Cấp báo, không còn là đối phó với lạm phát mà là nguy cơ khủng hoảng tài chính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GiauNV, 21/05/2008.

3802 người đang online, trong đó có 291 thành viên. 13:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8997 lượt đọc và 90 bài trả lời
  1. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuyện thứ nhất:

    Tháng 10 năm 2006, Tập đoàn FPT công bố đã chọn được nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Quỹ đầu tư Intel Capital. Hai định chế này bắt đầu quan tâm đến FPT vào tháng 7 năm 2006 khi FPT quyết định nhanh chóng niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán TP HCM trước ngày 31 tháng 12 năm 2006.

    TPG và Intel vô cùng chuyên nghiệp. Họ đã quá quen với những trò chơi như thế này. Lập tức, họ bỏ ra 1 triệu USD để thuê một toán các chuyên gia của Ngân hàng Rothschild Hong Kong bay sang Hà Nội để đánh giá một cách toàn diện về FPT. Công nhận họ làm hay thật, trong vòng 3 tuần, họ củ soát toàn bộ FPT, họ biết đến từng chi tiết, hiểu mọi ngọn ngành. Họ hiểu về FPT thậm chí còn nhiều hơn phần lớn người FPT đã làm việc lâu năm.

    Khi đã nắm chắc FPT, họ bắt đầu đàm phán giá. Họ có quá nhiều kinh nghiệm và thủ thuật mua bán. Họ bỏ đi rồi họ quay lại, họ làm cho đại diện đàm phán bị ức chế, thiếu chút nữa là ném ly nước vào nhau và cuối cùng, họ đã thuyết phục được FPT ở một mức giá mà ngay bản thân người FPT cũng muốn được mua.

    Ngay cách mua cổ phần của họ cũng rất khôn ngoan, ứng với một vụ đầu tư, họ lập ra một công ty độc lập sở hữu duy nhất cổ phần mà họ đầu tư. Bất kỳ lúc nào, họ cũng có quyền bán cái công ty sở hữu cổ phần đầu tư đó đi thay vì bán chính cổ phần đầu tư. Và vì vậy, cho dù họ có cam kết không bán cổ phần mua được 10 năm thì cam kết đó cũng không có mấy giá trị pháp lý vì họ bán công ty của họ chứ đâu có bán cổ phần mà họ đầu tư.

    Ngày 24 tháng 10 năm 2006, TPG & Intel Capital đã rút mộc ra đóng dấu ?ochất lượng? lên món hàng FPT và nhận 10% cổ phần mà không cần chờ kết quả kiểm toán năm 2006. 7 tuần sau, FPT niêm yết thành công và trị giá cổ phần mà hai nhà đầu tư sở hữu có lúc đã tăng gấp 6 lần số vốn họ bỏ ra và họ bán, bán để thu hồi phần lợi nhuận béo bở.

    Một thương vụ như FPT ở Việt Nam hay ICBC ở Trung Quốc, các quỹ đầu tư thu lợi được từ hàng trăm triệu tới hàng tỷ đô la Mỹ.

    ?oBóc lột? trong thế giới phẳng là như vậy đó. Không cần xây nhà máy mà cũng chả cần lập đồn điền. Các ngài ?othực dân? mặc comple, cà vạt, giầy bóng loáng giờ đây chỉ cần làm vài việc như: ?ocủ soát?, định giá, mua cổ phần, đóng dấu chất lượng và bán. Nghe cứ như một dây truyền chế biến thị bò Mỹ.
  2. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Xứ sở của những tỷ phú
    Chừng này tiền có thể mua được vài ổ bánh mì - Ảnh: AD.NL
    Zimbabwe được xem là "xứ sở của những tỉ phú" với hàm ý chế giễu, do nạn lạm phát cao nhất thế giới nên bất cứ người dân nào cũng có hàng tỉ đô la Zimbabwe.

    500 triệu ZWD = 2 ổ bánh mì

    Cuối năm 2007, tờ bạc giấy có mệnh giá lớn nhất Zimbabwe là 750.000 đô la Zimbabwe (ZWD). Đầu năm 2008, Ngân hàng Trung ương nước này cho phát hành giấy bạc có mệnh giá 10 triệu ZWD cùng với 2 loại tiền giấy 1 triệu và 5 triệu ZWD với hy vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu tiền mặt cũng như việc dân chúng xếp hàng dài rồng rắn quanh các máy rút tiền (ATM). Vào thời điểm đó, trên thị trường chợ đen, đồng bạc mới 10 triệu ZWD chỉ tương đương 2 USD, trong khi một cái hamburger bình dân có giá là 15 triệu ZWD. Nhưng miếng bánh mì kẹp nhân thịt xay này lại nhanh chóng tăng giá lên gấp 3 lần trong vòng 1 tháng do giá bột mì cũng như các loại nhu yếu phẩm khác đều tăng cao. Để đối phó, ngân hàng lại tiếp tục in giấy bạc có mệnh giá ngày một cao hơn. Đầu tháng 5.2008, giấy bạc 250 triệu ZWD xuất hiện, nhưng chỉ hơn một tuần sau, tờ giấy bạc 500 triệu ZWD đã ra đời khi giá thị trường của một ổ bánh mì đã lên tới mức 250 triệu ZWD. Như vậy, với quy định hồi đầu năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe là mỗi người dân chỉ được rút tiền tối đa trong mỗi ngày 500 triệu ZWD nay chỉ rút ra được một tờ giấy bạc và chỉ mua được 2 ổ bánh mì ăn cầm hơi qua ngày.

    Ngày 19.5, người viết bài đã vào một website để thử đổi đồng tiền Việt Nam xem tương đương với bao nhiêu ZWD thì có kết quả như sau: đồng bạc mệnh giá nhỏ nhất của Việt Nam là 200 đồng đổi được tới 3.149.855,19 ZWD.

    Lạm phát kiểu... Đức

    Cộng hòa Zimbabwe nằm gần cực Nam châu Phi, thủ đô là Harare. Diện tích: 390.580 km2, dân số 12,5 triệu người. Theo ước tính năm 2001, số dân nhiễm HIV lên tới 1,8 triệu người. Tình trạng bất ổn chính trị kéo theo trì trệ kinh tế kéo dài khiến tỷ lệ thất nghiệp lên đến 80% và người dân Zimbabwe bỏ đi nước ngoài rất đông, nhất là từ giữa năm 2007 đến nay. Riêng tại Cộng hòa Nam Phi đã có khoảng 3 triệu người Zimbabwe. Từ cuối tuần qua đến 19.5, một số cư dân Nam Phi đã bạo loạn chống người nước ngoài tị nạn khiến 22 người Zimbabwe thiệt mạng.
    Tình hình lạm phát ở Zimbabwe hiện nay có thể sánh với tình hình nước Đức sau Thế chiến 1. Sau khi thất trận, nước Đức rơi vào một thời kỳ kinh tế tồi tệ nhất và chính phủ chuyển tiếp cứ việc in tiền để đối phó với giá cả tăng. Trước khi Thế chiến I khởi phát năm 1914, một đồng Mark Đức đổi được 4 USD, nhưng vào lúc cao điểm của nạn lạm phát năm 1923, 1 USD đổi đến 1.000 tỉ Mark. Người nội trợ mỗi khi đi chợ phải mang theo từng cần xé tiền giấy. Sử liệu ghi lại rằng, vào thời điểm đó, công nhân ở các xí nghiệp đi làm buổi sáng đều "mang" theo bà xã để đứng chờ bên ngoài nhà máy, công sở, đến khi người công nhân đó nhận được tiền công là chạy bay ra giao tiền cho vợ đi mua sắm ngay, vì nếu trễ, hàng hóa lên giá từng phút và những người chậm trễ sẽ bị lỗ nặng. Có một thời gian, những người nội trợ đã dùng đồng tiền giấy Mark Đức để đốt lò nấu ăn vì nếu đem đồng tiền đó đi mua chất đốt thì còn lỗ hơn.

    Trở lại với Zimbabwe, mức lạm phát hiện nay 165.000%, là mức "vô địch thế giới". Vào lúc Zimbabwe được độc lập năm 1980, ZWD có tỷ giá cao hơn USD. Trước khi đại lạm phát xảy ra, theo tỷ giá chính thức 1 USD đổi được 30.000 ZWD nhưng rồi ZWD trượt dài. Tháng 8.2006, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe từng quyết định bỏ bớt 3 con số 0 trong các tờ giấy bạc lưu hành lúc đó, đồng thời bơm vào thị trường tiền tệ 500 triệu tờ giấy bạc để đối phó với tình trạng lạm phát.

    Cùng với việc phát hành tờ 500 triệu ZWD, Ngân hàng Trung ương cũng cho lưu hành các tấm ngân phiếu đặc biệt giá 5 tỉ, 25 tỉ và 50 tỉ ZWD để trao đổi hàng hóa với nông dân. Biện pháp này nhằm "giúp" nông dân khỏi phải chở hàng xe nông phẩm đến các điểm thu mua của chính phủ rồi lại chở về hàng xe tiền giấy về. Các ngân phiếu đặc biệt này có giá trị đến cuối năm 2008 nhưng có lẽ nông dân Zimbabwe không thể đợi đến cuối năm mà phải tìm cách chuyển đổi qua tiền mặt để mua sắm hàng hóa ngay.

    Tình hình càng tồi tệ hơn khi các chuyên gia nhận định rằng, Ngân hàng Trung ương sau khi tung tiền mới ra thị trường liền tìm cách thu gom ngoại tệ trên thị trường chợ đen để có tiền chi trả cho việc nhập nhiên liệu, xe cộ... chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào cuối tháng 6 tới. Giá xăng trên thị trường chợ đen ở Zimbabwe hiện nay là 1 USD/ lít, tức 250 triệu ZWD mới mua được 1 lít xăng.

    Chúng ta cũng sẽ tích luỹ VND và trở thành tỷ phú vào cuối 2008
  3. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Như chúng ta đã biết, hiện nay toàn thế giới đang gặp khó khăn, Mỹ thì khủng hoảng về tiền tệ và bất động sản, Singapore và một số nước khác trong đó có Việt nam thì bị lạm phát, một số nước khác thì bị thiếu lương thực trầm trọng, tình hình Trung đông vẫn rất nóng và biến động đầy rủi ro, thiên tai hoành hành khắp nơi. Thế giới hiện nay đang hàm chứa nhiều nguy cơ bất ổn. Vì vậy ta thử đi sâu vào phân tích một số khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam và thế giới ngõ hầu tìm biện pháp khắc phục.

    1/ Tại sao Việt Nam lại lạm phát?

    Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến lạm phát nhưng tập trung ở 02 nguyên nhân chính sau:

    - Trong 5 năm vừa qua nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ 8% năm, sau 5 năm cộng dồn thì nền kinh tế phát triển 1,5 lần dẫn đến lạm phát tự nhiên là điều không thể tránh khỏi.

    - Trong 5 năm qua giá dầu thế giới tăng từ 60USD/thùng lên đến 135USD/thùng, tăng 75USD/thùng (225%). Với nền kinh tế thế giới hiện nay rất phụ thuộc vào năng lượng vì vậy khi giá dầu tăng tất cả mọi sản phẩm đều phải tăng tương ứng. Nhất là lương thực, cho nên tình hình an ninh lương thực toàn cầu cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Khi cái ăn của con người trở nên đắt đỏ thì mọi sinh hoạt trong xã hội phải tăng lên nhiều.

    Với 02 nguyên nhân chính này đã dẫn đến Việt Nam phải chịu lạm phát đến hai con số. Tuy nhiên, lạm phát thực tế ở con số nào ta sẽ bàn ở phần sau.

    2/ Khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam do đâu?

    Trong 5 năm qua Qui mô nền kinh tế tăng 1,5 lần, dẫn đến chính phủ phải SX 1 lượng tiền tương ứng để hoạt động SX-KD, hay nói cách khác lượng tiền của toàn xã hội tăng 1,5 lần. Tuy nhiên, các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tức là những người sử dụng lượng tiền này (bao gồm các Ngân hàng, thị trường chứng khoán, bất động sản và các tổ chức tín dụng khác như: bảo hiểm?.) tăng 4 lần, và qui mô cũng tăng 6 lần tựu trung lại thì lực lượng sử dụng vốn của xã hội tăng 24 lần. Như vậy là cung tiền không đủ cho cầu => khan hiếm tiền mặt trong lưu thông.

    Hơn nữa, vì mục tiêu chống lạm phát nên NHNN đã hút về 1 lượng tiền khá lớn của nền kinh tế. Việc khan hiếm tiền tệ lại càng căng thẳng hơn.

    Để thoát tình trạng trên các ngân hàng buột phải lao vào cuộc đua lãi suất nhằm huy động lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời giải chấp các tài sản thế chấp như: cổ phiếu, bất động sản đến hạn? nhằm đắp lại lổ hổng về vốn.

    3/ Hậu quả của việc khủng hoảng tiền tệ:

    Vì áp lực thiếu tiền trong ngắn hạn nên các NH đã phải lao vào cuộc đua lãi suất nhằm huy động lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời giải chấp các tài sản thế chấp như: cổ phiếu, bất động sản đến hạn? nhằm đắp lại lổ hổng về vốn. Dẫn đến giá của cổ phiếu và bất động sản rớt thê thảm nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thị trường chứng khoán, bất động sản đóng băng, tính thanh khoản rất thấp, thậm chí tại một vài thời điểm = 0.

    Nguy hiểm hơn nữa đó là: vì phải huy động tiền gửi với lãi suất cao => lãi suất cho vay phải cao 18%/năm.

    Với lãi suất cao như thế thì có 02 trường hợp xãy ra:

    - Trường hợp thứ nhất: Với lãi suất 18%/năm các doanh nghiệp phải làm bài toán về hiệu quả đầu tư và kinh doanh sao cho lãi trước thuế phải 50%/năm, bởi vì: Mong muốn của người kinh doanh là phải đạt được lợi nhuận tối thiểu 20%/năm (vì gửi NH đã được 15%/năm) cộng với 18%/năm của lãi vay là 38% cộng thuế thu nhập doanh nghiệp khỏan 12%. Với bài toán trên liệu có nhà doanh nghiệp nào dám bỏ vốn đầu tư không, vì 50% lợi nhuận là một điều quá không tưởng trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

    - Trường hợp thứ hai: Với lãi suất trên các nhà kinh doanh cổ phiếu, bất động sản với kỳ vọng vào sự tăng trở lại của thị trường, đồng thời duy trì suất đầu tư của mình trong thời gian qua sẽ chấp nhận vay ở mức lãi suất này.

    Với tình cảnh này, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong tương lai, và trong tương lai sẽ xãy ra một cuộc chiến gay cấn để sắp xếp lại thị trường vốn.

    Sau cuộc chiến này sẽ có nhiều Ngân hàng nhỏ, tiềm lực vốn hóa yếu sẽ ra đi, nhường sân lại cho các đại gia.

    Quan trọng hơn nữa là vì phải chịu lãi suất vay cao nên sau khi bình ổn, khủng hoảng qua đi thì giá cổ phiếu và bất động sản sẽ tăng rất nhanh, để bù đắp lại phần đã mất trong cuộc khủng khoảng này.

    Hết phần I. Mời các bạn xem tiếp phần II (Các biện pháp để thoát ra khỏi lạm phát và khủng hoảng) sẽ post lên sau.

    Đây là bài viết dựa vào sự phân tích kinh tế khách quan, và hoàn toàn là quan điểm cá nhân không chịu ảnh hưởng của cá nhân hay tổ chức nào.

    Kính chúc các bạn vui khỏe và có nhiều ý kiến phản biện khác để chúng ta cùng suy ngẫm
  4. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế Việt Nam - Nguy cơ khủng hoảng toàn diện
    Kinh tế Việt Nam đang bước vào một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Trong những năm vừa qua các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đã không phản ánh đúng quy luật khách quan cần thiết của kinh tế thị trường thay vào đó là sự phát triển mang tính áp đặt, thành tích; phát triển theo kiểu chấp không hướng đến tính bền vững và tương lai lâu dài. Hậu quả là khi kinh tế thế giới có biến động, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề với sự xuống dốc không phanh của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản (BĐS) rớt giá thảm hại, lạm phát phi mã, và nguy cơ mất kiểm soát tỷ giá đồng nội tệ đang dần hiện rõ.

    Nguy cơ khủng hoảng đang đến gần và hơn ai hết chính phủ nắm rất rõ điều đó, nhưng thay vì minh bạch thông tin cho toàn dân để cùng hợp sức, phát huy nguồn lực của toàn xã hội để vượt qua những khó khăn thì chính phủ lại bưng bít những thông tin không có lợi, luôn tìm cách trấn an dư luận bằng những thông tin giả tạo để giữ vững sự ổn định giả tạo. Chính vì thế người dân và các nhà đầu tư luôn có tâm lý hoài nghi dẫn đến việc mất niềm tin, hay chạy theo dư luận ?ovỉa hè?. Đây mới là nguyên nhân chính gây ra đợt biến động giá gạo ảo vừa qua nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, không sớm thì muộn chính phủ phải trả giá cho sự giả tạo của mình.

    Nhằm giúp các bạn nắm rõ hơn về tình hình kinh tế Việt Nam cũng như nguy cơ xẩy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế vào những tháng cuối năm 2009, phale đã tổng hợp các thông tin kinh tế từ nhiều nguồn khác nhau (như trên báo chí, Internet, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà bình luận..v.v.) qua đó dự đoán nguyên nhân cũng như những diễn biến dẫn đến cuộc khủng hoảng. Trong bài viết này phale xin không đề cập đến các mặt tích cực của nền kinh tế Việt Nam vì việc đó đã có báo chí làm thay và quá dư thừa rồi mà chủ yếu tập trung vào những bất cập, những mặt trái của nền kinh tế làm nền tảng cho những lập luận trong bài viết. Mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ cho các bạn có một tầm nhìn chính xác hơn về nền kinh tế Việt Nam, qua đó hoạch định những chính sách kinh tế trong kinh doanh và cho gia đình.

    Dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam

    Những dấu hiệu của một thời kỳ khủng hoảng đang đến gần đã bắt đầu manh nha từ những tháng cuối năm 2007, khi mà lạm phát (hay còn gọi là chỉ số tăng giá tiên dùng CPI) đã tăng lên một cách bất thường ( trên 12%) bất chấp sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ; thậm chí đến hết tháng 05/2008 chỉ số lạm phát vẫn tiếp tục leo thang phi mã mặc dù chính phủ đã ra sức điều tiết giá cả những mặt hàng chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả chung của cả nước như: Xăng dầu, điện nước, xi măng, vé tàu xe, lương thực thực phẩm..v.v.

    Theo Tổng Cục Thống Kê, đến hết tháng 5/08 chỉ số CPI đã tăng đến 3,91% và là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay, trong khi vào những năm trước CPI chỉ tăng cao nhất vào dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán (02/2008 CPI tăng 3,56%). Như vậy từ đầu năm đến nay CPI đã tăng đến 15,96%. Dự báo khả năng CPI sẽ tiếp tục tăng mạnh sau tháng 6 khi mà thời điểm những mặt hành thiết yếu đang được kềm giá bị thả nổi theo giá trị trường.

    Một dấu hiệu khác là sự tụt dốc không phanh của thị trước chứng khoán bất chấp các việc tổng công ty vốn nhà nước SCIC bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để cứu thị trường chứng khoán. Từ đầu năm đến nay chỉ số VN-Index đã mất khoảng 680 điểm, tương đương 62%. VN-Index lúc cao nhất trên 1100 điểm trị giá khoảng 15 tỉ USD đến ngày 14/05/2008 chỉ còn khoảng 420 điểm trị giá chưa đến 6 tỷ USD, tính ra cứ mỗi một điểm là 14 triệu USD thì mỗi ngày thị trường bị mất 100 triệu USD (trên 1600 tỷ chiếm 0,2% GDP).

    Nói đến thị trường chứng khoán chúng ta không thể không đề cập đến thị trường BĐS, vốn được xem là một trong hai quả bom của nền kinh tế. Quả bom chứng khoán bùng nổ dữ dội thì quả bom BĐS cũng bị chấn động mạnh, may thay nó chỉ nổ từ từ như một quả bong bóng xì hơi mà không nổ mạnh như chứng khoán nếu không hậu quả thật khó lường. Đơn cử thị trường BĐS đến tháng 5/2008 đã giảm từ 30 đến 40% giá trị và dự đoán sẽ tiếp tục bị giảm thêm 10% đến 20% so với giá hiện tại vì không có giao dịch dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải đóng cửa, nhất là các nhà đầu tư vay tín dụng ngân hàng để đầu tư vào bất động sản sắp đến thời điểm đáo hạn ở tháng 6,7/2008 nên phải bán tháo ra ồ ạt.

    Một ví dụ cụ thể ở dự án Thạnh Mỹ Lợi, các nhà đầu tư BĐS ở đây đã mất đi khoảng 7000 ngàn tỉ đồng, trong khi TP HCM có khoảng 500 dự án đang triển khai, rồi nếu tính trên phương diện cả nước có hàng ngàn dự án thì số tiền ?obốc hơi? không biết bao nhiêu mà kể.

    Sau sự sụp đổ của chứng khoán và BĐS sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng bởi giữa Chứng khoán ?" Bất động sản ?" Ngân hàng có mối liên hệ rất mật thiết và chi phối lẫn nhau. Khi chứng khoán và BĐS sụp đổ khiến nhiều nhà đâu tư bị phá sản, mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngân hàng, vì thế nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

    Nếu tính thị trường chứng khoáng từ lúc cao trào nhất đến khi xẩy ra khủng hoảng đã bốc hơi khoảng 9 tỷ USD thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại ít nhất 4 tỷ USD, cộng với thị trường BĐS rớt giá 40 đến 50 % thì hệ thống ngân hàng sẽ bị thiệt hại thêm ít nhất 4 đến 5 tỷ USD (Cho vay kinh doanh BĐS chỉ chiếm 10% tổng tài sản ngân hàng nhưng BĐS thế chấp lên tới 50% tổng tài sản ngân hàng, trong khi tổng giá trị thị trường BĐS Việt Nam khoảng trên 10 tỷ USD chưa tính nhà ở). Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã bị thiệt hại không dưới 10 tỷ USD, đó là chưa kể một số lượng lớn BĐS, chứng khoán do các ngân hàng nắm giữ đang ngày càng bị mất giá trầm trọng và cũng không thể bán ra để thu hồi vốn. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian đến!

    Về thâm hụt thương mại thì đang ở mức báo động, trong năm 2007 thâm hụt thương mai lên đến 14,12 tỷ USD bằng 29,1% kim ngạch xuất khẩu và bằng 19,8% GDP. Sang năm 2008, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm đã lên đến 14,4 tỷ USD (Tức quá gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Chỉ tính từ tháng 01/2008 đến tháng 05/2008 chúng ta đã nhập khẩu tới 37,8 tỷ USD trong khi xuất khẩu chi có 23,4 tỷ USD; dữ trự ngoại hối khiêm tốn (khoảng 18 tỷ USD); kiều hối trong thời gian qua giảm mạnh (khoảng 30%) do kinh tế Mỹ khó khăn, cộng với nguồn đầu tư gián tiếp FPI đã chựng lại và việc giải ngân đầu tư trực tiếp FDI chậm chạp sẽ dẫn đến nguy cơ rất lớn về khủng hoảng thanh toán nước ngoài. Đó là chưa kể áp lực đè nặng lên đồng nội tệ (VND) vốn được chính phủ ra sức giữ ổn định bấy lâu nay.

    Do áp lực đang đè nặng lên đồng nội tệ buộc chính phủ phải ra tay can thiệp rút tiền từ quỹ dự trữ ngoại hối để bơm USD vào thì trường nhằm giữ giá đồng VND. Với lượng ngoại hối kiêm tốn trong khi thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu ngày càng cao, kiều hối giảm, đầu tư gián tiếp FPI chựng lại, đầu tư trực tiếpFDI giải ngân chậm sẽ khiến quỹ ngoại hối của chính phủ chẳng mấy chốc bốc hơi toàn bộ. Đến khi chính phủ không còn khả năng giữ giá đồng VNĐ nữa thì nó sẽ rơi về giá trị thực của nó thậm chí sẽ rơi tự do do các nhà đầu tư và người dân mất lòng tin vào VNĐ.

    Nếu xem xét lại các yếu tố gây nên cuộc khủng hoảng Kinh Tế - Tài chính năm 1997 tại Đông Nam Á bao gồm:

    1) Thâm hụt cán cân thương mại Xuất Nhập Khẩu

    2) Đầu tư gián tiếp FPI, tiền có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền đổ vào Thị Trường Chứng Khoáng và Địa Ốc tạo nên bong bóng trong thị trường tài chính.

    3) Vay ngoại tệ không phòng vệ. Biểu hiện của nó là tỷ giá ngoại hối luôn trồi sụt thất thường, dữ trự ngoại hối thấp (Chỉ bằng 3 tháng nhập khẩu)

    4) Hệ số ICOR cao

    5) Đầu tư công kém hiệu quả.

    6) Không kiểm soát được hoạt động của các Ngân Hàng Thương Mại (Biểu hiện của nó là lãi suất liên ngân hàng luôn cao hơn lãi xuất Thị trường mở)

    8) Nợ xấu trong hệ thống NHTM cao.

    8) Vay nợ chồng chéo trong các tập đoàn, tổng công ty.

    9 ) Khả năng thanh toán nợ nước ngoài ngắn hạn

    10) Tự do hóa Tài khoản vốn.

    Tám trong mười hiện tượng trên đang xẩy ra ở Việt Nam, việc kiểm soát chặt chẽ tự do hóa tài khoản và nợ ngắn hạn nước ngoài được cho là ở mức an toàn đã giúp Việt Nam tạm thời tránh khỏi khủng hoảng kinh tế. Đồng thời đầu tư trực tiếp FDI vẫn ồ ạt đổ vào Việt Nam đã giúp cân bằng phần nào thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu. Tuy nhiên vấn đề bất cập ở đây là nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam có thực sự an toàn? Đồng thời chúng ta đã nới lỏng phần nào tự do hóa các giao dịch vãng lai qua đó tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn trong việc quản lý Tự do hóa Tài khoảng vốn.

    Đầu tháng 5/2008 Standard & Poor đã hạ mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức ?oỔn định? xuống ?oTiêu cực? (BB). Đến 29/05/2008 Fitch Ratings cũng đã hạ mức độ tín nhiệm của Việt Nam từ ổn định (stable) xuống tiêu cực (Negative); đây là cú sốc không nhỏ đối với một nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư như nước ngoài như Việt Nam; với mức tín nhiệm như thế Việt Nam phải chịu lãi xuất cao hơn và khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các khoảng vay nước ngoài.
    (còn nữa)
  5. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hấp hối

    Như phân tích ở trên, hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn đã bị thiệt hại rất lớn dẫn đến khủng hoảng về khả năng thanh khoản thậm chí là khủng hoảng thanh toán cũng như nguy cơ sụp đổ toàn hệ thống. Chúng ta có thể đoán được các dấu hiệu khủng hoảng trên dựa vào cách theo dõi và quan sát những biến động về lãi suất trên thị trường Liên ngân hàng và thị trường mở gần đây:

    1) Dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng thanh khoản là việc lãi xuất huy động ở các Ngân hàng thương mại tăng mạnh bất thường; do khủng hoảng thanh khoản nên các ngân hàng buộc phải huy động vốn bằng mọi giá dẫn đến cuộc đua lãi xuất từ 7%/năm lên đến lãi suất trần do ngân hàng nhà nước quy định là 12%/năm. Tuy ngân hàng nhà nước đã áp dụng lãi xuất trần nhưng đa số các ngân hàng điều tìm cách ?oăn gian? quy định này bằng việc ?ođi đêm? với các khách hàng có số tiền gửi lớn.

    2) Ngay sau khi NHNN hủy bỏ lãi suất trần huy động 12% và thay bằng lãi suất trần cho vay 18% năm thì hầu như tất cả các NHTM đều đồng loạt tăng lãi suất dẫn đến một cuộc đua lãi suất mới khiến lãi suất vọt lên mức 15% đến 16% năm. Cao hơn hẳn so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%) và lãi suất tái chiết khấu (11%), đây chính là một dấu hiệu bất bình thường vì theo thông lệ lãi suất ở thị trường mở phải giao động giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu do NHNN ấn định.

    3) Hệ thống ngân hàng hầu như đã dừng cho vay, hoặc nếu có thì chỉ cho vay đối với các khách hàng lâu năm, có tín nhiệm cao hoặc những khoảng vay đã cam kết từ trước. Vậy mà các ngân hàng vẫn thiếu tiền trầm trọng phải đi vay lại của nhau trên hệ thống liên ngân hàng khiến lãi suất ở khu vực này lên đến 20%/năm, vào những lúc nóng bỏng có khi lãi suất lên ngất ngưỡng 30%/năm.

    Lãi suất cao đã tạo ra những nguy cơ rất lớn đối với hệ thống ngân hàng, khi lãi suất lên đến 15% - 16% trong khi lãi suất trần cho vay bị NHNN khống chế ở mức 18%, bù trừ chi phí ngân hàng có nguy cơ bị thua lỗ rất lớn, đó là chưa kể doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi vay ở mức 18% năm cộng với giá nguyên liệu đầu vào, giá nhân công, xăng dầu..v.v..đang tăng cao sẽ tăng rủi ro trong kinh doanh. Còn nếu doanh nghiệp tăng giá sản phẩm thì sẽ dẫn đến tăng lạm phát, thiếu tính cạnh tranh và có nguy cơ mất thị trường. Hơn ai hết các ngân hàng biết rõ điều này họ vẫn cứ đâm đầu chạy đua lãi suất để thu hút vốn nhằm bảo đảm cho thanh khoản trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài, nếu không ở trong hoàn cảnh túng quẫn thì chắc chắn lãi suất của các ngân hàng ở Việt Nam không thể cao nhất thế giới như hiện nay.

    Để hiểu rõ hơn về thiệt hại của các ngân hàng chúng ta hãy xét đến tổng giá trị danh mục đầu tư chứng khoán ở các ngân hàng thương mại được báo cáo như sau:

    1) Ngân hàng Á Châu 9,639 tỷ VNĐ
    2) Ngân hàng Kỹ Thương 6,842 tỷ VNĐ
    3) Ngân hàng Đông Nam Á 3,968 tỷ VNĐ
    4) Ngân hàng An Bình 3,600 tỷ VNĐ
    5) Nhân hàng Hàng Hải 2,169 tỷ VNĐ
    6) Ngân hàng ngoài Quôc doanh là 1,678 tỷ VNĐ

    Chưa đề cập đến sự chính xác và cơ sở của báo cáo trên mà việc các ngân hàng thiếu sót báo cáo các khoản đầu tư thua lỗ ở từng thời điểm nhạy cảm của thị trường (Ví dụ trong trường hợp ngân hàng đang giữ cổ phiếu bị thua lỗ nhưng chưa bán ra nên chưa báo cáo thô lỗ) đối với các cổ đổng và các nhà đầu tư buộc chúng ta phải đặt ra những nghi vấn về mức thua lỗ thật sự của các ngân hàng.

    Rồi nhiều ngân hàng lớn tiếng nói không lỗ hoặc vẫn bảo đảm thanh khoản vậy tại sao họ lại chạy đua lãi suất huy động thậm chí chấp nhận vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưỡng trong khi do chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như lãi suất đầu ra cao đã khiến nguồn ra bị thu hẹp lại, vậy tại sao vẫn thiếu tiền? Nhiều ngân hàng giở trò gạt con nít khi họ thu hồi các chứng khoán cầm cố đang bị xuống giá thảm hại nhưng vẫn không ai thèm mua nên không tính vào số lỗ, hoặc quá lỗ không muốn bán nên chưa thể tính lời lỗ được. Rồi từ đó báo cáo với cổ đông và các nhà đầu tư là không lỗ!

    Trong thời gian đến khi các ngân hàng không thể cầm cự được nữa thì việc tiếp tục chạy đua lãi suất là chuyện có thể xẩy ra. Ngoài ra việc đồng VNĐ đang có dấu hiệu rớt giá so với đồng USD sẽ thu hút các nhà đầu tư và người dân quay sang USD dẫn đến khả năng các ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động USD hoặc vàng. Mở đầu cuộc đua lãi suất USD, ngân hàng được cho là bị thua lỗ trong đầu tư chứng khoán nhiều nhất ACB đã nâng lãi suất lên 7,15%/năm vào ngày 27/05 dành cho kỳ hạn 13 tháng.

    Như vậy chúng ta thấy lãi suất huy động ở các ngân hàng ở Việt Nam đang có hiện tượng quay vòng, từ lúc nâng lãi suất lên 12% để trả cho lãi suất 7,8% ở năm trước, rồi tiếp tục nâng lãi suất lên 15% để trả cho lãi suất 12%. Cứ nâng lãi suất cao để trả cho lãi suất thấp trước đó; nên việc gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao lúc này sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro rất lớn. Đặc biệt nếu lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng trong thời gian đến thì nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng càng đến gần vì khi đó khả năng cầm cự của các ngân hàng cũng đã đến giới hạn.

    Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, số tiền mà các tập đoàn, tổng công ty vốn nhà nước SCIC đầu tư vào lĩnh vực tài chính, chứng khoáng, bất động sản, ngân hàng trong năm 2007 là 15,000 tỷ đồng. Còn theo Bộ Tài chính, số vốn mà các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra các lĩnh vực bên ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của mình là 117,000 tỉ đồng. Vậy con số 15,000 tỷ có phải là con số thật mà SCIC đầu tư vào tài chính, chứng khoáng và bất động sản không? Có nhiều công ty đầu tư vào tài chính gấp 2 đến 3 lần số vốn điều lệ của mình, nay thị trường tài chính biến động lớn như vậy tại sao chưa thấy công ty nào tuyên bố phá sản hay thua lỗ?

    Rõ ràng tình hình của các ngân hàng cũng như các tập đoàn công ty có vốn đầu tư vào chứng khoán và BĐS đang được giữ kín, nhiều nguồn thông tin cho rằng một số ngân hàng và công ty đã phá sản vì thua lỗ quá lớn nhưng chính phủ chưa cho phép công bố để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư và người dân.; hay nói cách khác, nhà nước đang che đậy thông tin thực sự về tình hình sức khỏe của các ngân hàng và các công ty để kéo dài thời gian tiến gần đến khủng hoảng.

    Trong két sắt của các ngân hàng lúc này chỉ có giấy tờ chứng khoán và bất động sản. Khủng hoảng ở hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ không dừng lại ở khủng hoảng thanh khoản mà là khủng hoảng khả năng thanh toán.

    Liệu đồng VNĐ có rơi tự do?
    Tiền tệ được xem là huyết mạch của nền kinh tế, vì thế sức khỏe của đồng tiền sẽ phản ánh rất rõ tình trạng của một nền kinh tế. Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta muốn tìm hiểu về tình trạng của nền kinh tế Việt Nam mà bỏ qua việc tìm hiểu sức khỏe của VNĐ. Kinh nghiệm cuộc khủng hoảng ở các nước Châu Á năm 1997 cho thấy khi đồng tiền bị rớt giá (Đồng Bath Thái bị rớt đến 50%) đã góp phần làm cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng. Nguyên nhân là do chính phủ các nước áp đặt tỷ giá của đồng nội tệ vượt xa so với tỷ giá thực của nó cũng như việc lạm dụng các chính sách lãi suất (như tăng lãi suất tiền gửi nội tệ ở hệ thống ngân hàng) để áp đặt tỷ giá của đồng nội tệ trong một thời gian dài mà không có những điều chỉnh hợp lý so với biến động bên ngoài.

    Để tìm hiểu về sức khỏe của đồng VNĐ chúng ta hãy nhìn lại những biến động tỷ giá trong thời gian vừa qua. Trước hết là biến động tỷ giá ngày 27/05 vừa qua khiến giá USD trên thị trường tự do vọt lên 1USD ăn 17,500 VNĐ, trong khi giá USD ở hệ thống ngân hàng vẫn được giữ ở mức 1USD ăn 16,230 VNĐ. Điều lạ ở đây là trong khi giá USD ở thị trường tự do cao hơn hẳn giá USD ở hệ thống ngân hàng, đa số các ngân hàng điều niêm yết giá bán ra và giá mua vào USD ở mức bằng nhau, tuy nhiên ngân hàng lại không có USD để bán; nếu có bán thì ngân hàng chỉ bán cho các khách hàng lâu năm và cũng bán gần bằng với tỷ giá ngoài thị trường thị do chứ không bán theo tỉ giá niêm yết. Nhiều nhà đầu tư cần mua USD khi không mua được ở ngân hàng cũng phải mua ở thị trường tự do với giá cao hơn rất nhiều so với giá niêm yết. Như vậy việc biến động tỷ giá ngày 27/05 vừa là do đầu cơ hay do khan hiếm USD? Có lẽ có cả yếu tố đầu cơ nhưng đó không phải là lý do chính khiến tỷ giá biến động mạnh đến như vậy mà do USD thực sự đang khan hiếm trên thị trường.

    Lý do khan hiếm USD là có cơ sở vì thâm hụt thương mại năm 2007 tăng cao 14,12 tỷ USD, còn trong 5 tháng đầu năm 2008 thì thâm hụt thương mại lên đến 14,4 tỷ USD, do kinh tế Mỹ khó khăn nên lượng Kiều hối gửi về đã giảm đáng kể cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp FPI hầu như bị chựng lại. Lúc này chính phủ chỉ còn trông chờ vào đầu tư trực tiếp FDI để cân bằng lại thâm hụt thương mại quá lớn nhưng việc giải ngân FDI lại là cả một vấn đề không phải một sớm một chiều, huống chi lượng FDI giải ngân từ đầu năm đến nay không đủ bù vào thâm hụt thương mại đang tăng cao nên việc khan hiếm USD trên thị trường là điều tất nhiên. Đó là chưa kể khi thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng thì nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI ở những năm trước đang có chiều hướng chảy ngược trở ra sẽ ******** hình trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu theo dõi webiste của chính phủ chúng ta sẽ thấy chính phủ yêu cầu các cơ quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn FDI bằng mọi biện pháp, cũng như việc cấp phép cho các dự án có vốn FDI ?onhạy cảm? nhanh chóng một cách bất thường (Như việc cho phép Canada đầu tư khu sòng bài, nghỉ mát 4,2 tỷ USD ở Vũng Tàu).

    Việc nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI đang có chiều hướng chảy ngược ra ngoài là rất nguy hiểm, ngày 14/04/08 vừa qua lần đầu tiên trong một thời gian các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trái phiếu trên sàn TPHCM 138 tỷ đồng trong khi trước kia họ chỉ toàn mua ròng. Khả năng các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn rút toàn bộ số vốn FPI đã đầu tư vào trái phiếu năm 2007.

    Trở lại với đồng nội tệ VNĐ, ngoài các yếu tố trên sức khỏe của đồng nội tệ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của đồng nội tệ được chính phủ định giá so với tỷ giá thực của nó. Vậy VNĐ đang được định giá có phải là tỷ giá thực của nó so với USD? Dĩ nhiên là không vì VNĐ hiện tại đã được chính phủ định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó, đơn cử một dẫn chứng sau đây sẽ chứng minh điều này:

    Năm 2001 lạm phát ở Việt Nam bắt đầu đổi chiều từ giảm lạm phát sang tăng lạm phát, chúng ta sẽ chọn mốc thời gian này để so sánh lạm phát ở Việt Nam và lạm phát ở Mỹ, từ đó so sánh giá trị của đồng VNĐ và USD so với tỷ giá hối đoái hiện nay giữa hai đồng tiền.
  6. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497
    đang rình múc ACB STB ... hi vọng có giá ngon vì thông tin xấu ....


    ACB 3x múc vô sờ tư ha ha , thèng ACB này đang ăn vã vàng ở sòng Gold mỗi ngày thu hồ 4-5 tỉ ......

    STB 15 thì nhắm mắt mua .....




    /
  7. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497
    ACB có ANZ WB và Dragon Capital đứng sau chống lưng ....

    STB cũng tương tự .....

    Phần còn lại của ACB STB phần lớn do các siêu tỉ phú người Hoa chợ Lớn nắm ... người Hoa mạnh khắp Đông Nam Á .... yên tâm ... khó khăn chỉ là tạm thời .... nhưng chính giai đoạn khó khăn này lại là cơ hội lớn cho ACB STB đang sẵn xèng tung ra múc các tài sản và thâu tóm cty khác với giá bèo ....

    ACB STB .... chỉ chờ giá ngon là múc ....
  8. 6eorge5oros

    6eorge5oros Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Đã được thích:
    0
    OK. nhưng ACB với STB xèng đâu mà lắm thế...
  9. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497


    ACB STB nó có cả chục nghìn tỉ thặng dư từ phát hành cp, trái piếu 2007 ...... nó là 2 thằng NH TMCP lớn nhất ... hiểu rõ hiện trạng BDS và doanh nghiệp nhất ... nó cho vay .... rồi xiết nợ giá bèo .... doanh nghiệp phá sản nó ép mua rẻ .... vài năm sau bơm tiền vào nuôi cho lớn bán ha ha ....


    giai đoạn khó khăn là khó khăn chung .... nhưng cũng là cơ hội lớn cho những thèng túi to sẵn cash như ACB STB ....
  10. newsways

    newsways Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Nghe các bán bạn chuyện mua mà phấn khích quá, nói chung tình hình thị trường hiện nay thì mua cái gì cũng rẻ lắm rồi, vấn đề là nguồn vốn đâu để đổ vào để mà nhìn nó rớt tiếp.

Chia sẻ trang này