Cảnh cáo đại diện 3 công ty chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi softhand, 09/05/2007.

4991 người đang online, trong đó có 420 thành viên. 21:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2100 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. tom_xp

    tom_xp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Chắc sàn vằng quá nên hủy lệnh cho ... vui bác nhỉ
  2. Tamahnan

    Tamahnan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Đã được thích:
    0
    Chú này nói chưa có, là chưa bao giờ có đối với tất cả mọi người giao dịch ở đấy, hay chưa có có nghĩa là chú chưa bao giờ bị? Nên phân biệt rõ ràng, chứ đừng nên quy nạp vội vã.
  3. tom_xp

    tom_xp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0

    Up lên để bà con cảnh giác.
    à đề nghị MOD đổi tieu đề là: "Cảnh cáo 4 công ty chứng khoán". Bác softhand đồng ý chứ
  4. tom_xp

    tom_xp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Cần hệ thống cảnh báo ?omạnh? cho thị trường chứng khoán




    Trong khuôn khổ dự án ?oHỗ trợ Việt Nam hội nhập trong trao đổi kinh tế quốc tế? do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ, cuối tuần qua tại Hà Nội, Cơ quan Quản lý các thị trường tài chính Pháp (Adetef) và Ủy ban Chứng khoán cùng phối hợp tổ chức tọa đàm về các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán và tăng cường năng lực giám sát thị trường chứng khoán.

    Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Bruno Gizard, Phó tổng thư ký Adetef, về những kinh nghiệm quản lý thị trường tài chính của Pháp.

    Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất khó để biết chính xác lượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào là bao nhiêu. Nhiều khuyến cáo cho rằng để tránh rủi ro cần kiểm soát luồng tiền ra vào của nhà đầu tư nước ngoài. Vậy theo ông, Việt Nam có nên thắt chặt việc kiểm soát luồng vốn đó của nhà đầu tư nước ngoài?

    -Với thị trường Việt Nam chúng ta cũng nên đặt câu hỏi liệu có hạn chế được hay không trong bối cảnh trao đổi thương mại và luồng vốn đầu tư, xét về mặt kỹ thuật mà nói, đang ngày càng dễ dàng. Do đó tôi nghĩ sự giới hạn đó không thể duy trì được lâu.


    "Việc có hệ thông cảnh báo mạnh, hiện đại là điều cần thiết để phân tích các biểu hiện bất thường của giao dịch".

    Hơn nữa, liệu chúng ta có thể biết được đâu là nhà đầu tư nước ngoài hay không bởi vì có rất nhiều công ty trung gian. Ngay cả ở Pháp cũng vậy, chúng tôi khó biết được đâu là người nắm vốn và đâu là người cuối cùng hưởng lợi từ các khoản đầu tư từ các công ty trung gian.

    Chúng ta nên đặt câu hỏi: liệu chúng ta có khả năng thực tế để làm điều đó hay không trước khi quyết định làm.

    Trong trường hợp không duy trì việc thắt chặt như vậy thì làm thế nào để cơ quan quản lý nhà nước có thể theo kịp được tốc độ phát triển của thị trường và kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra, thưa ông?

    -Để theo dõi, giám sát được được tình hình trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường, theo tôi có thể không bằng biện pháp hạn chế sự tham gia mà nên có biện pháp để sự tham gia đó minh bạch. Cụ thể là có thể buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký, với cơ chế đăng ký làm sao cho rõ ràng.

    Ở châu Âu, chúng tôi có quy định nếu như nhà đầu tư mua dưới 10% vốn của doanh nghiệp thì không phải đăng ký nhưng nếu mua vượt ngưỡng đó bắt buộc phải đăng ký. Cách thứ hai là chúng ta có thể hạn chế quyền biểu quyết trong doanh nghiệp của nhà đầu tư thay vì hạn chế số tiền họ đầu tư vào.

    Trong điều kiện quy mô và tốc độ luân chuyển vốn qua thị trường rất lớn như hiện nay, cơ quan quản lý thị trường tài chính của Pháp sử dụng phương tiện công nghệ như thế nào để giám sát được thị trường này?

    -Chúng tôi có một bộ phận chuyên nhận thông tin về các giao dịch được thực hiện bên ngoài thị trường nhưng có liên quan đến các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường. Đây là nghĩa vụ chúng tôi đã quy định với tất cả các định chế trung gian tài chính. Như vậy các định chế này có trách nhiệm phải gửi thông tin cho chúng tôi về các giao dịch được thực hiện trên thị trường.

    Chúng tôi không chỉ nhận thông tin trên thị trường chính thức mà cả trên thị trường không chính thức. Hệ thống tin học của chúng tôi sẽ phân tích các giao dịch này. Và thông qua một số thông số chúng tôi xây dựng một hệ thống cảnh báo cho phép phát hiện những biểu hiện bất thường của thị trường.

    Như vậy sau khi có dấu hiệu cảnh báo trong hệ thống tin học, chúng tôi sẽ có những phân tích sâu hơn và nếu thấy phân tích của mình có cơ sở thì sẽ mở một cuộc điều tra trên cơ sở quyết định của Tổng thư ký cơ quan giám sát. Cuộc điều tra sẽ được tiến hành với nhiều biện pháp như thẩm vấn các đối tượng liên quan, điều tra tại chỗ, thu thập hồ sơ tài liệu, nghe lại các cuộc điện thoại giao dịch liên quan...

    Do đó việc có hệ thống cảnh báo mạnh, hiện đại là điều cần thiết để phân tích các biểu hiện bất thường của giao dịch. Chúng ta không chỉ theo dõi các giao dịch trên thị trường mà theo dõi cả các lệnh bởi vì có những hành vi thao túng thị trường thông qua việc đặt lệnh, nhiều khi lệnh được đưa ra nhưng không có giao dịch, giao dịch ảo.

    Hiện nay ở Việt Nam, các công ty chứng khoán khá có lợi thế trong giao dịch đối với nhà đầu tư. Với một cổ phiếu ?ohot? họ có thể đặt lệnh cho chính mình mà bỏ quyền lợi của nhà đầu tư. Có ý kiến cho rằng đó chính là nguyên nhân tại sao hiện nay có phong trào đua nhau thành lập các công ty chứng khoán ở Việt Nam nhờ thu lợi rất lớn từ việc tự do giao dịch trên thị trường. Quy định của Pháp có hạn chế nào đối với hoạt động tự do của các công ty chứng khoán hay không?

    -Chúng tôi có một loạt giới hạn. Giới hạn đầu tiên đó là phải ưu tiên quyền lợi của nhà đầu tư. Thứ hai, các định chế trung gian tài chính để có thể tiến hành hoạt động tự doanh phải có vốn tự có lớn hơn vốn tự có của một định chế bình thường mà không tự doanh.

    Ngoài ra, chúng tôi còn có quy định khác, đó là quy chế tách biệt giữa chức năng tự doanh và chức năng phục vụ khách hàng để tránh xung đột lợi ích trong các công ty tự doanh. Trong trường hợp không thể tránh được xung đột lợi ích giữa tự doanh và lợi ích của khách hàng thì nguyên tắc cuối cùng là ưu tiên lợi ích của khách hàng. Và lợi ích của khách hàng phải được đặt lên trên lợi ích của công ty chứng khoán với vai trò là công ty tự doanh.

    Như vậy, điều kiện đòi hỏi đối với các công ty tự doanh cao hơn nhiều so với các định chế tài chính mà không hoạt động tự doanh.

    Một trong những biện pháp dùng để cấm hành vi lạm dụng thị trường của công ty chứng khoán, đó là chúng tôi yêu cầu các định chế tài chính trung gian phải ghi rõ ngày giờ nhận lệnh của khách hàng và ghi rõ ngày chuyển lệnh cho thị trường để khi tiến hành điều tra có thể kiểm tra là trung gian tài chính đó đã thực hiện lệnh cho khách hàng của mình ngay khi nhận được lệnh của khách hàng hay trì hoãn để tận dụng lệnh đó phục vụ cho mục đích tự doanh của mình.

    (Theo VnEconomy)


    Được tom_xp sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 20/06/2007
  5. lilynh

    lilynh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Đã được thích:
    0
    THẾ THÌ BÁC HƠI NHẦM ĐẤY,ĐƠN KIỆN SBS ĐẦY TRÊN UỶ BAN CHỨNG KHOÁN KIA KÌA.CẢ TRONG NAM LẪN NGOÀI BẮC.
  6. softhand

    softhand Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm 1 thằng nữa:

    Cảnh cáo Công ty chứng khoán Hải Phòng



    TTO - TTGDCK TP.HCM vừa có Quyết định số 149/QĐ-TTGDHCM ngày 21-6 -2007 về việc đình chỉ tư cách Đại diện giao dịch của 1 nhân viên Công ty CP chứng khoán Hải Phòng do Đại diện giao dịch này thực hiện hủy lệnh trong cùng một đợt khớp lệnh.

    Thời hạn đình chỉ: 3 tháng kể từ ngày 21-6-2007.

    TTGDCK TP.HCM cũng đã có công văn số 1079/TTGDHCM-TV ngày 21-6-2007 cảnh cáo Công ty chứng khoán Hải Phòng do để xảy ra lỗi vi phạm nói trên.

    Trước đó, ngày 15-6, Phó Giám đốc TTGDCK TP.HCM đã ký Quyết định số 1079/TTGDHCM-TV cảnh cáo CTCK Âu Lạc do sai sót trong quá trình kiểm tra và nhập lệnh dẫn đến sửa lỗi sau giao dịch.
  7. tom_xp

    tom_xp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Vậy là 5 cty roài. Sắp tới phải cảnh cáo bao nhiêu chú nữa đây?
  8. tom_xp

    tom_xp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Up lên để bà kon coi nào.


    6 Nghịch lý của người Việt


    1. Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
    2. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
    3. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
    4. Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
    5. Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
    6. Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý"
  9. tom_xp

    tom_xp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0

    Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM cảnh cáo:

    1.Cảnh cáo Công ty chứng khoán Hải Phòng - 24 Cù Chính Lan, Q.Hồng Bàng, TP.Hải Phòng

    2.Cảnh cáo Công ty chứng khoán Âu Lạc

    3.Cảnh cáo Công ty chứng khoán Tràng An - Tầng 9 ?" 59 Quang Trung ?" Hai Bà Trưng ?" HN; Tầng 3 ?" Toà nhà DMC 535 Kim Mã ?" Ba Đình - HN; Lầu 2, 180-182 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

    4.Cảnh cáo Công ty chứng khoán Habubank - 2C Vạn Phúc, Ba Đình, HN

    5.Cảnh cáo Công ty chứng khoán Sacombank - 6-8 Phó Đức Chính, Quận I Tp.Hồ Chí Minh



    Bà con nhớ cẩn thận tránh xa mấy chú này
    Thằng Âu Lạc em ko biết địa chỉ. Bác nào bổ sung cái



    Được tom_xp sửa chữa / chuyển vào 22:40 ngày 22/06/2007
  10. tom_xp

    tom_xp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0

    Cảnh cáo Công ty chứng khoán Hải Phòng, Âu Lạc, Tràng An, Sacombank, Habubank



    Bà con nhớ cẩn thận tránh xa mấy chú này


    Được tom_xp sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 23/06/2007
    UP

    Được tom_xp sửa chữa / chuyển vào 08:19 ngày 24/06/2007

Chia sẻ trang này