Canh bạc Núi Pháo

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 19/07/2015.

5745 người đang online, trong đó có 588 thành viên. 20:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 192745 lượt đọc và 1365 bài trả lời
  1. moccong

    moccong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    19.838
    Túm lại là núi pháo tiềm năng ai cũng biết nhưng thời gian tới doanh thu, lợi nhuận của mỏ này như thế nào bác phán luôn đi
  2. subin05

    subin05 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2014
    Đã được thích:
    7.417
    toàn bộ chuyện này. đã đăng 2010, bây giờ lại moi lên nữa ah???
    --- Gộp bài viết, 19/07/2015, Bài cũ: 19/07/2015 ---
    lần này nhà cái định PR con Masan resource ah? nơi sở hữu Núi pháo ah???
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Cứ từ tư... em đang có khách. Câu chuyện còn dài và để chúng ta xem cách 2 đại gia làm game. 1 là MSN và 1 là VCSC.

    Đây là phần 2 của bộ phim MSN và phần 1 nó đã diễn ra rất thành công 06 năm trước.
    duc5988, hongbach09vnlp13 thích bài này.
  4. vnlp13

    vnlp13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2006
    Đã được thích:
    1.659
    đặt 1 viên gạch đã :D
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Kể tiếp chuyện cũ và NP trước khi đến phần update do em viết :


    CANH BẠC 2 TỶ ĐÔ Ở NÚI PHÁO ( Dữ liệu do bác khác viết )

    Theo số liệu ban đầu do nhà đầu tư công bố: Núi Pháo ở Thái Nguyên là mỏ quặng đa kim lộ thiên có trữ lượng lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc) với 83.220.000 tấn quặngvonfram - đa kim cấp B và C.

    Lợi nhuận từ dự án này có thể vượt qua con số 2 tỷ USD. Tập đoàn Masan Resources vốn đang sở hữu 100% quyền khai thác mỏ, Masan cam kết đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm 1 triệu USD"

    “CHUYỆN GÌ XẢY RA Ở NÚI PHÁO, HÃY ĐỂ NÓ NGỦ YÊN TẠI NÚI PHÁO”
    [​IMG]

    99% những người tham gia vào thị trường tài chính tôn thờ triết lí của Gordon Gekko: “Tham là tốt”, 1% còn lại thì nghĩ rằng “Tham là quá tốt”. Không phải là nói vui. Thị trường nào cũng có sự đào thải, kẻ ra – người vào và ở thị trường tài chính, 100% những người còn tồn tại đến thời điểm này đều thấm thía vế còn lại mà Gekko chỉ dặn ở hậu trường của phim: “Tham và hy vọng là hai lí do duy nhất dẫn đến mọi thất bại. Đừng bao giờ trộn cả hai trong một deal”.

    Ở Việt nam có một deal lớn – tính về tầm cỡ ảnh hưởng và quy mô có lẽ đến cả tỷ USD. Nếu có đọc xong, xin miễn bàn về vấn đề cổ phiếu lên hay xuống, sai hay đúng. “Chuyện gì xảy ra ởNúi Pháo , hãy để nó ngủ yên tại Núi Pháo”.

    Núi Pháo
    Năm 1996, có một nhóm những kẻ khai khoáng người Canada lần mò tới Việt nam với mục đích tìm thiếc. Sau khi chụp ảnh, thăm một vài nơi tại Thái Nguyên, họ mang tài liệu về tham vấn một trong những guru hàng đầu thế giới. Gã này tóm lại một câu: ở đây thì không có thiếc nhưng lại là phần địa chất mở rộng giống Trung Quốc và do đó, khả năng cao là cóvonfram .

    [​IMG]

    Phía Bắc Việt Nam là giao lộ của 3 mảng kiến tạo (Caleđoni, Variscan, và Đới uốn nếp của Indonesia), khiến nơi đây rất giàu địa chất


    Cho những bạn chưa biết vonfram là gì? Vonfram nếu kết hợp với cacbua sẽ trở thành chất liệu cứng thứ 2 sau kim cương, dùng phổ biến trong ngành khoan dầu mỏ, dây tóc bóng đèn, công cụ máy, … Đây là hợp kim không có vật liệu thay thế. Trung Quốc hiện nắm tới 70% trữ lượng vonfram toàn thế giới và cung cấp 85% sản lượng vonfram toàn cầu. Đó là lí do, bất cứ một mỏ vonfram lớn nào nằm ngoài Trung Quốc đều có ý nghĩa vô cùng lớn.

    Quay trở lại với nhóm nghiên cứu địa chất Canada, sau khi được ông thánh trong nghề phán, họ nhanh chóng thành lập một công ty có tên Tiberon, niêm yết ngay công ty này năm 1996 tại Canada và xúc tiến thủ tục xin phép thăm dò tại Thái Nguyên. Năm 1997, một số hoạt động thăm dò đã được tiến hành và có kết quả vô cùng tốt. Tốt đến mức, hiệp hội nghề đã bị chửi là thế éo nào một mỏ lớn như vậy cách Hà nội có 80km lại để bọn nước ngoài xa lắc xa lơ phát hiện ra. Tiberon đã không thể xin phép được giấy chứng nhận đầu tư cho tới cuối 2004 nhân chuyến thăm Canada của đoàn chính Phủ Việt nam muốn tặng món quà cho nước bạn. Liên doanh ra đời với tên gọi Nuiphaovica, trong đó Tiberon dành 15% cổ phần được định giá dựa trên "thương quyền" cho một công ty địa phương có tên Batimex và 15% cổ phần cho một công ty có tên Intracop có mối quan hệ thân thuộc với một đại gia $ tầm cỡ ở Hà nội.

    Mỏ Núi pháo là một trong những mỏ hiếm hoi ở Việt nam được thăm dò theo phương pháp khoa học. Tiberon đã bỏ vào đây gần 10 triệu usd để ra một báo cáo được các ngân hàng lớn thế giới chấp nhận. Theo tiến trình khảo sát và pháp lí, cổ phiếu của Tiberon có những bước nhảy kinh hoàng trên thị trường chứng khoán. Chỉ bỏ ra 10 triệu usd trong giai đoạn 2000 – 2004, nhưng đến 2006, giá trị vốn hóa của Tiberon đã đạt gần 200 triệu usd. Quyết định BÁN có lẽ là quyết định dễ dàng nhất trong cuộc đời họ!

    Dragon Capital
    Ở Việt nam thì không ai lạ gì Dragon Capital, nhưng thực sự ít người biết về 2 partners của họ làDominic và John Shrimpton. Trong khi Dominic là kiểu người khoái việc đánh bóng hình ảnh thì John lại là một gã luật sư tham lam. John là người điều hành duy nhất quỹ liên quan tới khoáng sản.

    Từ năm 2004 đến 2006, Dragon Capital đã theo sát diễn biến cổ phiếu của Tiberon tại thị trường chứng khoán Canada và cóp nhặt được khoảng 12% cổ phần của Tiberon. Khi biết Tiberon được đem ra bán, John đặc biệt thích thú và tham gia đấu thầu. Dragon đã bỏ giá khoảng $3,5/ cổ phiếu, thấp hơn Hunan Non-Ferrous Metals của Trung Quốc bỏ $3,7/ cổ phiếu. Tuy nhiên, Dragon Capital đã thắng nhờ phán quyết của Ủy ban Chống độc quyền của Canada. Ủy ban này cho rằng mỏ Núi Pháo sẽ tốt hơn nếu nó do một công ty không phải của Trung Quốc quản lí, nhằm tránh khả năng nguồn cung vonfram thế giới bị thao túng hoàn toàn. Cổ đông cũ của Tiberon bỏ túi $225 triệu usd và hình như có tặng lại Dragon Capital một lời khuyên chân thành “Hãy cẩn thận vì Núi Pháo quá lớn!”.

    Tháng 7/2007, Dragon thành lập quỹ đầu tư khoáng sản với mức vốn 250 triệu USD – Vietnam Resource Investment (VRI) và chuyển Tiberon từ niêm yết ở Canada về Singapore. Quỹ này nắm giữ 36% của Tiberon, đồng thời là tài sản chính của quỹ. 64% còn lại được nẵm giữ bởi các quỹ trong nước củaDC .

    Tham và hy vọng
    Các tài liệu địa chất cho biết Núi Pháo là một kho đa kim khổng lồ. Khi đưa vào hoạt động, mỏ này sẽ cung cấp 15% lượng cung vonfram toàn cầu, 20% bitmut (thay chì trong mỹ phẩm và sơn ) toàn cầu (và sẽ trở thành nhà cung cấp riêng lẻ lớn nhất thế giới), và 7% florit toàn cầu. Doanh thu hàng năm của mỏ này có thể lên tới nửa tỉ usd.

    [​IMG]

    Núi Pháo là mỏ lộ thiên, được khai thác theo kiểu lòng chảo


    Mọi chuyện vô cùng thuận lợi khi mỏ này được các ngân hàng lớn trên thế giới thăm và thẩm định tích cực. Đối với sản phẩm đầu ra, Tiberon đã ký offtake agreement bao tiêu toàn bộ: Osram (thuộc Siemens) bao tiêu toàn bộ vonfram, Sidech (Bỉ) bao tiêu toàn bộ bitmut, Commercial Metals (Mỹ) bao tiêu toàn bộ florit. Nhờ đó Fortis Bank, và Hypo-und-Vereinsbank (Singapore) đã đồng ý cam kết tài trợ một khoản syndicate loan trị giá 319 triệu usd cho hoạt động khai thác. Trong giai đoạn này, có một nhân vật có tên đậm chất Ấn độ - Madhur Maini đang làm tại Deutchbank Singapore cũng tham gia việc thẩm định.

    Quay trở lại Dragon Capital, sau khi mua được Tiberon, John loay hoay xoay ru-bich với cái mỏ này. John phát hiện ra rằng ở Quảng Ninh có một nhà máy chế biến vonfram của Trung Quốc mà chỉ cần đầu tư thêm khoảng $40 triệu usd thì sẽ làm tăng giá trị mỏ lên gấp đôi (khoảng 4 tỷ usd) do tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm đầu ra. Nghĩ như một luật sư, John đã tìm cách phá bỏ các hợp đồng bao tiêu đã ký với Osram. Kết quả là Dragon Capital bịOsram đưa ra kiện với mục bồi thường lên tới 2 tỷ usd. Đến lúc này, Dominic mới thực sự tá hỏa và kết quả là việc gây quỹ chứng khoán của Dragon không hoàn toàn thành công. Số phận mỉm cười với luật sư John vì thắng kiện nhưng lại không mỉm cười với Dragon Capital.

    Sau khi phá bỏ hợp đồng bao tiêu, các thỏa thuận tài trợ vốn cũng bị các ngân hàng hủy ngang do lo ngại mỏ không còn tính khả thi. John phải chạy lòng vòng qua các tập đoàn Nhật bản nhưng đều nhận được cái lắc đầu do sản lượng của mỏ quá lớn. Đến lúc này, John bị buộc phải quay sang các ngân hàng Việt nam và Techcombank là một trong những địa chỉ đầu tiên. Đến đây, các bạn tự ghép nối với phần sau của câu chuyện và đã hiểu không phải tự nhiên màMasan kéo Madhur Maini về làm CEO và tại sao John lại bị buộc phải rời Dragon Capital và về ở ẩn tại một hòn đảo ở New Zealand (sau khi cầm về khoảng 100 triệu usd).

    Vài lời thay cho kết thúc

    Concept của ngành khoáng sản là chia sẻ rủi ro ngược với cách mà Dragon Capital đã thực hiện. Masan đã và đang làm rất tốt việc này sau khi thâu tóm Núi Pháo, giống như bộ sậu Tiberon cũ. Còn với tư cách là một người Việt nam, tôi không tin sẽ có những mẻ quặng được bốc lên và bán trong vòng ba năm tới. Nếu tiếp tục làm về tài chính, tôi sẽ dõi theo thương vụ này.

    Lời của em :

    Hôm rồi em trực tiếp đến Núi Pháo khảo sát thực địa trước khi xuống tiền và nó ra sao mời các bác xem phần kế tiếp do em viết ....


    pigbank, npp2010, Guardians2 người khác thích bài này.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Dragon Capital, Masan và “canh bạc” Núi Pháo
    VÂN THU

    14/05/2010 15:09 (GMT+7)

    [​IMG]

    Chính sự bất ổn bên trong liên doanh này đã làm hé lộ các tồn tại xung quanh dự án, buộc các cơ quan quản lý nhà nướcphải xử lý.

    Đúng thời điểm này năm trước, các nhà đầu tư trong nước tham gia liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nuiphaovica) đang phải kêu cứu trước nguy cơ bị nhà đầu tư nước ngoài ép rời bỏ cuộc chơi.

    Tuy nhiên sau một năm,chính đối tác nước ngoài của họ mới là người phải ra đi ...

    Những toan tính triệu đô


    Với công bố hoàn tất việc chuyển nhượng 70% cổ phần tại liên doanh Nuiphaovica cho tập đoàn Masan, quỹ đầu tư Dragon Capital vừa chính thức trở thành nhà đầu tư nước ngoài thứ hai rời khỏi dự án Núi Pháo.

    Trước đó, vào tháng 2/2007, công ty Tiberon Minerals (Canada) sau khi chuyển giao dự án cho Dragon Capital, đã chia tay Núi Pháo sau 10 năm theo đuổi kể từ khi thăm dò tới khi được cấp phép đầu tư.

    Tuy nhiên, hai sự ra đi này hoàn toàn khác nhau. Tiberon - với vai trò một công ty chuyên thăm dò khoáng sản, đã chấp nhận "ăn non", rời khỏi dự án với một giá khá hời (theo một nguồn tin của VnEconomy, Tiberon thu lãi khoảng 70 triệu USD). Còn đối với Dragon Capital, vẫn theo nguồn tin này, chỉ trong 3 năm giữ quyền điều hành Nuiphaovica (từ tháng 2/2007), quỹ đầu tư này đã phải chịu khoản tiêu tốn hơn 200 triệu USD.

    Ở góc nhìn này, có thể thấy dự án Núi Pháo là một canh bạc lớn. Đã có kẻ thắng, người thua. Số tiền được và mất đều rất lớn, cho thấy phần nào sức hấp dẫn và lợi nhuận cực lớn mà mỏ quặng đa kim này có thể mang lại.

    Theo số liệu ban đầu do nhà đầu tư công bố khi dự án được cấp phép năm 2005, Núi Pháo là mỏ quặng đa kim lộ thiên có trữ lượng lớn thứ hai thế giới với 83.220.000 tấn quặng vonfram - đa kim cấp B và C. Dự kiến mỗi năm sẽ khai thác khoảng 3,5 triệu tấn quặng vonfram, fluorit, bismuth, đồng và vàng...

    Tuy nhiên, sau khi được cấp phép và tiến hành thăm dò toàn diện hơn, trữ lượng của mỏ này còn được dự báo tăng lên rất nhiều. Và mặc dù không có công bố chính thức, nhưng có nguồn tin khẳng định lợi nhuận từ dự án này sẽ vượt qua con số 2 tỷ USD.

    Câu hỏi đặt ra là, nếu như Tiberon Canada đã chủ động thu lãi, rời khỏi "canh bạc" Núi Pháo, thì tại sao Dragon Capital phải ngậm ngùi chịu thiệt hại khi rời bỏ dự án? Người viết cho rằng có một vài nguyên nhân lớn lý giải điều này.

    Trước hết, từ khi các quỹ đầu tư của Dragon Capital nắm giữ vai trò điều hành liên doanh Nuiphaovica, nguyên tắc đồng thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước đã bị phá vỡ. Chính sự bất ổn bên trong liên doanh này đã làm hé lộ các tồn tại xung quanh dự án, buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải xử lý.

    Vào tháng 4/2009, một trong hai doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh (giữ quyền góp 30% vốn điều lệ) đã có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, tố cáo đối tác nước ngoài có âm mưu thôn tính toàn bộ dự án thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 44,1 triệu USD lên trên 136 triệu USD, vượt quá khả năng đóng góp của đối tác Việt Nam.

    Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng có một văn bản gửi tới Chính phủ, khẳng định quyền được tăng tỷ lệ góp vốn khi các bên Việt Nam không có khả năng tài chính. Đồng thời, tuyên bố không có nhu cầu chuyển nhượng, hoặc buộc phải chuyển nhượng lại 70% cổ phần đã nộp vào liên doanh.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Dragon Capital lại để lộ yếu điểm lớn nhất là chưa thu xếp được vốn đầu tư, trong khi dự án đã chậm tiến độ tới gần 5 năm.

    Theo một giải trình tới các cơ quan quản lý về nguyên nhân chậm trễ, Dragon Capital cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu xếp nguồn vốn đầu tư cho dự án với tổng vốn đầu tư lên tới gần 500 triệu USD. Tuy nhiên, các đối tác Việt Nam lại công khai tuyên bố không tin tưởng Dragon Capital là nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng, mà chỉ nhìn nhận dự án như một hoạt động đầu tư tài chính, nhằm mua đi bán lại dự án thu lời.

    Vấn đề càng trở nên bế tắc khi sự chia rẽ giữa các bên ngày càng trở nên sâu sắc, đẩy liên doanh vào nguy cơ bị thu hồi giấy phép. Đối với Dragon Capital, dường như đây là thương vụ thua lỗ nặng nề nhất của họ sau 15 năm làm ăn tại thị trường Việt Nam.

    Ông chủ mới của bàn tiệc


    Việc Masan thâu tóm thành công dự án Núi Pháo có thể là thông tin gây bất ngờ trong dư luận.

    Vì mặc dù với quy mô vốn điều lệ lên tới gần 5.000 tỷ đồng, đủ khả năng thâu tóm dự án Núi Pháo, nhưng Masan lại hầu như chưa có một kinh nghiệm nào đáng kể trong lĩnh vực khai khoáng. Tuy nhiên, chắc chắn Masan và Dragon Capital đã phải cùng chơi một ván bài ngửa để đạt được kết quả chuyển nhượng cuối cùng.

    Đứng từ góc nhìn của người ngoài cuộc, có thể thấy rằng Masan đã thâu tóm được dự án này nhờ hai yếu tố chính: xuất hiện đúng lúc và sở hữu nguồn tài chính dồi dào.

    Thời điểm cuối tháng 8/2009, sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới hiện trường dự án tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Nuiphaovica đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép đầu tư trước một loạt sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện. Đó cũng chính là thời điểm cái tên Masan bắt đầu xuất hiện trong dự án quặng đa kim Núi Pháo.

    Nếu như Dragon Capital để mất sự đồng thuận của các đối tác Việt Nam thì dường như ngay từ đầu Masan đã rất khôn khéo khai thác mối quan hệ này. Điểm yếu của Masan cũng phần nào được hoá giải khi đối tác của Masan được biết tới là một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong ngành công nghiệp khai khoáng.

    Quan trọng hơn, với liên minh mới được thiết lập, Chính phủ đã chấp thuận sự tham gia của Masan ở dự án Núi Pháo, với yêu cầu phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ dự án. Hồi đầu năm 2010, một tờ báo đã trích dẫn tuyên bố của một vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, dự án Núi Pháo sẽ bị thu hồi và mang ra đấu giá quyền khai thác, thu về cho nhà nước khoảng 500 triệu USD. Nhưng đến nay đã có thể khẳng định thông tin này không chính xác.

    Thời điểm này, dự án Núi Pháo đã vượt được qua giai đoạn khó khăn ban đầu, đặc biệt việc tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng gần như đã hoàn tất, chỉ còn đợi vốn để giải ngân. Các dự án về hạ tầng đang được triển khai, máy móc thiết bị cũng đã được tập kết tại hiện trường. Nếu thu xếp được nguồn vốn đầu tư, việc cho ra đời sản phẩm quặng đã qua tinh luyện trong năm 2011 không phải mục tiêu khó đạt được.

    Ở góc độ này, có thể ví Masan là một thực khách được mời đến ăn một bữa tiệc thịnh soạn đã được bày biện gần xong. Một thương vụ thuộc dạng chỉ có thể xảy ra khi khủng hoảng tài chính quét qua toàn cầu.
    npp2010, New star, Guardians3 người khác thích bài này.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Nhìn từ chuyện “ăn chia” tại dự án Núi Pháo
    [​IMG]VÂN THU

    01/07/2010 14:59 (GMT+7)

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan hứa hẹn thành công của dự án Núi Pháo sẽ mang lại lợi ích cho cả chính quyền và người dân địa phương.

    Những vụ thương thảo bất thành và dang dở về khoản "hoa hồng" dành cho tỉnh Thái Nguyên trong dự án Núi Pháo, với các tỷ lệ khác nhau của các nhà đầu tư khác nhau, phần nào đang phản ánh khoảng trống pháp lý trong hoạt động khai khoáng tại Việt Nam.
    Là mỏ quặng đa kim lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn, nhưng như tất cả các dự án khai khoáng khác, từ tháng 2/2004, Núi Pháo đã được "cấp không" cho các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư nước ngoài là Công ty Tiberon Minerals Limited (Canada) đã giành được quyền nắm giữ dự án Núi Pháo đơn giản vì đã thăm dò, đánh giá thành công trữ lượng quặng đa kim tại Núi Pháo.

    Theo các nhà chuyên môn, thời điểm đó, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu cả tiền của và năng lực chuyên môn để tiến hành thăm dò các mỏ quặng đa kim tầm cỡ như Núi Pháo. Nhưng quan trọng hơn, việc đấu giá quyền thăm dò và khai thác khoáng sản khi đó còn là một khái niệm mờ nhạt.

    Một tình huống được đánh giá là "vô tiền khoáng hậu" đã xảy ra ở dự án Núi Pháo khi UBND tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị hành chính nhà nước lại nắm giữ 7,65% phần góp vốn trong liên doanh Nuiphaovica. Theo lý giải thì điều này xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của dự án Núi Pháo trong ngành khai khoáng Việt Nam. Tỷ lệ "ăn chia" lợi nhuận khi đó được tính theo tỷ lệ cổ phần, và tỉnh Thái Nguyên với việc đóng góp 7,65% vốn điều lệ đương nhiên sẽ được chia 7,65% lợi nhuận.

    Tới thời điểm cuối năm 2008, dự án Núi Pháo đã được chuyển giao cho các nhà đầu tư nước ngoài mới là Công ty Tiberon Minerals Pte Limited (TBR-được nắm giữ bởi các quỹ của Daragon Capital) và cuộc chiến tranh giành nâng cao tỷ lệ nắm giữ giữa các bên trong liên doanh trở nên nóng bỏng.

    Lợi nhuận dành cho tỉnh Thái Nguyên là một trong những tiêu chí được các bên đưa ra so kè nhằm giành quyền ủng hộ của địa phương. Khi đó, TBR đề nghị được góp vốn thay tỉnh Thái Nguyên và cam kết tiếp tục dành cho Thái Nguyên 8,25% lợi nhuận được chia trong suốt đời dự án. Không chịu thất thế, Intracorp (một doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh) đưa ra đề nghị ủng hộ tỉnh Thái Nguyên 30 triệu USD nếu được góp vốn thay UBND tỉnh Thái Nguyên.

    Hơn nữa, trong trường hợp Intracorp giành được quyền lãnh đạo liên doanh với tỷ lệ nắm giữ 51% cổ phần, khoản hoa hồng dành cho tỉnh Thái Nguyên là 10% lợi nhuận ròng từ dự án.

    Tuy nhiên, khi liên doanh Nuiphaovica sụp đổ, quyền kiểm soát dự án được chuyển giao cho nhà đầu tư mới, tất cả các vụ thương thảo dù đã đạt được đồng thuận hay chưa, đều trở lại vạch xuất phát đầu tiên. Để giành được quyền nắm giữ Núi Pháo, một trong những điều khoản mà "ông chủ" mới của Núi Pháo là Tập đoàn Masan phải cam kết với Chính phủ là thoả thuận, thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và thực hiện các dự án phúc lợi tại địa phương.

    Rất nhanh chóng, ngay sau khi tuyên bố nắm giữ quyền kiểm soát dự án Núi Pháo, cuối tháng 5/2010, Masan đã gửi công văn tới tỉnh Thái Nguyên, trong đó đưa ra cam kết đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm 1 triệu USD trong suốt đời dự án kể từ khi có lãi cho các chương trình an sinh xã hội.

    Tuy nhiên, sau một cuộc làm việc chính thức được nhận xét là khá căng thẳng, hai bên chưa đạt được thống nhất cuối cùng. Nhìn vào quá khứ, tỉnh Thái Nguyên có lý do để so sánh con số của Masan đưa ra với cam kết của các nhà đầu tư trước đây. Nhìn vào tương lai, không thể không có lo ngại khi Masan thúc đẩy dự án nhanh hơn, hoàn tất khai thác trong vòng 10-15 năm thì số tiền Thái Nguyên thu được quá ít ỏi.

    Nói gì thì nói, việc UBND tỉnh Thái Nguyên và Masan chưa tìm được nói chung và cùng bị làm khó, cũng vìquy chế đấu thầu quyền thăm dò, khai thác khoáng sản vẫn còn ở đâu đó rất xa .

    Nguồn: Vneconomy
    Masan bán 20% cổ phần mỏ Núi Pháo cho công ty Mỹ

    Trần Thu

    Thứ Hai, 24/1/2011


    (TBKTSG Online) – Công ty đầu tư vốn tư nhân Mount Kellett Capital Management LP (Mỹ) sẽ đầu tư 100 triệu đô la Mỹ để mua 20% cổ phần của Masan Resources vốn đang sở hữu 100% quyền khai thác mỏ Núi Pháo tại tỉnh Thái Nguyên. Tập đoàn Masan cho biết như vậy trong thông cáo báo chí hôm 24-1.

    Theo đó, Tập đoàn Masan sẽ nắm giữ 64% cổ phần tại Masan Resources, còn Tiberon Minerals Pte Ltd và Mount Kellett sẽ lần lượt sở hữu 16% và 20% cổ phần. Tập đoàn Masan cho biết có quyền chọn mua cổ phần của Tiberon tại Masan Resources trong hơn ba năm tới với giá từ 60- 90 triệu đô la Mỹ.
    JP Morgan là nhà tư vấn duy nhất cho Masan trong thương vụ với Mount Kellett.
    Tập đoàn Masan cũng cho biết đã ký‎ một thoả thuận với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để được vay đảm bảo lên đến 120 triệu đô la Mỹ với thời hạn 8 năm.
    Theo thông cáo, Masan đã giảm đáng kể rủi ro trong khoản đầu tư vào mỏ Núi Pháo bằng cách huy động vốn gần 220 triệu đô la Mỹ từ Mount Kellett và VDB.
    Masan Resources - công ty con của Tập đoàn Masan - là công ty sở hữu mỏ lộ thiên Núi Pháo – mỏ đa kim với trữ lượng khoảng 55,4 triệu tấn quặng.
    Theo thông tin đăng tải trên trang web của Công ty Xúc tiến đầu tư công nghiệp Mỏ và Khoáng sản Việt Nam (IPMM Vietnam), các nghiên cứu khả thi cho thấy tuổi thọ của mỏ Núi Pháo tối thiểu là 16 năm. Sản lượng sản xuất mỗi năm khoảng 6.000 tấn Vonfram WO3, 196.000 tấn Fluorit, 360 tấn Bismuth, và 5.600 tấn đồng.
    Theo thông cáo, tổng vốn đầu tư cho mỏ trên khoảng 440 triệu đô la Mỹ, trong đó hiện 155 triệu đô la Mỹ đã được đầu tư. Dự kiến mỏ Núi Pháo sẽ chính thức hoạt động vào tháng 1-2013. Nếu hoạt động hết công suất, mỏ dự kiến sẽ mang lại 300 triệu đô la Mỹ mỗi năm, trong đó một nửa thu được từ Vonfram.
    npp2010, Guardians, PHANTTVNOL2 người khác thích bài này.
    vinasdaq đã loan bài này
  8. notnhacvui

    notnhacvui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2015
    Đã được thích:
    42
    khongquen25 đã loan bài này
  9. korando

    korando Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Đã được thích:
    2.053
    msn 7x sao bác ko viết bài này nhỉ ? :))
    npp2010khovingheodoi thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bây giờ vào phần chính sau khi em tin là ít nhiều các bác đã có những khái niệm ban đầu về Núi Pháo. Cá nhân em vô cùng hào hứng về deal này vì như em chia sẽ từ đầu MSN là case em được giao đọc tài liệu và trình bày hiểu biết cá nhân về CK ngày đầu nhập môn.

    Thế nên em đọc và nghiên cứu MSN và có đọc khá nhiều tài liệu cả chính thống lẫn phi chính thống về vụ NP này.

    Năm 2012 khi còn ở BSC và trong lần làm hội thảo TPP ở Thái Nguyên cho TNG em có ghé được NP lần đầu tiên trong đời.

    Khi đó em tách đoàn BSC và đi nhanh đến NP với 1 anh bạn người địa phương vì trong lịch trình không có vụ NP.

    Khi em đến chỉ là 1 khu được rào cẩn thận và không thể tiếp cận được do không có giấy giới thiệu. Chỉ có thể quan sát nó rất it bên ngoài hàng rào bảo vệ mà thôi.

    Do vậy hôm thứ 6 vừa qua em nhận được lời mời từ VCSC đi thực địa NP em như reo lên. Đây rồi cơ hội nhìn thấy nó thực sự đây rồi.

    Rất ít bạn bên VCSC biết em là ai và chắc càng ít hơn biết em quan tâm đến MSN và NP lâu rồi. Nó sẽ không chỉ là cơ hội đầu tư mà là cơ hội xem lại những cái gì mình biết nó có phải sự thật không.

    Một cơ hội trải nghiệm cách thu thập và lưu trữ thông tin hiếm có để hoàn thiện mình.
    --- Gộp bài viết, 19/07/2015, Bài cũ: 19/07/2015 ---
    Test
    [​IMG]
    Guardians, hongbach09vinasdaq thích bài này.
    vinasdaq đã loan bài này

Chia sẻ trang này