có thể nói, giới đầu tư chứng khoán đang hướng sự quan tâm đối với CP của ngành tài chính. Nhiều người cho rằng, lạm phát trong 2 tháng qua đã được kiềm chế và nhiều khả năng sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng cuối năm nay và năm sau. Kinh tế vĩ mô ổn định, ngành ngân hàng sẽ là lĩnh vực phục hồi đầu tiên, do đó mua vào CP ngân hàng lúc này được xem là thích hợp.

    Thực tế, so với một năm trước, giá CP ngân hàng đã giảm đến 70 - 80%, thậm chí một số CP ngân hàng còn về dưới mệnh giá. Trong khi đó, so với các lĩnh vực khác, lợi nhuận thu về những tháng đầu năm của một số ngân hàng được xem là khá cao.
    Đơn cử như Sacombank, kết thúc 7 tháng đầu năm đạt hơn 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; lợi nhuận trước thuế của ACB 6 tháng đầu năm đạt 1.000 tỷ đồng; DongA Bank cũng thu về hơn 402 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm?
    Với các ngân hàng quy mô nhỏ, tuy gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm, nhưng đang dần phục hồi khi thị trường tiền tệ ổn định trở lại.

    Theo ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc CTCK SBS, về dài hạn, tiềm năng tăng giá của CP ngân hàng còn rất lớn.

    Nhưng còn rủi ro

    Trong số các mã CP ngân hàng đang giao dịch trên sàn OTC thì hiện chỉ có MB, Habubank, Vietcombank có tính thanh khoản tương đối. Riêng với Eximbank được xem là CP có tính thanh khoản cao thì hiện nhiều NĐT cũng dè dặt, vì thủ tục chuyển nhượng lâu hơn trước nên rất khó cho những người có ý định "lướt sóng".

    CP DongA Bank, OCB, Southern Bank, ABBANK, VietA Bank? tính thanh khoản vẫn chưa được cải thiện nhiều. Theo trưởng phòng môi giới một CTCK tại TP. HCM, khác với sàn niêm yết, giá CP trên sàn OTC hiện nay chủ yếu được dẫn dắt bởi các môi giới.

    Mặt khác, theo đánh giá của một cán bộ trong ngành chứng khoán, dù đã bớt căng thẳng nhưng khó khăn của ngành ngân hàng vẫn còn tồn tại. Những tác động từ thị trường tiền tệ lên hoạt động của ngành ngân hàng thực sự bắt đầu "ngấm" dần trong 2 tháng qua và nhiều khả năng còn kéo dài đến hết năm nay.

    Mặc dù thanh khoản của các ngân hàng đang dần được cải thiện, cạnh tranh trong huy động vốn bớt gay gắt, nguồn vốn khả dụng đang dồi dào trở lại, nhưng tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng lại giảm dần.

    Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ chủ trương khống chế tăng trưởng tín dụng dưới mức 30% của NHNN, mà chủ yếu do khách hàng hạn chế vay vốn vì lãi suất cao. Đồng thời, các ngân hàng cũng thận trọng và chọn lọc kỹ hơn trong việc triển khai tín dụng, do lo ngại đến khả năng trả nợ của khách hàng.

    Chủ tịch HĐQT một ngân hàng cổ phần tại TP. HCM thừa nhận, áp lực về lợi nhuận những tháng cuối năm sẽ còn căng thẳng hơn so với đầu năm, vì doanh thu từ chênh lệch lãi suất huy động và cho vay thu hẹp.

    Đặc biệt là lượng khách hàng vay vốn đang giảm dần. Trước những khó khăn của thị trường, nhiều doanh nghiệp thu hẹp kế hoạch sản xuất - kinh doanh.

    Còn với những doanh nghiệp có nhu cầu vốn, nhưng xét đến khả năng trả nợ lại không mấy khả thi nên ngân hàng rất ngại cấp tín dụng mới.

    Đây cũng là lý do để nhiều ngân hàng điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận thu về so với kế hoạch đưa ra đầu năm. Đơn cử, Sacombank đã giảm chỉ tiêu lợi nhuận thu về năm nay từ 2.000 tỷ đồng xuống còn 1.500 tỷ đồng.

    theo ĐTCK

    thông tin đa chiều đưa đến 1 cái nhìn xác thực hơn
  9. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Thời điểm khó khăn của các ngân hàng

    Mặc dù trong nửa đầu năm 2008, các ngân hàng vẫn công bố những số liệu "đẹp" về lợi nhuận. Nhưng trong bối cảnh tín dụng bị thắt chặt, lạm phát tăng cao, lãi suất đầu ra bị khống chế, tại sao các ngân hàng vẫn lãi lớn? Con số hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mà các ngân hàng thu được chỉ trong vòng 6 tháng vừa qua liệu có được duy trì đến hết 2008?

    Sau 6 tháng, các ngân hàng đều công bố lợi nhuận của mình, hầu hết đều lãi, thậm chí có ngân hàng còn vượt cả kế hoạch đề ra. ACB đạt trên 1000 tỷ đồng; Sacombank đạt 754 tỷ đồng, vượt 23% so với năm 2007; Ngân hàng XNK Việt Nam đạt 723 tỷ đồng; Ngân hàng Quân đội đạt 450 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch; VIB mức lợi nhuận 6 tháng đầu năm là 323 tỷ đồng; Maritime Bank đạt gần 175 tỷ đồng; VP Bank đạt 120 tỷ đồng...

    Nhưng theo nhận định của chính những người trong ngành ngân hàng thì, những khoản lợi nhuận này đều là hệ quả từ việc tín dụng tăng trưởng nóng trong năm 2007 và độ trễ của những chính sách thắt chặt tiền tệ trong nửa đầu năm 2008 chưa phát huy tác dụng. Hiện các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt; lãi suất đầu ra bị khống chế, trong khi đầu vào hiện vẫn đứng ở mức cao; đặc biệt các khoản nợ xấu (hậu quả của việc ồ ạt cho vay các lĩnh vực rủi ro như: Chứng khoán, BĐS? từ năm 2007) và tỷ lệ này ngày càng tăng lên.

    Dù là ngân hàng đứng trong top 5 các NHCP có hệ thống mạng lưới lớn nhất Việt Nam, với 15 năm hoạt động, tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 60%/năm, nhưng năm nay, VP Bank chấp nhận giảm tốc, đứng nguyên để trụ vững. Kế hoạch này thậm chí còn kéo dài sang cả năm 2009. Nhiều ngân hàng cũng vội vã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng để thích ứng với thời kì được coi là khó khăn của các ngân hàng.

    Bà Cao Thị Thu Nga, Phó TGĐ Ngân hàng Quân đội: "Tôi nghĩ, ai trụ vững trong năm nay thì người đó sẽ biết làm ngân hàng. Bởi vượt qua khó khăn lúc này không phải là dễ, hiện các ngân hàng vẫn đang phải xoay xở để thoát khỏi tình trạng khó khăn".

    Theo ông Lê Đắc Sơn, TGĐ Ngân hàng VP Bank: "Từ nay đến cuối năm, các ngân hàng sẽ bộc lộ hết tất cả các khó khăn, thế nên lúc này, là top đầu, hay đứng đầu gì cũng không có ý nghĩa, vì ai càng cho vay nhiều thì rủi ro càng lớn, thu hồi nợ càng vất vả. Lúc đó mới xảy ra sát nhập hay mua bán?"

    Thời kì các ngân hàng được ví như những "chú gà đẻ trứng vàng" đã không còn tiếp diễn. Nhiều người cũng đang nín lặng để chờ những kết cục có thể sẽ xảy ra. Còn hiện tại, các ngân hàng vẫn đang nỗ lực xốc lại bộ máy và âm thầm vượt qua giai đoạn khó khăn.
    (Theo VTV)
  10. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Rủi ro đến từ hệ thống ngân hàng nội địa

    Thụy Du tổng hợp (DDDN)

    Trong bản báo cáo mới nhất công bố cuối tháng 7 vừa qua, các chuyên gia phân tích của Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng: "Ngân hàng Nhà nước sẽ đứng trước một lựa chọn khó khăn, đó là cắt giảm lãi suất và chịu tình trạng lạm phát cao, hay giữ nguyên lãi suất và chấp nhận rủi ro tín dụng của các ngân hàng".

    Theo Deutsche Bank, rủi ro bắt đầu xuất hiện cùng với sự tăng giá của nhiên liệu. Giá nhiên liệu tăng mạnh có thể đẩy đà tăng tốc của lạm phát trong tháng 8, trong khi đó, rủi ro trong hệ thống ngân hàng có thể khiến chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hơn. Ước tính giá nhiên liệu tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến CPI thêm 1%. Giá nhiên liệu và cước phí vận tải hành khách bằng taxi và xe khách tăng sẽ đẩy CPI lên trên 29% trong tháng 8 và trên 30% trong tháng 9 và tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, trước khi kết thúc năm với mức tăng thấp hơn.

    Đồng quan điểm với Deutsche Bank, nhóm nghiên cứu NH Standard Chartered nhận định, việc tăng giá xăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm này cũng khẳng định, trong bối cảnh Việt Nam hiện đang nhập khẩu toàn bộ các mặt hàng dầu tinh chế việc tăng giá lên 31% không chỉ làm giảm hiện tượng buôn lậu mà còn giúp giảm cầu về xăng dầu và từ đó giảm thâm hụt thương mại.

    Bên cạnh đó, trong khi các biện pháp thắt chặt tiền tệ đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu rủi ro cho thị trường tiền tệ, thì tốc độ tăng trưởng chậm và chi phí vay cao làm tăng rủi ro cho các ngân hàng do các khoản vay kém hiệu quả. Có nhiều ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần cắt giảm lãi suất để hạn chế rủi ro do gia tăng các khoản vay kém hiệu quả. Ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam cho rằng, việc ngân hàng tăng lãi suất tín dụng để hút tiền về là đúng, tuy nhiên giải pháp này khi điều hành cụ thể đang làm cho các doanh nghiệp điêu đứng. "Lãi suất cho vay như thế này chắc chắn hiệu quả của dự án sẽ không đảm bảo, nhiều dự án không dám vay, dẫn đến hệ lụy là đình đốn sản xuất?. Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico cho rằng, cần nới lỏng các biện pháp thắt chặt đối với các ngân hàng thương mại, bởi ngân hàng yếu một nền kinh tế yếu hai, đồng thời nhanh chóng cấp phép chính thức cho các ngân hàng đã được chấp thuận về nguyên tắc để đưa hàng chục nghìn tỷ đồng đang bị phong tỏa tham gia sản xuất - kinh doanh.

    Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Standard Chartered nói, đề cập tới việc giảm lãi suất cơ bản trong lúc này không chỉ quá sớm mà còn tạo thêm áp lực đối với tâm lý trên thị trường, vì các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Chắc chắn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ theo dõi các động thái của Ngân hàng Nhà nước. Việc có thể nâng giới hạn tăng trưởng tín dụng từ 30 lên 40%, đặc biệt nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu, sẽ ít tác dụng hơn, vì mục tiêu ban đầu đã không thực hiện được khi tỉ lệ cho vay đã tăng 20% trong vòng 6 tháng đầu năm.

    Theo Deutsche Bank, hiện tại, rủi ro lớn hơn của Việt Nam không phải là những tác động từ bên ngoài mà là khó khăn của các ngân hàng trong nước. Tính đến nay, các ngân hàng đã sử dụng đến 2/3 mức tăng trưởng tín dụng 30% của năm 2008 này. Điều này có nghĩa là tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm nếu chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn giữ như cũ. Sự cắt giảm mạnh mẽ này cũng có nghĩa GDP sẽ giảm tốc đáng kể trong nửa cuối năm. Vì vậy, kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước còn tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lên mức 40%.

    Các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khoá của Chính phủ đang đi đúng hướng. Với độ trễ tác động chính sách từ 3-6 tháng, đáy của khó khăn kinh tế Việt Nam sẽ vào khoảng Quý 3/2008. Do vậy, trong nửa cuối năm nay sẽ cho thấy "độ trượt" của chính sách chống lạm phát, lúc đấy khu vực ngân hàng trong nước sẽ phải chịu sức ép đáng kể. Nếu như trong quý I và quý II/2008, ngân hàng vẫn còn được thừa hưởng thành quả của năm 2007 thì đến quý III và quý IV năm 2008, tình hình sẽ khó khăn hơn do tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao đã quay vòng xong trong khi các khoản cho vay vẫn chưa quay vòng xong; và các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường lãi suất cao nên khả năng trả nợ sẽ tiếp tục suy giảm; các chỉ tiêu khó có thể cải thiện nhanh.

    Dự kiến, các chính sách siết chặt tổng cầu sẽ được duy trì ít nhất hết quý III/2008. Tuy vậy, với việc giữ nguyên lãi suất cơ bản, tính thanh khoản của các ngân hàng sẽ được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp sẽ thấy dễ vay vốn hơn trong những tháng cuối năm 2008. Khu vực bất động sản khó hồi phục sớm, do vậy dẫn tới tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong khu vực ngân hàng.

    Cuối năm 2008 cũng sẽ là thời điểm để quyết định Việt Nam sẽ kết thúc bằng câu chuyện mở rộng hay thu hẹp những cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn.

    Thụy Du tổng hợp (DDDN)

Chia sẻ trang này