Cập nhật giá USD chợ đen hàng ngày [Update]

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Top_F319, 15/02/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7883 người đang online, trong đó có 1155 thành viên. 11:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 116328 lượt đọc và 1010 bài trả lời
  1. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.992
    Tối cũng chưa chịu dừng à !!!
  2. Top_F319

    Top_F319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Money Never Sleep [:D]
  3. Top_F319

    Top_F319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2011
    Đã được thích:
    0
    22 chỉ còn là vấn đề thời gian.
  4. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    nếu qua 22 thì 22.4 là tất yếu . Khơ khơ...
  5. Tuanxdbk37

    Tuanxdbk37 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    2
    Chỉ mai ngày kia là 22...chết toàn tập.
  6. chtruong

    chtruong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Đã được thích:
    0
    Đã bán hết rồi, bà con cứ đợi ngày mai mà bán 22 nhé. Chúc may mắn :)):)):))
  7. nguyenvu250279

    nguyenvu250279 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    28
    Đồng USD kiểm soát Trung Quốc? ​
    [​IMG]

    Mỗi người Trung Quốc đang bỏ 2.000 USD hay cả Trung Quốc chi một nửa GDP để mua nợ Mỹ. Nếu Trung Quốc muốn thoát khỏi ảnh hưởng của đồng USD, hãy ngừng mua nó.



    Ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, trước thềm chuyến thăm Mỹ vào tháng 1/2011, nói: “Hệ thống tiền tệ hiện nay là sản phẩm của quá khứ.” Bằng cách nói như vậy, ông đã thể hiện sự nghi ngờ về vai trò của đồng USD trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.
    Hơn thế nữa, ông nói thêm, chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng mạnh lên thanh khoản và dòng vốn trên toàn cầu, vì thế thanh khoản đồng USD cần được duy trì ở mức hợp lý và ổn định. Ông Hồ Cẩm Đào hoàn toàn đúng.
    Ông Hồ Cẩm Đào không phải chính khách đầu tiên chỉ trích chính sách tài khóa và tiền tệ của Mỹ, đặc biệt chính sách nới lỏng định lượng của FED. Thập niên 1960, ông Valéry Giscard d’Estaing, sau này giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp, phàn nàn về ưu thế cắt cổ của đồng USD.
    Ông John Conally, Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Richard Nixon, đã thể hiện quan điểm: đồng tiền của chúng tôi nhưng vấn đề của các ngài. Bộ trưởng Tài chính Pháp khi đó và nay đến chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc muốn tỷ giá bình ổn nhưng ghét cay đắng thực tế rằng phía Mỹ phát hành ra bao nhiêu đồng USD họ phải mua vào bấy nhiêu. Cả hai đều muốn chỉnh chính sách của Mỹ và đều thất bại. Nay họ lại muốn làm vậy nhưng mọi chuyện liệu có khác? Không.
    Người Trung Quốc và nhiều bên can thiệp khác vào thị trường có cách riêng để thể hiện sự thiếu tin tưởng vào đồng USD. Từ tháng 1/1999, ngay sau khủng hoảng tài chính châu Á, cho đến tháng 10/2010, dự trữ tiền tệ toàn cầu lên 7.450 tỷ USD. Riêng dự trữ của Trung Quốc đạt 2.616 tỷ USD.
    Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, dự trữ toàn cầu mang đến yếu tố bảo vệ cho những người nắm giữ nó; từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009, dự trữ toàn cầu chỉ giảm 473 tỷ USD tương đương khoảng 6%. Thế nhưng sau đó hoạt động mua vào bắt đầu,: từ tháng 2/2009 đến tháng 10/2010, dự trữ tăng thêm 2.004 tỷ USD.
    Đồng USD không phải đồng tiền dự trữ duy nhất nhưng vẫn là đồng tiền dự trữ quan trọng nhất. Quý 3/2010, chỉ 56% dự trữ toàn cầu được công bố. Trong đó đồng USD chiếm 61%, đồng euro chiếm 27%. Trung Quốc không công bố chi tiết dự trữ. Thế nhưng chắc chắn Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào đồng USD.
    Tại sao nhiều nước khá nghèo trên thế giới đầu tư mạnh vào nợ mang lại lợi suất thấp của nhóm nước giàu nhất thế giới, đặc biệt Mỹ? Tại sao Trung Quốc, mua ồ ạt nợ của nước mà chính phủ Trung Quốc kịch liệt chỉ trích chính sách tiền tệ. Tính trung bình, mỗi người dân Trung Quốc bỏ 2.000 USD để mua nợ Mỹ, số tiền đầu tư vào nợ Mỹ của Trung Quốc tương đương 50% GDP.
    Câu trả lời ở chỗ đây chính là sản phẩm của nỗ lực giữ đồng nội tệ của họ ở mức giá thấp và giành lợi thế xuất khẩu. Hoạt động mua vào, nếu đã từng có, nay cũng không phải kết quả của nỗ lực muốn mua lấy sự an toàn: rủi ro đối với tài sản của Trung Quốc bắt nguồn từ dự trữ lớn của nước này chắc chắn lớn hơn bất kỳ lợi ích an toàn nào. Điều này cũng đúng nếu nói về các bên can thiệp vào thị trường khác.
    Vậy sự cải cách của hệ thống tiền tệ toàn cầu có thể giải quyết được thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc hay không? Nếu thế giới lại sử dụng bản vị vàng, theo gợi ý của một số chuyên gia gần đây, nước Mỹ sẽ phải đương đầu với việc lượng vàng bị rút đi ồ ạt và buộc phải điều chỉnh giảm phát. Trung Quốc có thể sẽ thích điều đó, dù cũng chẳng mấy tác dụng với xuất khẩu của nước này.
    Thế nhưng nói đến hậu quả cũng để chỉ ra rằng khả năng trên không thể xảy ra. Từ Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, chẳng nước lớn nào chấp nhận sự điều chỉnh theo hướng trên. Mỹ là Mỹ chứ không phải Estonia nhỏ bé.
    Một số người, trong đó bao gồm quan chức kinh tế Trung Quốc, nói đến sử dụng quyền rút tiền đặc biệt (SDRs). Thế nhưng SDR đơn giản chỉ là giỏ tiền tệ lớn. Bất kỳ bên nào nắm dự trữ đều thâu tóm được giỏ đó. SDR không phải tiền và không thể thay thế được các loại tiền trong nó.
    Trong tương lai mà chúng ta có thể biết được, chế độ tiền tệ toàn cầu vẫn phụ thuộc vào các đồng tiền quốc gia do con người phát hành. Việc đưa SDR vào lưu thông chỉ mang tính bổ sung chứ không thể thay thế. Người Trung Quốc dường như không phản đối.
    Vậy việc đưa đồng nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ toàn cầu thì sao? Trong dài hạn, điều này cần phải xảy ra. Thế nhưng bất kỳ thay đổi nào theo hướng đó cũng sẽ buộc Trung Quốc phải đương đầu với 2 khó khăn.
    Thứ nhất, sẽ chỉ có ý nghĩa nếu đồng nhân dân tệ không còn được neo vào đồng USD, với điều này, chính sách trọng thương của Trung Quốc sụp đổ.
    Thứ hai, để một đồng tiền có thể mang tính toàn cầu, đồng tiền đó cần có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và giao dịch trên các thị trường tài chính quy mô lớn, thanh khoản cao. Trung Quốc buộc phải từ bỏ kiểm soát tỷ giá và tự do hóa hệ thống tài chính.
    Ngoài ra, cũng không thể buộc người Trung Quốc nắm giữ tài khoản tiền gửi lợi suất thấp tại các ngân hàng. Cuối cùng, chính quyền sẽ mất đi nguồn kiểm soát kinh tế quan trọng nhất: hệ thống ngân hàng. Khả năng này trong ngắn hạn không thể thành hiện thực.
    Điểm lớn nhất ở chỗ Trung Quốc không thể theo đuổi được chính sách trọng thương cùng lúc đó tránh mua gom nợ của Mỹ.
    Ông Robert Triffin, kinh tế gia người Bỉ, đã đưa ra nghịch lý Triffin phản ánh sự căng thẳng trong việc hòa hợp chính sách tiền tệ trong nước và chính sách tiền tệ toàn cầu.
    Thập niên 1960, ông chỉ ra trong hệ thống tỷ giá cố định, bên cung dự trữ cuối cùng sẽ phải chịu thâm hụt cán cân thanh toán. Sự ổn định của hệ thống sẽ bị đe dọa (theo quan điểm của ông Hồ Cẩm Đào).
    Trung Quốc có thể ngừng mua đôla với quy mô hiện nay và để đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn. Vấn đề sau sự điều chỉnh trên sẽ không nhỏ. Tuy nhiên sự điều chỉnh phục vụ cho chính quyền lợi của Trung Quốc.
    Nếu không, cuối cùng, dự trữ của Trung Quốc sẽ ngày một phình to hơn, hệ thống tài chính bị bóp méo và chính Trung Quốc có thể mất kiểm soát tiền tệ. Hiện nay khi lạm phát thành mối lo khả năng điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh tay khá lớn.
    Trong bài phát biểu trước chuyến thăm của Chủ tịch Nhà nước Hồ Cẩm Đào, Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhấn mạnh: “Từ tháng 6/2010 khi Trung Quốc công bố sẽ tiến đến áp dụng chế độ linh hoạt tỷ giá, họ đã để đồng nhân dân tệ tăng giá 3% tương đương 6%/năm thế nhưng trên thực tế còn cao hơn bởi lạm phát tại Trung Quốc cao hơn Mỹ. Chúng tôi tin Trung Quốc hiểu rằng quyền lợi của họ nằm chính ở đồng nhân dân tệ giá cao hơn để ứng phó lại áp lực từ phía thị trường. Chúng tôi tin Trung Quốc sẽ làm như vậy bởi nếu không cái giá phải trả khi dùng lựa chọn thay thế sẽ quá đắt, đắt với Trung Quốc và mối quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới.”
    Phân tích này hoàn toàn đúng. Bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hành động không lớn. Trung Quốc đã sai lầm. Lời khuyên đối với ông Hồ Cẩm Đào rất đơn giản: Nếu Trung Quốc muốn thoát khỏi sự kiểm soát của đồng USD, hãy ngừng mua nó.


    chêt
  8. zarara

    zarara Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cụ này khôn vãi lọ! Chắc sẽ giống vàng giá 38. :))
  9. Top_F319

    Top_F319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2011
    Đã được thích:
    0
  10. mrnhanma

    mrnhanma Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    268
    Mãi không thấy giảm, căng thẳng quá
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này