Các đại gia tài chính ngân hàng đã kinh doanh trên xương máu bà con nhỏ lẻ như thế nào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dragonboy1080, 22/08/2012.

4158 người đang online, trong đó có 378 thành viên. 12:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 33182 lượt đọc và 195 bài trả lời
  1. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    10
    Đưa vào mục đầu tư tài chính dài hạn ạ
  2. boomck

    boomck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2012
    Đã được thích:
    5.482
    Theo báo đầu tư chứng khoán thì một ngân hàng TMCP vốn chủ sở hữu chỉ là 3.000 tỷ đồng, nhưng riêng tiền cho cổ đông vay đã lên tới… 2.300 tỷ đồng. ~X~X~X~X
  3. boomck

    boomck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2012
    Đã được thích:
    5.482
    Theo báo thanh niên online Chính thức khỏi tố bắt giam Trùm Kiên nhiều tình tiết vãn chứa được tiết lộ hấp dẫn quá

    chắc phải ra hàng sớm thôi
  4. danghiep81

    danghiep81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2009
    Đã được thích:
    37
    Mình rất đồng ý với Dragonboy1080, nhưng mội thứ vẫn đi đúng qui luật của kinh tế chính trị-kinh tế thị trường. Ở nước ngoài không có vì họ đã qua, Nói một cách công bằng thì sự phát triển dựa trên đâu tư vay mượn mà không dựa vào sản xuất và sức mua của người dân thì sản sinh ra những tài phiệt như BK là đúng mắt xích.
  5. khiconxuongnui

    khiconxuongnui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Đã được thích:
    2
    Người dân gửi tiền vào ngân hàng thực chất là khoản tiền đầu tư đối với người dân, họ nhận được lãi từ ngân hàng theo cam kết thì có nghĩa là họ đạt được mục đích, kỳ vọng của họ.
    Rủi ro của người dân ở đây có nguyên nhân từ toàn thể xã hội chứ không phải là chỉ có chiêu mỡ nó rán nó của các ngân hàng, bác biết rằng ở VN thì Việc phá sản đối với ngân hàng chỉ xảy ra với tỷ lệ rất thấp, có thể nói gần bằng 0 => Người gửi tiền có rủi ro =0. Cái thiệt ở đây của người dân là từ nhiều lĩnh vực như doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, không tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Chiêu mỡ nó rán nó của các đại gia ngân hàng chỉ là một phần nhỏ đối với những thiệt thòi mà người dân gánh chịu.
    Chính những khoản chi ngân sách khổng lồ và đầu tư tín dụng tràn lan của các ngân hàng mới làm cho dân thiệt thòi nhất. Số tiền các ngân hàng dùng để mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ thôi.
    [-X[-X[-X
  6. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    10
    Không bác ạ. Vì bác là cổ đông (nhà đầu tư) thì bác đã chấp nhận rủi ro cao hơn (gửi ngân hàng) rồi!

    HAG và VIC phát hành trái phiếu càng nhiều thì nhà đầu tư càng được lợi (nếu công ty còn làm ăn có lãi).

    Tại vì khi công ty có tỷ lệ đòn bẩy càng lớn (kinh doanh bằng tiền của người khác chứ không phải bằng tiền của chủ sở hữu) thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thu được sẽ càng cao

    Em nhắc lại đấy là trong trường hợp công ty làm ăn có hiệu quả nhé. Nếu nó đang lỗ rồi thì việc vay nợ chỉ là để câu giờ để qua giai đoạn khó khăn thôi ==> không ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến cổ đông
  7. boomck

    boomck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2012
    Đã được thích:
    5.482
    “Quyền lực ngầm”
    SGTT.VN - Xen giữa phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình hôm qua, 21.8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải nhắc nhở người đứng đầu ngành ngân hàng về các chức danh của một nhân vật thuộc dạng chóp bu trong giới tài phiệt ngân hàng vừa xộ khám: bầu Kiên.

    [​IMG]
    Nếu không có đơn gửi đến ******* thì cái kiểu “kinh doanh trái phép” đầy quyền lực của bầu Kiên bao giờ mới được ngành ngân hàng phát hiện?
    Cụ thể, Thống đốc Bình có phân trần là các chức vụ “phó chủ tịch HĐQT ACB” rồi “hội đồng sáng lập” mà bầu Kiên đặt ra không có ý nghĩa gì cả, vai trò của bầu Kiên rất mờ nhạt trong các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đang ồn ào trong chiến dịch tái cơ cấu các ngân hàng thương mại của Chính phủ. Thế nhưng Phó Chủ tịch Kim Ngân thì lại bảo các chức danh đó không có vai trò gì, không ý nghĩa gì sao NHNN lại cứ để điều đó tồn tại mãi, sao không ra tay xử lý dứt điểm ngay để dư luận đỡ hiểu nhầm?
    Thực sự thì về lý, một thống đốc NHNN không thể đủ thì giờ quan tâm đến từng chức danh của từng cá nhân có vốn góp vào các NHTMCP nên nói ông Bình phải chịu trách nhiệm thì cũng là khiên cưỡng. Thế nhưng trong giới tài phiệt kinh doanh ngân hàng thì chỉ có 3 - 4 “ông bầu” nổi đình nổi đám, trong đó có bầu Kiên. Sự nổi đình nổi đám này không chỉ là các phát ngôn, hành động của bầu Kiên trong lĩnh vực đầu tư bóng đá mà nó hiển hiện ở ngay hoạt động của ba công ty đầu tư tài chính có đăng ký kinh doanh tại Hà Nội (trong đó có ít nhất hai công ty có tên liên quan đến ACB hoặc Á Châu) mà bầu Kiên giữ vị trí chủ tịch HĐQT.
    Trong văn bản thông báo vắn tắt về quyết định khởi tố, bắt giam bầu Kiên, bộ ******* chỉ nói ngắn gọn là ông Kiên có dấu hiệu phạm tội “kinh doanh trái phép” trong việc sử dụng ba công ty con nói trên vào các thương vụ chuyển nhượng vốn…
    Trả lời chất vấn, Thống đốc có thừa nhận về sự yếu kém của hệ thống thanh tra, giám sát của NHNN. Mức độ yếu kém này cụ thể như thế nào, yếu về số lượng hay về chất lượng, không thấy Thống đốc báo cáo cụ thể song nhiều người tỏ ra rất ngạc nhiên về tuyên bố này. Bởi mới cách đây chưa đầy năm, những hành vi hết sức đơn lẻ giữa các cá nhân với nhau như việc thỏa thuận lãi suất, việc mua bán ngoại tệ lẻ hay việc vận chuyển vài ký vàng cũng bị phát giác, được Thống đốc yêu cầu trừng trị cực kỳ nghiêm khắc, thì việc bầu Kiên dùng các chức danh “không có ý nghĩa” để hoạt động trong giới ngân hàng lẽ nào NHNN lại chẳng hay?
    Vụ bắt giữ bầu Kiên được bắt đầu từ lá đơn tố giác gửi đến bộ *******. Nếu không có đơn như thế gửi đến ******* thì cái kiểu “kinh doanh trái phép” đầy quyền lực của bầu Kiên bao giờ mới được ngành ngân hàng phát hiện?
    Thep Pháp Luật TP.HCM

    Bài báo này đề cập đến vấn đề bảo kê cho Bầu Kiên mà ông Bình không dám nói ra

    có lẽ sau vụ này sẽ ra mặt thêm vài vài em có liên quan
  8. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81

    Vấn đề đặt ra là theo điều 117 của tổ chức tín dụng sửa đổi, thì một ngân hàng o được phép cho vay o đảm bảo, cấp tin dụng ưu đãi cho các đối tượng sau:

    -cổ đông lớn, cổ đông sáng lập
    -Các công ty con công ty liên kết của ngân hàng

    Và ngân hàng phải tuân thủ là tổng dư nợ đối với một tổ chức cá nhân có liên quan o được vượt 25% vốn điều lệ,thanh tra ngân hàng nhà nước cần phải làm rõ các khoản vay đối với các thành viên sáng lập như BK hoặc tổng dư nợ một tổ chức tín dụng đối với một cá nhân có liên quan xem có vượt quá 25% vốn điều lệ o?

    Chawnrng hạn vốn của ngân hàng BCD là 10 k tỉ, vậy tối đa là họ có thể cho vay là 2.5k tỉ cho một đối tượng có liên quan ( bao gồm ông ta và công ty mà ông ta hoặc gia đình ông ta có liên quan)
  9. banmaixanh6688

    banmaixanh6688 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/05/2012
    Đã được thích:
    19
    Rất nhiều anh em bạn bè tôi là Doanh nhân chân chính lao động vất vả cực nhọc đã ngã xuống, tay trắng trong vài năm qua bởi sự hút máu khủng khiếp nguyên nhân chính từ nhóm lợi ích NH gây ra.
    Tôi mong công lý phải trả lại cho họ=D>=D>=D>=D>=D>=D>

  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    10
    Tớ không có con số chính thức về khoản tiền mà ACB, STB, EIB v.v.. đã dùng để mua trái phiếu các công ty của BK

    Nhưng rõ ràng các đại gia tay không bắt giặc, mỡ nó rán nó thâu tóm các ngân hàng rồi cho các khách hàng "toàn người trong nhà cả" vay đã đẩy tiền gửi vào rủi ro rất cao.

    Ngay cả khi được "tái cơ cấu", "cứu", "hỗ trợ" thì cái rủi ro cho tiền gửi đó không hề mất đi mà...chuyển ra cho cả nền kinh tế (hòa cả làng, cả nước cùng chịu mà)

Chia sẻ trang này