1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Các ông bố bà mẹ có con nhỏ cần lưu ý tin quan trọng này vì sức khoẻ con em. Xin MOD để topic này ở

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 17/05/2013.

4324 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 00:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6379 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    LQC qua Ấn Độ với mục đích chính là biển đông nhưng Ấn Độ đã biết trước và đề phòng :-bd
  2. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa qua các nguồn thư tịch


    Có nhiều, rất nhiều tài liệu của Việt Nam và phương Tây khẳng định một cách rõ ràng, chắc chắn Việt Nam đã phát hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thời Vương quốc Chămpa và tiếp tục hành xử chủ quyền trong thế kỷ XVII.
    Trung Quốc không tìm đâu ra được nguồn thư tịch khẳng định rõ ràng cho tuyên bố chủ quyền đối với "Biển Nam Trung Hoa"
    Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với gần như toàn bộ biển Đông. Thế nhưng, khi bị các nước trong khu vực này phản đối thì họ luôn tìm cách né tránh việc giải quyết tranh chấp thông qua phương thức đàm phán hoặc trọng tài quốc tế. Với Việt Nam, lần đầu tiên vào ngày 4-1-1932, khi Chính phủ Pháp lấy tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp ước Patenôtre gửi công hàm tới Công sứ quán Trung Quốc tại Paris khẳng định quyền quản lý của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế, nhưng Trung Quốc đã khước từ. Lần thứ hai vào ngày 14-1-1947 Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn không chấp nhận. Cả đến năm 1977, tại phiên họp thứ 7 cuộc đàm phán về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Phan Hiền, Trưởng đoàn Việt Nam bác bỏ vu cáo của phía Trung Quốc đối với việc hải quân nhân dân Việt Nam đã tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời cũng đề nghị Trưởng đoàn Trung Quốc Hàn Niệm Long đưa vấn đề hai quần đảo này vào chương trình nghị sự, nhưng phía Trung Quốc từ chối. Với Philippines, khi nước này vào ngày 22-1-2013 thông báo đã chính thức kiện cái gọi là "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng ngày 19-2-2013 Trung Quốc cũng đã bác bỏ đề xuất này của phía Philippines. Câu trả lời cho những lần né tránh đó của phía Trung Quốc chính là vì nước này tự biết mình không có cơ sở pháp lý với những gì đã tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cũng như với gần 80% diện tích biển Đông nằm trong "Đường lưỡi bò" mà họ muốn là của mình.
    http://www.*******.danang.gov.vn/images/2013/tulieu/Hoang_trieu_truc_tinh.jpgHoang trieu truc tinh địa dư bản đồ

    Mặc dù người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn tuyên bố chứng cứ về "chủ quyền không thể chối cãi" và một số học giả Trung Quốc cố ngụy biện ra sử liệu, nhưng cũng chính họ tự biết rằng điều đó sẽ rất bất lợi khi đã ra trước tòa án phân xử của quốc tế. Bởi không chỉ bản đồ cổ mà cả thư tịch của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả những năm cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều phản ánh một thực tế hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam.
    Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều đưa vào trong bộ chính sử của mình như Hán thư, Đường thư, Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Hoàng triều thông điển (đời nhà Thanh) chương viết về địa lý và giới hạn cương vực của Trung Quốc, hoặc có sách riêng gọi là "Dư địa chí". Các bộ sách này đều do quan chức hai viện Hàn lâm, Quốc sử quán triều đình biên soạn và được trình lên vua ngự lãm (phê duyệt). Có những bộ như Đại Minh nhất thống chí (Dư địa chí nước Đại Minh thống nhất) và Đại Thanh nhất thống chí (Dư địa chí nước Đại Thanh thống nhất) còn có lời tựa của nhà vua. Những bộ địa chí này viết về đặc điểm địa lý Trung Quốc theo từng đơn vị hành chính, cho đến cấp huyện. Trong đó ghi chép rất tỷ mỉ về núi sông phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam), cho đến cả gò nổi trên sông, khe động, hang núi ..., nhưng không có câu chữ nào ghi rằng biển Nam Trung Hoa với hai quần đảo "Thiên Lý Trường Sa", "Vạn Lý Thạch Đường" mà nay Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc trong các sách này là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam. Vào cuối đời nhà Thanh, điểm cực Nam còn được xác định chính xác tại tọa độ 18o13’ Bắc (ngang Nghệ An - Hà Tĩnh nước ta). Trong khi đó, quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc tự gọi là Tây Sa) thì nằm ở 17o15’ Bắc (ngang với Huế và Đà Nẵng).
    Ngoài những cuốn địa chí chính thức trên, các sách địa chí thông thường do học giả soạn, như Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc sử, Phương dư thăng lãm của Chúc Mục, Dư địa quảng ký của Âu Dương Mâu đời Tống; Lịch đại cương vực biểu của Hoàn Trường Cơ đời Minh; Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư của Cố Viên Vũ, Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tổ Vũ, Quảng dư ký của Dương Bá Sinh (1808), Hoàng triều dư địa lược của Nghiêm Đức Chỉ (1834), Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư của Đồ Ký đời Thanh cũng đều viết cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, chứ không bao gồm bất kỳ quần đảo nào ở biển Nam Trung Hoa cả. Ngay cả Quỳnh Châu phủ chí (Địa chí phủ Quỳnh Châu, nay là tỉnh Hải Nam) do Minh Nghi soạn năm 1841 cũng chép về cương vực phủ này tương tự Quảng Đông thông chí: "Quỳnh Châu ở trong biển. Đông Tây cách nhau 970 dặm, Nam Bắc cách nhau 975 dặm. Từ Từ Văn (một huyện ở cực Nam bán đảo Lôi Châu) qua biển một nửa ngày có thể đến. Quỳnh là nơi đô hội, ở phía Bắc đảo. Đảm (châu) ở biên thùy phía Tây, Nhai (Châu) ở biên thùy phía Nam. Vạn (châu) ở biên thùy phía Đông. Đông Lê bao bọc bên trong. Muôn núi trập trùng. Bên ngoài biển cả bao quanh. Nơi xa tiếp giáp các đảo Di".
    Những trích dẫn trên cho thấy thư tịch của Trung Quốc không hề khẳng định "Thiên Lý Trường Sa" và "Vạn Lý Thạch Đường" là của nước này. Đã thế, còn có trường hợp xác định nó thuộc về nước ngoài (các đảo Di), hoặc nói rõ nó thuộc về Việt Nam, như cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi đời Nam Tống viết: "Vạn Lý Trường Sa (tức Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương". Thời nhà Thanh, nhà sư Thích Đại Sán quê ở huyện Cửu Giang, tỉnh Chiết Giang trong cuốn Hải ngoại kỷ sự (1695) thuật lại chuyến hải hành đến Thuận Hóa cũng ghi nhận chủ quyền của Đại Việt thể hiện ở việc Chúa Nguyễn "hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào". Hoặc trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam".
    Hơn thế nữa, vào năm 1895 có tàu Bellona của Đức và năm sau 1896 chiếc tàu Imezi Maru của Nhật đều đắm ở gần quần đảo Hoàng Sa, bị những người đánh cá ở đảo Hải Nam cướp lấy hàng hóa rồi dùng thuyền buồm vận chuyển đến đảo Hải Nam bán lại cho các chủ tàu thuyền. Các công ty bảo hiểm của hai chiếc tàu này phản đối nhưng Thanh triều trả lời không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của mình.
    Rõ ràng, Trung Quốc chỉ có khẳng định suông chứ không dám đưa vấn đề ra phân xử tại tòa trọng tài quốc tế, chỉ vì một nỗi "Mở miệng mắc râu, mở bầu mắc quai".
    Việt Nam hành xử chủ quyền đối với Hoàng Sa chậm nhất cũng từ đầu thời các chúa Nguyễn
    Từ thế kỷ XVI trở về trước đã có những nhà hàng hải phương Tây ghi chép trên bản đồ vùng các quần đảo giữa Biển Đông hiện nay là Baixos de Chapar (Bãi đá ngầm Chămpa), Pulo Capaa (đảo của Chămpa), cũng như trên bản đồ Biển Đông (Sinensis Oceanus) của anh em Van Langren người Hà Lan in năm 1595, trên bờ biển ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi hiện nay có ghi dòng chữ Costa de Pracel (bờ biển Pracel). Điều đó cho thấy, họ đã xác nhận vùng quần đảo này thuộc chủ quyền của Vương quốc Chămpa. Với nguồn thư tịch của Việt Nam thì Toàn tập An Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá soạn theo chỉ thị của chúa Trịnh Căn, trong đó đoạn thứ nhất của lời chú về Bãi Cát Vàng lại được ông trích từ phần thứ ba của Hồng Đức bản đồ nên nó cho thấy, người Việt đã biết, hay là đã tiếp quản quần đảo Hoàng Sa từ Vương quốc Chăm khi vua Lê Thánh Tông thực hiện cuộc nam chinh và lập ra đạo Thừa tuyên Quảng Nam vào năm 1471. Sách này viết: “Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”. Như vậy, không chỉ có phát hiện và đặt tên nôm Bãi Cát Vàng, điều quan trọng là người Việt đã hành xử chủ quyền trên đó. Đến năm 1776, khi đang giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, Lê Quý Đôn viết Phủ biên tạp lục mô tả tỉ mỉ hơn về vị trí địa lý, sản vật của Hoàng Sa, cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng của đội Hoàng Sa. Ông viết: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào cắt phiên mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi mang lương đủ ăn 6 tháng đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu như là gươm ngựa hoa bạc, tiền bạc hòn bạc, đồ đồng khối thiết, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về vào cửa Eo [Thuận An], đến thành Phú Xuân để nộp...”. Lê Quý Đôn chưa cho biết thời gian cụ thể lập đội Hoàng Sa thì chính lá đơn của cai đội phường Cù lao Ré, xã An Vĩnh (thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay) viết vào ngày 15 tháng Giêng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1776) cho biết: “Nguyên xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương. Vào năm Tân Mùi Đốc chiến Võ Hệ đã đệ đơn tâu xin, được cho lập hai đội nữa là đội Đại Mạo Hải Ba và Quế Hương Hàm với nhân số 30 người... Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ... Nếu như có tờ truyền báo xảy ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp. Xin dốc lòng theo sở nguyện chẳng dám kêu ca. Chúng tôi cúi đầu mang ơn”. Năm Tân Mùi là năm nào? Nếu ngược lại 60 năm thì đó là 1691, nhưng vì Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư viết năm 1686 đã cho biết ở thời điểm này các chúa Nguyễn hằng năm đưa 18 chiếc thuyền ra Bãi Cát Vàng khai thác rồi, thế thì phải ngược thêm 60 năm nữa, tức là vào năm 1631 dưới thời chúa Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635). Còn thông tin Đội Hoàng Sa “đến kỳ tháng 8 thì về vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp” sản vật trong Phủ biên tạp lục, thì được xác nhận bởi lá đơn của phường Mỹ Toàn tranh kiện phường An Bằng về việc kéo được một chiếc thuyền của đội Hoàng Sa bị dạt vào gần bờ biển của hai phường này vào năm Mậu Dần [1758] (nay thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), có lời phê của Thuận Đức Hầu là tuần quan cửa Biện Hải [tức cửa Tư Hiền] vào ngày 19 tháng 9 năm Cảnh Hưng 20 [1759] .
    Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn còn có những mô tả kỹ càng về quần đảo Trường Sa và xác định nó gần xứ Bắc Hải (tức vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa hiện nay) và chúa Nguyễn đã cho lập thêm đội Bắc Hải gồm những người thôn Tứ Chánh ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương sung vào để đi đến “các xứ Bắc Hải, Cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của các tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai cơ Hoàng Sa kiêm quản”.
    Các tài liệu của phương Tây cũng ghi nhận chủ quyền của Đàng Trong đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật ký của tàu Amphitrite chở các giáo sĩ Pháp đi qua quần đảo Paracels (Hoàng Sa) vào năm 1701 ghi rõ: “Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam”. John Barrow là phái viên của phái bộ Macartney đi từ Anh tới Trung Quốc cũng ghi chép lại trong Một chuyến du hành tới Đàng Trong vào những năm 1792 – 1793 (xuất bản tại London vào năm 1806) rằng: “Các thuyền xứ Đàng Trong dùng vào việc buôn bán ven biển, chài lưới, thu lượm hải sản và tổ yến trong nhóm quần đảo gọi là Paracels, thuộc nhiều kiểu dáng khác nhau”.
    Sự hành xử của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được trích dẫn trong các nguồn sử liệu trên cho thấy nó không do tự phát của người dân mà đã ở tầm nhà nước phong kiến bấy giờ là các chúa Nguyễn đang trị vì ở Đàng Trong. Các Chúa Nguyễn chủ trương lập hai đội Hoàng Sa, Bắc Hải, bổ nhiệm chỉ huy đội kiêm chức vụ cai đồn cửa biển Sa Kỳ cùng chức Thủ ngự trông coi. Nó không chỉ được ghi chép bởi những cá nhân mà còn được đưa vào Đại Việt sử ký tục biên, là một bộ tín sử Việt Nam thời Hậu Lê và được chúa Trịnh Sâm sai biên soạn vào năm 1775. Sau đó còn được Quốc sử quán Triều Nguyễn đưa vào sách Đại Nam thực lục tiền biên (viết về thời các chúa Nguyễn, quyển X) với nội dung như Lê Quý Đôn đã viết. Sự hành xử này được tiếp tục đến thời Tây Sơn, và như một văn bản nữa đề ngày 14 tháng 2 năm Thái Đức thứ 9 (niên hiệu của vua Thái Đức – Nguyễn Nhạc vào năm 1786) cũng được lưu giữ tại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) thì người chỉ huy đội Hoàng Sa thời Tây Sơn có tước hầu, còn người ra chỉ thị là quan Thái phó Tổng lý Quản binh dân chư vụ Thượng tướng công của chính quyền Tây Sơn. Sự hành xử này lại diễn ra hòa bình và liên tục kể cả trong thời gian có nội chiến Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn mà không gặp phải sự phản kháng nào của các quốc gia khác. Lê Quý Đôn cho biết có trường hợp những người đi tìm hóa vật ở Hoàng Sa bị bão trôi dạt vào đất Trung Quốc được quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu (Trung Quốc) trả về nguyên quán mà không một lời khiển trách nào, chứng tỏ phía Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của chúa Nguyễn đối với quần đảo này.
    PGS, TS Ngô Văn Minh (Nguồn: Cadn.com.vn)
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/628017/Thanh-tra-do-choi-tre-em-tren-toan-quoc-tpp.html

    Thanh tra đồ chơi trẻ em trên toàn quốc
    > Tràn lan đồ chơi trẻ em nhiễm chất gây ung thư
    > Chất 'độc' trong thú nhún được sử dụng phổ biến

    TP - Trong hai tháng 8 và 9/2013, Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) sẽ tiến hành đợt thanh tra chuyên đề trên toàn quốc về chất lượng đồ chơi trẻ em nhằm siết chặt quản lý mặt hàng này.

    [​IMG] Theo ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN, thời gian tới sẽ tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực thanh tra cho cán bộ địa phương.
    Trong hai tháng 8, 9 - thời điểm cận kề Tết Trung thu, thanh tra sẽ tiến hành các đợt thanh tra diện rộng trên toàn quốc. Dự kiến đến tháng 10 sẽ tổng hợp và công bố kết quả thanh tra.
    Vẫn theo ông Dũng, kết quả kiểm tra của 39 chi cục đo lường, chất lượng các tỉnh thành trong năm 2012 tại 460 cơ sở kinh doanh, buôn bán đồ chơi trẻ em cho thấy, trong số với 26.686 mẫu kiểm tra có 10.366 mẫu vi phạm; 10.428 mẫu không có dấu hợp quy; 13.722 mẫu không có chứng nhận hợp quy.
    Kết quả khảo sát chất lượng đồ chơi “thú nhún” làm bằng nhựa dẻo tại 37 cơ sở trên toàn quốc cũng cho thấy, hàm lượng chất phthalates (có khả năng gây vô sinh và ung thư) có hàm lượng cao gấp 5-9 lần tiêu chuẩn hiện hành.
    NGUYỄN HOÀI

    Bây giờ mới tháng 5 !
    Thanh tra mà báo tin trước 3 tháng thế này khác gì bảo bọn chứa bạc : Liệu hồn, thứ hai tuần tới sẽ khám nhà tụi mày xem có tổ chức đánh bạc không đấy nhé !

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^


  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/626567/Tran-lan-do-choi-tre-em-nhiem-chat-gay-ung-thu-tpol.html
    Tràn lan đồ chơi trẻ em nhiễm chất gây ung thư
    > Chất 'độc' trong thú nhún được sử dụng phổ biến
    > Bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm vì... thú nhún

    Đồ chơi trẻ em ngoại nhập nhiễm chất phthalate độc hại có thể gây “biến dạng” giới tính, gan thận... vẫn bán tràn lan trên thị trường.

    [​IMG] [​IMG]
    Đồ chơi thú nhún bị phát hiện chứa chất độc hại đã bị nước ngoài thu hồi, tiêu hủy nhưng tại Việt Nam hàng này vẫn lên kệ siêu thị. Ảnh: Hoàng Việt. Hàng độc hại khắp nơi
    Tại quầy đồ chơi trẻ em ở một siêu thị trên địa bàn Q.Tân Bình (TP.HCM) những con thú nhún bằng chất liệu cao su từng bị cơ quan quản lý trong và ngoài nước phát hiện chứa chất độc phthalate vẫn được trưng bày công khai.
    Trên sản phẩm có dán duy nhất miếng giấy nhỏ ghi giá tiền, xem kỹ mới thấy ở gần vị trí bơm hơi có in chìm chữ “Made in China” nhỏ và mờ. Thông tin về đơn vị nhập khẩu, phân phối đều không có. Điều đáng nói là sản phẩm này không hề có nhãn hàng hóa theo quy định nhưng vẫn được công khai trưng bày ở vị trí bắt mắt trong quầy hàng.
    Cũng vậy, tại khu vực kinh doanh đồ chơi trẻ em ở lầu một siêu thị Maximark Cộng Hòa (khu vực cho tư nhân thuê kinh doanh) có gian hàng trưng bày sản phẩm thú nhún cao su Trung Quốc. Đồ chơi thú nhún cao su trưng bày tại đây cũng không có bất kỳ giấy tờ gì ngoài chữ “Made in China” in chìm, rất nhỏ phải để ý kỹ mới thấy.

    Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormone của cơ thể con người. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate
    TS Hoàng thị Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP.HCM, Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam

    Khảo sát thị trường bán lẻ hiện nay cho thấy, loại đồ chơi trẻ em độc hại được bán tràn lan, công khai. Một cửa hàng đồ chơi trẻ em ngay góc đường Trường Chinh - Đồng Đen (Q.Tân Bình), những con thú nhún đủ màu xanh đỏ được trưng bày ra lề đường. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu khảo sát các “phố” kinh doanh đồ chơi trẻ em khu vực gần chợ đầu mối Bình Tây, đường Ngô Nhân Tịnh, Hải Thượng Lãn Ông... sẽ dễ dàng thấy hộ kinh doanh nào cũng trưng bày đầy rẫy thú nhún loại này.
    Trước đó, cuối năm 2012 cơ quan quản lý ở Singapore đã kiểm tra, phát hiện chất phthalate độc hại trong sản phẩm đồ chơi thú nhún dành cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc. Singapore đã cho thu hồi loại đồ chơi có chứa chất độc hại này.
    Sau đó, các cơ quan quản lý tại Việt Nam cũng đã lấy một số mẫu đồ chơi trẻ em này để kiểm tra. Theo ông Trần Văn Xiêm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam, tháng 12.2012 chi cục đã lấy mẫu thú nhún xuất xứ Trung Quốc bán trên thị trường TP.HCM để đưa đi kiểm nghiệm, ở Hà Nội cũng tiến hành tương tự. Kết quả cho thấy, các mẫu thú nhún này trên thị trường Việt Nam đều bị nhiễm chất phthalate cao. Trong đó, một số mẫu chứa chất phthalate cao gấp 5-9 lần so với tiêu chuẩn thế giới.
    Theo các nhà khoa học, nhóm phthalate gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo đó, các hợp chất phthalate có thể làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục của bé trai, về lâu dài dễ làm cho cơ quan sinh sản nam giới bị teo lại. Hoạt chất này còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cấp tính.
    Theo TS Hoàng Thị Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP.HCM, Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam, chất hóa dẻo gốc phthalate như DOP đang dần bị loại khỏi thị trường Mỹ và châu Âu do tính độc hại của phthalate, tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe người dân và gây ra hàng loạt các chứng bệnh và nhiều ca ngộ độc ở trẻ em...
    TS Hoàng Thị Kim Dung, nhấn mạnh: “Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormone của cơ thể con người. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate”. Đại diện Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) cho biết: “Chất này một số quốc gia trên thế giới đã cấm”.
    Do buông lỏng quản lý
    Theo ông Xiêm, sau khi có kết quả kiểm nghiệm về đồ chơi thú nhún chứa chất phthalate hàm lượng cao vượt mức cho phép, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã chỉ đạo thu hồi sản phẩm này. “Các loại thú nhún này bày bán trên thị trường mà không có nhãn mác là đã đủ để thu hồi được rồi chứ không cần biết chứa chất gì trong đó”, ông Xiêm khẳng định.
    Quy định như vậy nhưng thực tế lệnh thu hồi đã được ra từ cuối năm 2012 nhưng đến nay loại đồ chơi trẻ em độc hại này vẫn còn bày bán tràn lan như ghi nhận nói trên. Lý giải việc này, ông Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên BCH Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM cho rằng, nguyên nhân là do sự trì trệ, tắc trách của cơ quan quản lý. Biết đó là chất độc hại nhưng cơ quan quản lý không “quất roi” thì nhà sản xuất vì lợi nhuận vẫn sử dụng chất này, chỉ có người dân, người tiêu dùng chịu thiệt, lãnh đủ!
    Ông Trần Văn Xiêm, cho biết từ ngày 13.5 sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện đồ chơi trẻ em trên địa bàn TP.HCM.

    Theo Hoàng Việt
    Thanh Niên

    Hồi tháng 2.2013, Hải quan Mỹ cùng Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng nước này tịch thu gần 30.000 đồ chơi Trung Quốc trong lô hàng nhập khẩu qua cảng San Juan. Qua giám định, lô hàng này có hàm lượng chì vượt mức an toàn theo quy định của Mỹ.
    Trước đó, hồi cuối năm 2012, giới chức Mỹ cũng đã tịch thu hơn 36.000 con vịt cao su xuất xứ từ Trung Quốc do chứa hóa chất độc hại phthalate, theo báo Daily Mail. Chất này có thể gây ung thư, dị tật ở thai nhi và vô sinh ở nam.
    Ngoài ra, báo The Telegraph hồi tháng 1.2013 đưa tin giới chức thương mại Anh cảnh báo búp bê “đầu trái cây” được bán ở hạt West Midlands của nước này cũng bị phát hiện chứa phthalate.
    Đầu tháng 5.2013, Hoàn Cầu thời báo đưa tin giới chức thành phố Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông không ngăn chặn được tình trạng các nhà sản xuất đồ chơi địa phương dùng hóa chất độc trong sản phẩm của họ.
    Cảnh báo này được đưa ra chỉ một năm sau khi Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin các nhà sản xuất Sán Đầu hay dùng chất độc hại sản xuất đồ chơi, khiến dư luận nước này phẫn nộ. Sau đó, chính quyền thành phố lên tiếng xin lỗi và cam kết sẽ cải thiện ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, sau một năm trở lại, CCTV thấy tình hình ở Sán Đầu vẫn không thay đổi.
    Văn Khoa

    Rồi đây , sau loạt bài này của báo Tiền Phong và Thanh Niên, liệu các cơ quan chức năng có làm đúng chức năng được giao ? :-??
    Hay vẫn tiếp tục trì trệ và tắc trách ?


    [-([-([-([-([-([-(


  5. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Đọc bài này thấy hay lắm.


    Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chiến Biển Đông

    Thứ năm, 23/05/2013, 17:59 (GMT+7)


    Những động thái mới về an ninh biển Đông đã cho thấy, “không còn cửa lùi” cho Việt Nam nếu không chuẩn bị.



    [​IMG]Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chiến Biển Đông

    Trung Quốc phô diễn lực lượng tại Thanh Đảo, công nhiên gây hấn với hạm tàu Hoa Kỳ, thậm chí phô bày ra một tham vọng phân đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Song song với việc đó là các động thái tăng cường lực lượng trên biển Đông và các chương trình khai thác thăm dò dầu khí đầy tham vọng lên tới ngót 29 tỷ USD. Chiến lược biển của Trung Quốc đã phơi bày gần như toàn bộ, từ những tham vọng trong ngắn hạn đến chiến lược về dài hạn.
    Sau vụ va chạm với Trung Quốc tại vùng biển gần đảo Hải Nam, Hoa Kỳ quyết định mạnh tay hơn trong sự hiện diện tại Biển Đông, “sự sốt sắng” của Hoa Kỳ cũng tiệm cận với sự lo lắng của Việt Nam. Người ta ghi nhận trong tháng 4 về việc lần đầu có một phái đoàn quân sự Việt Nam viếng thăm một hạm tàu sân bay của Hoa Kỳ trên biển Đông.
    Trong hai năm qua, các bước đi của Việt Nam là thận trọng và âm thầm, “nhưng phần nào đúng hướng”. Sau khi Serbia mất biển, giới quân sự nhận thấy người Việt Nam âm thầm tìm kiếm việc mua lại hạm đội tàu ngầm của quốc gia này. Thương vụ bất thành, Hy Lạp trở thành người sở hữu với cái giá cao hơn, và cả sự chống phá khá lặng lẽ nhưng quyết liệt của Hoa Nam. Việt Nam quay về với đối tác truyền thống và bắt đầu thương thảo việc mua 6 hạm tàu ngầm lớp kilo có tính năng ưu việt trong phòng thủ tại vùng biển nông. Sau sự phô diễn rầm rộ của Trung Quốc tại Thanh Đảo, một cách công khai, thông tin về vụ mua bán được Moskova chủ động tiết lộ với sự đồng thuận ngầm từ phía Việt Nam.
    Thật ra Biển Đông chưa phải là một nơi đánh nhau, mà là một nơi chia bạc. Các bên tham gia đều đang cố gắng vừa phô bày, vừa tìm cách dấu quân bài tẩy của mình. Trung Quốc nắm thế chủ động và đang tìm cách thiết lập luật chơi. Các nước nhỏ hơn thì tìm kiếm sự liên minh và cũng đồng thời củng cố thế lực. Chiến tranh sẽ xảy ra ngay lập tức nếu một bên có đủ thứ trong tay và một bên rỗng túi. Saddam Hussein và địa ngục Iraq là một ví dụ sống động và cay đắng. Ngược lại, chuẩn bị cho chiến tranh lại là cách tốt nhất để tránh chiến tranh.
    Củng cố thế lực và tăng cường khả năng răn đe, tránh đánh nhau nhưng có thứ để đánh nhau. Việc hiện đại hóa từ từ nhưng không ngừng nghỉ các lực lượng không quân, hải quân của Việt Nam trong nhiều năm qua đã bám sát đường lối chỉ đạo này. Với các hạm tàu tên lửa tấn công, hai tuần dương hạm lớp Gepard khá tân tiến, nhiều phi đội chiến đấu cơ Su-30 đã tăng cường khá đáng kể khả năng trả đũa của Việt Nam trên biển Đông. Đặc biệt với sự tăng cường chưa từng có bằng thương vụ sở hữu 6 tàu ngầm mang tên lửa tấn công với Nga lần này đã khiến sức răn đe của Việt Nam bước lên một tầng mức khó có thể xem thường.



    Điểm khiến giới chính trị và quân sự chú ý lần này, là giá trị của thương vụ vượt giá bình thường của một chiếc Kilo thông thường tới ngót 50 – 100 triệu USD, cho thấy Việt Nam tìm kiếm một hạm đội tàu ngầm với đủ các thứ dự phòng cho một cuộc chiến dài ngày, nhằm sẵn sàng thực hiện một chiến lược chiến tranh cầm cự kiểu du kích trên biển Đông và kéo mọi đối thủ vào một chiến lược chiến tranh khiến người Việt Nam luôn thắng: chiến tranh sa lầy. Và lần đầu tiên trong lịch sử, chiến lược này được thực hiện trên biển.



    Xem thêm các bài viết về tàu ngầm Kilo:
    Dù sao thì người Việt cũng nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, khác với Trung Quốc, có thế lực khổng lồ nhưng phải phân tán trên nhiều mặt trận. Đài Loan vẫn còn đó, Nhật Bản không thể xem thường, Mỹ vẫn là một đối trọng khó có thể vượt qua, Ấn Độ với tham vọng cạnh tranh bá chủ Á Châu… Tiềm lực quân đội Trung Hoa phải dàn trải trên một vùng biển rộng, trong khi đó, người Việt Nam chỉ có duy nhất Biển Đông, khiến lực lượng của họ tuy nhỏ hơn nhưng lại có khả năng tập trung cao độ. Dù sao câu chuyện cay đắng năm 1988 khi một lớp người Việt Nam nắm tay thành vòng tròn trên bãi đá ngầm, nước ngập đến thắt lưng, máu hòa nước biển dưới làn đạn trọng liên Trung Quốc cũng đã là nỗi đau quá đủ. Lịch sử khó có thể cho Trung Quốc tái diễn lại những hành vi phi nhân tính mà không phải chịu một cái giá không nhỏ. Với các lực lượng mới được tăng cường, chí ít Việt Nam có khả năng trả đũa một cách tương xứng với cái mà họ có thể phải nhận.
    So sánh tương quan lực lượng, chênh lệch giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay nghiêng lệch hoàn toàn về Trung Quốc. Nhưng ngược thời gian lại một chút, như cách đây 30 năm, chênh lệch giữa North Army và USA Army là một trời một vực, Trung Quốc bây giờ không là gì cả. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày xưa nói rất thẳng thắn: Đánh nhau kiểu dàn trận chơi tất tay, Bắc Việt trắng tay chỉ trong hai tiếng đồng hồ. Nhưng cái lực lượng ấy đánh theo cách của nó, cù nhầy đến năm 72, Mỹ chán đời, cay đắng và tháo lui, để lại đàn em cho Bắc Việt giết mổ.
    Xu thế xung đột khu vực tại Biển Đông hiện nay, xác xuất nổ ra xung đột trên biển là rất lớn, nhưng xác xuất có một cuộc chiến tổng lực (chiến tranh trên đất liền + hải phận + không trung) lại là cực nhỏ. Một cuộc chiến tổng lực sẽ khiến tất cả các bên tham gia đều thua, nhưng ngược lại, với thế mạnh hiện nay, Trung Quốc sẵn sàng tiến hành một vụ CQ-88 thứ hai, nếu Việt Nam vẫn chỉ có hàng rào người nắm tay trên đá ngầm chọi lại với hạm tầu tên lửa và đại bác của Trung Quốc. Vậy họ cần phải đánh giá vấn đề trên cơ sở một cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông, với sự tham gia hỗ trợ có hạn chế của không quân. Một cuộc chiến như thế, bên nào chiếm địa lợi, bên đó giành phần thắng.

    Với lực lượng hiện tại, Việt Nam có ưu thế lớn hơn Trung Quốc trong cuộc xung đột cục bộ tại khu vực Hoàng SaTrường Sa, nhất là nếu mục tiêu của Việt Nam chỉ là nhằm có một cuộc chiến kéo dài gây đau đớn. Đánh du kích không nhất thiết cứ phải trên bộ, mà còn có thể đánh trên biển. Phần lớn hướng đầu tư lực lượng hải quân của Việt Nam thời gian qua đều thiên về các hạm tàu tốc độ cao, mang tên lửa, thích hợp với lối đánh “hit and run”.



    Nếu chiến trường diễn ra trong phạm vi 1000 km tính từ bờ biển, thì lối đánh mang tính du kích này là cực kỳ hữu hiệu. Bên nào có sự hỗ trợ tốt hơn từ các căn cứ ven bờ, bên đó sẽ giành phần thắng. Bờ biển Việt Nam trải dài gần 4000 km, trong trường hợp chiến tranh ở Biển Đông xảy ra, phạm vi tác chiến hầu như nằm trọn trong tầm hỗ trợ của các căn cứ không – hải của Việt Nam nằm dọc bờ biển. Nếu dùng lối đánh kết hợp đưa tàu tên lửa cao tốc đánh trộm rồi chạy vào gần bờ, kết hợp với sự hỗ trợ của không quân và tên lửa đất đối hải từ các căn cứ ven biển, tầm tác chiến trong phạm vi 1000 km (với không quân) và 300 – 500 km (với tên lửa phòng thủ bờ biển) thì khả năng đánh cù cưa của hạm đội Việt Nam là cực mạnh.
    Một cuộc xung đột cục bộ nếu xảy ra trên Biển Đông hiện nay, sẽ diễn ra theo đúng kịch bản này. Trong trường hợp đó, do đường tiếp vận xa xôi, không có căn cứ ẩn núp ven bờ, phần lớn các hạm tàu Trung Quốc dù hiện đại cũng sẽ trở thành các mục tiêu đánh lén của các hạm tàu xuất phát từ các căn cứ gần bờ biển được tiếp vận, hỗ trợ dễ dàng và lực lượng không quân tác chiến đánh trộm. Trung Quốc chỉ có thể có khả năng áp chế lối đánh này nếu có một hạm đội hùng hậu bao gồm tàu sân bay để chiếm ưu thế tuyệt đối trên không. Nhưng rất may, điều này còn cần thêm vài năm. Và ngay cả trường hợp này có thể đến, thì thời gian cũng đủ để Việt Nam tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ Ấn, Nga và có thể là từ Mỹ, Nhật với các dòng tên lửa diệt hạm thế hệ mới có khả năng phóng từ máy bay, thích hợp vô cùng với lối tấn công đánh trộm từ xa rồi bỏ chạy.
    Lực lượng hiện tại của Việt Nam, gồm tất cả các hạm tàu tên lửa hiện có, cộng với số máy bay thế hệ mới và kể cả 6 sub kilo sẽ nhập về nếu dùng để dàn trận đánh với Trung Quốc thì sẽ tiêu biến trong vòng 2 tiếng. Ngược lại, đánh theo chiến lược các tướng lĩnh Việt Nam vạch ra thì có khi “20 năm vẫn xài tốt”. Trong bối cảnh Trung Quốc có kẻ thù ở mọi phía do chính dã tâm bành trướng của nó, thì viễn cảnh lâm vào một cuộc chiến có tính cù nhầy nào sẽ không phải là thứ mà Hoa Nam muốn thấy. Cho nên, vấn đề Biển Đông sẽ vẫn còn là một câu chuyện rất dài.
  6. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Phát hiện chất cực độc giữ mì luôn tươi ngon

    04-06-201317:45:00 | Theo Kiến thức
    [​IMG]

    Công an Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) đã bắt giữ 2 kẻ nghi phạm dùng chất formaldehyde để làm mì tươi lâu trong những ngày hè.


    [​IMG] Hai thương nhân ở quận Lianhu (Trung Quốc) đã bị bắt giữ vì sử dụng formaldehyde - chất cực độc để giữ mì tươi lâu trong ngày hè nóng bức.
    Công an cho biết, cơ quan ******* tỉnh đã nhận được báo cáo của một người dân hôm 20/5 về việc phát hiện thương nhân tại một chợ rau quả ở quận Lianhu làm mì bằng những chất đáng nghi. Từ hôm đó, ******* quận Lianhu bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra ở chợ.
    Meng Jiangwei, ******* đồn Laodong Nanlu thuộc quận Lianhu cho biết, họ phát hiện được 2 cửa hiệu làm mì trong chợ đã dùng formaldehyde như một thành phần trong mì. ******* đã bắt giữ các chủ cửa hàng và tịch thu hai chai formaldehyde cùng với hơn 300 kg mì nhiễm chất độc này.
    ******* cho hay, hai chủ cửa hàng họ Trương và họ Đường thú nhận đã dùng chất formaldehyde để giữ mì tươi lâu trong ngày hè nóng bức.
    Formaldehyde là chất độc rất mạnh mà Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, nó có thể gây ung thư và dị tật bẩm sinh.
    Hiện hai chủ cửa hàng trên vẫn đang bị giam và công tác điều tra cũng đang được tiến hành.
    Hôm 7/4, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương và phòng ban tiếp tục truy tìm và triệt phá các cơ sở sử dụng trái phép các chất phụ gia có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng.
    Vào ngày 2/5, Bộ ******* nước này công bố 5 trường hợp tội phạm liên quan đến việc buôn bán thịt ôi thiu trên toàn quốc.
    Hôm 3/5, Toà án nhân dân tối cao xử một số vụ án hình sự về an toàn thực phẩm, gồm những vụ sản xuất, bán rượu giả; bán xúc xích cùng xương sườn được làm từ thịt của lợn chết và những vụ sản xuất, bán dầu “bẩn”.

Chia sẻ trang này