1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Các ông bố bà mẹ có con nhỏ cần lưu ý tin quan trọng này vì sức khoẻ con em. Xin MOD để topic này ở

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 17/05/2013.

7661 người đang online, trong đó có 1101 thành viên. 14:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6383 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin từ báo VnExpress :

    http://giadinh.vnexpress.net/tin-tu...-tre-chua-nhieu-hoa-chat-doc-hai-2422635.html

    Trang sức giả cho trẻ chứa nhiều hóa chất độc hại


    Kết quả nghiên cứu hóa chất trong trang sức giả của người lớn và trẻ em của Tổ chức quốc tế phi lợi nhuận HealthyStuff cho thấy 57% dây chuyền đang bán trên thị trường chứa hàm lượng đáng kể các chất độc hại cho sức khỏe.
    HealthyStff chuyên nghiên cứu và dự báo về sức khỏe cộng đồng thế giới. Theo kết quả này, trang sức giả cho trẻ em thường được làm bằng một số chất liệu rẻ tiền. Trong thành phần luôn có niken và đồng để tạo độ chắc, bền; cadmium và các chất khác độc hại cho cơ thể như chì, thủy ngân tạo độ sáng bóng, lấp lánh rất bắt mắt và một số chất khác.
    Những chất thêm vào này gây nguy cơ ngộ độc cho trẻ thông qua đường ngậm nuốt và nguy cơ gây dị ứng da do tiếp xúc khi đeo. Trong đó, niken là nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc ở mọi lứa tuổi và là chất gây dị ứng hàng đầu ở trẻ em.
    [​IMG]
    Cần thận trọng khi chọn mua và sử dụng trang sức giả cho trẻ dịp Tết. Ảnh minh họa: dientu Viêm da tiếp xúc do đeo nữ trang giả đa số do dị ứng cấp với niken, thường xảy ra khi đeo cho trẻ các món trang sức như: bông tai, vòng tay, dây chuyền, nhẫn, đồ trang trí bằng kim loại gắn trên quần áo. Trẻ gái bị nhiều hơn trẻ trai gấp 4 lần, nhiều nhất là ở bé gái sơ sinh do tập quán xỏ tai sớm sau sinh ở nhiều nơi. Trẻ có cơ địa nhạy cảm thường xuất hiện triệu chứng vài giờ đến vài ngày sau khi đeo trang sức.
    Vị trí tổn thương da thường gặp nhất là ở dái tai, bị đỏ lên và chảy nước ngay tại lỗ xỏ đeo bông tai, có thể gây lầm lẫn với tổn thương do nhiễm trùng da. Các vị trí khác như: vùng da hai bên dái tai (khi đeo bông tai), cổ (do đeo dây chuyền) và cổ tay (do đeo vòng, xuyến) hoặc ngón tay (do đeo nhẫn) nổi đỏ lốm đốm, xuất hiện mụn rộp, rỉ nước, gãi ngứa nhiều chà xát gây trầy da.
    Trong tổn thương dạng mãn tính, da đóng vảy nhiều hơn là mụn nước. Ngứa dữ dội bắt đầu 7-14 ngày sau khi đeo trang sức lần đầu và sau 1-4 ngày ở những lần đeo sau đó. Sẩn đỏ ngoài da có thể lan rộng gây ngứa trên những vùng da khác do phản ứng viêm da cơ địa, khó phân biệt với viêm da do cơ địa hay viêm da do kích thích. Nếu để kéo dài, da tổn thương tiếp xúc với mồ hôi, chất bẩn trên da bị nhiễm trùng, mưng mủ có thể để lại sẹo.
    Khi nghi ngờ trẻ bị viêm da tiếp xúc, nên tháo trang sức ra. Rửa sạch da tổn thương với nước, sau đó thấm khô. Giảm ngứa bằng đắp gạc lạnh, uống thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của y tế. Đưa trẻ đi khám bệnh khi viêm da tiếp xúc kéo dài không khỏi hoặc khi có dấu hiệu nhiễm trùng: trẻ bị sốt hay da tổn thương trở nên đau, sưng, đỏ da nhiều, có mủ.
    Một số lưu ý khi chọn mua và sử dụng trang sức giả cho trẻ:
    - Lựa chọn trang sức có chất lượng, chú ý những loại ít hoặc không có niken trong thành phần, kiểu dáng đơn giản không góc nhọn, đeo rộng rãi để hạn chế tiếp xúc giữa da và trang sức.
    - Hạn chế thời gian đeo, không đeo cả ngày, nên đeo trang sức vào thời điểm trẻ không ra mồ hôi, như thế viêm da tiếp xúc sẽ không có cơ hội biểu hiện.
    - Vệ sinh da trẻ sạch sẽ vì những chất bẩn trên da cũng góp phần gây dị ứng mỗi khi trẻ đeo nữ trang.
    - Trẻ cơ địa dị ứng, da nhạy cảm, tốt nhất không nên xỏ tai sớm hoặc đeo trang sức giả.
    Theo Sức khỏe&Đời sống


    Hàng trang sức giả trên thị trường Việt Nam và cả thế giới chủ yếu là do Trung Quốc sản xuất !


  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://m.nguoiduatin.vn/an-hoa-dang-sau-do-trang-suc-my-ki-a58279.html

    Ẩn họa đằng sau đồ trang sức mỹ kí


    Bộ Y tế đã từng khuyến cáo nhưng người tiêu dùng vẫn mua các loại đồ trang sức mỹ kí có xuất xứ không rõ ràng bán tràn lan trên thị trường. Đằng sau những món đồ tưởng chừng vô hại đó lại là những hậu quả khó lường.
    Tràn lan khắp các mặt đường xó chợ
    Đầu tháng 10, Bộ Y tế Canada đã lấy mẫu và kiểm định chất lượng của một số loại trang sức mỹ kí của Trung Quốc và Ấn Độ. Theo kết quả kiểm tra, nhiều mặt hàng có chứa các thành phần kim loại như chì và cađimi vượt quá giới hạn cho phép. Chì và cađimi là những chất rất độc hại không chỉ đối với trẻ em mà còn với cả người lớn. Trẻ em có thể nhiễm độc khi nhai, ngậm, nuốt hay tiếp xúc thường xuyên với những đồ vật có hàm lượng chì cao.
    Ở mức độ cao, nhiễm độc chì có thể dẫn tới tình trạng cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, lên cơn kinh phong, để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây giảm trí nhớ, thiếu máu, suy nhược và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đối với người lớn, nhiễm độc chì có thể dẫn tới suy nhược, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, sảy thai và kém sản ********* trùng…
    [​IMG]
    Đồ trang sức "Made in Viet Nam" như thế này liệu có đủ sức cạnh tranh với đồ trang sức mỹ kí Trung Quốc?
    Trước đây một thời gian, Mỹ cũng đã nhiều lần lấy kết quả giám định và đã thu hồi một loạt các lô hàng trang sức có xuất xứ từ Trung Quốc do hàm lượng cadmium khá cao. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, các sản phẩm vượt quá 0,6% chì đều bị thu hồi.
    Đầu năm 2012, chi cục quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh cũng đã kiểm tra và phát hiện 7.500/7.608 sợi dây chuyền lắc tay, nhẫn xi mạ của Trung Quốc được bày bán ở các cửa hàng, chợ có chứa chất độc chì, cađimi. Trước đó, Trung Quốc cũng đã kiểm tra và phát hiện hai chất này có trong các loại trang sức mỹ kí và khuyến cáo những chất đó có tác hại lớn cho sức khỏe người tiêu dùng.
    Có thể thấy tình trạng đồ trang sức mỹ kí có xuất xứ từ Trung Quốc hiện đang chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam. Từ các mẹt, thúng, bàn ở các chợ cóc cho tới các cửa hàng bán đồ phụ kiện, trang sức giá rẻ, mặt hàng này vẫn chiếm ưu thế vì giá cả phải chăng lại phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân.
    Đi một vòng khu vực chợ Bến Thành, Bà Chiểu ở TP.Hồ Chí Minh tới chợ Ngã Tư Sở, Đồng Xuân, Nhà Xanh ở Hà Nội có thể thấy mặt hàng này được bày bán ê hề thành những sạp, dãy với đa dạng các loại mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Một đôi bông tai mỹ kí được mạ vàng, bạc có giá từ 10 nghìn đồng cho tới 50 nghìn đã là loại xịn. Một chiếc lắc tay từ 25 đến 50, 60 nghìn đồng được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều họa tiết đẹp. Vòng tay, vòng cổ, nhẫn bày bán miên man với giá cũng cực bèo. Rất ít mặt hàng có giá trị trên 100 ngàn đồng, có chăng cũng chỉ là do bị chặt chém mà bị đẩy giá thành lên cao. Rời các khu chợ, nhóm PV Người Đưa tin có cuộc khảo sát ở một vài tuyến phố ở Hàng Ngang, Hàng Đào, Đội Cấn, Kim Mã...
    Có những cửa hàng chỉ chuyên bán đồ trang sức mỹ kí như Xiao Ha Ha, cửa hàng Một giá 10 nghìn, 12 nghìn đồng. Trong các cửa hàng này, đồ trang sức khá phong phú về chất liệu từ nhựa, da, mỹ kí, vải, giấy, trên bao bì vẫn còn in rõ "Made in China". Ngạc nhiên về giá thành của sản phẩm, chúng tôi hỏi một người bán hàng ở phố Chùa Láng về chất lượng và độ an toàn thì chỉ nhận được nụ cười gượng gạo còn người quản lý cửa hàng người Trung Quốc ngồi cạnh đó chỉ lơ lớ nói sang "An toàn, an toàn".
    Mức độ an toàn đến đâu thì không rõ, chỉ biết sau khi sờ, nghe, ngửi một loạt sản phẩm, phóng viên ngán ngẩm lắc đầu bỏ đi. Có những sản phẩm mỹ kí còn dính nguyên cục vàng chưa kịp chuốt, dây đeo cổ đính đá, da xộc xệch, khi đưa lên ngửi vẫn còn nguyên mùi hóa chất…
    Có ngộ độc cũng chưa đến lượt mình

    Theo khảo sát, những mặt hàng trang sức loại rẻ- bền- đẹp có giá bình dân này được các khách hàng bình dân đặc biệt yêu thích, bao gồm nhóm học sinh, sinh viên là chủ yếu. Em Bình (20 tuổi) là sinh viên trường đại học KHXH&NV Hà Nội, hiện đang sống ở cạnh chợ Phùng Khoang, Thanh Xuân cho biết: "Với số tiền cha mẹ trợ cấp hàng tháng, chỉ đủ để em trả tiền nhà, ăn uống và một vài nhu cầu sinh hoạt khác. Nhưng là con gái thì em vẫn có nhu cầu làm đẹp. Vì không có nhiều tiền nên tụi em phải mua đồ mỹ kí bày bán ở chợ, giá rẻ mà mẫu mã cũng đẹp, dễ phối hợp với quần áo. Quan trọng hơn là dễ thay đổi, bỏ ra mười mấy ngàn mua đồ, dùng đôi ba lần, có bỏ đi cũng không tiếc".
    Một sinh viên khác của trường Đại học Hà Nội sống ở gần đó cũng cho hay: "Mẹ em cũng có sắm cho em vòng, lắc, nhẫn bằng vàng tây và vàng trắng hẳn hoi nhưng ít khi em đeo lắm vì ngại. Bạn bè em đều đeo đồ mỹ kí cả, mình dùng đồ xịn, mọi người lại cho là mình chơi trội. Hơn nữa, đồ xịn thì ít thay đổi được, có một mẫu đeo hoài từ tháng này sang tháng khác cũng chán".
    Khi chúng tôi hỏi về sự quan tâm tới mức độ độc hại của những sản phẩm này thì các sinh viên trẻ cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: "Em có biết, nhưng vì không đeo thường xuyên nên chắc không sao".
    Không chỉ các nữ sinh mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng yêu thích những sản phẩm này. Một bà nội trợ khác tên là Mai ở Cầu Giấy chia sẻ: "Tôi có con gái lớn, suốt ngày nó đòi mua sắm cái này cái nọ, không cho mua thì không được mà mua đồ xịn thì đâu phải lúc nào cũng có tiền cho con. Mua cho nó đồ mỹ kí vừa đẹp lại vừa rẻ".
    Một trong những lí do có vẻ hợp lý nhất mà những "tín đồ" thời trang mỹ kí này cho biết, lựa chọn các sản phẩm này nếu chịu khó có thể lựa được những đồ có mẫu mã giống hệt sản phẩm của các thương hiệu đồ trang sức nổi tiếng, mà giá lại rẻ hơn nhiều lần. Nhìn bằng mắt thường, rất khó phân biệt thật, giả. Hàng hiệu vẫn là thứ được làm giả nhiều nhất và giá thành của những sản phẩm này cũng thường cao hơn hàng trôi nổi, lòe loẹt được sản xuất thủ công.
    Để làm ra những sản phẩm với giá thành rẻ tới mức bèo bọt như vậy, ai cũng có thể đoán ra chất liệu để làm cũng rẻ thế nào. Sản phẩm làm bằng inox đã đành nhưng inox thật đến đâu thì chỉ qua lời đảm bảo của người bán hàng. Phần lớn các sản phẩm mỹ kí đều được làm bằng niken, nhôm, đồng, thiếc, crom… Một trong những vật liệu dùng để mạ lên kim loại có tác dụng chống rỉ sét phổ biến là catmi. Đây là kim loại nặng đứng thứ 7 trong 275 chất cực độc. Bình thường catmi có màu xám, khi mạ lên thì vật liệu có màu sáng bóng, lấp lánh rất đẹp. Muốn kiểm tra nữ trang có catmi hay không thì phải qua các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, chất liệu này đã phổ biến tới mức những người tinh và không tinh đều có thể mặc định là có trong sản phẩm.
    Đến các bệnh viện, phòng khám về da liễu thì không khó để có thể tìm thấy những trường hợp bị nhiễm độc do sử dụng các sản phẩm mỹ kí hàng chợ. Nhẹ thì bị mẩn đỏ, có mụn nước, nặng hơn thì mưng mủ, sưng tấy, lở loét. Các bệnh nhân tìm đến chữa trị chủ yếu là nữ giới ở nhiều độ tuổi khác nhau.
    Không chỉ các bệnh viện, phòng khám da liễu, ở phòng cấp cứu của các bệnh viện đa khoa ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh cũng không hiếm gặp những ca chạy vội vào viện do ói mửa, chóng mặt, không rõ nguyên nhân. Sau khi sơ cứu và tìm hiểu các y bác sĩ mới biết là do nhiễm độc đồ trang sức.
    Dị ứng trên da, nhiễm độc phải đi cấp cứu là những biểu hiện bên ngoài, dễ nhận thấy về tác hại của những sản phẩm này. Tuy nhiên, mức độ ăn sâu và độc hại lâu dài thì cho đến nay vẫn còn rình rập người tiêu dùng.

    Bệnh nhân ung thư ngày càng nhiều, vì sao ? :-??
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://hcm.eva.vn/lam-me/tre-mat-tet-chi-vi-trang-suc-gia-c10a126983.html

    Trẻ “mất tết” chỉ vì trang sức giả

    Thứ sáu, 08/02/2013, 09:08 AM (GMT+7) Sự kiện: Tâm sự người mẹ
    Vì mấy món đồ như bông tai, dây chuyền,...giả mà con phải nằm viện mấy ngày tết. Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn về mẹ và bé , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Cách đặt tên cho con, những điều cần biết khi trẻ ăn dặm, hay những câu truyện cổ tích hay cho bé và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!





    Những món đồ trang sức giả bắt mắt luôn hấp dẫn trẻ em, nhất là những bé gái. Gần tết, chúng được bày bán tràn lan khiến nhiều bé nằng nặc đòi mẹ mua cho. Thế nhưng, những món đồ tưởng chừng vô hại đó lại có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho bé đấy!
    Hối hận vì chiều con
    Gần tết, chị Thương vội tranh thủ đưa 2 bé gái đi sắm đồ. Cả năm mới có tết một lần, nên bọn trẻ có vẻ hào hứng lắm. Đợt vừa rồi kết quả học tập của hai con lại rất khá nên chị đã hứa rằng: “Thích gì mẹ mua cho thứ đó”. Vậy là sau khi chọn được váy áo và giày thật đẹp rồi, bọn trẻ lại nằng nặc đòi mẹ mua mấy thứ bông tai, vòng vèo giả được bày bán vô cùng bắt mắt. Dù không thích cho con đeo trang sức quá sớm nhưng vì thấy 2 đứa cứ nhất định đòi mua, lỡ hứa với con rồi nên chị đành phải đồng ý. Hơn nữa, trẻ con chỉ dùng vài hôm là chán hoặc làm mất thôi, mua đồ thật thì rất tốn kém trong khi đồ giả cũng đẹp lung linh mà giá lại rẻ bèo.
    [​IMG]
    Cẩn thận với đồ trang sức giả dành cho trẻ em. (Ảnh minh họa)
    Bài liên quan: Đeo kính râm cho bé đúng cách
    Diện đẹp cho con như... sao giải trí
    Muốn con xinh đừng cho ngậm ti giả!
    Mẹ thông minh nên đeo lắc bạc cho con






    Không kịp đợi đến tết, hai bé nhà chị Thương vội “diện” đủ thứ vòng vèo, nhẫn với dây chuyền lên người với vẻ thích thú lắm, tối ngủ cũng không cho mẹ tháo ra. Thôi thì mấy ngày tết, kệ cho con thoải mái nên chị Thương cũng không nhắc nhở gì. Vả lại đeo mấy thứ đồ bé xíu thế đâu có ảnh hưởng tới sức khỏe của con, chị chỉ hơi lo chúng gây vướng víu làm con khó ngủ thôi. Nhưng để ý thấy bọn trẻ vẫn ngon giấc nên chị hoàn toàn yên tâm. Nào ngờ được vài hôm thì bắt đầu thấy “vấn đề”.
    Đứa lớn thì tai bị ửng lên ở chỗ đeo bông, dần dần sưng tấy, đỏ và ngứa khiến con gãi liên tục. Còn đứa bé thì vùng da quanh cổ cũng nổi mẩn và ngứa ngáy. Vậy là mặc con có khóc mếu chị vẫn bắt phải gỡ ra bằng được. Dù vậy, tình hình vẫn trở nên tệ hơn khi thấy tai bé lớn ngày càng sưng lại chảy nước vàng. Đứa bé thì vùng da nổi mẩn cứ lan dần ra khiến bé khó chịu, bức rứt. Đang bù đầu chuẩn bị cho tết, chị vẫn phải hoãn tất cả lại để đưa con đi khám. Kết quả là một đứa bị viêm da tiếp xúc, một đứa nặng hơn vì tai bị nhiễm trùng. Vậy là suốt mấy ngày tết chị Thương phải để con ở nhà, không được đi đâu chơi vì còn phải uống và bôi thuốc, hơn nữa ra ngoài bụi bặm sợ tình hình còn tệ hơn. Bao nhiêu kế hoạch vui chơi ngày tết tiêu tan vì thế. “Nghĩ lại thấy ân hận vì mình vô tâm quá! Chỉ vì chiều con mà không lo lắng gì hết, thành ra mấy đứa bị mất tết thế này...” – Chị Thương thở dài cho biết.
    Cũng từng hoảng hồn vì đeo trang sức cho con, Ngọc (Hà Nội) kể lại: “Em thấy những món đồ đó rất xinh xắn nên mua về cho con đeo. Gần tết cũng muốn “làm điệu” cho bé một chút, nhưng vì trang sức “xịn” thì rất đắt mà sợ con làm mất nên em quyết định mua đồ giả. Nói là giả thôi nhưng nhìn cũng rất sáng và đẹp lắm, em liền mua tới mấy chiếc vòng tay bằng kim loại cho con. Không ngờ đeo được mấy hôm thì cổ tay bé bắt đầu ngứa, rộp mụn nước. Con càng gãi thì mụn lại vỡ ra, lâu dần khiến vùng da bị viêm phải tới bác sĩ điều trị. May mắn là không để lại sẹo nếu không em sẽ ân hận lắm!” – Ngọc ngậm ngùi.
    Tết nhất, các quầy đồ cho trẻ em được bày biện bắt mắt do dịp này bé nào cũng được bố mẹ cho đi mua sắm. Và thế là không ít bậc phụ huynh phải tặc lưỡi mua cho con vài món đồ vòng vèo, bông tai bằng kim loại nhìn rất hấp dẫn. Cũng có mẹ thấy đẹp nên tự mua về cho con mình mà không để ý tới vấn đề an toàn cho bé khi dùng. Hậu quả là rất nhiều em bé phải bỏ cả đi chơi tết để điều trị viêm da do đeo đồ trang sức giả.
    Có nên chiều con?
    Với trẻ em thì những món đồ trang sức xinh xắn đó đương nhiên là hấp dẫn rồi, bé nào chả thích được mẹ mua. Thế nhưng với phụ huynh thì sao? Liệu cứ chiều theo ý thích của con mà mua hay kiên quyết từ chối để bé phải khóc nhè, mè nheo suốt mấy ngày tết?
    Tất nhiên, ai chẳng muốn “tô điểm” cho con một chút nhân dịp năm mới, hơn nữa lại chẳng nỡ từ chối ý thích của con vì cả năm mới có một dịp tết. Nhưng không phải tất cả đều có điều kiện mua trang sức đắt tiền cho con. Vậy nên trang sức giả là lựa chọn hợp lí nhất: vừa đẹp, vừa rẻ mà con có chán hay làm rơi mất cũng không tiếc. Nhưng các mẹ cần lưu ý trước khi chọn mua cho con, cần tìm hiểu kĩ thành phần của chúng nhé. Vì theo một số khảo sát thực tế, có tới trên 50% các loại dây chuyền được bày bán trên thị trường có chứa hàm lượng đáng kể các hóa chất độc hại cho sức khỏe của bé.
    Theo đó, trang sức giả cho trẻ em thường được làm bằng một số chất liệu rẻ tiền. Trong thành phần luôn có niken và đồng để tạo độ chắc, bền; cadmium và các chất khác độc hại cho cơ thể như chì, thủy ngân tạo độ sáng bóng, lấp lánh rất bắt mắt và một số chất khác. Những thành phần thêm vào này gây nguy cơ ngộ độc cho trẻ thông qua đường ngậm nuốt và nguy cơ gây dị ứng da do tiếp xúc khi đeo. Trong đó, thành phần niken là nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc ở mọi lứa tuổi và là chất gây dị ứng hàng đầu ở trẻ em.
    Vì thế, nếu muốn mua trang sức cho con, hãy chọn loại có nguồn gốc, thành phần cụ thể, đặc biệt là ít hoặc không chứa niken, cadmium, chì, thủy ngân và một số chất độc hại khác. Mẹ cũng lưu ý kiểu dáng của các loại trang sức nhé, để tránh gây xước da hay bất cứ tổn thương nào khác cho bé. Hơn nữa, cũng không nên cho bé đeo cả ngày và phải vệ sinh da sạch sẽ cho con, tránh để những chất bẩn trên da góp phần gây dị ứng.
    Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu không bình thường như ngứa, đỏ, nổi mẩn hay mụn nước... thì phải tháo ngay trang sức ra, rửa sạch vùng da tiếp xúc rồi thấm khô, sau đó đắp gạc lạnh để giảm ngứa. Tuyệt đối tránh để bé gãi khiến vùng da có thể bị viêm nặng hơn. Nếu các triệu chứng tăng lên và có dấu hiệu nhiễm trùng như: mưng mủ, đau, sưng, trẻ bị sốt,... thì cần đưa đến bác sĩ ngày để khám và điều trị đúng cách.

    Hằng Đặng
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin từ báo Lao Động :

    http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Hang-loat-mon-an-vat-chua-chat-doc-gay-teo-nao/104054.bld


    [​IMG]

    Hàng loạt món ăn vặt chứa chất độc gây teo não

    Thứ năm 28/02/2013 11:13
    Trang chủ | Xã hội




    Hàng loạt thông tin về các món ăn khoái khẩu của nhiều người như quẩy, ô mai, hạt dưa, mới đây nhất là hạt hướng dương có chứa chất độc gây teo não, mất trí nhớ, ung thư khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.


    Hạt hướng dương chứa chất gây teo não
    [​IMG]
    Mới đây (ngày 26.2.2013), cơ quan chức năng thành phố Tô Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã cho lấy mẫu kiểm tra các loại hạt hướng dương đã rang chín được tiêu thụ trên thị trường, kết quả phát hiện 7 loại hạt hướng dương có chứa chất nhôm dễ gây teo não.

    Để giữ cho hạt hướng dương giòn và bảo quản được lâu hơn, nhà sản xuất đã cho thêm phèn. Phèn có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ giảm sút.

    Ngoài ra, để cho hạt hướng dương bóng đẹp, bắt mắt, nhà sản xuất sẽ cho thêm bột talc, loại bột này có chứa chất gây ung thư.

    Còn đối với vấn đề hạt hướng dương hay hạt dưa có sử dụng chất gây teo não, ung thư khi chế biến, TS Phan Thanh Thảo- Viện Công nghệ hóa học cho biết, việc dùng các loại hóa chất công nghiệp như xút, phèn để tẩy sạch và bảo quản hạt hướng dương và hạt dưa là vô cùng nguy hiểm, xút (NaOH) là chất rắn màu trắng dùng trong tẩy trắng, dùng làm xà bông và xử lý nước thải trước khi cho ra môi trường… Tuy thuộc vào thời gian tiếp xúc mà tính độc hại của xút tác động nhiều hay ít.

    Hiện nay, hầu hết các loại hạt hướng dương, hạt dưa đều có màu sắc rực rỡ, bóng nhẫy, trông rất bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến não. Ăn các sản phẩm nhuộm Rhodamine B có khả năng tích tụ các chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da. Đặc biệt, việc rang hạt hướng dương, hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.

    Xí muội, chứa chất gây ung thư bán tràn lan

    [​IMG]
    Ngày 24.5.2012, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM đã lấy 10 mẫu ô mai, xí muội tại các cửa hàng, siêu thị, chợ để kiểm tra. Kết quả, đã phát hiện nhiều mẫu có sử dụng cyclamate, hàm lượng saccharine và chì (các chất có thể gây ung thư) không được phép sử dụng trong thực phẩm.

    Sau đó, thanh tra Sở Y tế TP HCM và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Sở Y tế TPHCM đã phối hợp kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng ô mai, xí muội.

    Tại chợ Bình Tây (quận 6), qua kiểm tra phát hiện hầu hết các mặt hàng ô mai, xí muội đều không có bao bì, nhãn mác, không hóa đơn chứng từ. Thay vì được đóng gói ghi rõ nguồn gốc, ngày sản xuất, ngày sử dụng hầu hết các sản phẩm trên được cơ sở kinh doanh chứa trong bịch nilon, đóng trong bao giấy. Tại thời điểm kiểm tra, nhiều sản phẩm ô mai, xí muội đã nổi nấm mốc. Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, thu giữ nhiều mặt hàng; đồng thời tiến hành lấy mẫu mang đi xét nghiệm. Thông tin này đã khiến nhiều tín đồ của món ăn vặt "đáng yêu"' này chững lại, ngần ngại hơn khi tiêu thụ mặt hàng này.

    Ô mai, hoa quả khô cũng chứa chất gây ung thư

    [​IMG]
    Cuối tháng 4.2012, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ ******* đã lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên các loại ô mai. Kết quả cho thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.

    Chất cyclamate có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường, từ lâu đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm cho người.

    Cùng thời điểm đó, báo chí cũng đã thông tin về việc các cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện rất nhiều loại trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này có sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Điều đáng nói là những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại Hà Nội, TPHCM. Ghi nhận tại chợ Bình Tây (TPHCM) cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô...

    Không chỉ có vậy, các mặt hàng trên đều không có bao bì, ghi nhãn đầy đủ. Hàng bán theo ký. Do đó, cả bao khối lượng khoảng 10 kg cũng chỉ dán nhãn giấy duy nhất đủ ghi tên mặt hàng và giá bán. Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định...

    Quẩy gây teo não
    [​IMG]
    Tháng 7.2012, dư luận đã không khỏi bang hoàng trước thông tin quẩy có xuất xứ từ Trung Quốc có chất gây teo não. Theo thông tin từ cơ quan chức năng thì loại quẩy này được làm từ chất Ammonium aluminium sulfate anhydrous, đây là loại hóa chất dùng để làm thuốc nhuộm, mạ đồng, trong đó Alum là thành phần chính, nếu dùng Alum làm chất phụ gia thực phẩm thì sau khi vào cơ thể, nó sẽ không thải ra được, vĩnh viễn tích lại trong cơ thể.

    Sử dụng Alum trong thời gian dài sẽ gây teo não, lãng quên, ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến chứng Alzheimer của người già. Giáo sư Lưu, chuyên ngành hóa học ở Đại học KHKT Hoa Trung, cho biết, trong tinh quẩy có chứa ion nhôm, là nguyên nhân quan trọng gây nên nhiều chứng bệnh về não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    Theo các nhà khoa học, công thức làm quẩy ở Việt Nam cũng giống ở Trung Quốc, tức là sử dụng men vi sinh và bột nở. Nếu người sản xuất sử dụng các hóa chất độc hại để rán quẩy thì chính họ là người chịu hậu quả đầu tiên.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội - cảnh báo: “Người sản xuất và người sử dụng quẩy nên biết, thành phần chính cấu tạo bột khai dùng để làm quẩy là (NH4)2CO3, thể rắn và tan trong nước. Khi gặp nhiệt (NH4)2CO3 sẽ bị phân giải thành thể khí (NH3), tạo ra mùi khai và có tính độc, đặc biệt khí này sẽ bay lên khi có sự tác động của nhiệt độ, khi đó người đầu tiên trực tiếp “chịu độc” chính là người rán quẩy sau đó mới đến người sử dụng”.

    Đây không phải là lần đầu người tiêu dùng biết được thông tin thực phẩm, đồ dùng của Trung Quốc chứa chất độc hại. Mà thời gian qua người tiêu dùng đã nhiều phen tá hỏa khi phát hiện hoa quả, đồ chơi trẻ em, l ồng đèn... cũng chứa chất độc gây hại trực tiếp cho người sử dụng. Vì vậy, để tránh là nạn nhân của những món đồ độc hại trên bạn nên tìm hiểu kỹ về những gì mình sẽ mua và sử dụng.

    Theo Kiến Thức

    Bạn có muốn con cái và bản thân bị teo não không ? :-??
    Chắc chắn là không ! :-w

    Vậy thì đừng mua xí muội, quẫy và hạt hướng dương, bánh kẹo... do Trung Quốc sản xuất ! [-X[-X[-X

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin từ báo Lao Động :

    http://laodong.com.vn/The-gioi/Trung-Quoc-bat-giu-50-tan-thit-gia-gay-ung-thu/101899.bld

    [​IMG] Thịt giả và thịt thật (phải).

    Trung Quốc bắt giữ 50 tấn thịt giả gây ung thư

    (LĐO) - Thứ ba 05/02/2013 20:08
    Trang chủ | Thế giới



    Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 34 đối tượng chuyên làm giả thịt bò và thịt cừu bằng chất tẩm ướp gây ung thư và tịch thu 50 tấn thịt giả - một phần trong chiến dịch truy quét thực phẩm bẩn ở nước này trong vòng 1 tháng qua.

    Bộ ******* Trung Quốc cho biết 50 tấn thịt giả đã bị tịch thu tại xưởng chế biến thịt ở thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh. Thịt bò và thịt cừu được làm giả từ thịt vịt giá rẻ để giảm giá thành, sau đó tẩm ướp một lượng lớn các loại phụ gia thực phẩm độc hại và mỡ cừu nhập khẩu từ New Zealand để đánh lừa vị giác người tiêu dùng.
    Qua kiểm tra, mẫu một số loại thịt bò và cừu giả còn chứa lượng nitrit ở mức 8,69 gram trong 1kg - cao gấp 2.000 lần tiêu chuẩn đối với thịt tươi và đông lạnh - cùng nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, chất kết dính chứa kim loại nặng có khả năng gây ung thư. Đối với người lớn, chỉ cần ăn 3 gram nitrit là có thể dẫn đến tử vong.
    Xưởng sản xuất nói trên đã bán một số lượng thịt giả cho các nhà hàng nhỏ trong khu vực. Đến nay, cảnh sát thu hồi hầu hết số thịt giả này, đồng thời bắt giữ 34 người có liên quan. Ông Yu Shaoming - Giám đốc Sở Thông tin Liêu Dương cho biết xưởng sản xuất đã bị đóng cửa, tước giấy phép kinh doanh. Ông Yu nói rằng mặc dù xưởng có giấy phép hợp pháp, song họ sản xuất thịt giả bí mật. "Họ rất xảo quyệt. Chúng tôi đến đây nhiều lần trong suốt 2 tháng qua, nhưng không phát hiện được vi phạm nào". Một nhân viên giấu tên cho biết xưởng đã ngừng sản xuất khoảng 1 tuần trước.



    [​IMG]
    Thịt cừu giả được đóng gói. Sau khi vụ việc bị phanh phui, tình hình kinh doanh thịt cừu và thịt lợn giảm hẳn, mặc dù đây là mùa bán thịt chạy nhất năm bởi người dân vùng đông bắc Trung Quốc thích ăn lẩu trong 4 tháng mùa đông. "Tôi thường bán được 50kg thịt cừu thái lát mỗi ngày, nhưng hôm nay chỉ bán được 20kg" - một tiểu thương nói. Ông Li Chenquan, chủ nhà hàng lẩu ở Thẩm Dương cho hay ông biết hầu hết thịt cừu thái lát không phải là cừu thật. "Đấy là một bí mật trong kinh doanh. Thịt cừu thật rất đắt, do đó chúng tôi sẽ chẳng có lãi nếu dùng thịt cừu xịn. 1kg thịt giả có giá chưa đến 20 nhân dân tệ, trong khi thịt cừu thật có giá từ 40-60 nhân dân tệ" - ông Li thừa nhận và nói rằng đã mất khoảng 20% khách hàng kể từ khi vụ bê bối vỡ lở.
    Tuy nhiên đến ngày 4.2, giới chức địa phương vẫn chưa nhận được báo cáo nào về tình trạng ngộ độc do dùng thịt giả. Ông Liu Tong thuộc trung tâm bán buôn nông sản Xinfadi ở Bắc Kinh cho rằng dường như những sản phẩm thịt độc hại chưa được tuồn vào thủ đô bởi các nhà cung cấp thịt cừu và thịt bò chính cho Bắc Kinh là ở Sơn Tây, Sơn Đông và Nội Mông.

    Giáo sư Hou Shuisheng thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết không dễ dàng để người tiêu dùng phát hiện thịt cừu và bò giả. "Về cảm quan, rất khó nhận biết sự khác biệt giữa thịt vịt, thịt cừu và thịt bò. Khi tẩm ướp mỡ cừu, chúng có hương vị gần như nhau. Hiện chất nitrit có thể được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm dùng để bảo quản trong quá trình chế biến thịt. Tuy nhiên, do chất hóa học này có thể gây ung thư, nên cần có sự giám sát chặt chẽ của chính phủ - ông Hou nói.

    Trong 1 tháng truy quét vừa qua, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 350 nghi phạm liên quan đến 120 vụ vi phạm an toàn thực phẩm, triệt phá hơn 200 cơ sở sản xuất trái phép. Chiến dịch truy quét này sẽ kéo dài hết năm 2013, tập trung vào các loại thực phẩm dễ bị làm "bẩn" như dầu ăn, thịt, sữa, giá đỗ...
    Theo Xinhua, China Daily

    Tránh xa các sản phẩm có thịt do Trung Quốc sản xuất, nếu bạn không muốn chết non !
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin từ báo Lao Động :

    http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Ung-thu-dang-tang-nhanh-o-Viet-Nam/99986.bld

    [​IMG] Ca phẫu thuật khối u khổng lồ 90kg cho bệnh nhân Nguyễn Duy Hải.

    Ung thư đang tăng nhanh ở Việt Nam

    (LĐCT) - Số 3 - Chủ nhật 20/01/2013 07:43
    Trang chủ | Lao động cuối tuần



    Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư VN, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị.

    Không chừa một ai!

    Tại BV Ung bướu TPHCM, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị đang ở mức kỷ lục. Mỗi ngày, chỉ tính riêng tại khoa khám bệnh với 9 phòng khám phải gồng gánh cho 1.500 lượt khám. Có nghĩa là mỗi phòng trung bình một giờ phải khám cho khoảng 20 bệnh nhân. Bệnh nhân nghi ngờ ung thư chỉ được gặp BS vỏn vẹn 3 phút thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàn để đối phó với căn bệnh một mất một còn này.

    Bà Hoàng L. H. P., 41 tuổi, ở Đồng Tháp, thuộc diện hộ nghèo quanh năm bám mặt với ruộng đồng. Mới đây, thấy xuất hiện dịch ở vú, cơ thể sụt cân, xanh xao đã nhanh chóng đến khám tại BV đa khoa tỉnh. Đến đây, các BS đã khám và làm phiếu chuyển đến BV Ung bướu TPHCM. Sau khi khám và làm các xét nghiệm, các BS khẳng định bị ung thư giai đoạn đầu. Bà P. cho biết: “Tôi còn may mắn là chữa được, ở cùng phòng với tôi toàn là những người ở tỉnh nhưng phát hiện ở giai đoạn 2, 3. Thậm chí, nhiều người mới được đưa vào điều trị không lâu thì phải đưa về nhà nằm chờ chết”.

    Các BS cho biết, bệnh nhân mắc ung thư phổi luôn đứng ở vị trí đầu bảng. TS.BS Phạm Xuân Dũng - Phó Giám đốc BV Ung bướu TPHCM - cho biết, chúng tôi thường xuyên khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng rất ít người nghe lời. Mặc dù BV đã có bảng cấm hút thuốc, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn lén vào gầm cầu thang hoặc khu vực vắng để “lặp bặp” thuốc. Bệnh nhân N.T.H.P., 62 tuổi, ở Bến Tre khi được hỏi đã mắc ung thư phổi sao còn hút thuốc đã trả lời: “Thèm quá, trước sau gì cũng chết, hút điếu thuốc cho đỡ thèm”. Tuy nhiên, qua tìm hiểu bệnh án, tình trạng bệnh có thể can thiệp được nhưng phần lớn những người mắc ung phổi thường suy nghĩ “dính” ung thư là chết nên ít khi tuân theo lời dặn của BS.

    Điều đáng nói, nhiều loại ung thư hiếm gặp đã được phát hiện tại VN như: Ung thư amidan, khí phế quản, lưỡi, túi tinh, túi mật… Mới đây, bệnh nhân Huỳnh Sang L. (18 tuổi, Q.10, TPHCM) nhập viện với triệu chứng bí tiểu cấp, được chẩn đoán ung thư túi tinh. Đây là dạng ung thư rất hiếm gặp. Theo y văn cho tới năm 2008, chỉ có khoảng 50 trường hợp trên toàn thế giới và chưa có trường hợp nào tại Việt Nam. Bệnh nhân có các triệu chứng: Đau hạ vị, đau tầng sinh môn hoặc triệu chứng đường tiểu dưới như bí tiểu, tiểu khó, tiểu gắt, tiểu máu và ********* có máu. Chính vì không có triệu chứng chuyên biệt nên bệnh nhân mắc loại ung thư này thường bị chẩn đoán trễ.

    Ung thư không chỉ có ở người lớn mà còn tấn công trẻ em ngày càng nhiều. Bệnh nhi Nguyễn Thị N., 10 tháng tuổi, ngụ tại xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước phải múc bỏ nhãn cầu trái và vào BV Ung bướu để điều trị bệnh ung thư võng mạc. BS cho biết, mắt phải của cháu hiện cũng có khối u nên phải theo dõi thường xuyên và hóa trị nhiều đợt thuốc, nếu không đáp ứng thuốc thì phải tiếp tục bỏ mắt. Đến thời điểm này, gia đình vẫn không biết nguyên nhân tại sao con mình bị bệnh vì cả dòng họ không có ai mắc căn bệnh này.

    [​IMG]
    Bệnh nhân đến khám ung thư đang tăng 7-10% mỗi năm.
    Sát thủ mạnh tay nhất

    GS BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Ung thư VN - cho biết: Ung thư đang được nhận định là “sát thủ” mạnh tay nhất hiện nay. Điều đáng nói, ung thư đang gia tăng nhanh chóng theo từng năm.

    Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện nằm trong “top” các nước có nhiều bệnh nhân ung thư trên thế giới. Kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy, tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philippines, Thái Lan và các nước trong khu vực. Trong cả nước, Hà Nội và TPHCM có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỉ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TPHCM (năm 2010). Ung thư vú đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng.

    Mặc dù VN hiện có 6 BV ung bướu, 35 trung tâm/khoa và đơn vị điều trị ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị. Chính vì điều này, nhiều trường hợp mắc ung thư phải sang các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Trung Quốc… để điều trị.

    Chỉ tính riêng tại BV K Hà Nội, bệnh nhân đến BV năm sau lại cao hơn năm trước từ 20-30%. Cụ thể: Năm 2007, bệnh nhân khám vú là 2.476 người, đến năm 2011 con số này là 3.011. Bệnh nhân khám phổi năm 2007 là 1.199, đến năm 2011 số này là 2.059 người.

    Còn tại TPHCM, năm 2010, TP có 6.800 trường hợp ung thư mới với ung thư phổi, gan là hai loại ung thư hàng đầu ở nam; ung thư vú, cổ tử cung là 2 loại ung thư hàng đầu ở nữ. Chỉ tính riêng tại BV Ung bướu TPHCM, mỗi năm, BV tiếp nhận số trường hợp đến điều trị ung thư tăng thêm khoảng 7-10%. Trong năm 2012, BV tiếp nhận khoảng 20.000 trường hợp, trong đó 78% là bệnh nhân đến từ các địa phương khác.


    [​IMG]
    Bệnh nhân mắc ung bướu phải chịu cảnh 3-5 người/giường.
    Độ tuổi mắc ung thư

    Về độ tuổi mắc ung thư phổ biến: Nhóm tuổi 0-14 thường mắc các bệnh ung thư máu, mắt, thận, xương, mô mềm. Ở nhóm tuổi 15-24: Người bệnh dễ mắc ung thư tuyến giáp, buồng trứng. Ở nhóm tuổi 25-34: Bệnh nhân bên cạnh mắc ung thư tuyến giáp còn có ung thư đại tràng, gan (nam giới); ung thư vú (nữ giới). Trên 35 tuổi, cả nam và nữ dễ mắc các loại ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày và vòm hầu (nam giới); ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp (phụ nữ).

    Sau 65 tuổi, ung thư da là một trong những bệnh thường gặp ở cả hai giới, nhưng ung thư vú giảm ở nữ giới. Theo các chuyên gia, dự báo trong những năm kế tiếp, ở TPHCM, tỉ lệ mắc các loại ung thư mỗi năm sẽ tăng 5,4%. Trong đó, ung thư đại trực tràng sẽ gia tăng ở cả hai giới khi tuổi thọ được cải thiện, ung thư tuyến giáp cũng sẽ gia tăng khi phương tiện chẩn đoán phát triển.

    Theo BS Lê Hoàng Minh - Phó Chủ tịch Hiệp Hội ung thư VN, các ung thư hàng đầu ở cả hai giới bắt đầu xuất hiện từ sau 40 tuổi và tăng dần theo tuổi tác cho đến sau 80 tuổi thì giảm. Vì thế, để giảm thiểu vấn nạn ung thư cần áp dụng chương trình tầm soát các ung thư hàng đầu của hai giới với đối tượng từ 40 tuổi đến trước 80 tuổi. Riêng ung thư tuyến giáp có thể áp dụng với đối tượng từ 15 tuổi trở lên ở cả hai giới.

    Cách phòng tránh ung thư hiệu quả nhất là tạo dựng lối sống lành mạnh. Chẳng hạn, để phòng ung thư phổi thì phải tránh xa thuốc lá, vì 85% số ung thư phổi ở đàn ông và 47% ở phụ nữ là do hút thuốc lá. Có thể ngừa ung thư gan bằng cách tiêm chủng ngừa để loại bỏ viêm gan siêu vi. Ung thư dạ dày hiện đứng hàng thứ ba, nguyên nhân chính là vi khuẩn H.Pylori cao, ô nhiễm khói thuốc lá và thức ăn muối mặn. Ung thư đại trực tràng liên hệ chặt chẽ với lượng tiêu thụ thịt, mỡ động vật và chất sợi.

    Hiện nay, điều trị ung thư có 3 phương pháp chính (phẫu trị, xạ trị, hóa trị) và các phương pháp phối hợp. Để phòng chống ung thư một cách hiệu quả, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, con người cần tuyên truyền cho người dân hiểu, hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh qua đó làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, mỗi người dân cần tăng cường kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư.


    Bệnh nhân ghép thận dễ bị ung thư

    Khảo sát của nhóm bác sĩ BV Chợ Rẫy và BV Đại học Y dược TPHCM sau khi theo dõi trên 550 bệnh nhân sau ghép thận (từ tháng 12.1992 - 5.2012) được công bố mới đây cho thấy có 17 bệnh nhân (3,1%) bị ung thư sau ghép thận.

    Loại ung thư các bệnh nhân thường mắc là ung thư đường tiết niệu, tử cung, vú, hạch, lưỡi, dạ dày... Sau đó có 11/17 bệnh nhân tử vong (gần 65%).

    TS-BS Dư Thị Ngọc Thu - khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM - cho biết, ghép thận là một trong các phương pháp điều trị thay thế tối ưu cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Sau ghép, người bệnh phải sử dụng lâu dài thuốc ức chế miễn dịch và được khuyến cáo là có khả năng phát sinh ung thư sau ghép. Tỉ lệ ung thư sau ghép cao hay thấp còn tùy thuộc vào sự đáp ứng của từng người và từng bệnh khác nhau. Điều trị ung thư sau ghép càng khó khăn hơn trên cơ địa suy giảm miễn dịch và vì thế làm tăng tỉ lệ tử vong.


    Vì sao ? :-??

    Bệnh từ miệng mà vào ! :-w

    Hãy tránh xa thực phẩm Trung Quốc đầy dẫy chất độc gây ung thư ! [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]





  7. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Tẩy chay tất cả các loại hàng hóa độc hại của Tàu, không dùng, không mua.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.baomoi.com/Do-trang-suc-tre-em-lam-tai-Trung-Quoc-chua-kim-loai-doc/82/3729527.epi

    Đồ trang sức trẻ em làm tại Trung Quốc chứa kim loại độc




    [​IMG]
    TTO - Một lần nữa các sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc lại gây hoang mang ở Mỹ. Hãng tin AP hôm nay đưa tin một cuộc điều tra của AP cho thấy các sản phẩm lắc tay và mặt dây chuyền cho trẻ em sản xuất tại Trung Quốc có chứa kim loại độc.
    AP cho biết theo các xét nghiệm, kim loại nặng nguy hiểm cadmium chiếm tới 85,4-91% trọng lượng một số mặt hàng lắc tay và mặt dây chuyền "made in China" bán tại Mỹ. Xét nghiệm còn cho thấy một số sản phẩm rất dễ bị bong tróc khiến nguy cơ nhiễm độc càng gia tăng.
    Mới đây, Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (USCPSC) tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra vụ việc. “Chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng để bảo vệ sự an toàn của trẻ em”, AP dẫn lời người phát ngôn USCPSC khẳng định.
    Theo các nghiên cứu khoa học, cadmium có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em giống như chì. Nó cũng có thể gây bệnh ung thư. Trẻ em không cần phải nuốt kim loại này mới bị nhiễm độc. Thường xuyên cắn hoặc mút đồ trang sức có hàm lượng cadmium cao cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc.
    “Kim loại này là chất độc”, AP dẫn lời chuyên gia về độc tố Bruce A. Fowler thuộc Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC). Trong danh sách 275 chất độc hại nhất đối với môi trường của CDC, cadmium xếp thứ 7.
    Theo AP, giới làm đồ trang sức ở Trung Quốc tiết lộ đã sử dụng cadmium trong các sản phẩm nội địa từ nhiều năm qua. Bị cấm sử dụng chì, các nhà sản xuất Trung Quốc đã thay thể bằng cadmium để sản xuất đồ trang sức cho trẻ em xuất ra nước ngoài, mà giá cadmium lại rất rẻ.
    AP cho biết các xét nghiệm trong cuộc điều tra do giáo sư hóa học nổi tiếng Jeff Weidenhamer thuộc ĐH Ashland ở Ohio thực hiện. Các đồ trang sức sử dụng trong cuộc xét nghiệm được mua từ New York, Ohio, Texas và California trong tháng 11 và 12-2009.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.baomoi.com/My-vao-cuoc-vu-nu-trang-tre-em-doc-hai/82/3729994.epi

    Mỹ vào cuộc vụ nữ trang trẻ em độc hại




    [​IMG]
    Cơ quan phụ trách an toàn sản phẩm của Mỹ đã tiến hành điều tra về sự tồn tại của chất độc trong nữ trang trẻ em từ Trung Quốc.
    Các nhà chức trách về an toàn sản phẩm của Mỹ cho biết, họ đang tiến hành điều tra về sự tồn tại của chất kim loại độc hại catmi trong nữ trang trẻ em được nhập khẩu từ Trung Quốc.
    Lời hứa “hành động nhanh nhất có thể để bảo vệ an toàn của trẻ nhỏ” được đưa ra ngay sau khi hãng tin AP công bố kết quả kiểm nghiệm cho thấy một số hãng sản xuất ở Trung Quốc đã cho thêm chất kim loại nặng catmi vào nữ trang trẻ em rẻ tiền được bán trên khắp nước Mỹ, khiến chúng trở nên sáng bóng hơn.
    Trước đó, theo AP công bố, hãng này đã đưa 103 mẫu sản phẩm mua ở New York, Ohio, Texas và California đi xét nghiệm. Hầu hết những sản phẩm này được mua trong tháng 11 và tháng 12/2009.
    Kết quả cho thấy, 12% mẫu sản phẩm có chứa ít nhất 10% catmi. Nhiều sản phẩm chứa tới 84 đến 86%, 89%, thậm chí 91% trọng lượng là catmi.
    Một số kết quả tồi tệ hơn được tìm thấy ở những mẫu vòng đeo tay được bán ở Walmart, chuỗi cửa hàng trang sức Claire và một cửa hàng nhỏ. Hàm lượng catmi cao cũng được tìm thấy trong dây chuyền được làm theo chủ đề phim “Hoàng tử Ếch”.
    Phát ngôn viên Scott Wolfson thuộc Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) cho biết, cơ quan này sẽ nghiên cứu các báo cáo kết quả kiểm tra và có “hành động thích đáng”.
    Các cuộc kiểm tra trên là do giáo sư Jeff Weidenhamer thuộc trường đại học Ashland ở bang Ohio, tiến hành. Trong mấy năm qua, ông đã cung cấp cho CPSC những bằng chứng về hàm lượng chì cao trong các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc, mà sau đó chúng đã bị thu hồi.
    Người phát ngôn CPSC cho biết, Ủy ban này sẽ phối hợp chặt chẽ với giáo sư Weidenhamer.
    Catmi là một chất gây ung thư cao. Giống như chì, nó có thể cản trở sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ, theo nghiên cứu gần đây.
    Trong danh sách 275 chất cực độc trong môi trường theo xếp hạng của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ, catmi được xếp vị trí thứ 7.
    Trẻ em không cần phải nuốt mới bị nhiễm độc. Chúng có thể bị nhiễm độc mỗi ngày một ít khi ngậm hay cắn vào những món nữ trang có hàm lượng catmi cao.

    Làm hàng độc hại để bán ra nước ngoài, có phải chỉ vì lợi nhuận, hay còn vì mục đích đầu độc người tiêu dùng của nước đối thủ ?

    Không rẻ mới là lạ !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.baomoi.com/Group/1526689.epi
    Nữ trang trẻ em Trung Quốc chứa chất cực độc




    [​IMG]


    Do bị cấm sử dụng chì trong các sản phẩm đồ chơi, các nhà sản xuất Trung Quốc quay ra dùng một chất còn độc hơn gấp nhiều lần.
    Điều tra của hãng tin AP cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đưa chất kim loại nặng catmi vào các sản phẩm nữ trang đồ chơi cho trẻ em, khiến chúng trở nên sáng bóng, lấp lánh. Qua khảo sát, nhiều sản phẩm vòng tay, mặt dây chuyền được báy bán mọi nước trên nước Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc chứa chất này.
    Hãng tin AP đã đem 103 sản phẩm mua từ New York, bang Ohio, Texas và California đi xét nghiệm, hầu hết mua trong hai tháng 11 và 12 vừa rồi. Kết quả cho thấy có 12% sản phẩm nữ trang có chứa ít nhất 10% catmi. Nhiều sản phẩm chứa tới 84%, thậm chí 91% trọng lượng là catmi. Người phát ngôn của Ủy ban An toàn sản phẩm Mỹ hôm Chủ nhật cho biết họ đang mở cuộc điều tra rộng rãi và sẽ ra hành động càng sớm càng tốt để bảo vệ sự an toàn của trẻ nhỏ.
    Một vài trong số những sản phẩm chứa nhiều catmi nhất là các chuỗi vòng tay được bày bán ở chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart, chuỗi cửa hàng trang sức Claire và các tiệm nhỏ. Hàm lượng catmi cao cũng được tìm thấy trong mặt dây chuyền lấy chủ đề phim The Princess and The Frog.
    Các cuộc thử nghiệm của AP được thực hiện bởi giáo sư Jeff Weidenhamer từ Đại học Ashland ở bang Ohio. Trong những năm qua, ông là người cung cấp cho các cơ quan chức năng bằng chứng về hàm lượng chì cao trong các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc.
    Catmi kim loại nặng là chất độc còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với chì. Chất này gây nguy cơ ung thư cao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cũng giống như chì, catmi cản trở sự phát triển của não bộ.
    "Đây là một chất cực độc", Bruce A. Fowler, chuyên gia về catmi tại Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết. Trong bảng danh sách xếp loại 275 chất độc nhất, catmi đứng thứ 7.
    Theo điều tra ban đầu, trẻ em không cần nuốt mà chỉ cần chơi với những loại nữ trang này đã có khả năng bị nhiễm độc. Chất độc sẽ dần dần ngấm với liều lượng mỗi ngày một ít vào khi trẻ em ngậm, cắn các sản phẩm chứa hàm lượng catmi cao.
    Thanh Bình

Chia sẻ trang này