Các bác có xem VTV phỏng vấn TS. Lê Thẩm Dương giảng viên khoa ngân hàng ĐHKT TPHCM

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigBoyHanoi, 24/01/2009.

4343 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 19:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4653 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 25/01/2009, 06:49

    Anh chính thức rơi vào khủng hoảng

    Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm 1,5% trong quý thứ 4/2008 sau khi giảm 0,6% trong quý 3, Chính phủ Anh thông báo.

    Theo định nghĩa truyền thống, một quốc gia sẽ rơi vào thời kỳ khủng hoảng nếu có hai quý liên tiếp tốc độ phát triển GDP giảm. Điều này có nghĩa, Anh chính thức rơi vào khủng hoảng.

    Đây là kết quả được các chuyên gia dự đoán từ trước, khi tốc độ phát triển GDP của Anh trong quý thứ hai không còn tăng như trước đó.

    "Việc GDP ngày càng giảm mạnh là do dịch vụ và đầu ra sản xuất công nghiệp yếu", Văn phòng thống kê Quốc gia Anh phân tích.

    Đầu ra của các ngành sản xuất của nước Anh giảm 4,6% trong qúy bốn góp phần làm giảm năng lực sản xuất của cả nền kinh tế, Chính phủ Anh đánh giá.

    Sự giảm sút nghiêm trọng xuất hiện ở ngành xây dựng, mảng dịch vụ, đặc biệt là khách sạn - nhà hàng; và giao thông.
  2. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 25/01/2009, 07:19

    Các quỹ đầu tư đối mặt năm 2009 đầy chông gai

    Các quỹ một thời góp phần tạo nên làn sóng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đang rơi vào giai đoạn khó khăn nhất từ trước tới nay: lỗ lớn, thiếu tiền mặt, gọi vốn hay lập quỹ mới đều nan giải. Điểm bùng nổ của thị trường đã diễn ra, nhưng điểm tan vỡ vẫn chưa biết là đâu.

    Sự sụt giảm của Vn-Index đã tác động mạnh đến giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) của các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Có thời điểm NAV của các quỹ lớn tại Việt Nam giảm sâu tới 50-70%.

    Không chỉ mất giá NAV, những quỹ này đã giải ngân phần lớn số tiền mà họ huy động được trong năm 2006-2007. Đại diện một quỹ đầu tư cho biết, chỉ trong 3-6 tháng nữa là các quỹ sẽ cạn tiền. Trong khi đó, huy động vốn hay gây quỹ mới vào thời điểm này là rất khó khăn.

    Theo ông Louis Nguyễn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Saigon Asset Management (SAM), một nhà đầu tư mới đây đã huy động 1 tỷ USD cho 6 quỹ tại Việt Nam và tuyên bố rằng, trong 6 tháng qua, chưa một quỹ nào tại Việt Nam huy động thành công, nên "1 tỷ USD này là quỹ chót". Ông Louis Nguyễn cho rằng, số lượng quỹ cũng như tiền huy động được trong năm 2009 sẽ giảm rất nhiều so với 2 năm trước.

    Ông Dominic Scriven, Giám đốc Dragon Capital, cho biết một số quỹ đang tái cơ cấu danh mục, tất toán những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận và chuẩn bị huy động thêm vốn bên ngoài. Tuy nhiên, ông cho rằng: "Việc huy động thêm vốn ở thời điểm này tương đối khó khăn. Lạm phát của Việt Nam so với năm ngoái là cao, trong khi chỉ số P/E chung của thị trường niêm yết là 20-30, không thực sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Những yếu tố này sẽ rất khó thuyết phục nhà đầu tư bỏ thêm tiền".

    Hai công ty tài chính có hỗ trợ lớn cho các quỹ tại Việt Nam là CLSA và JP Morgan cũng đã ngừng nhiều hoạt động do khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Với tình hình khó khăn như hiện nay, đa số các quỹ phải thận trọng khi tái cơ cấu danh mục đầu tư. Họ chỉ bán ra những cổ phiếu đã có lời, hoặc triển vọng mang lại lợi nhuận không còn cao như trước. Việc Dragon Capital bán ra cổ phiếu CAN hay TAC là một minh chứng. Tương tự như vậy, VinaCapital bán ra 4 triệu cổ phiếu HPG trong tổng số hơn 14 triệu mà họ đang nắm giữ.

    Theo ông Nguyễn Hải Hà, Giám đốc đầu tư Quỹ Hanoi Fund, hiện có rất nhiều chứng chỉ quỹ đang được giao dịch dưới NAV. Việc này là do nhà đầu tư bán ra chứng chỉ quỹ khiến giá đi xuống, tương tự như khi họ bán ra cổ phiếu. "Chứng chỉ quỹ được giao dịch sâu dưới NAV tạo ra nhiều sức ép cho các công ty quản lý quỹ. Rủi ro bị thôn tính là rất lớn, vì các đối thủ chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ hơn số vốn ban đầu của quỹ là có thể thu gom chứng chỉ quỹ và thôn tính. Tất nhiên việc này chỉ có thể xáy ra nếu có người chấp nhận bán", ông Hà nhận định.

    Hầu hết quỹ tại Việt Nam là quỹ đóng nên không phải đối mặt với rủi ro rút tiền hàng loạt. Tuy nhiên, NAV của các quỹ đã giảm quá lớn và bất lợi, nên có thể làm gia tăng khả năng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ngắn hạn ra khỏi thị trường Việt Nam.

    Nhiều nhà quản lý quỹ cho rằng, lợi thế thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã thua các nước trong khu vực. Lý do là tại nhiều khu vực chỉ số P/E của các công ty chỉ là 3-7, trong khi nhiều công ty Việt Nam vẫn còn 20-30. Do đó, đầu tư tại nhiều thị trường khác vẫn có lợi nhuận hơn, mặc dù tiềm năng của Việt Nam vẫn tốt. Chính vì vậy, bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam không còn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư hiện nay đang kỳ vọng đến giữa năm sau khi thông tin rõ ràng thì tình hình có thể khả quan hơn dù thị trường lên hay xuống.

    Ông Hoàng Xuân Chính, Giám đốc Quỹ Enterprise Fund II (Mekong Capital) vẫn lạc quan cho rằng, các quỹ tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội để cạnh tranh với các nước khác trong khu vực như Thái Lan hay Philipines hoặc thậm chí Trung Quốc. Điều này có thể đạt được nếu các giải pháp kích cầu thị trường nội địa có hiệu quả, kiểm soát được những rủi ro của hệ thống ngân hàng do tỷ lệ nợ xấu bắt nguồn từ bong bóng thị trường nhà đất và những khoản đầu tư kém hiệu quả, để đạt được mức tăng trưởng GDP như kỳ vọng.
  3. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 25/01/2009, 07:12

    Kinh tế VN 2008 qua con mắt người nước ngoài

    Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đối mặt với giá cả tăng trong khi những hợp đồng giảm dần. Còn với giới chuyên gia, 2008 là năm đáng nhớ bởi những biến động trong và ngoài dự đoán mà nền kinh tế trải qua. Dưới đây là những cảm nhận họ chia sẻ với VnExpress.net.

    Ông Mytting Sigmund, quốc tịch Na Uy, kỹ sư đóng tàu tại Vinashin: Trong cả năm 2008, tôi đọc được nhiều thông tin nói về kinh tế Việt Nam trên báo chí trong nước và quốc tế. Tôi đã ở Việt Nam 5 năm và nhìn chung bức tranh kinh tế có nhiều màu xám hơn những năm trước. Khi tới các chợ hay siêu thị, trong năm tôi chưa thấy rõ tác động của kinh tế đến thói quen mua sắm của người dân, nhưng đến cơ quan thấy mọi người bàn tán nhiều về giá cả.

    Đến cuối năm, tôi mới nhận thấy không khí mua sắm không được như năm trước. Một số hợp đồng của chúng tôi cũng bị đối tác quốc tế trì hoãn. Nhưng có một điều ở người Việt Nam tôi thấy rất khác biệt so với những nước Đông Nam Á khác mà tôi đã làm việc, đó là sự lạc quan. Nhiều người nói đến những khó khăn kinh tế, nhưng họ luôn kỳ vọng vào những điều tốt hơn trong năm sau, thậm chí trong tháng sau. Tôi nghĩ đây là một dấu hiệu tốt.

    Ông Marko Hoehnisch, Tổng giám đốc 2M International Trading: Trong năm qua, tôi không thấy quá nhiều biến động so với những năm trước, hoạt động của doanh nghiệp chỗ tôi cũng không chịu nhiều nhiều tác động. Nhưng vấn đề của những năm trước, như hạ tầng yếu, giá cả tăng nhanh vẫn cần được khắc phục.

    Ông Shogo Ishii, Trợ lý giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): Kinh tế Việt Nam trải qua năm 2008 đầy biến động, và sẽ tiếp tục có một năm khó khăn ở phía trước. Việt Nam sẽ tăng trưởng trong năm tới, có điều chậm đi nhiều so với các năm trước, bởi các dòng vốn đầu tư đều ít đi, xuất khẩu cũng giảm. Việc kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ tác động mạnh đến các doanh nghiệp trong nước và hệ thống ngân hàng.

    Tôi cho rằng trong những tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã làm đúng khi thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát, và đến những tháng cuối năm đã nới lỏng dần. Nhưng việc nới lỏng cũng nên được làm một cách thận trọng, bởi nếu làm quá nhanh sẽ tạo áp lực lên tỷ giá. Việt Nam cần chú trọng đến các khoản đầu tư có hiệu quả và hỗ trợ những người dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến động kinh tế. Tôi cho rằng năm 2009 sẽ tiếp tục có nhiều thử thách, và các khó khăn mới chỉ bắt đầu..

    Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam: 2008 thực sự là một năm nhiều thử thách đối với Việt Nam. Nền kinh tế đã đối mặt với nhiều khó khăn nghiêm trọng ngay từ đầu năm, như lạm phát, thâm hụt thương mại tăng cao, tiền đồng chịu áp lực giảm giá trong 6 tháng đầu năm. Đến nửa năm sau, thị trường quốc tế lại xấu đi, khiến tăng trưởng chậm lại tác động đến nền kinh tế, và làm đời sống của nhiều người dân gặp khó khăn.

    Chính phủ Việt Nam đã có phản ứng tương đối phù hợp với tình hình, và giải quyết được một số khó khăn. Hiện họ cũng đi đúng hướng để giải quyết những vấn đề còn lại. Nhưng tôi cho rằng, Việt Nam cần kiểm soát tốt việc vay vốn và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là định kỳ cung cấp dữ liệu về kinh tế cho người dân, để ngăn chặn các tin đồn, sự hoảng sợ của người dân và những phản ứng mang tính phong trào như đã xảy ra trong năm 2008.
  4. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    ko cần bàn nhiều nhàm quá. Ai cũng biết năm 2009 còn khó khăn hơn năm trước mà vẫn ước thị trường nó lên thì lạ quá
  5. VLchua

    VLchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    456
    2009 sóng có thể ko mạnh bằng năm cũ nhưng tôi nhận định sẽ nhiều sóng cho chúng ta lướt hơn
  6. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    e nói là sẽ rất đau đớn cho thị trường đấy, ko chim lợn hay nói xấu thị trường đâu. Sự thật là sẽ mất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu đâu..
  7. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Nỗi lo suy thoái kinh tế nhấn chìm TTCK châu Á tuần qua
    TTCK châu Á sụt giảm đến tuần thứ 3 liên tiếp do lo ngại về khủng hoảng tài chính tăng cao, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp.

    Cổ phiếu của HSBC, ngân hàng lớn nhất tại châu Âu, hạ 11% sau khi chính phủ Anh và Mỹ buộc phải đưa ra kế hoạch giải cứu mới cho ngành ngân hàng.



    Một số chuyên gia dự đoán thua lỗ tín dụng của các tổ chức tài chính trên toàn thế giới có thể lên tới 3 nghìn tỷ USD.



    Cổ phiếu của Sony hạ 13% trong tuần sau khi công bố dự báo sẽ thua lỗ kỷ lục, cổ phiếu Samsung, hãng sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới, hạ 5,8% sau khi lần đầu tiên đã phải công bố thua lỗ.



    Chỉ số MSCI của TTCK châu Á hạ 5,2% xuống mức 80,32 điểm, mức thấp nhất từ ngày 05/12/2008. Chỉ số này như vậy hạ đến tuần thứ 3 liên tiếp, lần đầu tiên từ tháng 10.2008, chỉ số này có khoảng thời gian hạ dài như vậy.



    Trong chỉ số MSCI, cổ phiếu của nhóm ngành tài chính mất điểm nhiều nhất. Năm 2008, cổ phiếu nhóm ngành tài chính hạ tới 43% bởi suy thoái kinh tế nhấn chìm cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới.



    Chỉ số Nikkei 225 của TTCK Nhật hạ 5,9% trong tuần nay bởi đồng yên tăng giá lên mức cao nhất từ năm 1995 so với USD. Công ty xuất khẩu Nhật vì thế chịu nhiều tác động tiêu cực.



    Chỉ số chính của một loạt TTCK châu Á mất điểm ngoại trừ thị trường Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc tăng điểm bởi nhà đầu tư kỳ vọng vào kế hoạch giải cứu của chính phủ đối với nền kinh tế.
  8. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuyển hướng FDI
    Chuyển hướng FDI
    Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên phạm vi toàn cầu sẽ giảm mạnh vào năm tới.

    Trong báo cáo mới đây, UNCTAD cho biết, năm 2008, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tổng vốn FDI xuyên quốc gia trên toàn thế giới có khả năng sẽ giảm khoảng 10% so với mức FDI 1.883 tỷ USD năm 2007. Dự báo, nguồn vốn này sẽ giảm khoảng 15% vào năm 2009.

    Vừa qua, Hiệp hội Các Tổ chức thúc đẩy đầu tư thế giới (WAIPA) cũng đưa ra dự báo tương tự, theo đó, FDI trên phạm vi toàn cầu trong năm 2009 có thể giảm mạnh, ở mức 12-15% so với 2008.

    Ông Alessandro Teixeira, Chủ tịch WAIPA - cơ quan thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới toàn cầu và đại diện cho các thực thể từ 156 quốc gia và vùng lãnh thổ cho rằng, sự sụt giảm này phản ánh giá trị vốn vay giảm, giá cổ phiếu thấp và tình trạng rút vốn đầu tư trên quy mô lớn nhằm tránh rủi ro.

    "Thị phần FDI của các nền kinh tế đang nổi đã tăng lên 27% từ mức gần 20% trong thập kỷ qua. Trong khi đó, thị phần FDI của châu Âu đã giảm từ 49% xuống 43%; của Mỹ giảm từ 17% xuống 13%", ông Teixeira nhận định và cho biết thêm, thời gian tới, chính phủ nhiều nước có thể không tăng thuế do khủng hoảng, nhưng một số nước sẽ đưa ra các rào cản phi thuế quan, có tác dụng kép đối với các nhà đầu tư xuyên quốc gia.

    Như vậy, hoạt động FDI trong năm 2008 diễn biến trái với năm 2007. Năm 2007, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong nửa năm, luồng vốn FDI vẫn tăng 30% so với năm 2006. Tuy nhiên, luồng vốn này đã giảm đáng kể trong năm 2008 chủ yếu do hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) - yếu tố chính định hướng sự tăng giảm luồng vốn này - giảm mạnh.

    "Luồng vốn FDI tới các nước đang phát triển khá ổn định. Điểm đáng chú ý trong năm 2008 là sự sụt giảm trong hoạt động M&A", Tổng thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo giới. Theo thống kê của UNCTAD, tổng giá trị các vụ M&A xuyên quốc gia, tập trung chủ yếu giữa các nước đang phát triển trong 6 tháng đầu năm nay giảm 29% so với 6 tháng cuối năm 2007. Trong năm 2007, tổng giá trị các vụ M&A là 1.640 tỷ USD.

    Kết quả khảo sát những người đứng đầu tại 226 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới của UNCTAD cho thấy, trước khi chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, 21% số người được hỏi hy vọng rằng, tổng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ tăng khá trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 32% trong cuộc khảo sát tương tự cách đây 1 năm.

    Kết quả khảo sát của UNCTAD còn cho thấy, các lãnh đạo công ty lớn trên thế giới đều cho rằng, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil vẫn sẽ là những thị trường thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất.

    Năm ngoái, các nước phát triển tiếp tục thu hút phần lớn vốn FDI trên toàn thế giới. Trong số này đứng đầu là Mỹ. Tiếp đến là Anh, Pháp, Canada và Hà Lan. Năm 2007, Mỹ cũng là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất.

    Trong cùng thời gian trên, vốn FDI vào các nước đang phát triển là 500 tỷ USD, trong đó châu Phi thu hút lượng vốn kỷ lục: 53 tỷ USD.(Theo báo chí nước ngoài).
  9. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Đây mới là tổn thật thật lớn :D

    Hoa hậu Brazil qua đời

    Người đẹp Mariana Bridi da Costa bị cắt cụt chân tay do nhiễm trùng đường tiểu cấp tính đã qua đời vào sáng 24/1 khi mới 20 tuổi và đang là gương mặt model sáng giá trên thế giới.


    Mariana Bridi da Costa được phát hiện nhiễm Pseudomonas aeruginosa vào tháng 12 năm ngoái và vi khuẩn lây lan nhanh chóng. Loại vi khuẩn này được chứng minh là vô cùng kháng thuốc vì thế bác sĩ đã buộc phải cưa chân tay của cô. Khi hay tin cô bị bệnh, hàng trăm bài viết động viên của người hâm mộ khắp nơi trên thế giới đã được gửi về trang web của cô. Điều này đã nâng cao tinh thần của Mariana Bridi da Costa khiến cô trở lên thoải mái hơn và bày tỏ khát vọng được sống dù phải cưa chân tay. Tuy nhiên việc làm này vẫn không thể giữ được tính mạng người đẹp.

    ?oChúa ở trong trái tim chúng ta và ông muốn cô ấy đi cùng ngay bây giờ?, cha của Mariana Bridi da Costa nói với báo chí bên ngoài bệnh viện, nơi con gái chết. ?oTôi không thể chấp nhận chuyện con gái chúng tôi không còn ở lại cuộc đời này?, ông Agnaldo Costa nghẹn ngào.

    Mariana Bridi da Costa bắt đầu bước vào nghề người mẫu từ năm 14 tuổi với khát vọng đưa cuộc sống gia đình thoát khỏi nghèo túng. Cha cô làm nghề lái taxi và mẹ cô làm người lau dọn nhà. Năm nay 20 tuổi, Mariana Bridi Costa từng tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới Brazil năm 2006 và đoạt ngôi Á hậu 2. Vài tháng sau, cô đại diện Brazil dự thi Gương mặt Hoàn vũ tại Ghana. Tại đây, người đẹp trở thành Á hậu 2. Năm 2007, Mariana tiếp tục dự thi Hoa hậu Thế giới Brazil. Lần này cô đoạt ngôi Hoa hậu vùng Đông Bắc. Với danh hiệu này, cô được mời tham dự cuộc thi Hoa hậu Bikini Quốc tế, tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc. Mariana đoạt giải Người mặc áo tắm đẹp nhất và xếp thứ 6 chung cuộc. Tổ chức Miss World Brazil đánh giá cô là một ví dụ điển hình về một ai đó "biết cách thay đổi cuộc sống của mình.?

    Một tiếng sau khi Mariana Bridi da Costa qua đời, hàng tá các nhóm tưởng niệm đã được lập trên Facebook. Trên trang Orkut - một trang web phổ biến nhất trong trang web mạng xã hội của Brazil cũng tràn ngập các bài viết thương tiếc cô.

    Buổi tang lễ dành cho Mariana Bridi da Costa đã diễn ra vào chiều thứ bảy, ngày 24/1 tại thị trấn Marechal Floriano quê hương cô.
  10. dangkhoa0311

    dangkhoa0311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết các bác thế nào chứ em thì bây giờ hình như bị dị ứng với các bài phân tích với cả tích phân của mấy bác học cao, hiểu rộng kiểu như bác LTD này rồi. Toàn các bác tự nhận là chuyên gia chứng khoán nhưng có khi cả đời chẳng dám mua lô nào. Phân tích với dự đoán thì toàn nói chung chung, năm ăn năm thua giống hệt anh Gia Cát Dự trong gặp nhau cuối năm.
    Em cũng xin nhận là chiên gia giống bác LTD và mạo muôi dự đoán về thị trường năm 2009 như thế này: các nhà đầu tư mua CP thời điểm này là tốt, một là thắng hai là thua không thể khác được. Nếu giá không tăng thì hưởng cổ tức cũng không sao, nếu DN lỗ mà không trả cổ tức thì cổ phiếu vẫn còn đấy, cũng chẳng mất đi đâu.
    Các bác nhớ kiểm chứng giúp em ạ.

Chia sẻ trang này