Các ngân hàng lại làm động thái mới báo hiệu điều gì đây các bác

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 24/11/2010.

3747 người đang online, trong đó có 416 thành viên. 11:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5001 lượt đọc và 71 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tranh luan soi noi nhung suy cho cung ai la thu linh day :

    Chuyện các ông Thống đốc lên diễn đàn Quốc hội

    Sự phân vai không rõ ràng khi phát ngôn về tỷ giá, lãi suất giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đương nhiệm với Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia được đại biểu Quốc hội đem ra
    chất vấn Thủ tướng.

    [​IMG]Thủ tướng ******************** từng kiêm nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khi đó cấp phó của ông là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Ảnh: TTXVN
    Theo đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia do Thủ tướng thành lập có chức năng chủ yếu là tư vấn, giám sát chính sách, thế nhưng ngày 4/11 vừa qua tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy lại đứng ra công bố về tỷ giá, lãi suất, một việc mà theo bà Mai lẽ ra thuộc trách nhiệm phát ngôn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
    Tại buổi họp này, Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy tuyên bố chủ trương để lãi suất vận hành theo cơ chế thị trường. Nhưng theo bà Mai, tuyên bố này không những không hạ nhiệt thị trường mà còn khiến đôla, giá vàng có biểu hiện bất thường.
    "Tôi đề nghị Thủ tướng có ý kiến về tình hình trên, đặc biệt đối với những phát ngôn, những thông tin cần được minh bạch, công khai và chính xác, có trách nhiệm để không mang lại những hiệu ứng tiêu cực đối với thị trường", bà Mai chất vấn Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội sáng 24/11.
    Bà Mai là một người ngoại đạo với ngành ngân hàng. Chất vấn của bà cũng chỉ đề cập một phần câu chuyện nên không phải ai cũng có thể hiểu ngọn ngành. Nhưng với những người trong ngành, đây thực sự là vấn đề đáng lưu tâm. Bởi câu chuyện không chỉ gói gọn trong việc ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính được nói cái gì hay ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải nói cái gì, mà nằm ở chỗ lời nói của ông nào là thông điệp chính thức của Chính phủ.
    Buổi họp của Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng diễn ra tối 3/11 khi thị trường vàng và ngoại tệ đang lên cơn sốt, giá đôla tự do cao hơn ngân hàng tới gần 1.500 đồng. Sáng hôm sau, khi Ngân hàng Nhà nước chưa phát đi bất cứ thông điệp gì với thị trường thì Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia bất ngờ mời phóng viên đến trao đổi về kết luận của buổi họp.
    [​IMG]Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy là người tiền nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: Nhật Minh
    Ngay khi bắt đầu, Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy nhấn mạnh đây là công việc đột xuất không có trong kế hoạch của Ủy ban và ông phải gặp báo chí theo yêu cầu của Thường trực Chính phủ nhằm truyền đạt chủ trương mới về vấn đề lãi suất, tỷ giá. Ông cho biết Chính phủ đồng ý để Ngân hàng Nhà nước bơm ngoại tệ mạnh tay hơn để phục vụ các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu, thay vì chỉ nhỏ giọt như thời gian qua. Cùng với việc bơm ngoại tệ, ông cho biết Chính phủ chủ trương để lãi suất tiền đồng vận hành theo cơ chế thị trường, thay vì yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp như trước đây. Điều này đồng nghĩa với việc “chấp nhận lãi suất trên thị trường tăng lên”.
    Việc Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố những thông tin chính sách thay cho Ngân hàng Nhà nước khiến nhiều người thắc mắc, song đa phần đều tin tưởng vì ông Lê Đức Thúy từng đảm đương vai trò Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lại là người có tài diễn thuyết nên ông được Chính phủ chọn để phát đi thông điệp nhạy cảm cũng không phải là việc quá khó hiểu.
    Tuy nhiên, thị trường thực sự nhiễu thông tin khi vài ngày sau đó, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản (từ 8% lên 9%) nhưng lại "bật đèn xanh" để Hiệp hội Ngân hàng thống nhất với các thành viên khống chế lãi suất huy động tiền đồng không quá 12% một năm. Về việc bơm ngoại tệ cho thị trường, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng chỉ dè dặt tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cho các nhu cầu thiết yếu, chứ không cam kết bán mạnh tay hay đáp ứng đủ nhu cầu. Mà thực tế nhiều ngày sau đó, lượng bán cho ngân hàng cũng rất khiêm tốn.
    Sự nhiễu loạn thông tin đã dẫn tới hệ quả nhiều ngân hàng phá vỡ thỏa thuận, âm thầm đẩy lãi suất vượt 12% một năm, tỷ giá trên thị trường tự do có giảm đôi chút nhưng vẫn neo ở mức cao trên 21.000 đồng. Doanh nghiệp thì căn cứ vào tuyên bố bơm mạnh ngoại tệ để căn vặn ngân hàng không chịu bán đủ nhu cầu, thậm chí có đơn vị đòi chủ tịch, tổng giám đốc ngân hàng ký xác nhận không có nguồn để bán.
    [​IMG]Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc đương nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Nhật Minh
    Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Thủ tướng ******************** cho biết ông đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hợp tác với nhau, làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình trên tinh thần có lợi cho đất nước, cho nền kinh tế.
    "Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng nguyên là Thống đốc Ngân hàng. Khi tôi kiêm nhiệm Thống đốc Ngân hàng thì 2 đồng chí này làm Phó Thống đốc. Trong cuộc họp tôi có nói các đồng chí phối hợp với nhau, họp báo nói thế nào, trình bày thế nào để chủ trương về kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, điều hành tỷ giá lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện nước ta. Còn cách nói, cách diễn đạt mỗi đồng chí có thể có chỗ này, chỗ khác thì chúng ta rút kinh nghiệm", Thủ tướng nói.
    Sau lời giải thích của Thủ tướng, đại biểu Mai không chất vấn thêm, Quốc hội cũng không có đại biểu nào đề cập tới vấn đề này. Nhưng thị trường kỳ vọng một thông điệp rõ ràng hơn thế, rằng Chính phủ chấp nhận để lãi suất tiền đồng theo cơ chế thị trường nhằm giảm áp lực với tỷ giá đồng đôla, hay vẫn muốn lãi suất vận hành hợp lý nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Gần như "bất lực" trước nạn loạn cào cào lãi suất tiền đồng, Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản gửi Thủ tướng mong muốn nắm rõ hơn chủ trương của Chính phủ.
    Trong lúc chờ thông điệp chính thức, các ngân hàng vẫn âm thầm đẩy lãi suất huy động lên cao, khiến dòng tiền chạy loạn từ nơi này đến nơi khác. Có nơi đã đưa lãi suất huy động lên 15% và phần đông trong số khách hàng lũ lượt kéo đến gửi tiền những ngày qua là "giật" được từ ngân hàng khác.
    Lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên ngưỡng mới và đang tiệm cận mức kỷ lục của năm 2008, vượt qua khả năng chịu đựng của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nơi đang chắt chiu vượt khó nhằm duy trì công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Hôm qua, Hiệp hội Thép đã chính thức lên tiếng về chuyện doanh nghiệp hội viên phải vay với lãi suất 19%. Nhiều người đang tính tới chuyện nếu có tiền thà đi gửi ngân hàng còn hơn đầu tư sản xuất kinh doanh không lợi nhuận.

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên ngưỡng mới và đang tiệm cận mức kỷ lục của năm 2008, vượt qua khả năng chịu đựng của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nơi đang chắt chiu vượt khó nhằm duy trì công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Hôm qua, Hiệp hội Thép đã chính thức lên tiếng về chuyện doanh nghiệp hội viên phải vay với lãi suất 19%. Nhiều người đang tính tới chuyện nếu có tiền thà đi gửi ngân hàng còn hơn đầu tư sản xuất kinh doanh không lợi nhuận.

    len tan quoc hoi la to chuyen rui ! chi con mot kenh la chung moi thoa nhu cau nay thoi nhe !

    ___________________________

    cai gi ma qua muc cung khong tot !
  3. Macho

    Macho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    94
    he he chít con vàng nhé
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Còn tiền đâu mà bơm với vá , hạn mức tín dụng 25% cũng hết rồi cả trăm thứ dự án cần tiền , cả khối NH đang cần tăng vốn nữa kìa trong đó cổ đông nhà nước không ít vậy thì tiền đâu ? Ls ngày càng lên cao áp lực càng lớn có lẽ chỉ còn nhờ VNI như vị cứu tinh mà thôi
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    chet la phai roi thoi buoi kho khan nay an manh thoi an dam the sao khong chet

    ____________________________

    da canh bao

    http://f319.com/home/1347763

  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    cuoi nam 2008 dau nam 2009 du yeu to tao thanh van moi chua cac bac :-bd

    Trich :

    Lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên ngưỡng mới và đang tiệm cận mức kỷ lục của năm 2008, vượt qua khả năng chịu đựng của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nơi đang chắt chiu vượt khó nhằm duy trì công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Hôm qua, Hiệp hội Thép đã chính thức lên tiếng về chuyện doanh nghiệp hội viên phải vay với lãi suất 19%. Nhiều người đang tính tới chuyện nếu có tiền thà đi gửi ngân hàng còn hơn đầu tư sản xuất kinh doanh không lợi nhuận.
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tien cho dai le cung co con so cu the roi nha ;

    Chi 218 tỷ đồng cho Đại lễ Thăng Long


    [​IMG]

    Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định Chính phủ chỉ chi 218 tỷ đồng, chứ không phải 94.000 tỷ như có cáo giác, cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
    Các hoạt động lễ hội kết thúc với tuần lễ kỷ niệm tại thủ đô Hà Nội đầu tháng 10.
    Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, ông Vũ Văn Ninh khi trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Dũng đã nói khoản tiền mà Chính phủ dành cho dịp lễ hội này là 218,4 tỷ đồng (11 triệu đôla Mỹ).
    Con số này không bao gồm các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhân dịp 1.000 năm Thăng Long, vì theo ông Ninh, "không có lễ vẫn phải làm".
    Tuy nhiên, ông nói chưa rõ các tỉnh, nhất là Hà Nội, chi phí bao nhiêu cho dịp lễ.
    Hồi đầu tháng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tuy không công bố chính thức ngân sách phục vụ đại lễ, đã cho hay việc thành phố quyết định không bắn pháo hoa đã tiết kiệm được gần 5 tỷ đồng.
    Các nguồn tin chưa được kiểm chứng xung quanh dịp lễ đưa ra các con số khác nhau, cao nhất lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, tương đương 10% GDP trong nước.
    Ông bộ trưởng đã bác bỏ hoàn toàn con số này.
    Đại biểu Nguyễn Lân Dũng trong câu hỏi của mình cũng thắc mắc về thông tin Nhà nước đã mua 2.000 viên ruby từ Châu Phi để lắp vào 1.000 con rồng với giá 800 đôla Mỹ/con; nhằm kỷ niệm Đại lễ.
    Câu trả lời của ông bộ trưởng tài chính là ông cũng chỉ nghe tin này trên báo chí và trên mạng.
    Ông nói: "Tôi nắm được là một công ty cổ phần thực hiện, tôi chưa biết mặt mũi công ty này nhưng có dự kiến làm 1.000 con rồng ấn ngọc bằng tiền của doanh nghiệp".
    "Còn chính xác gắn bao nhiêu viên và như thế nào thì tôi không biết.”
    Ngân sách cho Đại lễ Thăng Long-Hà Nội là chủ đề quan tâm của nhiều người, nhất là khi trong dịp Hà Nội ăn mừng sinh nhật thứ 1.000 thì miền Trung Việt Nam cũng trải qua cơn lụt khủng khiếp nhất trong nhiều năm.
    Cho tới nay, vẫn chưa có thống kê chính xác tổng chi phí cho đợt lễ lạt này là bao nhiêu.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/101126_hanoi_celebration_cost.shtml
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    tiết kiệm nhiều thế , vậy mấy bác nhận gởi xe dịp lễ ăn khẳm rồi ^:)^

    Tiết kiệm 5 tỷ đồng vì không bắn pháo hoa


    [​IMG]

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho hay thành phố đã tiết kiệm gần 5 tỷ đồng (256.000 đôla Mỹ) khi không bắn pháo hoa dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
    Sau vụ nổ tại Mỹ Đình hôm 03/10 làm bốn người chết, ban tổ chức đã quyết định chỉ bắn pháo hoa ở một điểm thay vì 29 điểm như kế hoạch từ trước.
    Tuy nhiên, ông Thảo không xác nhận chính thức tổng chi phí cho dịp đại lễ bị nhiều người chỉ trích là "tốn kém" mà chỉ nói giới chức "đang tổng hợp" các con số chính thức.
    Các nguồn tin chưa được kiểm chứng đưa ra các con số khác nhau, cao nhất lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, tương đương 10% GDP trong nước, mà họ cho là đã đổ vào các hoạt động kỷ niệm đại lễ.
    Ông Nguyễn Thế Thảo nói với các phóng viên bên lề cuộc họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội:"Theo tôi đó là phát biểu cảm tính".
    Trước đó, Bộ trưởng bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng khằng định con số chi phí không như đồn đoán.
    Thế nhưng cho tới nay, gần một tháng sau khi buổi lễ chính diễn ra, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác.
    Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo hứa sẽ có báo cáo trình Quốc hội: "UBND Hà Nội sẽ phải báo cáo vấn đề này với Hội đồng nhân dân, Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội".
    Ông nói: "Chúng tôi đang tổng hợp".
    Phi lợi nhuận


    Ông Thảo được báo chí trong nước trích lời nói, nhiều khoản chi trong dịp này là để xây dựng các công trình có thời gian sử dụng lâu dài, chứ không chỉ riêng phục vụ đại lễ.
    Hệ thống đèn chiếu sáng và trang trí là nhằm có một Hà Nội "sáng, xanh, sạch và đẹp", các tiêu chí mà ông chủ tịch nói là của "một đô thị văn minh".
    Trong khi đó, ông bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch nói việc tổ chức các hoat động k̉ỷ niệm từ đầu năm tới nay mới chỉ bằng một nửa dự toán.
    Ngoài đại lễ 1.000 năm Thăng Long, bộ này được giao tổ chức các đợt kỷ niệm khác như ngày thành lập Đảng Cộng sản, ngày sinh Hồ Chủ tịch và ngày Quốc khánh...
    Ông Hoàng Tuấn Anh nói: "Tất cả các hoạt động từ đầu năm đến giờ so với dự toán mới là 57,5%, tại thời điểm báo cáo xuất chi là 88 tỷ đồng".
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ha noi phattrien khiep qua :

    CNN: Hà Nội đang dần mất đi nét Á đông?

    Chủ nhật, 28/11/2010 07:08
    [​IMG] Nóc chữ V của tháp Vietinbank.

    (DVT.vn) - Từng được gọi là "thành phố châu Á nhất châu Á", nhưng tăng trưởng nhanh chóng đang đe dọa biến Hà Nội thành một thứ siêu đô thị khác.

    Đó là nhận định của CNNGo khi đề cập đến những đổi thay trong thời gian gần đây của Hà Nội.

    Từng được mô tả như một thành phố mang đậm nét Á Đông nhất châu Á trong Cẩm nang du lịch Frommer, Hà Nội gợi lên hình ảnh những tòa biệt thự kiểu Pháp nằm trên những đại lộ rợp bóng cây hay những quán phở ven đường trong khu phố cổ, chứ không phải là thành phố với những tòa nhà chọc trời và giao thông lộn xộn.

    Hà Nội là một đô thị đang bùng nổ, dẫn chứng rõ nét là tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark sắp sửa khánh thành tại khu vực trung tâm thương mại mới của Hà thành – nơi mà trước đó 5 năm vẫn chỉ là đất canh tác. Tòa tháp chính của dự án 1.05 tỉ USD do Hàn Quốc đầu tư này cao 336 m, với 68 tầng, trở thành tòa nhà cao nhất Đông Nam Á.

    “Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa của người Việt Nam và dự án của chúng tôi giờ một biểu tượng cho sự thịnh vượng của thành phố đang phát triển này ” - ông Ha Suk Jong, chủ tịch tập đoàn Keangnam-Vina phát biểu.

    [​IMG]
    Hình ảnh Vietinbank Tower, tòa nhà 68 tầng tại Hà Nội do công ty Foster + Partners của Anh thiết kế.
    Lễ động thổ khởi công xây dựng vừa diễn ra trong thời gian gần đây.


    Keangnam đặt ra những tiêu chuẩn mới

    Có rất nhiều ý kiến trái chiều từ khi dự án xây dựng Keangnam Hanoi Landmark Tower bắt đầu khởi công. Dự án này ấn tượng không chỉ về chiều cao tháp Keangnam đứng thứ 17 thế giới, mà còn về số vụ tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thi công.

    Nó thu hút sự quan tâm của xã hội nhiều đến nỗi hồi cuối năm 2008, một nhóm cựu chiến binh Hà Nội đã từng lên tiếng thách đố nhà đầu tư về thời hạn hoàn thành công trình với số tiền cược lên tới 1 tỷ VND nếu phần móng cơ bản của công trình có thể hoàn thiện trước dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội (đại lễ được tổ chức vào đúng dịp tháng 10/2010).

    Nhưng dự án này giờ đây đã đi vào chặng cuối và theo như ông Ha, 90% các căn hộ trong hai tòa tháp 47 tầng đã được chào bán.

    Inter Continental & Resorts đã kí kết hợp đồng triển khai một khách sạn 383 phòng tại khu liên hợp này, trong khi các khu văn phòng hạng A của tòa nhà được kì vọng sẽ thu hút những công ty danh tiếng trong và ngoài nước.

    [​IMG]
    Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower sắp sửa được hoàn thành.

    “Mốt” cạnh tranh xây nhà chọc trời

    Dự án của Keangnam đã thiết lập được những tiêu chuẩn hàng đầu nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có đối thủ cạnh tranh. Công ty xây dựng Petro Vietnam JSC, doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà chọc trời 102 tầng với tổng vốn đầu tư 1.2 tỉ USD. Tòa nhà 528 mét này có thể trở thành tòa nhà cao thứ hai châu Á chỉ xếp sau tháp Buri Khalifa của các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE).

    Mới đây là lễ khởi công xây dựng tòa nhà 65 tầng, cao 267 m, dự án 400 triệu USD do Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đầu tư. Tiếp đến là mô hình tòa tháp Vietin Bank 68 tầng do công ty Foster + Partners của Anh thiết kế cũng đã “trình làng”.

    Xu hướng xuất hiện các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội bắt đầu vào năm 2007, khi Tổng Cty Vinaconex đưa vào sử dụng tòa nhà cao 34 tầng tại khu đô thị mới Trung Hòa- Nhân Chính với vốn đầu tư 400 tỷ VNĐ, lúc đó được coi là tòa nhà cao nhất Thủ đô. Nhưng hiện nay các tòa nhà trên đang nhanh chóng trở thành chú lùn, khi tòa tháp đôi Keangnam Hanoi Landmark Tower xuất hiện.

    [​IMG]
    Tòa nhà 34 tầng tại khu Trung Hòa - Nhân Chính của Vinaconex.
    Với xu thế này, độ cao trung bình của các toà nhà cũng dự báo tiếp tục tăng lên, tới đây phổ biến sẽ là 45-50 tầng.

    Sự phát triển chóng mặt hiện vẫn đang là trọng tâm tranh luận của rất nhiều người, đặc biệt với những ai luôn trân trọng những di sản kiến trúc truyền thống của đất Hà thành. Trả lời phóng vấn một tờ báo địa phương, tác giả của cuốn “Hà Nội: Tiểu sử một thành phố”, giáo sư William Logan, bày tỏ lo ngại “những áp lực biến Hà Nội thành siêu đô thị hiện nay”.

    Nhưng theo Matthew Powell, giám đốc chi nhánh Hà Nội của tập đoàn bất động sản Savills Vietnam trực thuộc Vương quốc Anh, những thay đổi đó là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là phải làm cách nào để thích ứng nó.

    “Hà Nội là một trong số những thành phố độc nhất vô nhị ở châu Á, nhưng dù muốn hay không thì nó vẫn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Với những kế hoạch và hệ thống tốt, có kiểm soát chặt chẽ, thành phố vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của lượng dân số ngày càng tăng mà không làm mất đi vẻ quyến rũ tiềm ẩn”, ông Powell nhận định.

    Con rồng đang lên

    Năm 1010, thủ đô Hà Nội đã được hình thành với cái tên Thăng Long mang ý nghĩa rồng bay lên – sau khi vị vua Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng thần bí cất cánh bay lên từ bãi bùn lầy. Ngay lập tức, ông ban chiếu dời đô với niềm tin kiêu hãnh rằng kinh đô rồng bay của mình sẽ trường tồn mãi muôn đời.

    Trải qua bao biến cố trong suốt chiều dài lịch sử 1000 năm, Hà Nội đang trên con đường phát triển thịnh vượng hơn bao giờ hết. Và con rồng châu Á vẫn tiếp tục bay cao.
    Quỳnh Anh
    Theo CNNGO
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    nam that chat hang hot nhe !

Chia sẻ trang này