Cách hay nhất để giữ bạn bè là không bao giờ mắc nợ họ một tí gì và cũng chẳng bao giờ để họ mắc nợ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khanhbd, 18/07/2012.

7239 người đang online, trong đó có 1038 thành viên. 11:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 10531 lượt đọc và 196 bài trả lời
  1. Linhanbinh

    Linhanbinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2009
    Đã được thích:
    2
    Đôi ngỗng này đẹp quá em nhỉ...........b-(:-bd:))
  2. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Chuyện Quan Âm quỳ lạy Quan Âm


    Một người đàn ông đang trú mưa dưới mái hiên, trông thấy Phật bà Quan Âm cầm dù đi ngang qua, bèn nói: "Quan Âm bồ tát, xin hãy phổ độ chúng sanh, giúp con đi một đoạn đường được không?". Quan Âm trả lời: "Người đang dưới mái hiên, ta đang đứng dưới mưa, người cũng cần ta độ sao?". Người đó liền chạy ra ngoài: "Bây giờ con đã đứng dưới mưa, xin Quan Âm phổ độ cho!". Quan Âm nói: "Chúng ta cùng đứng dưới mưa nhưng ta không bị ướt vì có chiếc dù. Còn người bị ướt vì không có chiếc dù, bởi vậy không phải ta độ cho mình mà là chiếc dù độ cho ta. Nếu người muốn không bị ướt thì không cần ta độ, hãy tự đi tìm một chiếc dù". Dứt lời, Quan Âm bước đi.

    Hôm khác, người đàn ông trú mưa hôm nọ gặp nhiều chuyện phiền bực, khó khăn nên vào miếu Quan Âm cầu nguyện. Anh ta thấy một người phụ nữ đang quỳ trước tượng Quan Âm, có hình dáng rất giống Quan Âm, tiến lại gần hỏi: "Xin hỏi có phải Quan Âm không?". Người phụ nữ trả lời: "Đúng, ta là Quan Âm". Người đàn ông kinh ngạc: "Ô, tại sao Quan Âm lại bái lạy Quan Âm?". Quan Âm cười đáp: "Ta cũng gặp những chuyện khó khăn nhưng ta hiểu, đi cầu sự giúp đỡ của người ta chi bằng tự mình giúp đỡ mình".

    Bài học: Phải biết tự mình cứu lấy mình.
  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Chỉ là bất như ý

    Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Cho nên, nếu ta thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, không bị cuốn theo quan niệm của xã hội, ta thấy hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất khiến ta có mặt ở trên đời này thì ta sẽ không bao giờ than khổ.

    Cực cũng vậy, người ta vẫn thường gộp chung cực với khổ, cực khổ. Trong khi bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta bỏ thêm thái độ của mình vào, ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả nhiều nhưng vẫn có đầy đủ mọi thứ như những người khác nên ta khổ. Ta chỉ so sánh, đòi hỏi, chứ không cần tìm hiểu căn nguyên sâu xa tại sao ta lại cơ cực. Ta đã từng chứng kiến có những người chỉ cần người thân của họ qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, dù người ấy không thể tiếp tục lao động, thì họ vẫn vui lòng đem hết thân mạng của mình ra để bảo bọc. Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vì tình thương mà họ không hề xem đó là nỗi khổ. Dù nhiều người cho rằng cái cực tâm trí mới thật là khổ, phải suy tính đủ điều mới gánh vác nổi công việc; nhưng trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay mà còn có công việc để làm, để suy tính thì đã là hạnh phúc lắm rồi.

    Và điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi. Ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta đau, nhưng nếu ta có lỗi với người ấy và sẵn sàng đón nhận thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã “tặng” cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại, tiền bạc mất trắng, ai mà chẳng đau vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu dành dụm suốt bao năm trời. Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa, nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và hoàn toàn chấp nhận. Và có lẽ, cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa, nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi, “đoạn trường thương đau”. Nhưng nếu ta ý thức được hợp tan là chuyện nhân duyên, biết đâu đó cũng là cơ hội để hai người nhìn lại mà thay đổi chính mình để tạo ra cái duyên mới trong tương lai tốt đẹp hơn.

    Cuộc sống luôn có những điều hợp với ý ta nhưng lại trái với sở thích người khác, hoặc thỏa mãn nhu cầu người khác nhưng lại ngược với lòng ta. Ngay cả chính bản thân ta cũng có lúc “sáng nắng chiều mưa” mà ta còn không hiểu nổi. Có những cái trước kia ta ghét cay ghét đắng nhưng bây giờ lại thích. Có những thứ trước kia ta hết sức say mê nhưng bây giờ lại chán ngán không muốn nhìn tới. Có những vấn đề trước kia ta vốn xem thường nhưng bây giờ lại cảm thấy rất hệ trọng. Giả sử mọi mong muốn của ta đều thành tựu hết thì thử hỏi ta sẽ trở thành cái gì và cuộc đời này sẽ ra sao? Vậy mà ta cứ cố gắng đòi hỏi cho bằng được mà ít khi nào chịu suy xét cặn kẽ những mong muốn của mình có thật sự hợp lý không, tức là nó có cần thiết và phù hợp với khả năng của ta hay hoàn cảnh hiện tại của ta không, và nó có ảnh hưởng hay liên quan đến người khác không. Vì vậy hầu hết những nỗi khổ mà ta thường kêu ca, thật ra, chỉ vì nó bất như ý với ta mà thôi. Rõ ràng cái khổ của ta không hẳn là cái khổ của kẻ khác. Cho nên thay vì than van “khổ quá” thì ta hãy nên nói “nó không như ý tôi” mới đúng. Cách gọi này sẽ đánh động vào ý thức để giúp ta nhìn lại thói quen phản ứng của mình thay vì rượt đuổi theo đối tượng khác. Từ đó ta sẽ hiểu quan niệm “đời là bể khổ” chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến.

    Khổ đau mầu nhiệm

    Ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập, mà ta phải luôn chịu sự tương tác của bao nguồn lực chung quanh, từ bạn bè, gia đình đến xã hội và cả thế giới bao la nữa. Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó. Hễ có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan. Tại sao ta chỉ muốn thành và hợp, còn bại và tan để cho ai? Lúc may mắn sao ta không tự hỏi xem mình có thật xứng đáng với thành quả này và có nên đón nhận nó hay không, mà khi gặp xui rủi thì ta lại khóc than ầm ĩ, đòi hỏi công bằng. Ta đã hưởng quá nhiều tặng phẩm của vũ trụ rồi thì lâu lâu bị vũ trụ lấy lại chia cho kẻ khác, thiết tưởng đó cũng là lẽ đương nhiên chứ đâu có gì là thua thiệt.

    Đối với những mất mát quá lớn tất nhiên ta phải cần có thời gian mới chấp nhận và cân bằng được. Nhưng có những điều quá đỗi bình thường, nếu không nói là tầm thường, mà ta cũng than khổ thì đó là lỗi của ta. Trời mưa cũng khổ, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, chiều cao không như ý cũng khổ, mau già cũng khổ, không ai hỏi thăm cũng khổ, được nhiều người thương cũng khổ… Tất cả chỉ do lòng tham của ta quá lớn mà nội lực của ta lại quá yếu kém nên nó đã dìm ta xuống khổ đau đó thôi. Ta đừng đổ thừa hoàn cảnh. Không ai có thể làm cho ta khổ được nếu ta có một hiểu biết đúng đắn và một khả năng chấp nhận đủ lớn. Để có khả năng chấp nhận rộng lớn đó ta cần phải biết “thu gọn” những mong cầu không cần thiết của mình. Ngay cả với những điều chính đáng, nếu không có nó mà ta vẫn sống vững vàng và hạnh phúc được thì ta cũng nên cố gắng khước từ để tâm ta bớt lệ thuộc vào hoàn cảnh, để khi hoàn cảnh biến động thì ta vẫn bất động.

    Ngoài ra ta cũng nên luyện tập cho mình cách đối mặtvới khó khăn, hoặc tự tạo cho mình một cách nghĩ, một cách sống đừng quá cầu mong sự an toàn, để sức chịu đựng trong ta mau chóng lớn mạnh. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường bảo bọc quá đầy đủ, muốn gì được nấy, nên khi bước vào đời không có chút vốn liếng kinh nghiệm nào để chống chọi với những khó khăn, nghịch cảnh, chỉ cần một tác động nhỏ xíu như bị chê bai là nó đã chao đảo và muốn bỏ cuộc ngay. Cũng như những loại cây mọc trên đất tơi xốp trông xanh tươi mơn mởn nhưng chỉ cần một cơn gió lớn đi ngang qua đã gãy đổ; còn những loại cây mọc trên đá núi tuy dáng dấp khẳng khiu nhưng độ bám rất vững vàng, không gió bão nào xô ngã nổi. Cho nên ta không thể cầu nguyện cho cuộc đời đừng xô đẩy mình vào những hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng ta có thể làm cho mình không bị ngã trước những sóng gió cuộc đời bằng một trái tim vững chãi.

    Để có được trái tim vững chãi, ta phải bớt chạy theo những cái mình vốn ưa thích và cố gắng chấp nhận những thứ mình vốn không ưa thích. Thích hay không thích đều là sự thể hiện của cảm xúc phục vụ cái tôi trong nhất thời, chỉ cần điều chỉnh lại nhận thức thì cái cảm xúc ấy sẽ tan rã ngay. Ta đừng vội kêu ca sống mà không hưởng thụ thì sống để làm gì? Có ai cấm ta hưởng thụ đâu. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó cả, ta cứ dung dưỡng cho cái tôi yếu đuối đi rồi đừng hỏi tại sao mình cứ khổ hoài. Lẽ dĩ nhiên, một người đã có trái tim vững chãi thì bao nhiêu danh lợi cũng không là vấn đề, họ có đủ bản lĩnh để vượt lên danh lợi hay sử dụng danh lợi một cách hữu ích cho đời. Song, thực tế số người có ý niệm muốn buông bỏ thói quen hưởng thụ rất hiếm, còn số người làm được lại càng hiếm hơn. Nhất là xã hội ngày nay, người ta dám đạp đổ cả thành trì đạo đức để tranh giành quyền lợi, bất chấp hậu quả xảy ra cho chính mình,con cháu mình hay người khác. Vì vậy mà con người sống ngày càng khổ hơn. Cũng vì lẽ đó mà khổ đau đã vô tình trở thành bản trường ca bất tận, và không ai mà không một lần hòa giọng ngâm nga nó.

    Đúng, khổ đau là một thực tại không ai chối cãi, nhưng tính chất của nó vốn không cố định. Khổ đau không phải là bản chất mặc định của cuộc đời này. Thật ra không có gì là khổ đau cả, chỉ là guồng máy tâm thức trong ta vận hành sai lệch nên nó đã tạo ra những phản ứng chống đối lại những hoàn cảnh mà nó cho là trái nghịch. Rất may guồng máy tâm thức ấy là một hợp thể linh động nên có thể điều chỉnh được. Bắt đầu từ nhận thức đúng đắn trở lại về những gì liên quan đến mình luôn tương quan với vạn vật để nó không tiếp tục tạo ra những phản ứng ích kỷ. Đồng thời, nó cần có một khả năng quan sát và phân tích thật tinh tường về những thói quen mà ta đã tạo dựng trong quá khứ đến nay. Tiến trình tháo gỡ những tâm lý tiêu cực ấy chính là tiến trình vượt thoát khổ đau. Càng bớt tự ái tổn thương là càng bớt khổ đau. Hết nghĩ cho cái tôi là hết khổ đau.

    Suy cho cùng, ta cần phải biết ơn khổ đau. Bởi khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc, vừa giúp khả năng chịu đựng trong ta lớn mạnh để ta có thể phát tiết hết bản năng sinh tồn tiềm ẩn của mình, cũng như hoa đào phải nhờ cái rét mùa đông mới tung cánh tỏa ngát hương khi nắng xuân về. Nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình sợ hãi, nếu không bị xúc phạm ta sẽ khó biết mình nóng giận, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình dễ tổn thương, nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó biết mình yếu đuối. Thông qua bản năng sinh tồn mà ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tạo nên khổ đau. Từ đó, ta biết cách điều chỉnh lại tâm thức và nếp sống của mình sao cho hài hòa với vũ trụ, để sự hiểu biết và tình thương trong ta bừng nở, để ta có thể nắm tay nhau đi giữa thăng trầm của cuộc đời này một cách thong dong tự tại.

    Vậy nên, tâm ta như thế nào ta sẽ cảm nhận khổ đau như thế ấy, vì khổ đau vốn từ tâm sinh ra cũng mà từ tâm diệt đi.

    Nếu không có khổ đau
    Biết đâu là hạnh phúc
    Nhờ mộng mị hôm nào
    Ta tìm về tỉnh thức.
  4. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Một chàng trai trẻ sắp sửa tốt nghiệp đại học. Đã từ lâu, anh hằng ao ước có được một chiếc xe hơi thể thao. Anh cũng đã tâm sự với cha mong ước ấy vì anh biết cha mình có thể mua một chiếc xe như thế.

    [​IMG]

    Khi ngày tốt nghiệp gần kề, chàng trai vẫn luôn mong ngóng xem ước nguyện của mình có được trở thành hiện thực hay không.

    Vào hôm anh nhận tấm bằng tốt nghiệp, người cha gọi anh vào phòng riêng và nói rằng ông cảm thấy hãnh diện về anh và rằng ông rất yêu thương anh. Ông trao cho anh một hộp quà được gói rất khéo léo. Tò mò pha lẫn chút thất vọng, chàng trai hé mở hộp quà và nhìn thấy một quyển sách vuông nhỏ. Quá thất vọng và không kìm được cơn giận, anh cao giọng nói với cha: “Cha chỉ tặng con cuốn sách nhỏ bé này thôi sao?” Anh lao ra khỏi nhà, không buồn cầm theo quyển sách.

    Nhiều năm trôi qua, chàng trai giờ đã là người thành đạt trong công việc. Anh có một ngôi nhà đẹp và một gia đình hạnh phúc. Anh cũng không hề gặp cha kể từ ngày tốt nghiệp hôm ấy, và trong thâm tâm anh nghĩ có lẽ anh cũng nên về thăm cha một lần. Một ngày kia, khi chưa kịp sắp xếp về thăm nhà, anh nhận được một bức điện báo tin cha anh vừa qua đời. Anh cần về nhà ngay lập tức để lo mọi việc.

    Về lại ngôi nhà xưa, cảm giác đau buồn và ăn năn xâm chiếm anh. Khi nhìn trên đầu giường cha, anh nhìn thấy hộp quà ngày nào, vẫn còn nguyên như khi anh bỏ lại nó từ nhiều năm trước. Nước mắt tuôn rơi, anh mở hộp quà lấy quyển sách ra. Đó là cuốn “Những giá trị vĩnh hằng” rất nổi tiếng. Bỗng anh cảm thấy cộm phía bìa sau của cuốn sách, anh lật lại: một chiếc chìa khóa xe hơi rơi ra từ bao thư dán phía sau cuốn sách. Trong đó có phiếu ghi tên nơi bán xe, là nơi có chiếc xe thể thao anh đã ao ước khi xưa. Ngày tháng ghi trên phiếu là ngày tốt nghiệp của anh, với dòng chữ “Đã trả đủ tiền”.

    Có khi nào chúng ta xem nhẹ những điều tốt đẹp mọi người đã dành cho mình chỉ vì điều tốt đẹp ấy không được “gói” theo cách chúng ta mong đợi?
  5. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Món quà đáng quý nhất trên đời

    Một ngày nọ, có một tín đồ đến thỉnh giáo thiền sư: “Con là người đã có gia đình, nhưng con lại đang rất yêu một người con gái khác, con phải làm thế nào bây giờ?”.

    Thiền sư nói: “Con có chắc chắn rằng cô gái ấy thực sự là người con yêu nhất trên đời này không?”.

    “Vâng, người đó cho con những giây phút đẹp nhất, cô ây thực sự rất tuyệt vời”, tín đồ khẳng định.



    Thiền sư không trả lời trực tiếp câu hỏi của anh ta mà chỉ nói với tín đồ: “Con hãy nhìn 3 cây nến trong cái lư hương trước mặt, cây nào sáng nhất”. Tín đồ nói: “Độ sáng đều như nhau, làm sao có thể nhìn ra được cây nào sáng nhất ạ”.

    Thiền sư nói tiếp: “Con hãy cầm lấy 1 cây, để trước mặt. Giờ dùng tâm để nhìn xem cây nến nào sáng nhất”.

    “Đương nhiên cây nến đặt trước mặt là cây nến sáng nhất rồi ạ”, tín đồ trả lời.

    Thiền sư lại nói: “Bây giờ con hãy để 3 cây nến như hiện trạng ban đầu và hãy nhìn thật kỹ xem trong ba cây, cây nào sáng nhất”.

    Tín đồ nói: “Nếu để như lúc đầu thì độ sáng như nhau, vốn không thể nhìn ra cây nào sáng nhất”.

    “Đúng là như vậy”, thiền sư cười đáp.

    “Thực ra việc nhìn thấy 3 cây nến cũng giống như việc con gặp người phụ nữ kia trong cuộc đời mình vậy. Khi để nó ở trước mặt, dùng tâm nhìn nó sẽ càng cảm thấy nó đẹp nhất, nhưng khi đã để nó về chỗ cũ thì lại không hề thấy chút ánh sáng nào từ nó. Cho nên kiểu tình yêu này, chỉ như trăng dưới nước, căn bản không vượt qua nổi thử thách của thời gian, cuối cùng cũng chỉ là hư không mà thôi”.

    Dừng lại một lúc, vị thiền sư nói tiếp: “Trong cuộc sống hôn nhân, người ta thường lờ đi những ưu điểm của đối phương, thay vào đó lại phóng đại những khuyết điểm. Cái gì mới là tình yêu chân chính? Có thể đồng cam cộng khổ, bao dung cho nhau, đó mới là tình yêu chân chính. Nó có vẻ bình thường, nhưng lại rất sâu lắng, là tình cảm đáng được trân trọng suốt cuộc đời”.

    [​IMG]

    Tín đồ nghe xong, trước mắt bỗng phảng phất hình ảnh người vợ vì để cho mình an tâm làm việc đã từ bỏ cơ hội đi công tác ở nước ngoài, vì để cho mình có được sự ấm áp những ngày đông giá rét mà khổ sở học đan áo len… Trong lòng tín đồ bỗng chốc như tỉnh ngộ, anh ta cảm ơn thiền sư, chạy như bay về nhà.

    Lòng người luôn vì sự mù quáng nhất thời mà đi lạc hướng, vì sự cô đơn nhất thời mà tìm sai chốn về. Kỳ thực, nơi luôn luôn mở rộng cửa đón ta chính là nhà, người có thể hi sinh vì ta chính là người thân yêu của ta trong ngôi nhà đó. Nhà chính là bến cảng cho chúng ta tránh gió bão, là chốn về cho tâm hồn mỗi người và là món quà vô giá để chúng ta suốt đời trân trọng yêu thương.

    Tìm thấy người tự nguyện cùng mình đối diện, cùng mình gánh vác, cùng mình chia sẻ, có thể cùng mình trải qua những tháng ngày sống giản đơn mà hạnh phúc, đó mới chính là món quà đáng quý nhất trên đời.
  6. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Thành thật​



    Thành thật với nhau.

    Con người ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, luôn đi tìm những cảm xúc tốt từ những tiện nghi vật chất đến sự công nhận của những người chung quanh, nên chẳng còn mấy ai ý thức giữ gìn lòng thành thật. Mặc dù ai cũng biết rằng thành thật là một đức tánh tốt, và ai cũng trông mong người khác thành thật với mình, nhưng một khi bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp bất tận của cuộc sống thì người ta lại thấy lòng thành thật chính là trở ngại căn bản để đi tới sự thành công. Nhiều khi người ta còn dám tuyên bố sống giữa đời sống bây giờ mà cố giữ lòng thành thật thì đó là thái độ sống rất ngây thơ, phải khôn khéo và đầy kỹ xảo trong từng hành động mới là kẻ thức thời và dễ dàng thành đạt.

    Thế rồi ta đến với nhau bằng những màn trình diễn rất ngoạn mục, từ những lời nói trau chuốt bóng bẩy đến những hành vi lịch lãm dễ thương, miễn sao thu phục được đối phương thì dù phải nhồi nặn thêm những điều sai với sự thật ta cũng sẵn sàng. Thật khôi hài khi khán giản trung thành nhất chính là người thân yêu nhất của ta. Một ngày nào đó, ta không còn đủ năng lực để diễn xuất nữa thì lớp phấn son kia sẽ rớt xuống, đó cũng chính là lúc niềm tin yêu trong người ấy rơi rụng xuống. Dù ta có cố gắng biện minh bằng tất cả lòng thành khẩn thì cũng không thể nào đưa tâm thức người ấy trở về vị trí cũ, trừ phi người ấy có hiểu biết và tình thương lớn thì mới chấp nhận và mở lòng ra tha thứ. Nhưng vết thương vẫn còn đó, sau này ta có muốn tuyên bố điều gì quan trọng thì người ấy cũng vẫn cứ đề phòng và xét lại, họ không thể dễ dàng trao trọn niềm tin như xưa nữa.

    Đành rằng cuộc sống đôi khi cũng cần sự khôn khéo, nhưng chút ít thôi, chỉ nên dùng nó trong những trường hợp đối phương chưa sẵn sàng tiếp nhận sự thật, chứ không phải để tạo thêm lớp phấn son giả tạo cho mình. Song ta phải có trách nhiệm tìm cơ hội để trình bày sự thật trở lại, đừng đợi người kia phát hiện ra thì ta sẽ mang tội danh lừa dối. Một trong những lý do khiến ta có được niềm tin vào cuộc sống là khi mỗi lời mình thốt ra đều được bên kia lắng nghe và tin tưởng. Không gì thoải mái cho bằng được sống chung với những người mà ta không cần phải dò xét hay đối phó bằng bất cứ chiêu thức nào, chỉ nhìn nhau là đã hiểu nhau rồi. Bởi lẽ muốn thương nhau thì phải hiểu nhau, mà muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau, mà muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.

    Thực tế không phải ai cũng biết trân quý lòng thành thật của mình, đó có thể là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng. Vấn đề nằm ở chỗ là làm sao đủ sáng suốt để ta biết thể hiện lòng thành thật của mình một cách đúng đắn, đừng vì vài thất bại nhỏ nhặt trong quá khứ mà ta tập cho mình thói quen luôn che giấu sự thật như một phản xạ tự nhiên, và hình thành như một loại tính nết từ lúc nào mà chính ta cũng không hề hay biết. Rồi một lần nào đó có cơ hội quan sát những đứa trẻ nô đùa, hay những người dân quê trò chuyện huyên thuyên trên những cánh đồng, ta sẽ giật mình thảng thốt khi nhận ra mình đã đi quá xa trên con đường tranh chấp hơn thua để cái tôi hồn nhiên tinh khôi bị lạc mất. Không có cái tôi linh thiêng ấy, ta sẽ luôn nhìn đời nhìn người một cách sai lệch và bất an, rồi đổ thừa cuộc đời này chỉ là những vở tuồng mộng ảo. Mộng ảo là do chính tâm thức điên đảo của con người dệt lên, chứ đó không phải là bản chất của cuộc đời, vì cuộc đời vốn rất tươi đẹp.



    Thành thật với chính mình

    Không có một nguyên tắc chuẩn xác để giúp ta khi nào phải nên thành thật, hay phải thành thật tới mức nào, bởi quan niệm về giá trị hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Nếu ta cho rằng hạnh phúc là khi mình tích góp được thật nhiều tiền bạc hay danh vọng thì chắc chắn ta không thể nào đem lòng thành thật ra như một bảo bối để ứng chiến giữa những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Người thấy được hạnh phúc chân thật từ cõi lòng bình yên, buông bỏ bớt những mong cầu hay chống đối không cần thiết chứ không phải là những cảm xúc thỏa mãn trong nhất thời, thì bằng mọi giá họ sẽ bảo vệ tâm hồn mình. Họ thà chấp nhận để cho việc bất thành chứ không để cho tâm mình hư. Tâm hư khó sửa gấp trăm ngàn lần việc hư. Và nếu việc thành mà tâm hư thì họ cũng chẳng hạnh phúc gì.

    Nói dễ hiểu hơn là người sống có chiều sâu sẽ luôn ý thức giữ tâm hơn giữ cảnh. Thế nhưng, lắm lúc ta cũng hoang mang đứng trước sự chọn lựa nên giữ gìn lòng thành thật hay bước vào vai diễn để dối gạt đời, vì không phải lúc nào nội lực ta cũng đủ mạnh để phòng ngự sự kích động của những hấp dẫn lực bên ngoài vào hạt giống tham của mình. Cuộc dằn xé rất cam go giữa cảm xúc tốt là trình diễn hay che đậy để đạt được quyền lợi và cảm xúc xấu là phải kiên trì giữ lòng thành thật mà bỏ qua cơ hội hưởng thụ. Trong trường hợp này, người nào có ý chí hướng tới giá trị cao cả của cuộc sống thì sẽ chiến thắng được chính mình. Nhưng thực tế cho thấy không phải lúc nào sử dụng ý chí cũng thành công, ta không thể gắng gượng áp đặt chân lý tốt đẹp vào nhận thức của mình khi nó đang ở một vị trí quá thấp. Cho dù ta đã toàn tâm muốn sống với tâm chân thật thì năng lượng thói quen sống che đậy hay trình diễn cũng có thể đánh gục ý chí như thường.

    Muốn làm chủ được bản thân thì ta phải hiểu được chính mình, muốn hiểu được chính mình thì ta không được dùng ý chí để nhồi nặn tâm mình thành ra một sản phẩm tốt đẹp để rồi tự đánh lừa mình. Mình đang giận mà không chịu nhận là mình đang giận, mình ganh tỵ mà cố nghĩ là mình đang phấn đấu thi đua, mình hèn yếu mà lại cho rằng mình đang nhịn nhục. Lý do mình không thấy được chính mình cũng do sự can thiệp quá vội vàng của ý chí. Vì ý chí chính là năng lực hướng tới sự tốt đẹp, nó được làm ra từ những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy, trong khi thực tại là một cái gì đó rất khác với trình độ ý chí. Mà bản thân của ý chí cũng chỉ có thể làm kềm hãm sự phát triển của phiền não chứ không thể nào chuyển hóa trọn vẹn, nên ý chí không những không giúp được trong trường hợp này mà khiến ta đánh giá sai lệch về tâm thức của mình. Ta trở nên chủ quan và sẽ bất ngờ trước những phản ứng vụng về đến tệ lậu của mình mà không hiểu tại sao.

    Thế nên nhìn vào tâm thức cũng cần thái độ trung thực, quan sát nó như chính nó đang là chứ đừng bắt ép nó phải như thế này thế kia khi chưa hiểu thấu và đầu tư đúng mức. Cái nhìn thuần khiết ấy trong nhà thiền gọi là trực giác (intuition), cái nhìn chưa đi qua sự nhồi nặn của tâm tưởng, cái nhìn không mang theo thái độ bảo vệ cái tôi của mình, nhìn như mới nhìn lần đầu tiên. Loại trừ được thái độ yêu thích hay ghét bỏ trong khi nhìn vào tâm mình thì chắn chắn ta sẽ thấy rõ chân tướng của nó, thấy rõ nguyên nhân sâu xa nào đã thúc đẩy và tạo nên tâm lý mình đang có. Chỉ cần im lặng và thong thả quan sát như một người ngã lưng lên ghế để xem cuốn phim đang từ từ mở ra thì ta sẽ tháo gỡ được từng mảnh tâm lý từ thô đến tế. Điều này phải cần quá trình luyện tập kiên trì chứ không thể thành công liền được. Tuy nhiên khi ta bắt đầu thành thật với chính mình, chấp nhận những gì mình đang có rồi mới tìm cách để tháo gỡ thay vì phủ nhận hay chống đối, đó là bước tiến cực kỳ quan trọng của công trình chuyển hóa bản thân mình.

    Ta đã từng thấy có nhiều người quyết tâm cải thiện mình rất lớn, nhưng trải qua nhiều năm tháng mà họ vẫn không tiến được bước nào, đôi khi còn lui sụt. Nguyên nhân thường thấy nhất là do họ chỉ dùng toàn ý chí, họ không chấp nhận trình độ mình đang có, thậm chí họ còn có thái độ khinh ghét bản thân mình, luôn mặc cảm khi nhìn thấy những năng lượng xấu trong tâm mình. Nhưng đó là kết quả của lối sống thiếu tỉnh thức của chính ta gây ra, ta không thể ra lệnh nó thay đổi liền khi ta chưa thật sự tập luyện cho mình một thói quen mới. Ta cần phải chấp nhận nó, làm hòa với nó để hiểu được nó thì ta mới chuyển hóa nó được. Cũng như khi biết mình bị ung thư thì ta phải học cách chấp nhận nó như một sự thật không thể chối cãi, rồi sau đó mới tìm cách chữa trị, thay vì ta cứ khóc than và tìm cách phủ nhận hay đàn áp nó thì tế bào ung thư sẽ mau chóng phát tán.

    Những người được nhân danh là đạo đức hay tu hành lâu năm thường dễ mắc cái bẫy này, họ cứ đem hết sức bình sinh ra để cố gắng trở thành thánh thiện trong khi khoảng cách giữa sự thánh thiện và trình độ của họ đang có là khá xa. Đôi khi chính lòng háo hức tham cầu trở thành thánh thiện đã che khuất tâm thức có thật của họ, họ nhìn vào tâm thức của mình bằng những kinh nghiệm quý báu của những bậc tiền bối mà họ cứ ngỡ đó là trình độ của mình. Họ đang không thể tha thứ một người vì họ còn quá yêu thương bản thân mình mà họ cứ phấn đấu dán vào tâm thức mình nhãn hiệu từ bi. Rốt cuộc bề ngoài tuy đã tha thứ nhưng trong lòng vẫn còn ấm ức. Tiếc thay, một người không từng hiểu biết chân lý lại còn dễ nhìn nhận chính mình hơn là kẻ nhân danh đã hấp thụ chân lý, bởi muốn tới chân lý phải đi bằng đôi chân trải nghiệm chứ không phải bằng cái đầu tưởng tượng. Chân lý có thể làm người ta sống dở chết dở nếu không biết cách nắm bắt nó.

    Cố nhiên không phải lúc nào ta cũng có cơ hội để quan sát tâm mình một cách trung thực, vì còn vướng vào dòng chảy của cuộc sống, còn phải tranh đấu để có thêm tiện nghi hưởng thụ, còn phải ứng phó giao tế với mọi người, nên có lúc ta phải dùng đến ý chí để tạm thời vượt qua hoặc che đậy cho người khác không coi thường hay lợi dụng mình. Được cái này phải đành mất cái khác, đó là qui luật tất yếu của cuộc sống. Nhưng nếu ta ý thức được đâu là giá trị hạnh phúc chân thật, đâu là mục đích cao cả của cuộc sống thì ta sẽ giành nhiều cơ hội hơn để sống với tâm chân thật của mình, ta sẵn sàng từ khước những gì làm phương hại đến những hạt giống quý báu trong tâm hồn mình. Bởi ta biết rất rõ những gì được tạo ra trên nền tảng tâm không chân thật sẽ không thể tồn tại lâu bền và sẽ trở thành chướng ngại lớn lao khiến ta không thể đến gần với nhau được.

    Cho nên nghệ thuật sống cao cấp nhất không phải là trình độ kỹ xảo uốn nắn tâm mình thành một kiểu mẫu tốt đẹp nào đó mà không có nền tảng của sự chuyển hóa thật sự. Chỉ cần lúc nào cũng thấy rõ tâm mình và hiểu biết nó một cách sâu sắc, kiên trì quan sát nó nhiều lần bằng thái độ nhẹ nhàng và từ tốn thì kết quả tự nhiên sẽ xảy ra. Luyện tập được như vậy thì cơ hội nắm được hạnh phúc sẽ trong tầm tay, ta sẽ không còn than oán cuộc đời có quá nhiều điều phiền toái hay ta không thể nào chiến thắng nổi chính mình. Sống được với tâm hồn nhiên chân thật là hòa điệu với sự vận hành của vũ trụ, là lối sống của bậc trí thức, là ước mơ của bao người đã không tìm thấy giá trị chân thật từ những vở tuồng đầy kịch tính và màu sắc của cuộc đời. Nhạc sĩ Phạm Duy đã thốt lên những lời tâm sự thật cảm động trong bài hát Kỷ niệm: “…Cho tôi lại còn nhiều, cho tôi lại tình yêu, tôi không cần khôn khéo, tôi không đòi bao nhiêu, cho tôi lòng non yếu, dễ khóc dễ tin theo… Cho tôi lại ngày đầu, chưa đi vội về sau, xin đi từ thơ ấu, đi vui và bên nhau…”.
  7. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    Trời bác tâm huyết ghê[:D]

Chia sẻ trang này