1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Các ông bố bà mẹ có con nhỏ cần lưu ý tin quan trọng này vì sức khoẻ con em. Xin MOD để topic này ở

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 17/05/2013.

3972 người đang online, trong đó có 269 thành viên. 00:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 6379 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. Dowtrendvni

    Dowtrendvni Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    2.319
    -đề nghị chính phủ nghiêm cấm nhập hàng TQ và các lang băm dởm TQ b-(b-(b-(
    -đề nghị các pác mỗi người bỏ 1 phiếu tẩy chay Tàu Khựab-(
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tạo "thế giới phẳng" để hàng Tàu đè hàng Việt






    [​IMG]
    Từ nhập tiểu ngạch hay chính ngạch; từ hàng thực phẩm, gia dụng hay vật tư, nguyên phụ liệu… hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hậu quả khi hàng rào kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo. Sự thiếu hụt các rào cản kỹ thuật đã tạo cơ hội “thế giới phẳng” để hàng Trung Quốc gấy sức ép lên hàng hóa Việt Nam.
    Mất cân đối trong chính ngạch
    Trong kim ngạch nhập khẩu gần 40,2 tỷ USD 4 tháng đầu năm 2013, với thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Trung Quốc, ước tính 4 tháng, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc gần 10 tỷ USD, nhưng xuất khẩu vào Trung Quốc ước đạt 3,9 tỷ USD, ước số nhập siêu 4 tháng khoảng 6 tỷ USD.
    Ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), cho rằng nguyên nhân là phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam là vật tư đầu vào cho sản xuất công nghiệp, nguyên phụ liệu cho gia công xuất khẩu và nhà thầu của các dự án lớn tại Việt Nam là Trung Quốc. Trong khi đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng, những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu lại là tài nguyên như dầu thô, than đá phải giảm do tăng tiêu dùng, chủ trương hạn chế xuất khẩu.
    Tiến sĩ Võ Trí Thành bày tỏ sự lo lắng trong một diễn đàn gần đây: “Lượng hàng trung gian nhập khẩu quá lớn phản ánh nền kinh tế Việt Nam, nhất là các DN vừa và nhỏ, đang phải bươn chải, sống sót phụ thuộc lớn vào việc nhập hàng Trung Quốc. Tới một thời điểm nào đó chỉ cần Trung Quốc cho ngừng xuất khẩu là hàng loạt DN hấp hối vì không ứng phó kịp với tình huống trên. Khả năng cạnh tranh, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, rất yếu cũng cho thấy chúng ta đang quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, cả hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng”.
    Nhiều chuyên gia cho rằng việc chống đỡ trước sự đổ bộ của hàng Trung quốc trước mắt cần đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ ở trong nước. Có thể tập trung tạo điều kiện để thu hút được nhiều Tập đoàn đa quốc gia mở cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu; có chính sách quản lý nhập khẩu qua đường biên mậu tốt hơn để dịch chuyển từ nhập khẩu biên mậu sang chính ngạch, đảm bảo yêu cầu ổn định sản xuất, xuất khẩu.
    Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng sau khi thuế bị dỡ bỏ trong các cam kết FTA, vấn đề còn lại sẽ là các điều tiết sau đường biên giới về cạnh tranh, cấp phép, dịch vụ, thương mại mà chúng ta cần phải chú ý. Tuy nhiên, với lợi thế khoảng cách về mặt địa lý trong vận chuyển, hàng hóa Trung Quốc có giá rẻ và mẫu mã phù hợp, trong khi công nghiệp hỗ trợ trong nước còn kém phát triển, việc Việt Nam giảm nhập siêu từ Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết ngay.
    Thua hoàn toàn trên tiểu ngạch
    Thông thường mỗi ngày mở các trang thông tin điện tử hay báo chí đều nhận được một thông tin mới về hàng hóa kém chất lượng có xuất xứ từ Trung quốc. Hầu hết các mặt hàng này đều thông qua con đường tiểu ngạch và nhập lậu. Thậm chí nhiều sản phẩm vẫn được “đội lốt” hàng Việt thâm nhập thị trường trước sự cảnh giác của người tiêu dùng. Đáng sợ hơn hầu hết các sản phẩm nông sản, thủy sản của Trung Quốc đều gặp phải vấn đề về lưu lượng chất độc hại nó mang theo.
    Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, nêu ra để cảnh báo, hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam bây giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu. Dạng hàng hóa ngụy trang này đang khiến thị trường nội địa gặp khó khăn.
    Những năm qua, người tiêu dùng VN đã “phớt lờ” hàng loạt “vết đen” của hàng Trung Quốc nhưng hiện tại khi vừa ý thức được những nguy hại thì hàng đã tạo nên một cắm rễ khá sâu tại thị trường. Tuy vậy, trước sự “bao vây” của hàng Trung Quốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng, đồng thời chất lượng lại rất “lờ mờ”, thì việc xử lý lại chưa thật rốt ráo.
    Một lãnh đạo quản lý thị trường ở TPHCM từng than thở: “Tại sao không thắt chặt phần gốc ở các cửa khẩu, giờ để tràn lan như thế này thử hỏi làm sao chúng tôi có thể chống chọi khi hàng nhập lậu từ đầu nguồn liên tục đổ về ào ạt”.
    Hàng nông, thuỷ sản Trung Quốc vào Việt Nam phần lớn là không phép, chủ yếu được nhập lậu qua đường tiểu ngạch. Việc cần làm là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xây dựng kế hoạch tổng thể (tầm quốc gia) để phối hợp tốt hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng nhập khẩu qua biên giới.
    Trước thực trạng nông sản, thủy sản Trung Quốc đang phủ sóng khắp chợ Việt Nam, đại diện lãnh đạo bộ NN&PTNT cho biết việc nhập lậu các mặt hàng Trung Quốc với số lượng lớn chắc chắn ảnh hưởng sản xuất trong nước. Hàng lậu đi bằng đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới nên rất khó kiểm tra, kiểm soát. Thời gian qua những mặt hàng như cá tầm, ốc, ếch... về nhiều hầu hết do nhập lậu nên trách nhiệm chính là của Bộ Công Thương.
    Trong khi đó một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phân trần: “Lực lượng của các cơ quan Trung Ương hiện đang rất mỏng để có thể xử lý triệt để vấn đề này. Cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương. Các chợ đầu mối phải làm sao kiểm soát được nguồn gốc hàng hoá. Các hộ buôn bán phải có cam kết cụ thể với lực lượng y tế, thú y địa phương... về nguồn gốc hàng hoá như mua của ai, chủ hàng tên gì, ở đâu, có hóa đơn chứng từ không...”.
    Theo Nam Phong

    Vietnamnet
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lại " ông chỉ qua , bà chỉ về " đùn đẩy trách nhiệm cho người khác mà không thấy phần trách nhiệm của cơ quan cũng như bản thân mình !
    Khi nhận lương từ thuế của dân đóng góp và bổng từ các nguồn " chung chi , làm luật ... " các vị có đùn cho người khác nhận thay không ?

    Một lũ ăn hại đái nát ! [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  4. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Trang tin của thủ tướng đưa tin nè các bác.


    Lợi dụng tạo cớ bành trướng – nước cờ hiểm độc của Trung Quốc

    Thứ hai, 20/05/2013, 10:32 (GMT+7)

    Đương nhiên về mặt quân sự thì đó là nghệ thuật, tuy nhiên, bản thân của xâm lấn, bành trướng với láng giềng là hành động phi nghĩa, vô đạo.
    Muốn hiểu Trung Quốc hãy coi lịch sử Việt Nam
    Từ xưa tới nay, đối với Việt Nam, Trung Quốc chỉ cất quân đi xâm lược khi ở Việt Nam xuất hiện tình hình sau đây: Việt Nam mất mùa đói kém, kinh tế gặp nhiều khó khăn…



    Tất cả những điều đó được Trung Quốc cho là thời cơ để tấn công Việt Nam và hầu như đều được “anh bạn lớn phương Bắc” tận dụng triệt để mà không bỏ sót một thời cơ nào, trừ khi Trung Quốc cũng bị như vậy. Gần đây nhất, năm 1974, khi Việt Nam tập trung mọi nguồn lực, vật lực thông nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Năm 1979, khi Việt Nam tập trung lực lượng tiêu diệt bọn diệt chủng khmer đỏ thì Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
    Năm 1988, khi Việt Nam bị phương Tây cấm vận mọi mặt, thù trong giặc ngoài ra sức chống phá, kinh tế gặp vô vàn khó khăn, lại phải giúp bạn Campuchia, Trung Quốc đánh chiếm những đảo đá Trường Sa.
    [​IMG]Ngư dân Đài Loan biểu tình trước văn phòng đại diện của Manila ở Đài Bắc

    Như vậy những lúc nào láng giềng gặp khó khăn là Trung Quốc sẵn sàng ra tay để thôn tính. Đó chính là bản chất không bao giờ thay đổi của giới cầm quyền Trung Nam Hải từ bao đời nay.
    Lợi dụng thời cơ Philippines và Đài Loan căng thẳng
    Vụ tàu CSB Philipines bắn vào tàu cá của Đài Loan làm thiệt mạng một ngư dân 65 tuổi đã được Trung Quốc lợi dụng triệt để.
    Trước hết là Đài Loan. Trung Quốc kích động chủ nghĩa dân tộc để lấy lòng dân Đài Loan, phê phán nhà cầm quyền Đài Loan nhu nhược và đặc biệt là qua đó khẳng định chỉ có thống nhất với Trung Quốc, Đài Loan mới được tôn trọng, ngư dân Đài Loan đánh cá trên biển phải “treo cờ Trung Quốc thì mới yên tâm” (vì con Trời mà).
    Nhân dân Đài Loan thừa biết, giới cầm quyền Bắc Kinh chẳng coi cái mạng sống của họ ra gì đâu.
    Hơn 2 lần đòi đánh chiếm và giờ đây hơn 1600 quả tên lửa sẵn sàng giáng vào Đài Loan nếu tuyên bố độc lập thì mạng một ngư dân 65 tuổi với Bắc Kinh có ý nghĩa gì? “Nổ súng vào một tàu cá Đài Loan không chỉ là hành động khiêu khích với Đài Loan mà còn với cả toàn thể nhân dân Trung Hoa” (La Viện).
    Vậy ngư dân của Trung Hoa đại lục bị Nga bắn chết sao không hùng hổ đòi giáng vào Liên bang Nga đòn sấm sét như ý tưởng của La Viện? Hay ngư dân đó không phải là dân tộc Hoa hay họ chỉ là người Tân Cương không quý bằng ngư dân Đài Loan?
    Trung Quốc qua vụ này còn xúi giục Đài Loan “bắn vào tàu Việt Nam để Việt Nam trả đũa thì Trung Quốc ra tay”… Vậy ra Trung Quốc cũng biết “nể” Việt Nam, không dám trực tiếp ra tay mà phải xúi Đài Loan cơ đấy.
    Trung Quốc mà chả dám thì Đài Loan cũng chả dại đánh Việt Nam đến người Đài Loan cuối cùng.
    Chỉ cần nghe, thấy Trung Quốc hành xử như vậy thôi, Đài Loan đã quá hiểu bụng dạ của Đại lục rồi.
    Việc Đài Loan và Philipines căng thẳng bao nhiêu càng có lợi cho Trung Quốc bấy nhiêu trong 2 chiến lược thu hồi Đài Loan và biến Biển Đông thành “ao nhà”. Chính vì thế Philipines và Đài Loan phải tỉnh táo biết điểm dừng để tránh bị lợi dụng, đặc biệt là Philipines.
    [​IMG]Hơn 1.600 quả tên lửa giết người khủng khiếp này Trung Quốc hướng về Đài Loan để làm gì?

    Philipines mặc dù được Mỹ “chống lưng” nhưng độ tin cậy của liên minh này đã được Trung Quốc kiểm chứng qua vụ Scarborough. Trong khi đó sức mạnh tổng hợp của Philipines không tạo thành sự răn đe nào với Trung Quốc nên Trung Quốc sẵn sàng gây cớ để trả đũa mà không sợ bị giáng trả đích đáng.
    Vụ bắn chết ngư dân Đài Loan vừa qua đã khiến Trung Quốc rất phấn khích. Philipines tự làm khó cho mình, tạo cớ cho Trung Quốc hung hăng hơn.
    Ông La Viện tướng “diều hâu” nghỉ hưu tuyên bố, “việc Philippines bắn tàu Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội vàng để chiếm 8 đảo do Manila quản lý tại biển Đông”.
    Lần này tôi công nhận trong vụ này, ông La Viện, “diều hâu” là đương nhiên rồi, đã tỏ ra “tỉnh táo”. Nhưng tiếc thay, ông đã vô tình làm lộ rõ ý định tác chiến của nhà cầm quyền, của giới quân sự mà ông không tham gia.
    Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 16/5 đưa tin, ngày 13/5 trong khi cụm tàu hộ vệ Giang Môn thuộc biên chế hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang tập trận tại khu vực quần đảo Trường Sa thì một biên đội tàu chiến khác của hạm đội Đông Hải phụ trách Hoàng Hải và Hoa Đông đã lặng lẽ kéo qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan xuống Biển Đông tập trận.
    Tập trận diễu võ dương oai đằng sau để cho tàu cá phía trước đánh bắt cướp hải sản khỏi bị trừng trị là âm mưu thâm độc nhưng vô nhân đạo khi dùng ngư dân làm vật tế thần chiến tranh của Trung Quốc.
    Tập trận hay trinh sát thăm dò, nếu khi thấy có điều kiện là tấn công chỉ là một cách hiểu.
    Philipines phải cảnh giác, bởi lẽ, chẳng ai lạ gì cách lợi dụng thời cơ mà Trung Quốc đã từng hành động. 8 hòn đảo mà Philipines đang quản lý đang trong tầm ngắm của Trung Quốc.
    (BXH)
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trung Quốc cố tình khiêu khích để tạo cớ chiếm thêm đảo. :-w
    Manh động giáng trả bằng vũ lực lúc này là mắc mưu bọn phát xít mới của thế kỷ 21 ! [-X[-X[-X

    Đành phải nhẫn nhục chờ hàng về đủ đã mới tính chiện ăn thua đủ với tên láng giềng khốn nạn ! ;))

    Hàng đây là Kilo, SU-30, Brahmos ... !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.tinbiendong.com/nd5/deta...oai-ten-lua-chu-luc-cua-viet-nam/287.015.html

    8 loại tên lửa chủ lực của Việt Nam



    Ra đời từ kháng chiến chống Mỹ, bộ đội tên lửa Việt Nam đã có bề dày thành tích trong việc bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy nhiều tàu chiến của quân thù. Từ thuở sơ khai với các tên lửa Sam 1, Sam 2 không ai có thể nghĩ chúng lại làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ, với bàn tay khối óc của người Việt chúng ta đã cải tạo chúng trở thành những sát thủ của pháo đài bay B52 của Mỹ.
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Sam của Việt NamNgày nay khi chiến tranh đã qua hơn 30 năm, tuy rằng cuộc sống đã hòa bình nhưng với những người lính tên lửa họ vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước cũng như Bộ quốc phòng đã có nhiều chính sách nhằm đầu tư hiện đại hóa nhiều trang thiết bị vũ khí, khí tài quân sự cho bộ đội tên lửa.

    Dưới đây là 8 loại tên lửa chủ yếu của Việt Nam trong tương lai:
    1, Tên lửa chống tàu chiến Uran-E
    [​IMG]
    Tàu HQ 382 của Hải quân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa Uran E
    Uran E có trọng lượng: 630 kg
    Trọng lượng đầu chiến đấu : 145 kg
    Tầm bắn tối đa: 130 km, tối thiểu : 5km
    Tốc độ tối đa: Mach 0,8
    Chiều cao bay từ 5 - 10 m trên mực nước biển
    Ngoài phiên bản phóng từ tàu chiến còn có phiên bản phóng từ máy bay (Su 22, Su 27, Su 30 ) và trực thăng ( KA 12, KA 25).
    Nguồn gốc: Mua từ Nga
    (Ảnh: QĐND)
    [​IMG]
    Tên lửa Uran E được trang bị cho tàu tên lửa Molniya (Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 tàu này và 20 chiếc khác sẽ được đóng tại Việt Nam theo công nghệ do Nga chuyển giao. Mỗi tàu Molniya mang 16 quả tên lửa Uran E).2. Tên lửa hành trình Moskit
    Mua từ Nga. Được trang bị cho tàu tên lửa Tarantul (mỗi tàu 4 quả). Việt Nam có khoảng 8-10 tàu này. Đây là loại tàu sử dụng tốc độ cao để bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng rút chạy.
    [​IMG]
    Chiến hạm lớp Tarantu 1[​IMG]
    Các tàu Taranul được trang bị tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg[​IMG]
    Tên lửa hành trình MoskitHai khu trục hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam phóng được cả hai loại này là tên lửa Uran và Moskit.
    3, Tên lửa Yakhont
    [​IMG]
    Tên lửa Yakhont có thể phóng đi từ Su 27/30 của Việt Nam
    Tên lửa Yakhont nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.
    Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

    [​IMG]
    Hệ thống Bastion -P có khả năng phóng tên lửa Yakhont Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy”, đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm. (Ảnh QĐND)4.Tên lửa Shaddock
    [​IMG]
    Tên lửa này có khả năng Đầu đạn nặng 800kg thuốc nổ hay 100 kT (hạt nhân) Tầm xa 460 km Tốc độ: Mach 1,4 ( gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh ) Chiều dài 10m Đường kính 0,9 m Sải cánh 2,6 m. Trọng lượng phóng 4500kg Tên lửa này do Nga nghiên cứu và chế tạo (Ảnh: QĐND)
    [​IMG]
    Theo 1 bài viết trên mạng Sina của Trung Quốc thì Việt Nam đang nghiên cứu cải tiến 1 loại tên lửa của Nga. Nếu thành công loại này có tầm bắn 550 km, mang được đầu đạn 1 tấn , tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.
    Sau khi phóng lên, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới Mach 1.5, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với rađa tìm đuờng của nó. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV.

    Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không (VD như hàng không mẫu hạm trong một nhóm tàu), thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động.

    Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp, vẫn ở tốc độ siêu âm, tên lửa được định trước sẽ chui xuống nước 10-20m trước khi tới mục tiêu và sẽ nổ dưới nước để tăng thiệt hại.

    5, Tên lửa Brahmos
    [​IMG]
    Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.Theo tờ The Asian Age, số ra ngày 20/09/2011, Tập đoàn Liên doanh Ấn - Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.

    Đây là loại tên lửa được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.
    Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.
    [​IMG]
    Đây là loại tên lửa được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.
    Nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn mua loại tên lửa này ngay từ khi nó bắt đầu sản xuất vào năm 2006. Việt Nam thuộc diện “quốc gia thân thiện” cũng như là bạn hàng lâu năm của Nga nên khả năng được mua loại vũ khí này là rất cao. Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài Nga - Ấn Độ đầu tiên có loại vũ khí tối tân này

    6, Tên lửa S-300

    Tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa S300 của Việt NamCự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.
    [​IMG]
    Tên lửa S-300 khai hỏaTổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD

    7, Tên lửa Scud

    Scud là một serie các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ tên hiệu NATO SS-1 Scud vốn được các cơ quan tình báo phương Tây đặt cho loại tên lửa này.
    [​IMG]
    Tên lửa Scud-C của Việt Nam có tầm bắn tối đa 550km, (ảnh: QĐND)
    Những tên tiếng Nga của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này). Cái tên Scud đã được các phương tiện truyền thông và nhiều thực thể khác dùng để chỉ không riêng những tên lửa này mà cả nhiều loại tên lửa khác được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của người Xô viết.
    [​IMG]
    Tên lửa Scud-B tầm bắn 300kmTheo một số thông tin từ báo nước ngoài Việt Nam hiện nay đang sở hữu số lượng lớn tên lửa Scud -B, Scud-C và Scud-D. Theo đó theo thông tin từ các trang quân sự này thì Việt Nam đã phần nào sản xuất được các tên lửa loại này.
    8. Tên lửa Extra
    Theo tạp chí Straitimes của Singapore cho biết hiện nay Việt Nam đang thương lượng với Ixraen để mua tên lửa Extra của nước này.
    [​IMG]
    Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết: Extra dài 3,97 m , đường kính 30 cm ,và nặng 450 kg, có tầm bắn 150 km, có khả năng mang đầu đạn nặng 125 kg. Đặc biệt, Extra có xác suất sai số vòng tròn chỉ khoảng 10 m. Đây được coi là sai số rất nhỏ nếu so với tiêu chuẩn của Mỹ (200-300 m được coi là mức sai số trung bình có thể chấp nhận được)
    Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết: Extra dài 3,97 m , đường kính 30 cm ,và nặng 450 kg, có tầm bắn 150 km, có khả năng mang đầu đạn nặng 125 kg. Đặc biệt, Extra có xác suất sai số vòng tròn chỉ khoảng 10 m. Đây được coi là sai số rất nhỏ nếu so với tiêu chuẩn của Mỹ (200-300 m được coi là mức sai số trung bình có thể chấp nhận được).

    Tên lửa đạn đạo Extra có thể được bố trí trên mặt đất hoặc trên xe chuyên dùng có khả năng cơ động cao.
    Nói tóm lại với 8 loại tên lửa nêu trên, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà trước các thế lực thù địch.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.tinbiendong.com/nd5/deta...i-4-ten-lua-sat-thu-cua-viet-nam/288.015.html

    Trung Quốc lo ngại 4 tên lửa sát thủ của Việt Nam

    Suốt mấy ngày hôm nay nhiều tờ báo quân sự của Trung Quốc đã điểm danh 4 loại tên lửa hành trình chống tàu khủng nhất được trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam.

    [​IMG]
    Tờ Phượng Hoàng đã điểm danh sát thủ đầu tiên với cái tên là Kh-35. Đây là loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị cho chiến hạm lớp 1241.8 và Gepard 3.9 của Việt Nam. Mỗi chiến hạm loại này mang được 16 tên lửa hành trình Kh-35
    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E. Loại Kh-35E mới này chỉ được trang bị trên tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam
    [​IMG]
    Hiện nay, trong biên chế Hải quân có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả). Theo các chuyên gia quân sự, Việt Nam có nhiều loại tên lửa trong trang bị quân đội nhưng tên lửa Kh-35 có lẽ là loại tên lửa hành trình đặc biệt nhất.
    [​IMG]
    Đặc biệt không phải ở tính hiện đại, khả năng bay xa, hay uy lực công phá lớn mà đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Mới đây, hãng tin Ria Novosti cho biết rằng Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình mới dựa trên tên lửa đối hạm Kh-35 Uran.
    [​IMG]
    Sát thủ thứ 2 sau Kh-35 là loại 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm 3M-54E Club-S có tốc độ dưới âm, là biến thể của họ tên lửa Club do Viện OKB Novator (Nga) phát triển, tầm bắn 220 km. Tên lửa được phóng từ tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (trong hạm đội Ấn Độ là các tàu ngầm điện-diesel cải tiến lớp Projekt 877EKM), chủ yếu dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa Klub trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
    [​IMG]
    Tờ Phượng Hoàng đang khá lo ngại loại tên lửa được phóng từ tàu ngầm này của Việt Nam[​IMG]
    Trước thông tin Việt Nam sắp mua chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan. Báo quân sự Phượng Hoàng cũng đã nêu tên thêm loại tên lửa sát thủ được trang bị cho tàu chiến loại này đó là: Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.
    [​IMG]
    Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet. Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho tàu chiến lớp Sigma trong tương lai của Việt Nam
    [​IMG]
    Sát thủ thứ 4 tên lửa hành trình chống tàu P15
    [​IMG]
    Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình. Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.
    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm P15M
    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm P-15M được trang bị trên các tàu chiến 1241RE của Việt Nam

    Nguồn: Congdong.cz

    Chưa thể tấn công Việt Nam bằng quân sự lúc này, Trung Quốc chơi trò đầu độc dân ta bằng thực phẩm , trái cây , đồ chơi trẻ em.... bằng cả các loại thuốc đông y của các phòng khám Trung Quốc nhan nhãn mọi nơi với đủ trò lừa đảo !

    Vì sức khoẻ của chính mình, vì tương lai nòi giống Lạc Hồng và an ninh chủ quyền quốc gia, hãy tránh xa các món hàng xuất xứ Trung Quốc !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w


  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đề nghị này bất khả thi ! [-X
    Vì VN và TQ đều là thành viên WTO, không phải cứ muốn cấm là cấm !
    Mình cấm nó, nó cấm lại hàng mình thì ai chết trước ? ~X
    Riêng việc nhập gà lậu, gà thải loại của Trung Quốc đã bị chính thức cấm mà rồi hàng vẫn về VN ầm ầm hàng ngày ! ~X

    Vấn đề là chúng ta cần tích cực phổ biến trong cộng đồng, nâng cao tỉ lệ người tẩy chay hàng Trung Quốc thôi !
    Cần phải có cái nhìn thực tế !

    :-":-":-":-":-":-"
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin mới hôm nay từ báo Thanh Niên :

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130521/an-do-bac-de-nghi-cua-trung-quoc-ve-bien-dong.aspx

    Ấn Độ bác đề nghị của Trung Quốc về biển Đông

    21/05/2013 03:00
    [​IMG]

    Thủ tướng Singh (phải) bác bỏ lập trường của ông Lý về biển Đông - Ảnh: The Indian Express

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Đó là một trong những thông tin đáng quan tâm khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Ấn Độ và có cuộc gặp với người đồng cấp chủ nhà Manmohan Singh.

    Ngày 20.5, báo The Indian Express dẫn nguồn tin riêng tiết lộ nội dung họp kín trong buổi ăn tối kéo dài nhiều giờ giữa 2 nhà lãnh đạo. Theo đó, New Delhi và Bắc Kinh thống nhất sẽ cùng nhau nỗ lực giải tỏa các vướng mắc ở khu vực biên giới giữa hai bên. Ngoài ra, ông Lý cũng ghi nhận các lo ngại của người đồng cấp Singh về việc Bắc Kinh xây dựng các con đập ở những dòng sông chảy qua hai nước.
    Tuy nhiên, cuộc thảo luận giữa hai ông trở nên gay go khi đề cập đến các vấn đề xa hơn mà cả New Delhi lẫn Bắc Kinh cùng quan tâm. Cụ thể, The Indian Express tiết lộ ông Lý muốn có được một tuyên bố chung xác nhận quan điểm của Bắc Kinh trên biển Đông trong bối cảnh an ninh hiện tại ở châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, Trung Quốc muốn vấn đề tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết song phương. Tuy nhiên, phía Ấn Độ khẳng định đây là vùng biển quốc tế cần được đặt trong luật biển.
    Ấn Độ và Trung Quốc chưa phản hồi gì về thông tin trên. Trong khi đó, trả lời Thanh Niên vào tối qua, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, cho rằng: “Quan điểm của Ấn Độ về biển Đông không khác các nước lớn khác ở châu Á - Thái Bình Dương, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
    Các nước này đều muốn đảm bảo tự do hàng hải (ở biển Đông - NV) dựa theo luật pháp quốc tế”. Ngoài ra, chuyên gia Koh nhận xét thêm: “Việc tán thành quan điểm của Trung Quốc sẽ khiến Ấn Độ xa cách với các “bạn bè” ở Đông Nam Á và New Delhi mất dần vị thế ở khu vực này”.
    Ngô Minh Trí

    Anh bạn lâu năm này chơi được đấy ! :)>-
  10. nhatcuongasi

    nhatcuongasi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2005
    Đã được thích:
    4
    Nước Mình suất khẩu nông sản vào top đầu thế giới đó! Caphe, hat điều, cá, hat Tieu, may Mặc, lúa gạo,....... Ôi nhiều thứ xuất khẩu quá. Ngộ cái là Dân làm ra bao nhiêu, chúng nó đớp hết bấy nhiêu.

Chia sẻ trang này