Căn hộ cao cấp ??ochết??? trước?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timnhadat1, 29/02/2008.

2277 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 04:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1911 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Cứ SJS giá sàn mà múc....

    Xoay xở tìm nơi thuê văn phòng



    Tp.HCM đang trong cơn sốt tăng giá thuê mặt bằng văn phòng.

    Doanh nghiệp đi thuê cũng đang lo ?osốt vó? chuyện tìm giải pháp tiết kiệm hơn vì không chịu nổi khoản tiền thuê nhà ngày càng cao này.

    Giá lên như diều gặp gió

    Hơn một năm trước, khi cao ốc Saigon Trade Center trên đường Tôn Đức Thắng báo giá thuê văn phòng tại đây sẽ tăng từ 28 đô la Mỹ lên 35 đô la Mỹ/mét vuông, bà Bùi Viết Thủy Tiên, Giám đốc Công ty Asian Trails ở Tp.HCM, đã phải chuyển trụ sở công ty đến cao ốc mới.

    Địa điểm mới là Miss Aodai, một cao ốc mới xây ở đường Nguyễn Trung Ngạn gần đó, với giá chỉ 24 đô la Mỹ/mét vuông. Với diện tích 300 mét vuông, công ty này phải trả 7.200 đô la Mỹ/tháng cho chi phí thuê mặt bằng, chưa tính tiền điện. Nay một lần nữa bà lại phải tính đến chuyện dời văn phòng cũng vì lý do tương tự.

    ?oSố tiền nói trên chiếm đến 12,5% trong tổng chi phí của công ty nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Sắp tới, giá thuê mặt bằng tiếp tục tăng thì lợi nhuận sẽ giảm hơn nữa?, bà nói. Theo bà Thủy Tiên, với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lợi nhuận chỉ vào khoảng 5%, cao nhất cũng chỉ đến 10% nên công ty phải rất cẩn trọng trong từng khoản chi tiêu.

    Giá thuê ở Saigon Trade Center nay lên đến hơn 70 đô la Mỹ/mét vuông. Những cao ốc khác, đặc biệt ở quận 1 và quận 3 thậm chí còn không có chỗ.

    Theo Công ty Tư vấn bất động sản CBRE, giá thuê văn phòng hạng A ở quận 1 đang ở mức 50-60 đô la Mỹ/mét vuông, hạng B khoảng 30-40 đô la Mỹ/mét vuông. Với mức giá như vậy thì chỉ có các ?ođại gia? mới chịu đựng nổi.

    Bà Dương Thanh Thủy, chủ của hai cao ốc Lancaster và Miss Aodai, cho biết do chưa hết hợp đồng với chủ thuê nên công ty vẫn áp dụng giá thuê cũ. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 7 tới, công ty sẽ tăng giá thuê. Mức giá mới có thể lên đến 35 đô la Mỹ/mét vuông tại Miss Aodai và khoảng 45-50 đô la Mỹ/mét vuông tại Lancaster. Nếu áp dụng mức giá mới thì giá thuê ở Miss Aodai sẽ tăng đến 11 đô la Mỹ/mét vuông, tức trên 45% so với giá mà Asian Trails thuê hơn một năm trước.

    Có nghĩa là hàng tháng, công ty này phải trả thêm đến 3.300 đô la Mỹ cho tiền thuê mặt bằng. Một công ty khác, chuyên phân phối mỹ phẩm của Pháp có trụ sở trên đường Thái Văn Lung, quận 1, cũng đang lao đao vì chủ thuê đã ấn định mức giá mới lên đến 60 đô la Mỹ/mét vuông.

    Tìm cách xoay xở

    Trong cơn sốt thiếu mặt bằng văn phòng tại khu trung tâm Tp.HCM, những lời mời, những cú điện thoại tiếp thị hấp dẫn mời thuê văn phòng mà các doanh nghiệp nhận được cách đây ít năm giờ chỉ còn là chuyện ?onhắc để nhớ?. Các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đối phó với tình hình khó khăn này.

    Mới đây, một công ty bảo hiểm quốc tế đã quyết định dời trụ sở từ trung tâm thành phố về tòa nhà E-Town tại quận Tân Bình do giá thuê nơi cũ quá cao. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang tính toán làm theo cách tương tự.

    Tuy nhiên, những công ty phải giao dịch trực tiếp với khách hàng thường xuyên hay các công ty kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm tương tự như mỹ phẩm thì chuyện chuyển địa điểm ra khỏi khu trung tâm là việc rất khó khăn. Phần lớn doanh nghiệp e ngại với vị trí xa, địa điểm không phổ biến, khó nhận biết thì khách sẽ khó tìm và ngại không đến giao dịch. Mặt khác, có mặt tại những cao ốc ở trung tâm cũng là một cách để giới thiệu tên tuổi cũng như khẳng định vị thế, tạo niềm tin của công ty với khách hàng, đối tác.

    ?oChúng tôi phải gặp khách hàng, hướng dẫn viên thường xuyên nên chuyển ra vùng ven là sẽ ảnh hưởng ngay đến chuyện kinh doanh vì không tiện đường. Với tình hình kẹt xe như hiện nay, khách có thể sẽ không đến vì sẽ mất cả giờ đồng hồ?, bà Thủy Tiên nói. Đây chính là lý do mà bà phải bỏ qua một số cao ốc ở quận 7 hoặc Bình Thạnh với nhiều chỗ còn trống và mức giá có khi chỉ bằng phân nửa so với trung tâm.

    Không chỉ tính đến cách di chuyển văn phòng, một số công ty đã bàn đến cách ?ochia nhỏ?. Bộ phận nào giao tiếp trực tiếp với khách thì ở lại trung tâm, những bộ phận khác thì ra phía ngoài cho đỡ chi phí. Mọi công tác điều hành sẽ thực hiện qua Internet hoặc điện thoại.

    ?oCách này thật sự là bất tiện nhưng nếu giá thuê lên đến 50 đô la Mỹ/mét vuông thì chúng tôi cũng phải tính?, bà Tiên tâm sự. Với cách này, bà tính toán, bộ phận điều hành sẽ ở lại, còn những bộ phận cồng kềnh khác như kế toán, hành chính sẽ phải dời chỗ.

    Số khác, đặc biệt là các công ty tư nhân thì tính đến chuyện mua nhà làm trụ sở nhằm chủ động về mặt bằng. Tình hình khan hiếm mặt bằng văn phòng khiến một số chủ đầu tư tính toán đến những hướng đi mới. Không thể phát triển thêm những cao ốc ngay tại trung tâm chật chội, nhà đầu tư đã nhắm đến những vị trí xa hơn. Tuy nhiên, có vẻ như với tình hình giao thông hiện nay tại Tp.HCM thì các quận vùng ven chưa hẳn đã là ưu tiên của nhà đầu tư.

    Bà Thủy lý giải rằng, đi từ trung tâm có khi phải mất cả tiếng mới đến Bình Thạnh nhưng với khoảng thời gian tương tự thì có thể đến tỉnh Bình Dương, nơi có cơ sở hạ tầng, đường và tình hình giao thông rất tốt, tiện lợi cho doanh nghiệp làm việc.

    Trong khi chờ những dự án cao ốc văn phòng mới, những người đi thuê mặt bằng vẫn đang tiếp tục với cuộc chiến đối phó với giá. Thay vì gặp chủ mặt bằng một tháng trước khi đáo hạn để tính thuê tiếp thì nay, hơn năm tháng nữa mới đến kỳ đáo hạn hợp đồng mà bà Thủy Tiên đã phải hẹn gặp chủ nhà để thương lượng.


    (Theo TBKTSG)


  2. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Trước tình hình giá bất động sản (BĐS) tăng nóng và các biện pháp chuẩn bị giảm nhiệt thị trường BĐS của Chính phủ, các nhà đầu tư vào BĐS và cổ phiếu BĐS đang lo lắng về ảnh hưởng của chúng. Bài viết này sẽ phân tích một số ảnh hưởng tới giá BĐS và cổ phiếu BĐS trong thời gian tới.


    DN phát triển BĐS dựa nhiều vào vốn vay hay năng lực tài chính kém sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, DN đã có quỹ đất tốt và vốn lớn sẽ giành thế thượng phong .Đây thường là DN đã thành công trong việc phát hành cổ phần huy động vốn trong năm 2007 và tài trợ cho các dự án chủ yếu bằng vốn tự có. Đơn cử như CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), tại thời điểm quý IV/2007, công ty này chỉ vay ngân hàng khoảng 80 tỷ đồng, trong khi tiền mà khách hàng mua nhà đất và thuê khu công nghiệp đã trả trước cho BCCI khoảng 950 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu của Công ty khoảng 1.000 tỷ đô la .Trong tay BCCI đang có một quỹ đất khoảng 700 - 800 hécta để phát triển tại TP. HCM. Hay CTCP Đầu tư - Kinh doanh nhà (Intresco), đến quý IV/2007, Công ty chỉ vay ngân hàng khoảng 290 tỷ đồng, trong khi tiền khách hàng mua nhà đất đã trả trước cho Công ty là 780 tỷ đồng và vốn tự có của Công ty là 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, Intresco đang có khoảng 30 dự án BĐS ở TP.HCN .Chuyển nhượng dự án sang các công ty lớn: Sẽ xuất hiện xu hướng chuyển nhượng dự án từ DN nhỏ, thiếu vốn sang DN lớn, có uy tín và trường vốn. Cuộc hợp nhất này sẽ làm cho nhiều DN BĐS nhỏ biến mất và hình thành các đại gia về BĐS.Công ty nước ngoài với ưu thế về vốn sẽ có lợi thế rất lớn: vì phát triển một dự án BĐS cần khoảng 3 năm nên lúc này, nhiều công ty nước ngoài tập trung vào phát triển dự án, thậm chí là mua lại các dự án của DN nhỏ. Thị trường BĐS nếu có đóng băng hay đi xuống thì cũng sẽ hồi phục lại sau 1 - 2 năm, đó là lúc họ có sẵn hàng để bán.Giá BĐS sẽ giảm khoảng bao nhiêu nếu thị trường BĐS đi xuống? Các chuyên gia cho rằng, giá BĐS giảm trung bình khoảng 30% là tối đa, vì các lý do sau:- Chính phủ chỉ đạo vẫn tiếp tục cho vay các dự án BĐS có hiệu quả và cho vay tiêu dùng theo phát biểu gần đây của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng.- Nhu cầu thực tế về nhà ở vẫn rất cao, chỉ cần giá giảm khoảng 30% với loại căn hộ chất lượng trung bình là nhiều người có khả năng mua để ở. Ví dụ, căn hộ Vinaconex ở Trung Hoà - Nhân Chính (Hà Nội), giá hiện nay khoảng 25 - 28 triệu đồng/m2, nhưng nếu giảm về 18 - 20 triệu đồng/m2 thì người dân có nhu cầu nhà ở sẽ mua ngay.- Thị trường BĐS biến động ít hơn so với TTCK, nhiều người dân với tâm lý là giá xuống không bán, nhà đất vẫn còn đó. Các chuyên gia cho rằng, phân khúc cao cấp giá cao (căn hộ có giá trên 2.000 USD/m2) sẽ giảm giá nhiều hơn, còn phân khúc khoảng 1.000 - 1.500 USD/m2 sẽ giữ giá hoặc giảm ít.Công ty BĐS đã có quỹ đất, năng lực tài chính tốt vẫn giữ được ?osiêu lợi nhuận?: Gần đây, báo chí đề cập nhiều đến chi phí xây dựng và giá bán BĐS của các công ty trên thị trường, vậy các công ty BĐS lãi như thế nào? Hãy lấy ví dụ sau:Căn hộ thuộc loại khá (người dân vẫn quen gọi là cao cấp), giá xây dựng khoảng 8 - 9 triệu đồng/m2, trong khi giá bán ra trong năm 2007 khoảng 1.200 - 1.500 USD/m2 (tương đương 20 - 24 triệu đồng/m2)Sau đó, giá giao dịch trên thị trường tăng thêm khoảng 20 - 30% lên khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2. Với giá bán gốc là 20 - 24 triệu đồng/m2, các công ty BĐS đã lãi gộp khoảng 120 - 150% trên vốn đầu tư. Nếu trừ đi 28% thuế thu nhập DN (chi phí quản lý DN là không đáng kể) thì họ vẫn lãi ròng trên 100%.Nếu căn hộ được bán với giá thấp hơn giá trung bình nêu trên, chúng sẽ có giá thành xây dựng thấp hơn và câu chuyện ?osiêu lãi? vẫn tồn tại. Giả sử, thị trường BĐS giảm nhiệt, giá giảm khoảng 30% thì giá trên thị trường sẽ giảm xuống dưới mức giá gốc mà công ty bán ra trước đó, nghĩa là giá thị trường khoảng 1.200 -1.500 USD/m2. Lúc đó, để bán được hàng, công ty BĐS sẽ phải xác định lại giá bán gốc, thấp hơn 10 - 15% giá thị trường và giá bán của họ khoảng 1.050 - 1.300 USD/m2 (tương đương 17 - 20 triệu đồng/m2). Tại mức giá này, nhiều chuyên gia cho là phù hợp với nhu cầu hiện nay. Giả sử, giá bán được điều chỉnh giảm như vậy và chi phí xây dựng giữ khoảng 9 triệu đồng/m2 thì công ty BĐS vẫn có được ?osiêu lãi? gộp, khoảng 90 - 125% và lãi ròng sau thuế khoảng 70 - 90%. Thử hỏi, trong nền kinh tế hiện nay, ngành nào có được mức sinh lời như vậy trong năm 2008?Cổ phiếu BĐS vẫn rất tiềm năng, nếu nhà đầu tư chọn đúng công ty tốt:Lĩnh vực BĐS của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng, cung chưa đáp ứng đủ cầu - đó là nhận định của CBRE trong báo cáo đầu năm 2008 và của Hiệp hội Kinh doanh BĐS TP. HCM. Với mức sinh lời như trên, một chuyên gia đầu tư nói, nếu chọn top 5 ngành tiềm năng nhất để đầu tư trong năm 2008 thì BĐS vẫn là lựa chọn hàng đầu, đó chính là lý do mà các quỹ BĐS của nước ngoài vẫn được xúc tiến thành lập, phần lớn vốn đầu tư trực tiếp vẫn chảy vào lĩnh vực BĐS.Vấn đề còn lại là nhà đầu tư cần chọn đúng cổ phiếu của DN BĐS tốt và tiềm năng. Chỉ có công ty BĐS nào đã có quỹ đất, danh mục dự án và khả năng tài chính tốt thì vẫn giữ được mức ?osiêu lợi nhuận? trong năm 2008 và các năm tới.

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Theo Đầu Tư Chứng Khoán)
  3. Sut_moi_loi_ron

    Sut_moi_loi_ron Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Đã được thích:
    0
    Bác nào cần mua căn hộ để ở thì cứ liên hệ làm việc với Ngân hàng mà mua căn hộ phát mại.
  4. tiger68

    tiger68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác sẽ bị bắt vì tội ..phóng uế bừa bãi đấy, cách này không ổn bác ợ
  5. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Ồ ẠT BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

    Ngân hàng ngưng cho vay mua căn hộ khiến các nhà đầu tư đứng trước nguy cơ mất tiền cọc, phải tìm cách vớt vát vốn


    Các công ty môi giới bất động sản trong và ngoài nước vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thị trường căn hộ chung cư (CHCC) dự án lại đang diễn biến bất lợi.

    Ùn ùn rao bán

    Nếu như trước Tết thị trường mua bán căn hộ tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội sôi động bao nhiêu thì giờ đây lại rơi vào đìu hiu bấy nhiêu.

    Anh Trần Thanh Bình ở quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết trước Tết anh ghé qua các công ty môi giới bất động sản để hỏi mua CHCC thì đều nhận được câu trả lời lạnh lùng của nhân viên: hết hàng. Bây giờ, khách hàng chỉ cần để số điện thoại lại với yêu cầu cần mua căn hộ theo tiêu chuẩn nào sẽ được nhân viên ở các công ty môi giới chăm sóc kỹ càng. ?oChỉ trong vòng một ngày khách hàng sẽ có hàng chục cuộc điện thoại gọi tới giới thiệu đủ loại căn hộ, từ cao cấp tới trung bình mà giá lại rẻ? - anh Bình nói.

    Trên một số tờ báo mà giới môi giới bất động sản hay đăng quảng cáo như Mua và Bán đang xuất hiện ngày càng nhiều các mẩu quảng cáo rao bán căn hộ. Hàng hóa cũng đa dạng, phong phú hơn trước. Các dự án căn hộ được rao bán nhiều nhất vẫn ở các quận 4, 7, Nhà Bè, Tân Phú... Trước Tết, khách hàng còn đến công ty để ký gửi nhưng nay họ đã tự rao bán ồ ạt trên các báo, mong bán được nhanh hơn.

    Tuy nhiên, lượng căn hộ bán được lại không nhiều. Chị Nguyễn Thị Hà, một nhân viên môi giới địa ốc ở quận 4, TP.HCM cho biết trước Tết, mỗi tuần công ty bán được hai căn hộ nhưng hai tuần nay không bán được căn nào. ?oKhông có khách tới công ty thăm dò giá cả, cũng chẳng thấy ai gọi điện thoại đến. Mọi giao dịch coi như đóng băng!? - chị Hà cho biết.

    Tình hình tại các siêu thị địa ốc lớn có vẻ khả quan hơn. Tại siêu thị địa ốc ACBR trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM lượng người đến tham quan vẫn không giảm hơn nhiều so với trước Tết. Tuy nhiên, giá bán có giảm tùy vào từng dự án.

    Lo sợ mất tiền đặt cọc

    Theo chị Nguyễn Thị Hà, giá bán căn hộ ở tất cả các dự án hạ xuống khá nhiều, có nơi đã hạ tới 10 triệu đồng/m2. Chẳng hạn căn hộ ở dự án Hoàng Tháp, quận 7, trước đây được ?ohét? với giá 33 triệu đồng/m2 thì nay chỉ còn 24 triệu đồng/m2, giảm chín triệu đồng/m2. Tương tự, giá bán ở các chung cư Hưng Long, Adovic, quận 7 cũng giảm mạnh.

    Vì sao giá giảm mạnh? Chị Hà giải thích, thông thường một nhà đầu tư chỉ có khoảng một tỷ đồng đem đặt cọc để mua được ba căn hộ. Sau đó, họ cầm cố căn hộ cho ngân hàng để có tiền đặt cọc mua thêm nhiều căn hộ khác. Cứ thế, những chu kỳ quay của căn hộ lòng vòng người này qua người khác y như mua bán cổ phiếu thời kỳ chứng khoán sốt giá đầu năm 2007.

    Thị trường đảo chiều khiến ngay cả nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng không rút lui kịp. Đa số là nhà đầu tư ngắn hạn, mua đi bán lại kiếm lời. Họ không ngờ rằng hiệu ứng của các chính sách thăt chặt tín dụng, hạn chế cho vay bất động sản lại nhanh như vậy. Họ buộc phải bán tháo bằng mọi giá để khỏi mất tiền cọc, nhất là khi các căn hộ đến kỳ hạn thanh toán giai đoạn hai.

    Tổng giám đốc một công ty bất động sản phân tích thêm nhiều dự án căn hộ phải huy động vốn từ khách hàng để xây dựng ?ocuốn chiếu? (vừa thu tiền vừa xây). Do vậy, khi khách hàng gặp khó khăn tài chính thì chắc chắn dự án của những công ty này sẽ bị đình trệ.

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Theo Pháp Luật TP.HCM)
  6. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Nếu xem kết quả tìm kiếm này thì thấy rằng các bác môi giới vẫn còn cao giá lắm:

    http://timnhadat.com/vi-VN/Sell/default.aspx?city=22&district=206&type=2&unit=1

    Gần 5 tỷ một căn hộ chưa đến 200m2 ở 93 Lò Đúc

Chia sẻ trang này