1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cái gương.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi trau73, 17/06/2012.

4205 người đang online, trong đó có 174 thành viên. 06:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 16302 lượt đọc và 194 bài trả lời
  1. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    =))=))=))=))=))=))
  2. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    Thời gian qua, các nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật gặp phải nhiều thất bại trong dự đoán thị trường. Nhiều người thậm chí còn cho rằng phân tích kỹ thuật không áp dụng được ở Việt Nam.

    Vậy đâu là nguyên nhân của những thất bại này và liệu phân tích kỹ thuật có thực sự không hiệu quả?

    Theo người viết, có ba nguyên nhân chính làm phân tích kỹ thuật chưa hiệu quả: đó là nền tảng của phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, sự chậm trễ của các chỉ số và sự áp dụng máy móc của người sử dụng.

    Hai nguyên nhân đầu đều có thể được điều chỉnh để thích ứng với thị trường. Riêng nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nhiều nhà phân tích kỹ thuật vấp phải trở ngại.

    Chúng ta sẽ xem xét các vấn đề cơ bản của phân tích kỹ thuật và cách sử dụng thường thấy của các nhà đầu tư.

    Giá chưa phản ánh hết hành động của thị trường

    Giá chứng khoán tại mỗi thời điểm phản ánh một tập hợp tâm lý của rất nhiều các nhà đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư này bao gồm cả những nhà dự đoán thị trường giỏi nhất cho đến công chúng theo sau.

    Tâm lý của họ thể hiện sự kỳ vọng hay thất vọng về chứng khoán với các xu hướng và tin tức trên thị trường. Ngay cả những biến cố bất ngờ chưa được biết đến, khi nó xảy ra, cũng được thị trường phản ánh ngay vào giá chứng khoán.

    Giá giao dịch tại mỗi thời điểm luôn là sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Nó phản ánh tất cả hành động của thị trường. Đây là nền tảng cơ bản của lý thuyết Dow và cũng chính là nền tảng quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật.

    Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở các thị trường phát triển. Với quy mô giao dịch khổng lồ, tại mỗi thời điểm luôn tồn tại một số lượng lớn các nhà đầu tư với những lợi ích và sự kỳ vọng khác nhau về giá chứng khoán.

    Bên cạnh đó, giá giao dịch không có bất kỳ ràng buộc nào về biên độ, nó có đủ độ rộng cần thiết để phản ánh đầy đủ các trạng thái cung - cầu trên thị trường.

    Khi những điều tồi tệ xảy ra đối với một loại chứng khoán, áp lực cung đủ lớn để buộc nó giảm mạnh, có những trường hợp đã giảm hơn 50% chỉ trong một ngày giao dịch. Sự giảm giá khủng khiếp của Bear Stearn, Freddie Mac hay Fannie Mae gần đây là những ví dụ điển hình.

    Còn tại thị trường Việt Nam, có hai vấn đề làm giá chứng khoán trong nhiều trường hợp đã không phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa cung và cầu.

    Thứ nhất, quy mô giao dịch chưa lớn đủ để luôn tồn tại nhiều nhà đầu tư với các quyền lợi trái ngược nhau cần được đảm bảo.

    Trong nhiều trường hợp, một số cổ phiếu không có giao dịch trong suốt một thời gian dài không phải vì không có người mua hoặc người bán, mà do một số nguyên nhân chủ quan phi thị trường nào đó, điển hình như cổ phiếu HSC, YSC giai đoạn cuối 2007 gần như không có giao dịch. Các cổ phiếu này do một số ít cổ đông nắm giữ và họ chưa có nhu cầu tham gia thị trường.

    Thứ hai là biên độ ngăn cản sự thể hiện giá. Khi cầu hoặc cung áp đảo, áp lực tăng giá hoặc giảm giá là rất lớn. Do giới hạn giá trần, các nhà đầu tư không thể tăng giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên bán, xuất hiện tình trạng dư cầu và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu.

    Khi cung áp đảo cầu, áp lực giảm giá lớn. Do giới hạn giá sàn, các nhà đầu tư không thể giảm giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên mua, xuất hiện tình trạng dư cung và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu.

    Việc đưa ra các bằng chứng cụ thể là một điều không có gì khó khăn. Trong đợt tăng giá từ 11/6/2008 đến 25/7/2008, thị trường đã trải qua cả hai thái cực: tranh bán và tranh mua.

    Với các đặc trưng này của thị trường, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán và quy mô giao dịch nhỏ, giá không phản ánh đầy đủ mối quan hệ cung - cầu. Cũng có nghĩa là: giá không phải lúc nào phản ánh tất cả các hành động của thị trường. Nền tảng của phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng ở Việt Nam.

    Sự chậm trễ quá mức của các chỉ số kỹ thuật


    Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây dựng như là các công cụ hỗ trợ cho chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Chúng không phải là chủ đề chính của phân tích kỹ thuật. Đặc biệt là các chỉ số kỹ thuật thường chậm hơn sự biến động giá.

    Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi giá không phản ánh hết các hành động của thị trường, các chỉ số bị ảnh hưởng và còn tỏ ra chậm chạp hơn. Sự ảnh hưởng thể hiện qua các vấn đề sau: vấn đề khối lượng giao dịch: theo phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch tăng sẽ củng cố cho xu hướng hiện tại (giá tăng hoặc giảm mạnh do các nhà đầu tư hoạt động mạnh hơn (mua, bán nhiều hơn) kéo theo khối lượng giao dịch tăng).

    Khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh thường là thời điểm tranh mua hoặc tranh bán, khối lượng giao dịch có xu hướng thu hẹp. Sau đó, khi khối lượng giao dịch tăng mạnh thường là thời điểm phân phối (xả hoặc gom hàng), nó đặt ra nghi vấn cho sự tồn tại của xu hướng trước đó (liệu có một sự đảo chiều chăng?), chưa cho thấy ý nghĩa của sự củng cố xu hướng.

    Hậu quả của tình trạng này là các chỉ số kỹ thuật xây dựng dựa trên sự kết hợp giá và khối lượng giao dịch đều bị biến dạng. Các chỉ số On Balance Volume, Money Flow Index,... không đáng tin cậy trong nhiều trường hợp.


    Khi áp dụng ở Việt Nam các tín hiệu bán (sell signal), tín hiệu mua (buy signal) mà nhiều nhà giao dịch thường thực hiện theo phân tích kỹ thuật, trong một số trường hợp, đã là quá trễ để thực hiện mua/bán. Thị trường tranh mua hoặc tranh bán và không còn cơ hội cho nhà đầu tư theo sau.

    Sự áp dụng máy móc của người sử dụng ở Việt Nam

    Do tính chất phân tích sự kỳ vọng/thất vọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn, phân tích kỹ thuật đòi hỏi phải hiểu rõ và áp dụng hiệu quả các quy luật tâm lý, sử dụng nhiều công cụ để đo lường tâm lý và nhạy bén với thông tin. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm.

    Thế nhưng, với nhiều người Việt Nam, việc sử dụng phân tích kỹ thuật dường như là một câu chuyện hết sức đơn giản: sử dụng một phần mềm chuyên dụng; cập nhật dữ liệu giá và khối lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua (buy signal), tín hiệu bán (sell signal). Nghi ngờ khi giá chứng khoán đi vào vùng mua quá mức (overbought), bán quá mức (oversold).

    Trong các tài liệu về phân tích kỹ thuật cũng có bàn về vấn đề phân tích kỹ thuật không quan tâm tới nguyên nhân mà chỉ quan tâm tới điều đó sẽ xảy ra như thế nào.

    Người ta ví von phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật của việc vẽ và áp dụng các biểu đồ.

    Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi nhiều người đã thất bại. Họ không nắm bắt được tâm lý của thị trường. Và một khi không quan tâm đến nguyên nhân, họ thậm chí còn không biết vì sao mình sai.

    copy




  3. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    Từ lâu cũng đã nhận ra rằng muốn tồn tại thì TA là không đủ,nhất định phải kết hợp với lọc thông tin đánh giá xu hướng thị trường và đặc biệt quan trọng là khả năng đọc bảng điện tử.Ngoài ra cũng cần phải nắm được tâm lý của ndt và cố gắng tìm tòi thêm những chỉ báo khác...
    Tuy nhiên,không vì thế mà coi thường TA,tự hứa rảnh rỗi cố gắng mầy mò tự hoàn thiện .
  4. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    6h chiều nó đi làm về,mệt mỏi như mọi ngày,thấy nhà bà Đậu để mấy cái xe maý chật cả ngõ,trong lòng đã thêm chút bực.
    Bà đậu người Hà tĩnh,về đây thuê nhà được 3 tháng rồi,hàng ngày bà đi bán nước chè ở đâu nó cũng chẳng biết,ông chồng chạy xe ôm người quắt queo,thằng con trai cỡ 30,nó gặp vài lần thấy bệnh bệnh nên cũng chả hỏi han gì.
    Tối khuya lại thấy thêm xe tới nhà bà Đậu,nó thấy lạ nên hỏi vợ.Hóa ra con trai bà Đậu bị hỏng 1 bên thận,bà Đậu hôm nay đã vào viện mổ và cho con bà 1 quả thận.......
    đêm đó nó không ngủ,thỉnh thoảng lại ngó xuống phòng bố mẹ.
  5. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
  6. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    .......

    Nhìn vai mẹ gầy

    Hằn sâu những chiều sớm

    Đôi chân mỏi mòn

    Những bước dài long đong

    Hạnh phúc của con nào có thể đếm đong

    Mà không có tình yêu thương của mẹ

    Sẽ còn đó

    Những hè trưa Hà Nội

    Nắng vẽ mây mùa hạ gọi cầu vồng

    Gió lộng

    Hà Nội. Hạ và mưa

    Mẹ vội vàng bước chẳng hề thong thả

    Gánh cơn mưa xối xả dội vào người

    Gánh mưa

    Gánh nắng

    Gánh cuộc đời

    Cho con

    sưu tầm [};-
  7. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    không quá hưng phấn,không quá vui mừng với chút thành quả nhỏ nhoi,ttck vn luôn đầy cạm bẫy và rủi ro :-w
  8. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ
    LHH

    1. Không có phương pháp đầu tư (đầu cơ) rõ ràng
    Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O…
    2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ
    3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
    4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ
    5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào
    6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử
    7. Không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại
    8. Bảo toàn vốn hay mua mua bán bán gỡ lại
    9. Bán tiếp thu tiền về và nỗi niềm đau đáu mong muốn quay lại thị trường sớm
    10. Giữ nguyên tiền thu được từ việc stop loss và giữ nguyên cổ phiếu có thể phạm sai lầm gì ?
    11. Chưa nắm vững nguyên tắc tái cơ cấu mà đã mua mua – bán bán
    12. Ơ rê ka – nhảy sóng : có sai lầm không nhỉ ?
    13. Ai là người nhảy sóng ? Và tôi – một người hưu trí có thể nhảy được không ?
    14. Không phải cổ phiếu nào cũng nhảy sóng được.
    15. Tâm lý ngày nào cũng nhảy (ngày nào cũng nhăm nhe mua mua – bán bán)
    16. Nhảy bị kẹp chân – chấp nhận chuyển thành nắm giữ lâu dài
    17. Nhảy theo kiểu khôn lỏi – một nét đặc trưng rất riêng của người Việt chúng ta, hì
    18. Xác định mức giá đáy hỗ trợ và mức cản trên một cách quá thô sơ và đơn giản
    19. Khuôn mẫu ngọn đồi cao
    20. Khuôn mẫu vai – đầu – vai : chớ nên mua hay nhảy sóng khi bờ vai bên phải chưa hình thành
    21. Khuôn mẫu cờ chữ nhật – cơ hội rất tốt của những người chuyên nghiệp, nhưng cũng là cái bẫy với những người mới nếu lòng tham trỗi dậy
    22. Khuôn mẫu cờ đuôi nheo – biết cho vui chứ người mới không nên nhao vào
    23. Khuôn mẫu cái nêm hướng xuống (Falling Wedge) – cân nhắc khi thị trường đi xuống, nên chớp lấy khi thị trường đi lên
    24. Các khuôn mẫu khác – đọc thật kỹ – chưa hiểu thấu đáo thì đừng sử dụng
    25. Mua bình quân giá giảm – mất chi phí cơ hội nếu thị trường điều chỉnh sâu – cái chết cầm chắc nếu suy thoái thật sự.
    26. Các định chế tài chính hành động khác biệt đôi chút so với nhà đầu tư cá nhân do quy mô vốn quá lớn – nhưng vẫn tuân thủ quy tắc stop loss.
    27. Quan điểm về lỗ – lãi của các định chế tài chính
    28. Tại sao các định chế tài chính bắt đầu mua vào khi giá giảm – sao không chờ thật giảm hãy mua ?
    29. Xác định đáy của thị trường dựa vào … mức lỗ của chính mình.
    30. Xác định đáy của thị trường dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
    31. Nỗi ám ảnh phải xác định được đáy của thị trường.
    41. Lúc nào cũng lo sợ người khác tranh mua mất lúc thị trường đi lên, dẫn tới cắm đầu vào tranh mua khi thị trường xuống, chính điều đó gây nên những cơn hồi phục giả tạo, và gây nên sự hoài nghi khi thị trường đi lên thực sự.
    42. Thị trường còn phục hồi giả tạo nhiều lần trước khi thật sự xác định được đáy
    43. Nên lựa chọn rõ ràng quan điểm trước khi tham gia thị trường chứng khoán
    44. Những biểu hiện của thị trường trước đáy – nếu hiểu đúng thì vào, nếu không thì vào thị trường theo mục 35.
    45. Trong thị trường Chứng khoán – hiện tại thực ra đã là quá khứ.
    46. Chuẩn bị sẵn kịch bản đối phó cho 2 tình huống xảy ra : hồi phục thật sự và có retest.
    47. Đáy thật chưa ? Đỉnh thật chưa ? Câu trả lời khi sử dụng PSAR
    48. Bottom check và hiện tượng: phải nhanh tay hơn người khác.
    49. Đã đến lúc đi tìm cờ chữ nhật (xem lại mục 21).
    50. Một số cổ phiếu nên cân nhắc khi thị trường đi ngang.
    51. Thị trường đã có xu hướng đi lên – những lỗi cần tránh.
    52. Bán trước – mua lại sau : một lỗi rất buồn cười khi thị trường có xu hướng đi lên
    53. Cổ phiếu của những người chủ nhà mến khách
    54. Mua cổ phiếu tốt, ở mức giá hợp lý, đầu tư lâu dài, nhưng cần có kế hoạch để giảm dần giá vốn bình quân xuống
    55. Lúc mọi người lạc quan nhất chính là lúc nên bình tĩnh nhất.
    56. Thắng cả cuộc chiến không có nghĩa là phải thắng mọi trận chiến.
    57. Bull trap không phải là xấu nếu có những điểm tựa vững.
    58. Nên cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích mang lại
    59. Khi không thể tìm ra được cổ phiếu mà mua vào có thể sinh lời ngay, thì trong trường hợp thị trường đang suy giảm – giữ nguyên tiền mặt đã là có lời rồi (cổ phiếu ngày càng rẻ đi).
    60. Thị trường đang cuộn mình lại như lò xo bị nén.
    61. Mùa giải ngân của các định chế tài chính.
    62. Bắt một con dao đang rơi
    63. Không có tiền mặt dự phòng.
    64. Tâm lý phân vân khi stop loss.
    65. Những động thái nên tiến hành khi thị trường chao đảo mạnh.
    66. Nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ giết chết tinh thần của nhà đầu tư trước khi khoản thua.
    67. Nhầm lẫn về khái niệm.
    68. Dò tìm luồng chảy của vốn.
    64B. Nói thêm về stop loss.
    69. Khi có thông tin tác động tới thị trường nói chung và cổ phiếu nói riêng.
    70. Tranh mua và lúc nào nên tranh mua.
    71. Một cổ phiếu được phân phối mạnh trong một xu hướng đi lên gần như là chắc chắn bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm.
    72. Thông điệp của big boys.
    73. Không tử thủ đến cùng.
    74. Không cân bằng được nỗi sợ hãi và lòng tham.
    75. Không cần phải cố thông minh hơn thị trường trong những giai đoạn tăng trưởng nóng
    Gửi tất cả các bạn
    76. Retest.
    76B. Nói thêm về retset.
    77. Lấy sức nhàn chống sức mệt.
    78. A DEAD CAT BOUNCE Nhiều cổ phiếu sẽ xuất hiện trạng thái này.
    79. Băng đóng 1 thước không phải do cái lạnh của một ngày..
    80. Hệ thống indicators.
  9. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    hiện tại có 2 mục 42 và 46 cần phải lưu ý :

    42. Thị trường còn phục hồi giả tạo nhiều lần trước khi thật sự xác định được đáy
    46. Chuẩn bị sẵn kịch bản đối phó cho 2 tình huống xảy ra : hồi phục thật sự và có retest.
  10. linhmoitotee

    linhmoitotee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    26
    Ông chăn chỉ nhỉ, thận trọng + kiên nhẫn= thành công.
    đừng húng quá;))

Chia sẻ trang này