Candle in the wind...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhokyeu, 24/01/2010.

7143 người đang online, trong đó có 857 thành viên. 12:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 222330 lượt đọc và 1002 bài trả lời
  1. tradestock

    tradestock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô Nhok! Đúng là tuổi trẻ tài cao........
  2. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Cảo thu .
  3. windwin

    windwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2008
    Đã được thích:
    31
    Nhìn vậy mà ko phải vậy. Thương trường là chiến trường.:-"
  4. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Hư thực

    - Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến
    địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến
    giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân
    địch.

    - Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng lợi nhỏ nhữ địch.
    Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó. Do thế, địch
    đang nghỉ ngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi, địch đầy đủ lương thảo, ta phải làm cho
    chúng đói khát, địch đóng trại yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển, đó là vì nơi ta
    tấn công, địch ắt phải đến ứng cứu. Quân ta đi được nghìn dặm mà không mệt mỏi là
    do ta đến những nơi không bị địch ngăn trở, ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công
    vào nơi địch không cách gì phòng thủ, ta phòng thủ vững chắc do ta biết trước nơi sẽ
    bị địch tấn công.

    - Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ,
    người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tiến công vào nơi
    nào. Vi diệu, vi diệu đến mức vô hình. Thần kỳ, thần kỳ đến mức vô thanh. Vì thế mà
    ta có thể nắm vận mạng của quân địch trong tay. Ta tiến công mà địch không cản nỗi
    vì ta như tiến vào chỗ không người, ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành
    động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp. Bởi thế, ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào
    sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu, ta không
    muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho
    chúng phải đổi hướng tiến công.

    - Ta khiến địch để lộ thực lực mà ta thì vô hình thì ta có thể tập trung binh lực, còn
    địch thì phân tán lực lượng. Ta tập trung binh lực ở một nơi mà địch phân tán lực
    lượng ở mười chốn, tức là ta dùng mười đánh một (he he … địch không chột cũng …
    chết vì bị hội đồng), như thế quân ta đông quân địch ít, lợi thế hẳn cho ta. Dùng nhiều
    đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng. Nơi ta muốn tiến
    công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi,
    đã phòng bị nhiều nơi thì quân số bị phân bố ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch.
    Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu
    mỏng. Binh lực mỏng là vì phòng bị khắp nơi, binh lực dồi dào là nhờ buộc địch phải
    phòng bị khắp chỗ.

    - Vì thế, biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể
    giao phong với địch. Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái không thể
    tiếp ứng cánh phải, cảnh phải không thể ứng tiếp cánh trái, mặt tiền không thể ứng
    cứu với mặt hậu, mặt hậu không thể ứng cứu mặt tiền, huống hồ xa ngoài ngàn dặm,
    gần trong vài dặm thì thế nào? Theo ý ta, vượt người về số quân đâu có ích chi cho ta
    trong việc thắng bại, thắng lợi có thể do ta tạo thành. Quân địch tuy đông, có thể làm
    cho chúng không thể đấu với ta được.

    - Phải bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch
    để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch, trinh sát xem chỗ nào có lợi,
    chỗ nào bất lợi, đánh thử xem binh lực của địch mạnh yếu thực hư thế nào.
    Ta ngụy trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu
    trong đội hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng chẳng
    biết cách
    đối phó với quân ta. Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của địch mà vận dụng linh hoạt
    chiến thuật, dù có bày sẵn thắng lợi trước mắt chúng cũng không nhận ra sự ảo diệu
    của nó. Người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận
    dụng phương kế đó thế nào. Vì vậy, chiến thiến lần sau không lặp lại phương thức đã
    dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.

    - Cách dùng binh cũng như dòng chảy của nước vậy, quy tắc vận hành của nước là từ
    chỗ cao đổ xuống thấp. Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗ cứng, chỗ
    thực của quân địch mà đánh vào chỗ mềm, chỗ hư của địch. Nước tùy địa hình cao
    thấp mà định được hướng chảy, tác chiến căn cứ vào tình hình của địch mà quyết định
    cách đánh. Dụng binh tác chiến không có hình thế cố định, không có phương thức
    nhất định. Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần.
    Ngũ hành tương sinh tương khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp
    nhau thay đổi, không có mùa nào cố định mãi, bóng mặt trời lúc dài lúc ngắn, vành
    trăng có khi tròn khi khuyết.
  5. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Tham gia vào TTCK cũng ví như là chỉ huy một trận đánh. Mỗi NĐT cũng là một vi tướng cầm quân đánh địch. "Địch" ở đây là ai? Là tất cả những NĐT khác trên thị trường. Ta thu lãi cũng tức là đánh thắng quân địch. Anh windwin quả không sai. TTCK cũng có vô số cạm bãy giống như chiến trường vậy.
  6. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    1-2-1210: Star attack twice !

    [​IMG]

    Hai đường kiếm xuất ra rất nhanh. Tại sao là hai đường? Vì đường thứ nhất chưa đủ hạ gục đối phương, nên phải ra thêm chiêu thứ 2. Nói thật ra thì chiêu thứ hai còn yếu hơn chiêu thứ nhất, vì sát khí chưa dủ mạnh để làm đối phương run sợ.
    Nhưng nói gì thì nói, phe bán đã mất dần quyền kiểm soát thế trận.

    Bạn hãy tưởng tượng rằng: có hai võ sĩ đang quyết đấu với nhau. Khi một người đang hoàn toàn làm chủ thế trận, bỡng dưng anh ta mắc phải một sơ hở, và đó là điều kiện để người kia ra một đòn sát thương đối thủ. Khi đó, quyền kiểm soát trận đấu dần nghiêng về người kia. Điều này cũng tương tự như việc tôi đi làm buổi sáng. Tôi chỉ có một chiếc xe máy cà tàng, và đường đến chỗ làm của tôi phải đi qua một con đường hẹp. Khi đến đoạn giao cắt với đường to, thì buộc phải dừng lại. Mà các bác biết đường to thì ô tô chạy liên tục, chẳng ô tô nào chịu nhường đường cho lũ xe máy đi cả. Rồi một người đi xe máy không thể chờ nữa, anh ta lao lên, và bọn ô tô cũng phải dừng lại. Lúc đó đoàn xe máy ở con đường nhỏ mới đi tiếp được (trong đó có tôi).
    Vậy đó, chuyển từ "chất" này sang "chất" khác thì bắt buộc phải có sự tích luỹ về lượng (lôi cái món Triết học quái quỷ ra :)). việc tích luỹ về lượng có thể nhanh, cũng có thể từ từ. Nếu sự tích luỹ về lượng chưa đủ thì chưa thể có sự chuyển hoá về chất được. Nhát kiếm thứ nhất chính là ví dụ sinh động nhất. VÀ như vậy thì việc xuất thêm chiêu thứ hai được, là một biểu hiện cho thấy sự tích luỹ vẫn đang được tiếp tục.

    Dài dòng quá, đi vào phân tích nhát kiếm thứ 2 nhé:
    Nó gốm có 4 cây nến. Nến đầu là một black closing marubozu (một nến đen không có bóng dưới và bóng trên rất ngắn) . Nến thứ hai là một nến có thân nhỏ và bóng trên xấp xỉ độ dài của thân. Nến thứ bai là một Doji (hay near Doji) có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa một chút. Nến 3 là một white closing marubozu (nến trắng không có bóng trên và bóng dưới rất ngắn). Nó đủ điều kiện để trở thành Morning double star. Nếu xét riêng 3 nến cuối cùng thì cũng đủ điều kiện trở thành Morning doji star (nhưng là imperfect MDS) . Sự phục hồi tâm lý của morning double star này chậm và không chắc chắn bằng nhát kiếm thứ nhất. Vì volume ở cây nến hum nay ít hơn khá nhiều so với cây nến ngày 27/1. Mây vẫn trôi lững lờ và chưa có biểu hiện phình to ra.
    Vậy là vẫn cần confirm để khẳng định một sự phục hồi chắc chắn. Có điều nếu bị chém 2 nhát thì sẽ đau hơn là 1 nhát rùi. :)
  7. ngocleasing

    ngocleasing Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    20
    ====
    Chém giết gì sợ thế, bọn cá mập nó đang gặm cổ phiếu!
  8. Rhett868

    Rhett868 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    21
    Cũng vào đọc vài bài của em nhóc, nói chung là cho vui thôi vì em p tích về quá khứ thì ok (hợp lý), nhưng cách em nói về tương lai thì tầm nhìn của nhock em cũng chỉ như 1 thằng mới chơi CP thôi, dẫu sao kỹ năng p tích của nhock em cũng khá tốt[:D]
  9. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Thế ạ? Mời anh(chị) chỉ giáo :)
  10. Rhett868

    Rhett868 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    21
    lại thách nhau rồi, về khoản p-tích quá khứ thì em cũng thuộc hàng cao cấp, mà cái TTVN mới dc 10 năm thôi, có dc kỹ năng ptich như của em thì ko nhiều lắm đâu, anh đây ko theo trường phái TA nên ko dám có cao kiến [:D]

Chia sẻ trang này