CÁC TIÊU CHUẨN QUAN TRỌNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ztran, 03/10/2018.

3335 người đang online, trong đó có 339 thành viên. 15:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7206 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. pro trader

    pro trader Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2014
    Đã được thích:
    441

    :-bd
  2. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Các đổi mới đóng gói thủy sản khơi mào các xu hướng thị trường hiện đại

    Chúng ta ăn cả bằng mắt. Sự thật này rất rõ ràng với những nhà đóng gói thực phẩm ở khắp các ngành chế biến thực phẩm, những người đang dành rất nhiều thời gian và nguồn lực để thu hút ánh nhìn của những người mua sắm đang tìm kiếm những lựa chọn cho bữa ăn sắp tới. Một kiểu bao bì đóng gói khéo léo có thể tác động lớn tới biên lợi nhuận của một công ty. Sự hoài nghi dai dẳng từ phía người tiêu dùng cũng có thể được giải tỏa phần nào nhờ bao bì, đặc biệt đối với các sản phẩm thủy sản, theo các chuyên gia và các nhà sáng tạo bao bì.

    “Những người tiêu dùng hiện đại có thái độ vừa yêu vừa ghét các sản phẩm cá và thủy sản nói chung. Các sản phẩm thủy sản gắn với một lối sống hiện đại và coi trọng sức khỏe nhưng đồng thời người tiêu dùng nghĩ về cá và thủy rn nói chung là một nguồn protein khan hiếm hơn cả”, theo nhà phát triển các giải pháp đóng gói quốc tế Bemis Company nhận định trong sách trắng của tổ chức này “Vượt qua nỗi sợ của người tiêu dùng thông qua đóng gói”.

    Về thủy sản, người tiêu dùng luôn bối rối và có ác cảm với mùi và cách sơ chế các sản phẩm thủy sản trước khi chế biến, theo ấn phẩm trên nhận định. Tuy nhiên, phần lớn những khía cạnh khiến người tiêu dùng “khóc thét” và tránh xa hỏi quầy thủy sản có thể được giải quyết thông qua cách đóng gói khéo léo để tôn vinh các giá trị protein của sản phẩm này, theo Lee Coffey, giám đốc sản phẩm cho Bemis North America. “Người tiêu dùng hiện đại đang tìm kiếm các sản phẩm đóng gói dễ sử dụng (dễ đóng/mở, có thể đóng kín lại được, chia phần và gói riêng rẽ), hiệu quả (chống rỉ nước, dễ thao tác), giàu thông tin (thông tin dinh dưỡng, hướng dẫn chế biến), và bền vững (có thể tái chế, tái sử dụng, kéo dài thời hạn sử dụng/giảm rác thải). Các công ty kết hợp thành công tất cả các đặc điểm này cùng với đóng gói bắt mắt, độc đáo sẽ tiếp tục chiến thắng trong môi trường bán lẻ cạnh tranh cao”, theo ông Coffey cho biết. “Do người tiêu dùng đang tìm cách áp dụng các thói quen ăn uống lành mạnh hơn, ngành thủy sản đang có cơ hội lớn trong cung cấp các sản phẩm và đóng gói giúp việc sơ chế thủy sản trở nên đơn giản hơn, trong khi khuyến khích khách hàng tăng tiêu dùng thủy sản để hấp thụ các lợi ích sức khỏe từ các sản phẩm này”.

    Sự phát triển hiện đại trong ngành đóng gói thủy sản đang trở nên ngày càng phức tạp và phù hợp hơn với các xu hướng xã hội do người tiêu dùng khởi xướng, cũng như khu vực bán lẻ và những người mua trong ngành dịch vụ ẩm thực. Nhưng để hiểu điều gì đang diễn ra trong lĩnh vực sáng tạo đóng gói thủy sản, cả bên người tiêu dùng và phân phối, điều quan trọng là nhìn lại các phân khúc cốt lõi của ngành bao bì thủy sản.

    Đóng gói cho tương lai

    Đã có rất nhiều sự thay đổi trong đóng gói thủy sản 50 năm qua. Chủ tịch tập đoàn Packaging Products Corporation (PPC) Ted Heidenreich hiểu rất rõ sự thay đổi này. Trở lại năm 1961, khi cha của ông Heidenreich sáng lập doanh nghiệp gia đình có trụ sở tại New Bedford, Massachusetts, thủy sản tươi dễ hỏng thường được vận chuyển trong các thùng gỗ hoặc thùng tráng sáp, các nhà phân phối và các tác nhân khác trong ngành thủy sản có vai trò ảnh hưởng lớn trong sự chuyển dịch mạnh mẽ của sự phát triển ngành đóng gói những năm gần đây. Giờ đây, đóng gói thủy sản được điều chỉnh cho phù hợp với người tiêu dùng, bán lẻ hiện đại và các ưu tiên của ngành để bảo tồn môi trường, theo ông Heidenreich. “Tính bền vững của ngành thủy sản là một xu hướng tốt và mạnh mẽ, thúc đẩy nguồn cung thủy sản bền vững cho nhiều thế hệ tương lai”, ông nói. “Ý tưởng tương tự cũng đang tập trung vào tính bền vững của đóng gói và bao vì sử dụng để bảo vệ và vận chuyển thủy sản. Các khách hàng của chúng tôi đang thúc đẩy thủy sản bền vững và họ cũng muốn bao bì thủy sản là một giải pháp thân thiện môi trường. Bao bì có thể tái chế không còn chỉ là một xu hướng mà là một yếu tố chính, nơi cá sáng tạo đổi mới đang liên tục phát triển trên khắp các sản phẩm thủy sản”.

    Lo ngại về các yếu tố bền vững ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng dự báo sẽ ngày càng tăng, theo nhà sản xuất bao bì Bemis. “Đây là một ngành kinh doanh phức tạp để cân bằng giữa dễ sử dụng và dễ tiếp cận với các mối quan tâm về môi trường, an toàn thực phẩm và quan trọng là mức độ hấp dẫn của sản phẩm khi được trưng bày trên kệ. Tính phức tạp thậm chí vẫn liên tục tăng lên do cả nhu cầu về thực phẩm tươi lẫn những lo ngại vè môi trường ngày một mạnh mẽ hơn”, công ty cho biết trong sách trắng.

    Điều gì diễn ra sắp tới?

    Các bao bì trực tiếp tới người tiêu dùng cũng như bao bì cho ngành bán lẻ và dịch vụ ẩm thực về thủy sản đang không chỉ trưng ra chất lượng lẫn tính bền vững của sản phẩm mà còn phải đại diện cho thương hiệu. Trong tương lai, tập trung vào bao bì thương hiệu ở mọi khâu trong chuỗi cung ứng sẽ là chìa khóa và ngay cả ở khâu phân phối, theo bà Gretta H.McGrath, giám đốc marketing của PPC cho hay.

    “Ngày nay, khách hàng của chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu để đứng vững trên một thị trường rộng lớn và hỗn loạn”, bà McGrath, đại diện cho thế hệ thứ ba của nhà Heidenreichs tại PPC cho hay. “Thủy sản là mặt hàng đắt đỏ và cạnh tranh khốc liệt nên sử dụng các hình ảnh cao cấp để thúc đẩy thương hiệu và truyền tải thông điệp là vấn đề rất quan trọng. Khi bạn nhìn thấy các cầu cảng vận chuyển của các nhà phân phối thủy sản lớn nhất, hoặc đi dọc gian hàng của một nhà cung cấp bán buôn như Restaurant Depot, bạn sẽ thấy tầm quant rọng của sử dụng thiết kế thông minh để truyền tải thương hiệu rõ ràng và kết nối với người xem”, theo bà McGrath.

    Và đối với những gì người tiêu dùng muốn nhìn thấy về sự phát triển của bao bì thủy sản, Bemis’ Coffey nhấn mạnh các xu hướng về sự tiện lợi, sự minh bạch và độ tươi ngon. “Người tiêu dùng đang yêu cầu các bữa ăn dễ chuẩn bị, tiện lợi, tốt cho sức khỏe và ngon lành hơn. Kết quả là chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều các sản phẩm được cắt sẵn từng phần theo từng kích cỡ, được tẩm gia vị/nước muối và kết hợp với nhiều nguyên liệu, thành phần và đồ ăn kèm trong một bao bì chung”, ông Coffey cho biết. Các bao vì có thể sử dụng trong lò vi sóng thu hút hơn cũng nhờ các đặc tính trên, Coffey và Bemis đồng thuận.

    Mong muốn của một người tiêu dùng điển hình về tính minh bạch, đặc biệt liên quan đến thủy sản tươi, đang tăng ổn định. Các bao bì đóng gói chân không, trong suốt “giúp người tiêu dùng dễ dàng nhìn thấy và chạm vào sản phẩm” đang thu hút rất nhiều sự thu hút, ông Coffey cho biết, do cách đóng gói này “mang lại hình thức địa phương hơn, thủ công hơn và nghệ thuật hơn” cho sản phẩm. Cách đóng gói quan tâm tới các yếu tố này, như đóng gói trong suốt chân không 10K OTR của Bemis rất phổ biến trong số các nhà bán lẻ đến người tiêu dùng, ông Coffey cho hay, “Do sản phẩm có thể được chuẩn bị và đóng gói tại một nhà chế biến tập trung, loại bỏ việc sơ chế trong cửa hàng, tránh rủi ro nhiễm khuẩn chéo và mức độ hụt cân cao”.

    Nhìn vào các sáng tạo đóng gói đã mang lại thành công cho kẹo và tã trẻ em, ông Coffey cho rằng các giải pháp này có thể sớm áp dụng cho thủy sản. “Cách đóng gói dễ đóng kín trở lại EZ Peel Reseal đang trở nên phổ biến ở các thị trường khác, như tã trẻ em, kẹo, các loại thịt cao cấp và nhiều sản phẩm khác, có thể là một phương án để đóng gói thủy sản”.

    Theo Seafood Source
    Qn0510 thích bài này.
  3. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Sau 2-3 tháng thì rõ là anh nào tốt anh nào xấu nhỉ?
    Qn0510bambo08 thích bài này.
  4. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.968
    Trong topic có bác tự hào bán vhc 7x để mua idi 12.1 :((
  5. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Khá là nhiều người nhìn vào giá VHC ,rồi làm hệ quy chiếu ngược lại cổ hoặc doanh nghiệp mình thì thấy rẻ và cảm giác là doanh nghiệp đó như bị đánh giá sai hoặc thiên thần!
    Thậm chí có bạn mê muội tới chổ doanh nghiệp mấy năm trước doanh thu có vài tỷ /quý,tự dưng 1 2 quý đột biến ln vì có hàng tồn giá rẻ thì chém doanh nghiệp đó còn tốt hơn VHC!
    Hay có ông đưa cả chia cổ tức 20% ra làm điều kiện so sánh!
    Chẳng biết là doanh nghiệp của mình đang đầu tư có gì ,sx và kd như nào?sx kd có bền vững và chiếm lĩnh tt không?hay chỉ là ăn xổi và gặp thời trong time ngắn?
    tinhtai, pcp, Qn05101 người khác thích bài này.
  6. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    6 xu hướng lớn tại thị trường thực phẩm châu Á


    Một báo cáo nghiên cứu mới công bố đã xác định 6 xu hướng lớn trong các hệ thống thực phẩm tại châu Á, cùng với một số cơ hội và khuyến nghị cho các công ty và các nhà làm chính sách để tận dụng các xu hướng này. Báo cáo , Separate Tables: Bringing Together Asia’s Food Systems, là sản phẩm hợp tác giữa hãng nghiên cứu The Economist Intelligence Unit và Cargill, nhằm cung cấp thông tin về bối cảnh khu vực về các hệ thống thực phẩm tại châu Á.

    Báo cáo cũng đặt ra bối cảnh cho các báo cáo về sau liên quan đến các vấn đề quan trọng, cụ thể hơn mà các hệ thống thực phẩm châu Á sẽ phải đối mặt từ nay đến năm 2030. “Điều quan trọng là xem xét những con đường dẫn tới năm 2030 khác nhau giữa các quốc gia châu Á ra sao”, báo cáo nhận định. “Các quốc gia có thu nhập cao hơn sẽ đối mặt với các nỗi lo như bệnh béo phì, suy giảm khả năng tự cung tự cấp thực phẩm nội địa và tăng nhận thức về các vấn đề bền vững. Tại các nước thu nhập trung bình thấp, trọng tâm sẽ là vấn đề suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng cũng như các vấn đề nguồn cung như tiệm cận năng suất trần. Ngay cả trong nội bộ các nước, bất bình đẳng thu nhập, chất lượng cơ sở hạ tầng và sự phân hóa thành thị – nông thôn sẽ tạo ra những quỹ đạo hệ thống thực phẩm khác nhau. Điều này đặc biệt đúng ở các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ – nơi các vấn đề bất bình đẳng đang tạo ra những khác biệt lớn trong nội bộ đất nước và giữa các thành phố”.

    6 xu hướng lớn trong các hệ thống thực phẩ châu Á

    Các xu hướng lớn mà báo cáo vạch ra là:

    Sự thống trị của đô thị hóa

    Về các khía cạnh đô thị hóa, dân số thành thị của châu Á sẽ tăng thêm 578 triệu gười và chiếm gần 50% tổng dân số thành thị toàn cầu đến năm 2030. Xấp xỉ 75% dân cư thành thị châu Á sẽ tập trung tại Trung Quốc, Indonesia, và Ấn Độ.

    Là kết quả của đô thị hóa, tiêu dùng thực phẩm tiện lợi dự báo sẽ tăng lên. Báo cáo cho biết nhập khẩu thực phẩm chế biến đã tăng hơn 100% trong giai đoạn 2005 – 2015. “Diễn đàn toàn cầu về Nông nghiệp và các hệ thống thực phẩm cho dinh dưỡng ước tính doanh thu sản phẩm chế biến sâu tại Đông Á và Đông Nam Á sẽ đạt mức tương đương các nước thu nhập cao đến năm 2035”.

    Một quan sát cho thấy các nhà sản xuất sẽ cần đặc biệt quan tâm tới tính địa phương hóa để đảm bảo thành công cho sản phẩm. “Oreos chỉ trở nên được ưa chuộng tại Trung Quốc sau khi được điều chỉnh công thức bớt đường và bánh bơ tròn được thay thế cho bánh xốp. Người Indonesia lại ưa đồ ăn vặt ngọt hơn và đóng gói nhỏ”, báo cáo dẫn chứng.

    Thương mại tăng lên, bán lẻ hiện đại và cạnh tranh nhập khẩu thực phẩm phạm vi khu vực cũng được dự báo. “Sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu cho các nước có ngành nông nghiệp mạnh và các nước châu Á đều đang hướng đến tiêu dùng mạnh hơn các mặt hàng thịt, cá, dầu và đương sẽ bắt đàu phải cạnh tranh để nhập khẩu từ các nước xuất khẩu ngoài châu Á. Ngày nay, nhập khẩu các thực phẩm chính vốn đã phải phụ thuộc nặng vào các nước ngoài châu Á”.

    Các khẩu phần ăn trở nên giàu năng lượng hơn

    Khi khu vực này trở nên giàu có hơn, người châu Á cũng được cho là sẽ dịch chuyển sang chế độ ăn uống giàu năng lượng hơn nhưng phần nhiều lượng calories này sẽ đến từ protein, chất béo và đường thay vì các carbohydrates truyền thống. “Tăng trưởng thu nhập tại châu Á. “Tăng trưởng thu nhập tại châu Á sẽ tiếp tục thúc đẩy sự dịch chuyển ra khỏi tiêu dùng trực tiếp các loại ngũ cốc truyền thống, đặc biệt là gạo”, báo cáo viết. “Trên toàn cầu, có một thực tế là mọi người đang ăn ngày càng ít carbohydrates khi họ trở nên giàu có hơn nhưng sẽ tăng tiêu dùng ngũ cốc gián tiếp thông qua thịt”. Xu hướng này cũng có thể được khuyếch đại nhờ tự do hóa thương mại.

    Gánh nặng này càng tăng của bệnh béo phì và suy dinh dưỡng

    Báo cáo cho rằng tự do hóa cũng sẽ tác động tiêu cực tới tỷ lệ béo phì và tác động tích cực tới tỷ lệ suy dinh dưỡng. “Một mặt, tự do hóa thương mại có thể là một động lực tích cực lên các nước nơi nguồn cung thực phẩm không đủ và thiếu calorie là một vấn đề, nhờ tăng nguồn cung sẵn có thực phẩm”, báo cáo nhận định. “Mặt khác, thương mại có thể cũng khuyến khích tăng tiêu dùng thực phẩm giàu năng lượng, dẫn đến vài nghiên cứu đã chỉ ra các mối liên hệ giữa béo phì và tự do hóa thương mại”.

    Báo cáo cũng dự báo rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng tại châu Á sẽ giảm phần nào từ nay đến năm 2030, nhưng “với tốc độ không đủ để chấm dứt hoàn toàn tình trạng thiếu dinh dưỡng”, theo mục tiêu Phát triển Bền vững Liên Hợp Quốc.

    Nghiên cứu và phát triển là động lực chính cho phát triển nông nghiệp

    Các khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cho nông nghiệp tại châu Á dự báo sẽ tiếp tục tăng mặc dù với tốc độ thấp hơn mức lý tưởng “Xét đến mức độ nghiên cứu hiện nay tại châu Á, dư địa lớn cho nghiên cứu và phát triển để mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn lớn, đặc biệt là khi csac khoản đầu tư này có tỷ lệ lợi nhuận dự báo cao tại các nước đang phát triển”. Tuy nhiên, nhiều nước tại châu Á tiếp tục gặp vấn đề đầu tư không đủ cho nghiên cứu nông nghiệp. Campuchia, Lào, và Pakistan đều đang có tỷ lệ dưới 0,2% tổng GDP nông nghiệp dành cho nghiên cứu, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ này cũng tương đối thấp, lần lượt là 0,5% và 0,4%”. Do đó, những tiến bộ công nghệ được cho là sẽ rất khác biệt giữa các nước châu Á do “những khác biệt về thể chế”.

    Sự quan tâm ngày càng tăng đối với tính minh bạch và tính bền vững trong các hệ thống thực phẩm

    Tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của các hệ thống thực phẩm đang ngày càng trở nên quan trọng tại cả các nước phát triển và đang phát triển châu Á, nhưng bởi các lý do khác nhau.

    Tại các nước đang phát triển như Việt Nam và Myanmar, người tiêu dùng lo lắng vê an toàn thực phẩm do “thực phẩm không an toàn vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong”. Con số lên tới 4,4 tr VNĐ (191.300 USD) các vụ vi phạm an toàn thực phẩm chỉ riêng nửa đầu năm 2018, và các cuộc kiểm tra cho thấy hơn 68.000 doanh nghiệp vi phạm các quy định an toàn thực phẩm, Việt Nam có lý do xác đáng để lo ngại. “Các bê bối thực phẩm cũng làm tăng sự cảnh giác của người tiêu dùng. Hệ thống quy định tại phần lớn các nước đều trở nên khắt khe hơn, chủ yếu do ý thức người tiêu dùng tăng, tình trạng thiếu thực phẩm và năng lực kiểm tra thực phẩm tại địa phương tốt hơn”.

    Tại các nước phát triển, các lo ngại về tính bền vững là động lực thúc đẩy sự cần thiết về tính minh bạch. “Các vấn đề bền vững đang bắt đầu thu hút thêm sự chú ý, bất chấp với tốc độ chậm, trong cộng đồng người tiêu dùng tại châu Á”. Xu hướn này cũng được thúc đẩy nhờ truyền thông mạng xã hôi, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại.

    Tính chính trị của thực phẩm

    Cuối cùng, báo cáo dự báo các đụng độ chính trị xuất phát từ phân bổ nguồn lực cũng như sự khan hiếm nước. “Khi các nước trở nên đô thị hóa hơn, các quyết định về cách phân bổ các nguồn lực giữa khu vực thành thị và nông thôn trở nên chính trị hơn. Ví dụ, quyết định về bảo vệ nông dânthông qua sử dụng các chính sách trợ cấp, giá sàn hoặc một số rào cản thương mại dẫn tới giá bán tới người tiêu dùng tại các khu vực thành thị tăng lên”, báo cáo dẫn chứng. “Đến năm 2030, châu Á được dự báo cần thêm 65% lượng nước cho sử dụng công nghiệp, thêm 30% cho sử dụng dân sinh và thêm 5% cho sử dụng nông nghiệp. Mức tăng này cộng với sự suy giảm các nguồn lực sẽ tạo ra các động cơ chính trị về nước giữa các nước thượng nguồn và hạ nguồn. Các căng thẳng gia tăng liên quan đến nguồn nước cũng trầm trọng hơn do nhu cầu về điện và nước đều tăng lên tại châu Á. Nhu cầu năng lượng dự báo tăng thêm 27% đến năm 2030. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm gần 1/4 tiêu dùng năng lượng cơ bản toàn cầu đên năm 2030”.

    Các cơ hội và các khuyến nghị

    Từ góc nhìn các xu hướng này, các tác giả báo cáo cũng xác định các cơ hội, thách thức và các khuyến nghị cho cả các nhà làm chính sách lẫn các công ty trong thời gian tới.

    Đối với các công ty, khuyến nghị đầu tiên là đánh giá các xu hướng nói trên và xác định các điểm tương thích để lên kế hoạch cho các chiến lược doanh nghiệp. “Khi xây dựng các chiến lược doanh nghiệp, các công ty cần tính đến các hàm ý ngắn hạn và dài hạn của các xu hướng có thể mạnh lên, tập trung hơn và các xu hướng có thể vẫn phân hóa mạnh”, báo cáo viết. “Các chiến lược doanh nghiệp dài hạn có thể bao gồm các điều kiện tích cực hơn như các đường cao tốc hoặc cảng sẽ được tăng cường đến năm 2030, cũng như nhận ra các thay đổi về mặt thể chế (như kế hoạch các siêu đô thị và các chính sách thuế nội địa) vẫn sẽ tiếp tục phân hóa mạnh”.

    Ngoài ra, các công ty bán lẻ và thực phẩm được kêu gọi tập trung chú ý vào tính địa phương hóa, cũng như sự mạnh lên của một xu hướng khôg tuần theo các quy tắc của các nước phương Tây. “Ví dụ, sự mạnh lên của khu vực bán lẻ hiện đại tại châu Á không hoàn toàn giống với các khu vực khác”, các tác giả nhấn mạnh. “Sự thất bại của Walmart trong tính đến khẩu vị địa phương của người Trung Quốc dẫn đến việc mất thị phần vào tay của Sun-Art. Tính địa phương hóa không chỉ giới hạn ở các khẩu vị đặc trưng của một nước mà khẩu vị riêng ở cấp thành phó cũng có thể là một yếu tố chính, cần thiết trong dự báo nhu cầu địa phương hóa, xét đến tốc độ đô thị hóa nhanh của châu Á”.

    Đối với các nhà làm chính sách, các tác giả đưa ra khuyến nghị đầu tiên là an ninh lương thực nên được định nghĩa toàn diện hơn để theo sát những thay đổi về mặt cấu trúc trong cung – cầu thực phẩm. “Các cân nhắc về an ninh lương thực nên được mở rộng sang bao gồm các chiến lược khác như xác định các nguồn thực phẩm đa dạng, tối ưu hóa sản xuất nội địa thông qua đầu tư và nghiên cứu và sản xuất theo hợp đồng. Các chiến lược này đã được triển khai thành công tại Singapore – một đất nước phải nhập khẩu tới 90% thực phẩm cần thiết nhưng đứng thứ 3 trong Chỉ số An ninh Lương thực Toàn cầu năm 2016”.

    Ngoài ra, báo cáo cũng khuyến nghị các chính sách nên vượt lên, thay vì chỉ nhìn vào gạo và các ngũ cốc thiết yếu khác. Các tác giả cũng kêu gọi các nhà làm chính sách có tầm nhìn vượt lên các xu hướng trên lẫn tầm nhìn vượt biên giới về các tác động có thể, đồng thời chú ý vào tính địa phương hóa, các phân tích dựa trên dữ liệu khi xây dựng và triển khai các chính sách.

    Theo Food Navigator Asia
  7. gigiling

    gigiling Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    375
    Tham khảo report VHC:

    https://dautucophieu.net/cap-nhat-co-phieu-vhc-khuyen-nghi-mua-voi-gia-muc-tieu-98-000d-cp/
  8. Buffett07

    Buffett07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2017
    Đã được thích:
    144
  9. bric0810

    bric0810 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2018
    Đã được thích:
    2.874
  10. tinhtai

    tinhtai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2017
    Đã được thích:
    438
    Bác @ztran còn giữ VHC không?
    Topic VHC ko có bác bị trầm quá. Đúng là chủ topic mà thiếu kiến thức phân tích, thiếu thông tin thì topic cực loãng. Bác trở lại mở topic VHC đi nào!!!
    Tommy_Teppy, Qn0510ztran thích bài này.

Chia sẻ trang này