1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

CÁC TIÊU CHUẨN QUAN TRỌNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ztran, 03/10/2018.

3447 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 02:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7273 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Cảm ơn anh ah!Chắc xếp vào dạng may mắn !:drm3!
    Lâu quá rồi cũng không gặp anh!>:D<
  2. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    FMC và IDI ngon đó bác
    IDI sẽ đánh giá chi tiết sau

    các bác giờ chê IDI như lúc trước chê TNG vậy đó...hihi
  3. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Có dám chê hàng anh Thuấn đâu!
    Một thời mbs kẹp nát bi!
  4. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    kệ bọn MBS

    Dragom, Vinacap ...cõn đôi khi chết dí nói chi đến tự doanh ck ..mà tự doanh ck thường thiên về đầu cơ hơn
  5. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    ASC nhắm tới nông dân sản xuất nhỏ tại châu Á với dự án mới Improver

    Aquaculture Stewardship Council (ASC) vừa triển khai sáng kiến hồi đầu tháng 10 nhằm hỗ trợ nông dân nuôi thủy sản quy mô nhỏ, chưa sẵn lòng theo đuổi chứng nhận này, có cơ hội cải thiện thực hành nuôi thủy sản và giảm thiểu tác động môi trường – xã hội từ hoạt động nuôi trồng thủy sản của họ.

    Sáng kiến này có tên là ASC Improver Program (AIP), tìm cách thu hút các nhà sản xuất thủy sản tham gia, vượt trên mục tiêu đạt chứng nhận ASC, ngay cả khi cuối cùng họ vẫn quyết định không theo đuổi việc đạt chứng nhận này. “Cho tới nay vẫn chưa có hướng dẫn cho người sản xuất cách cải thiện các thực hành nuôi để họ có thể đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn ASC, nhưng Improver Programme sẽ giúp kết nối khoảng cách này”, theo Roy van Daatselaar, giám đốc hỗ trợ các sản xuất của ASC cho hay.

    Theo ông Roy van Daatselaar, ASC hy vọng thu hút những nông dân nuôi quy mô nhỏ, đặc biệt là tại châu Á, thông qua dự án mới AIP. “Ngành nuôi trồng thủy sản có rất nhiều nhà sản xuất nhỏ, đặc biệt là tại châu Á, và cung cấp hướng dẫn cho những nhà sản xuất này cách cải thiện thực hành nuôi sẽ đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh của ASC để nâng cao tiêu chuẩn chung của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu”.

    Sáng kiến AIP sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất kiến thức chuyên môn và mạng lưới cũng như khuyến khích các tiếp cận hợp tác để cải thiện ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu nsoi chung. “Nông dân tham gia AIP sẽ được ASC hỗ trợ, được cấp quyền tiếp cận các công cụ và các mạng lưới để giúp họ thành công trong khóa học trực tuyến của ASC. AIP sẽ mở cho cả các nhà sản xuất muốn đạt chứng nhận ASC và những nhà sản xuất đơn thuần chỉ muốn cải thiện các thực hành sản xuất mà không tham gia chứng nhận”, ASC thông báo trong một thông cáo báo chí trong lễ triển khai dự án.

    Nông dân lẻ, nhóm các nhà sản xuất và các chính quyền địa phương tất cả đều được khuyến khích hợp tác theo kim tự tháp AIP, một mô hình mà chính phủ Việt Nam và WWF Việt Nam đang áp dụng. Hai bên đã hợp tác trong một phần dự án AIP để tạo ra một tiêu chuẩn chung giữa VietGAP, chứng nhận của Việt Nam và các chứng nhận ASC cho tôm và cá rô phi.

    Các nhà sản xuất quy mô nhỏ chiếm tổng cộng 85% tổng sản lượng tôm của Việt Nam, và hướng dẫn thông qua dự án AIP nhằm “giúp nông dân nuôi tôm cải thiện thực hành nuôi, qua đó có tác động lớn tới các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản nói chung”, ASC cho biết.

    Cơ quan chứng nhận này công nhận sự tiến bộ và mối quan hệ đối tác với Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, ASC thông báo sẽ hợp tác với Tổng cục Thủy sản Việt Nam (D-Fish) và WWF Việt Nam cung cấp các văn bản hướng dẫn nhằm hỗ trợ những nông dân đã được chứng nhận VietGAP tiến tới đạt chứng nhận ASC. “Tham chiếu ASC – VietGAP sẽ so sánh tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, VietGAP, và các tiêu chuẩn ASC đối với tôm, cá tra và cá rô phi, cho phép các trại nuôi đã đạt chứng nhận VietGAP chuyển đổi sang chứng nhận ASC theo cách càng hiệu quả càng tốt”, ASC cho biết.

    Theo Seafood Source
    estock83Qn0510 thích bài này.
  6. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Độc tố tăng nguy cơ nhiễm bệnh trên cá da trơn

    [​IMG]
    Cá tra giống. Ảnh: TT/Tép Bạc
    Một nghiên cứu gần đây là sáng tỏ vấn đề tác hại của độc tố từ nguồn nguyên liệu ngũ cốc gây ra trên cá da trơn và cho thấy chúng là nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh nhiễm khuẩn trên cá.

    Xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2017 đạt 1,79 tỉ đô la Mỹ, tăng nhẹ (4,3%) so với năm 2016; và trong sáu tháng đầu năm 2018 đạt 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo năm 2018 xuất khẩu cá tra vượt mức 1,8 tỉ đô la Mỹ, đỉnh cao nhất xác lập vào năm 2011. Sản lượng cá thu hoạch trong bảy tháng đầu năm nay ước tính đạt 800.000 tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là nguồn hàng xuất khẩu đóng góp rất lớn vào kinh tế quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, để có được một kg cá tra thương phẩm, người nuôi phải trãi qua rất nhiều những thách thức và rũi ro trong đó có dịch bệnh do vi khuẩn đặc biệt là Edwardsiella ictaluri gây ra bệnh gan thận mủ.

    Nhiễm độc tố nấm mốc của các mặt hàng nông nghiệp gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe động vật, kể cả các loài thuỷ sản nuôi.

    [​IMG]

    Ochratoxin A (OA) là Ochratoxin gây độc miễn dịch mạnh nhất, nhưng ít được biết về tác dụng của nó đối với chức năng miễn dịch ở cá. Chúng được tạo ra bởi các loài Aspergillus và Penicillium khác nhau - đây là một trong những độc tố gây nhiễm độc thực phẩm. Tại Việt Nam, ngộ độc do độc tố của Ochratoxin A gây ra trên gia súc gia cầm hằng năng gây thiệt hại hàng triệu cá thể.

    Polypeptide kháng khuẩn (AMPPs) là một trong những yếu tố phòng thủ mạnh nhất, miễn dịch bẩm sinh và chủ yếu của vật nuôi, nhưng được biết đến rất ít về những tác dụng gây stress mãn tính ảnh hưởng đến biểu hiện của cá khi bị nhiễm độc tố Ochratoxin A.

    [​IMG]

    Ảnh: procaffenation.com

    Cơ chế gây hại của Ochratoxin A (OA) gây ra trên cá
    Trong nghiên cứu này, cá được cho ăn thức ăn có chứa các mức hàm lượng 2, 4, hoặc 8 mg OA/kg. Hoạt tính kháng khuẩn của da và nồng độ HLP-1 được đo vào các ngày thứ 0, 28 và 56 kể từ khi bắt đầu thí nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy chế độ ăn có chứa độc tố nấm mốc đều dẫn đến hiện tượng stress tăng lên đáng kể, nhưng mức độ cao hơn khi tăng lượng độc tố OA (4 hoặc 8 mg OA / kg) và đồng thời OA càng tăng thì tỷ lệ chuyển hóa thức ăn càng bị suy giảm.

    Ngoài ra, cho ăn 8 mg OA / kg trong chế độ ăn của cá làm gia tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như nấm Saprolegnia, các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy rằng độc tính OA gây ra có thể góp phần vào tỷ lệ nhiễm bệnh do nấm và vi khuẩn trên cá.

    Độc tố tăng nguy cơ nhiễm bệnh trên cá da trơn
    Các dữ liệu của của các nhà khoa học cho thấy sự gia tăng tính nhạy cảm mầm bệnh của cá da trơn khi chúng nhiễm độc tố nấm mốc Ochratoxin A (OA) do cơ chế khác tác động trực tiếp lên biểu hiện polypeptide kháng khuẩn của chúng. Đồng thời cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng các nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình nuôi sao cho đảm bảo chất lượng.

    Có thể những sự nhiễm độc nhẹ do việc sử dụng các nguồn ngũ cốc trong nguyên liệu chế biến thức ăn của cá da trơn sẽ không nguy hại đến sự sống của cá tức thời. Nhưng chúng sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của cá đối với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

    Bài báo cung cấp cho chúng ta cái nhìn chi tiết hơn về những mối đe dọa tiềm tàng trong ngành sản xuất cá da trơn nói riêng và thủy sản nói chung. Qua đó gơi ý cho các nhà sản xuất thức ăn đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tác hại của độc tố do nấm gây ra trên cá.

    theo TB!
    Qn0510 thích bài này.
  7. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Khi con tôm “kêu cứu” ngừng kháng sinh, cá tra “vạch lỗi” chất lượng
    BizLIVE - Tôm và cá tra là 2 sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, “tôm kháng sinh”, “cá tra chất lượng thấp” sẽ đánh mất dần thị phần của Việt Nam nếu tình trạng này không cải thiện.


    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Đừng để tôm Việt bị cấm nhập khẩu mới thức tỉnh
    Tại bàn tròn thuỷ sản: “Nâng cao giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng của Việt Nam”, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức, ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT, cho biết tính đến tháng 10/2018, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 3,3 triệu tấn, thuỷ sản khai thác đạt 2,7 triệu tấn. Sản lượng cá tra đạt 01 triệu tấn (tăng 10%) và tôm nước lợ là 600.000 tấn (tăng 3,8%).
    Tốc độ tiêu thụ thuỷ sản của thế giới sẽ tăng mạnh mẽ, dự kiến đến năm 2020, sức tiêu thụ tăng lên 98,6 triệu tấn tại các nước đang phát triển và đạt 29,2 triệu tấn tại các nước phát triển. Trong khi nguồn cung chỉ đạt 78,6 triệu tấn. Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ là nơi những cung cấp nguồn thuỷ sản chính. Việt Nam đang đứng thứ 3 về xuất khẩu thuỷ sản với tỷ trọng 5% (1,8 – 2 triệu tấn), trong đó tỷ trọng tôm và cá tra chiếm lớn nhất, lần lượt là 41% và 25% tính đến tháng 9/2018.
    Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP, tôm sú của Việt Nam đang đứng đầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, với tổng sản lượng xuất khẩu ra thế giới 300.000 tấn/năm. Tuy nhiên, từ ngày 31/12/2018, tất cả tôm nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy hải sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP). Chính sách mới với nhiều thủ tục, quy định đang đặt ra nhiều khó khăn, gây lúng túng cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam.
    Tương lai tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng chưa rõ ràng ngay cả khi đã đạt tiêu chuẩn MRPL của thị trường này. Tại Nhật Bản, 100% lô hàng tôm Việt Nam đều bị kiểm tra thay vì chỉ 30% như thường lệ. Hàn Quốc cũng đã gửi hai bức thư tới Việt Nam cảnh báo việc dư lượng nitrofurans trong tôm.
    Đang vào dịp lễ lớn tại các quốc gia Châu Âu (EU) và Mỹ… nhu cầu về thuỷ sản của các quốc gia này sẽ rất lớn theo chu kỳ hằng năm. Làm sao để con tôm Việt Nam vẫn xuất khẩu được giá là bài toán đặt ra.
    Để giải quyết vấn đề này, theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, người nông dân nên không nuôi tôm có dư lượng kháng sinh. “Đừng để đến khi Mỹ và EU cấm nhập khẩu tôm Việt Nam vì kháng sinh thì chúng ta mới thức tỉnh”, ông Quang cảnh báo.
    Ông Quang cũng cho biết nếu người nông dân cứ nuôi tôm với kháng sinh sẽ phải mất chi phí kiểm định, đẩy giá thành tôm lên cao. Tôm phải kiểm định kháng sinh nhiều lần, trước thu hoạch, khi thu hoạch, khi về nhà máy và cả khi xuất khẩu. Chi phí kiểm định kháng sinh tôm tại Minh Phú là 9.000 đồng/kg. Nếu nuôi tôm không sử dụng kháng sinh sẽ có giá tốt hơn. Minh Phú phải tự kiểm soát khi đầu tư thêm 3-5 phòng kiểm định, nếu không làm quyết liệt thì tình trạng kháng sinh trong tôm lại tăng cao.
    “Thực ra, kháng sinh không có tác dụng nhưng người dân lại sợ nên cứ trộn kháng sinh vào thức ăn của tôm”, ông Quang nói.
    Vấn đề nữa là màu sắc của tôm nuôi Việt Nam có màu hồng nhạt, kém sắc so với màu đỏ của tôm Ấn Độ và Thái Lan. Về size tôm, người nuôi chỉ nuôi tập trung ở mức size 50-70 con/kg và thu hoạch 01 lần trong khi nhu cầu thế giới rất đa dạng… Thị trường EU có nhu cầu size nhỏ từ 40-70 con/kg, Tập đoàn Walmart (Mỹ) có nhu cầu mua tôm ở size 40-60 con/kg với số lượng rất lớn mà chúng ta lại không đủ cung cấp, dẫn tới tình trạng “thiếu mà thừa”.
    “Thị trường tôm càng xanh rất lớn, Minh Phú rất muốn xuất khẩu tôm càng xanh khi có doanh nghiệp đặt hàng tới 5.000 tấn nhưng đành chịu, vì phải làm sao tôm càng xanh không nhiễm kháng sinh trong khi không kiểm soát được tình trạng nuôi. Nếu 01 lô hàng tôm càng xanh của Minh Phú bị lỗi nó sẽ ảnh hưởng tới tất cả các loại tôm khác đang xuất khẩu của Minh Phú”, ông Quang nói.
    [​IMG]
    Các đại biểu tham dự bàn tròn "Nâng cao giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng Việt Nam" - Ảnh: BizLIVE.
    Thị phần cá tra sẽ giảm nếu không tăng chất lượng
    Mặc dù, năm 2018 là năm đầu tiên xuất khẩu cá tra đạt trên 2 tỷ USD, với dự kiến đem về cho Việt Nam từ 2,1 – 2,2 tỷ USD, đây cũng là năm đầu tiên trong 30 năm qua, cá tra tăng ngoạn mục về giá. Hiện thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất là trung Quốc (24%), Mỹ (23%), EU (11%), ASEAN (9%)…
    Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT, CTCP Vĩnh Hoàn, thị trường xuất khẩu cá tra vào EU đang sụt giảm so với trước, nhưng Anh là quốc gia vẫn tăng trưởng nhập khẩu cá tra Việt Nam dù đây là thị trường khó nhất trong khu vực (hàng nhập khẩu vào Anh phải là hàng tự nhiên, đảm bảo an sinh và cộng đồng rất cao). Do đó, không có lý do gì cá tra Việt Nam không khôi phục được thị trường EU.
    Giá cá tra vẫn tăng đột biến trong năm 2018 đã khiến các quốc gia khác tham gia nuôi trồng cá tra, thậm chí có những nước không có sự khuyến khích của Nhà nước nhưng các doanh nghiệp vẫn sẵn sàng đầu tư nghiên cứu nuôi cá tra (họ đã có những chuyến tham quan mô hình của Việt Nam). Làm sao cá tra Việt Nam khác cá tra của Ấn Đô, Indonesia… “Hiện cá tra của Việt Nam đang xuất khẩu sang 130 nước, nếu không giữ thị phần sẽ tạo cơ hội cho các nước khác thâm nhập. Chiến lược là giảm giá cá tra một chút để đánh chiếm thị phần vì cá tra cho lợi nhuận rất cao”, bà Khanh nói.
    Theo bà Khanh, tại thị trường Mỹ, các khách hàng có thông điệp nếu giá cá tra cao hơn nữa thì họ sẽ mua cá Cod có giá thấp hơn sẽ khó cạnh tranh cho cá tra, trong khi dự tính dự tính sản lượng cá tra năm nay sẽ tăng 1,3 tấn so với năm 2017 và kim ngạch xuất khẩu dự kiến thu về 2,1 tỷ USD.
    Ngày xưa, thịt cá tra có màu hồng đậm hay màu vàng chứ không trắng như hiện nay. Việt Nam có thiên nhiên thuận lợi cho thịt cá tra nuôi có màu trắng được thị trường ưa chuộng, trong khi Thái Lan thịt cá tra bị ngả vàng.
    “Cá tra dễ nuôi và là giống quý, hiện chúng ta còn nhiều không gian để mở rộng, Trung Quốc cho rằng Việt Nam mới chỉ “đi” được 50%, nhưng tôi cho rằng Việt Nam chưa “đi” được đến 50% không gian nuôi trồng cá tra. Chúng ta cứ nghĩ chúng ta độc quyền về cá tra thịt trắng, giờ nên xem lại. Sự cạnh tranh bây giờ khốc liệt hơn, ai là người đi trước về cải tiến công nghệ thì sẽ có lợi thế”, bà Khanh nhấn mạnh.
    Theo bà Khanh, để tăng thị phần xuất khẩu, Bộ NN&PTNT cần phải có quy hoạch định hướng theo nhu cầu thị trường, không phải cứ lúc giá cá lên thì lại đào ao nuôi. Nếu không cân đối được thu hoạch đều đặn trong năm thì chiến lược phải có kế hoạch dự trữ cho chế biến. Có thương hiệu lớn cho thuỷ sản Việt Nam cũng như nói không với chất lượng thấp, có quỹ cho phát triển ngành cá tra.
    Trả lời những đề nghị của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đầu ngành, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT, cho biết nhiều trại tôm nhỏ trốn kiểm định dù doanh nghiệp lớn làm rất bài bản. Năm tới, Bộ NN&PTNT sẽ thử nghiệm về báo cáo điện tử cho các trại giống… chỉ những trại nào đủ điều kiện mới cho cung cấp tôm giống, rõ ràng về chất lượng, không lẫn lộn. Bộ cũng sẽ cho thử nghiệm nuôi tôm trên biển, trước tiên sẽ thử nghiệm ở 1-2 tỉnh và đưa ra cơ chế, chính sách cho phù hợp. Còn về việc tạo ra một thương hiệu lớn cho thuỷ sản Việt là vấn đề khó.
    Về phía doanh nghiệp, ông Lê Văn Quang cho biết Minh Phú đang cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu Tôm sú Việt Nam theo tiêu chuẩn gọi là “công nghệ 234” (2 không; 3 chứng nhận và 4 trách nhiệm).


    HOÀNG ANH
    pro trader thích bài này.
  8. HAORVNI

    HAORVNI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/11/2008
    Đã được thích:
    279
    Rất hay. Thank bro~o)
  9. chehanoi

    chehanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2007
    Đã được thích:
    239
    Các giấy thông hành vào thị trg Mỹ, EU, doanh nghiệp muốn hay ko cũng phải làm các cụ ạ. Anw, nó cũng giúp các công ty sản xuất kd có trách nhiệm hơn!
    ztran thích bài này.
  10. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Thế nhưng nhiều doanh nghiệp cứ thích ăn xổi ở thì ,nghĩ mình nhỏ thì làm làm gì cho nó tốn kém....để không thực hiện !
    --- Gộp bài viết, 23/11/2018, Bài cũ: 23/11/2018 ---
    https://youreverydayfish.com/b2b/

    Mọi người có thể vào trang này để kiểm tra nhanh và sơ qua 1 vài doanh nghiệp có những tiêu chuẩn gì!

Chia sẻ trang này