1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Các ông bố bà mẹ có con nhỏ cần lưu ý tin quan trọng này vì sức khoẻ con em. Xin MOD để topic này ở

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 17/05/2013.

7885 người đang online, trong đó có 1111 thành viên. 15:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6383 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...c-nghi-hanh-nghe-chui-tai-mot-phong-kham.aspx


    Phát hiện nhiều người Trung Quốc nghi hành nghề chui tại một phòng khám

    08/05/2013 18:45
    (TNO) Sáng nay 8.5, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp cùng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (******* TP.HCM) kiểm tra đột xuất, phát hiện nhiều người Trung Quốc tại một phòng khám bệnh.

    Đó là phòng khám Hiệp Hòa tại tòa nhà số 31A - 31 - 31B Trường Sơn, Q.Tân Bình, TP.HCM.
    Phòng khám này thuê một người Việt đứng tên, nhưng thực chất có rất đông người Trung Quốc điều hành và hoạt động khám chữa bệnh trong nhiều tầng lầu tại đây.
    Trước đó, đầu tháng 5, Thanh tra Sở Y tế đã một lần kiểm tra phòng khám Hiệp Hòa, nhưng 4 người Trung Quốc cởi áo blouse bỏ đi mất.
    [​IMG]
    Khá đông người Trung Quốc mặc áo blouse có mặt tại phòng khám Hiệp Hòa lúc kiểm tra

    [​IMG]
    Ghi hình máy móc thiết bị tại phòng khám Hiệp Hòa

    [​IMG]
    Một chiếc máy được cho là “hồng quang trị liệu”, giống y như những chiếc máy ở các phòng khám Trung Quốc sai phạm bị phát hiện, đóng cửa trước đây, và rất dễ nhầm với máy CT
    Sau đó, lực lượng thanh tra y tế phối hợp với phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (******* TP.HCM) để lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận để việc kiểm tra đạt hiệu quả hơn.
    Sáng nay bị kiểm tra bất ngờ và bị chặn hết các lối ra, lần này những người Trung Quốc không bỏ trốn được.
    Trong số hàng chục người nói tiếng Trung Quốc có mặt tại phòng khám, đoàn kiểm tra đã sàng lọc và xác minh có 8 người Trung Quốc có mặt tại đây để làm công việc khám, chữa bệnh.
    Trong số 8 người nói trên, có đến 7 người không có giấy phép lao động, giấy phép hành nghề tại Việt Nam.
    Theo Thanh tra Sở Y tế, phòng khám Hiệp Hòa đăng ký với Sở Y tế chỉ là phòng khám đa khoa, nhưng thực tế tại đây hành nghề quá chuyên môn, có cả mổ trĩ, đồng thời đưa nhiều máy móc nhãn mác Trung Quốc vào đây để khám chữa bệnh.
    Đoàn kiểm tra đã chụp tất cả các thiết bị máy móc tại đây, lấy lời khai các nhân viên về công dụng điều trị của từng máy, lập biên bản, chờ làm rõ nhiều vấn đề liên quan để có biện pháp xử lý.

    Theo Thanh tra Sở Y tế, các phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc, sau một thời gian hành nghề tại Việt Nam có quá nhiều sai phạm bị phát hiện, nay họ chuyển sang dạng phòng khám đa khoa, thuê người Việt đứng tên nhằm đánh lạc hướng người bệnh và cơ quan quản lý.
    Thanh tra y tế đề nghị người dân, cơ quan truyền thông, nếu phát hiện phòng khám có dấu hiệu có người Trung Quốc hành nghề không phép thì báo cho Sở Y tế, Thanh tra y tế biết.
    Tin, ảnh: Thanh Tùng

  2. saigondream

    saigondream Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2013
    Đã được thích:
    2
    Hàng VN giờ có hàng gì mà TQ ko chiếm số lượng lớn nhất.

    Rõ ràng là mình lệ thuộc vào nó tới 90%. Nói ko quá nhiều khi mình lệ thuộc TQ còn hơn Bắc Hàn
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130413/gao-trung-quoc-nhiem-chi-cao.aspx

    Gạo Trung Quốc nhiễm chì cao

    13/04/2013 02:38
    Gạo nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan có hàm lượng chì cao nhất trong các loại gạo được bán ở Mỹ.

    Theo BBC, cảnh báo này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Tsanangurayi Tongesayi tại ĐH Monmouth (Mỹ) phân tích mẫu của một số loại gạo nhập từ Ấn Độ, CH Czech, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Ý. Kết quả cho thấy một số mẫu gạo Trung Quốc đại lục và Đài Loan chứa hàm lượng chì vượt 12 lần mức an toàn đối với trẻ em do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ quy định. Chì có thể gây tác hại cho nhiều cơ quan và hệ thần kinh trung ương của con người. Đặc biệt nếu nhiễm lượng chì cao, quá trình phát triển của trẻ em sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trước đó hồi tháng 2, truyền thông Trung Quốc đưa tin các chuyên gia thuộc ĐH Nông nghiệp Nam Kinh đã phát hiện gạo bán ở nhiều khu vực của nước này nhiễm chì và chất cadmium cực kỳ độc hại. Tờ China Daily dẫn lời GS Phan Căn Hưng, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng nguyên nhân gạo nhiễm độc là do đất trồng bị ô nhiễm.
    Văn Khoa



    Cái gì cũng độc, đến gạo cũng độc thì quả là botay.com.china !

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Phẫu thuật tại phòng khám Trung Quốc, bệnh nhân phải đi cấp cứu


    (TNO) Sau khi được những người của phòng khám có “bác sĩ” người Trung Quốc phẫu thuật cắt trĩ, một nữ bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu!

    Chiều tối nay 19.7, khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) tiếp nhận cấp cứu cho nạn nhân của phòng khám (PK) có yếu tố người Trung Quốc - PK Huê Hạ (trên đường Lý Thường Kiệt, P.12, Q.5, TP.HCM), nơi vừa bị cơ quan chức năng phát hiện sai phạm trong đợt kiểm tra vừa qua.
    Nạn nhân là chị N.T.L (28 tuổi, ngụ Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), vào viện trong tình trạng tụt huyết áp, vết cắt trĩ chảy máu nhiều, người choáng váng…
    Theo thông tin từ chồng chị L. là anh L.M.H (29 tuổi), qua xem quảng cáo của PK Huê Hạ trên kênh truyền hình địa phương, quảng cáo PK điều trị bệnh trĩ nhanh, làm xong về trong ngày, nên anh đưa vợ đến khám bệnh vào sáng 19.7.
    Ban đầu người của PK tư vấn cắt trĩ với hai mức giá 20 triệu và 12 triệu đồng, với lời đảm bảo “điều trị kết thúc, miễn phí theo dõi trong 20 năm. Không khỏi hoàn trả chi phí điều trị”! Vì thấy mức phí quá cao nên vợ chồng anh H. từ chối, nhưng sau đó đồng ý điều trị với giá 12 triệu đồng. Sau phẫu thuật, chị L. rơi vào tình trạng chóng mặt, tụt huyết áp, chảy nhiều máu, và rất đau đớn. Anh H. yêu cầu PK Huê Hạ phải đưa chị L. đi cấp cứu.
    Khi nạn nhân được đến BV Chợ Rẫy, thì có 3 người của PK Huê Hạ đến và đề nghị trả lại tiền phẫu thuật cho vợ chồng anh H., rồi lấy lại hóa đơn thu tiền, và ngay sau đó cả 3 người này “biến mất”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hóa đơn, giấy tờ PK Huê Hạ cắt trĩ cho chị L. - Ảnh do BV cung cấp
    Đáng nói, qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa Ngoại tổng quát của BV Chợ Rẫy cho biết, tình trạng bệnh trĩ của chị L. có thể điều trị nội khoa, chưa đến mức phải phẫu thuật. Thế nhưng, PK Huê Hạ vẫn bất chấp và tiến hành cắt trĩ cho chị L.
    Trong khi những ngày qua, các PK Trung Quốc liên tục bị phát hiện sai phạm; PK Maria (Hà Nội) thì gây chết bệnh nhân… Nay đến PK Huê Hạ ngang nhiên sai phạm, hành nghề quá chuyên môn!
    Hà Minh

    Rõ ràng đưa thân vào phòng khám Trung Quốc là tự sát !

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đồng dao Việt Nam, chẳng biết có từ bao giờ ...

    Ngộ ở pên Tàu...
    Ngộ mới xang qua ...
    Ngộ ti thê nhà
    Ngộ thê người ta...
    Tứng dza mở phòng khám Tung Hoa
    Pệnh chỉ qua loa, ngộ kêu nặng quá !
    Dù nghèo hay khá...
    Ngộ chặt thẳng tay !
    Thuốc chẳng gì hay ...
    Ngộ kêu thuốc quý ...
    Ai hổng chịu chi...
    Ngộ hổng cho dìa ...


    :p:p:p:p:p:p


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin từ báo An Ninh Thủ Đô :

    http://www.anninhthudo.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=498372

    Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Trung Quốc
    ANTĐ - Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.


    [​IMG]

    Sự quyến rũ chết người

    Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.

    Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.

    Thương lái Trung Quốc hoành hành - đâu là bộ mặt thật?

    Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

    Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

    Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây ******* là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây ******* bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây ******* có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…

    Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.

    Đầu độc người dân Việt Nam

    Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).
    Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

    Thủ đoạn kinh doanh

    Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.

    Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

    Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

    Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

    Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc

    Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi. T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

    Đón xem kỳ 2

    - Cái bẫy của thương mại tự do
    - Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành bàn về các biện pháp thương mại để bảo vệ nền kinh tế lành mạnh


    TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế

    - Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

    - Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc. Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.

    - Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?

    - Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.

    - Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?

    - Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.

    - Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?

    - Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.

    - Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?

    - Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh. Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.

    - Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?

    - Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.

    - Xin cảm ơn ông!
    Khánh Huyền - Trần Việt
  7. thocon1802

    thocon1802 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Đã được thích:
    1.396
    anh em nên tẩy chay mọi thứ liên quan đến Trung Quốc
  8. chuot_laitau

    chuot_laitau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    86
    Em hỏi thật các bác có loại nào vừa rẻ vừa đa dạng như đồ TQ ko?
    Ko phải cấm làm được mà làm sao để hàng nội tự lực cạnh tranh và mang lại an toàn cho người dùng trong nước chứ đừng bài xích xong rùi để đó
    Dân VN còn nghèo lắm, với cái giá hàng TQ lại hợp túi tiền
  9. coperwood84

    coperwood84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2013
    Đã được thích:
    219
    cái gì của Tàu cũng bẩn cả các bác nhỉ
    Khổ nỗi nước mình đếch sản xuất được hay sản xuất đắt hơn chúng nó nên phải nhập về thôi
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hàng nhái, hàng giả, ăn cắp kiểu dáng công nghiệp do không phải đầu tư công sức thiết kế và làm từ vật liệu phế thải kém phẩm chất thì đương nhiên là rẻ hơn hàng chính phẩm !
    Đồ chơi trẻ em phải làm từ vật liệu dùng cho công nghiệp thực phẩm ( vì các bé có thể ngậm mút đồ chơi ) nhưng họ lại dùng nhựa tái chế từ rác, rồi cho chất làm dẻo, chất tẩy trắng v.v... trong đó có phthalate, chì, cadmium... chất nhuộm màu quét tường ( chứ không phải màu thực phẩm ! ) ... thì bảo sao mà không rẻ ? :-??

    Đồng thời với chính sách làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam, họ cố tình bán phá giá nhằm làm cho các doanh nghiệp VN không cạnh tranh nổi và phá sản, sau đó họ sẽ bán hàng với giá cắt cổ cho xem !
    Việc này đã xảy ra đối với vụ mua móng chân trâu bò : họ mua 4 chiếc móng bằng giá nửa con trâu, sau đó khi chúng ta thiếu sức kéo cho nông nghiệp , họ lại bán trâu với giá gấp đôi ! ( tin đã dẫn )
    Hàng Trung Quốc cũng có nhiều thứ chất lượng cao, nhưng chỉ để bán sang Âu Mỹ thu ngoại tệ, riêng bán sang VN thì họ chỉ đưa hàng kém chất lượng và độc hại!

    Đây là chủ trương chính sách của nhà nước Trung Quốc nhằm làm suy yếu để tiến đến thôn tính Việt Nam !

    Vấn đề là chúng ta cần thấy rõ âm mưu và thủ đoạn nham hiểm thâm độc của bọn chúng !

    Đừng vì tham hàng rẻ mà đầu độc con em chúng ta ! [-X[-X[-X

    Như thế là tự sát !


    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]

Chia sẻ trang này