Cash Is Kinh --------- Căng Thật Luôn !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 08/04/2022.

6096 người đang online, trong đó có 606 thành viên. 21:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8997 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    245.522
    VN thứ 3 mới giao dịch nên cụ đừng lo :))
    BigDady1516 thích bài này.
  2. Dungck

    Dungck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/03/2020
    Đã được thích:
    837
    TT đi nạng 20đ mà gd có 23k tỷ.
    alexpham263BigDady1516 thích bài này.
  3. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.434
    Cho nên tôi mới nói là thứ 2 xanh để thứ 3 giao phối cho nó hưng phấn
    alexpham263BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Nạng phải -72 điểm như đầu 2021 :D@};-
  5. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.434
    Nó đánh gấp quá trở tay ko kịp do đó chưa bán nên ko có thanh khoản, giờ đa số tk đang bị căng magin chưa xứ lý kịp cụ,
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Cần 141 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành điện giai đoạn 2021-2030

    Phát biểu tại Hội thảo “khơi thông nguồn vốn đầu tư vào ngành điện” tại Hội thảo do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) một lần nữa nhấn mạnh vai trò của việc thu hút đầu tư vào ngành điện trước thực tế, các nguồn điện mới dự kiến hoàn thành hàng năm trong giai đoạn 2022-2025 được tính toán luôn thấp hơn so với tăng trưởng phụ tải.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công thương)

    Điều này khiến cho việc đảm bảo cung cấp điện ngày càng khó khăn và có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh ở miền Bắc vào các tháng 5-7, là thời điểm nắng nóng cuối mùa khô, công suất khả dụng các nhà máy thủy điện bị suy giảm.

    Nguyên nhân được ông Tuấn Anh cho biết là do khoảng 10 dự án nguồn điện lớn ngoài EVN chậm tiến độ, nên hụt công suất khoảng 7.000 MW, dẫn đến ảnh hưởng cung ứng điện.

    Trong khi đó, nguồn điện năng lượng tái tạo – NLTT (điện mặt trời, điện gió) được bổ sung đáng kể song hoạt động truyền tải còn hạn chế, dẫn đến việc thiếu điện cục bộ ở một số thời điểm vẫn chưa được giải quyết.

    Ông Tuấn Anh cũng cho biết, theo tính toán của Bộ Công thương trong quy hoạch điện VIII, nhu cầu điện đến năm 2030 còn tăng cao. Với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 ngưỡng trên 9%, và giai đoạn 2026-2030 trên 8%.

    Như vậy, tiếp tục gây áp lực lên việc xây dựng lưới điện và cung ứng điện. “Bởi chúng ta phải có phương án quy hoạch điện nhằm cung ứng điện an toàn, tin cậy, nhưng chi phí phù hợp với điều kiện Việt Nam và cũng phải đảm bảo cam kết về đảm bảo môi trường theo cam kết Net Zero”, ông Tuấn Anh cho hay.

    Để khắc phục, theo ông Tuấn Anh, trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư lưới điện...Và hướng đến phát triển nguồn và phụ tải một cách cân bằng, hạn chế tối đa truyền tải liên miền và xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền tới năm 2030.

    Xã hội hóa việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải để đấu nối các nguồn điện, nhằm giảm gánh nặng đầu tư cho ngành điện.

    Để thực hiện được, tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam theo tính toán là 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD. Tương đương vốn bình quân đầu tư mỗi năm cho giai đoạn này khoảng 14,16 tỷUSD/năm (trong đó phần nguồn khoảng 12,72 tỷ USD/năm và phần lưới khoảng 1,41 tỷ USD/năm).

    Vai trò của giá điện là trọng tâm trong việc thu hút vốn đầu tư

    “Vậy, làm thế nào để thu hút vốn đầu tư vào ngành điện?” là vấn đề được các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp đã bàn luận sôi nổi tại Hội nghị.
    --- Gộp bài viết, 08/04/2022, Bài cũ: 08/04/2022 ---
    Đại khái là các Chú ko dồn vào BĐS, B.... nữa Vào năng lượng, đầu tư công thôi:D@};-
  7. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    245.522
    Quy trình vầy nè: Mỹ nay xanh, thứ 2 đỏ, sáng thứ 3 future lại xanh sẽ là chuẩn chỉ nhất cho em VNI :))
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Oil thế giới 56 Đô là P nhà ta đã lãi rồi đó! PLX dễ vào CLB 100 PVD, PVS 6x thẳng tiến:drm1:drm1:drm1@};-
    Stockchanchinh thích bài này.
    Stockchanchinh đã loan bài này
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Giàn khoan thế hệ mới nhất của PVD chuẩn bị chương trình khoan tại bể Nam Côn Sơn

    - Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã ký kết hợp đồng cung cấp giàn khoan PV DRILLING VI cho Premier Oil Vietnam Offshore B.V. để thực hiện chương trình khoan năm 2022. Theo hợp đồng đã ký, từ tháng 7/2022, giàn PV DRILLING VI sẽ khoan 2 giếng chắc chắn và 1 giếng tùy chọn tại Block 12W thuộc bể Nam Côn Sơn, ngoài khơi Việt Nam.
    [​IMG]Giàn khoan biển tự nâng của PV Drilling bắt đầu chương trình khoan tại Lô 09-1

    [​IMG]
    Giàn khoan tự nâng PV DRILLING VI.
    PV DRILLING VI là giàn khoan tự nâng thế hệ mới nhất và là phiên bản nâng cấp từ thiết kế MOD V B Class của Keppel FELS. Được đóng mới hoàn thiện vào tháng 2/2015, giàn PV DRILLING VI có thể khoan đến 9.000 m ở mức nước sâu tối đa 121 m, có tải trọng khoan kết hợp tối đa lên đến 2,500 kips (1,134 MT) cùng nhiều tính năng kỹ thuật vượt trội khác.

    Tính đến 12h00 đêm 27/2/2022, giàn khoan PV DRILLING VI đã vượt qua cột mốc 7 năm liên tục vận hành an toàn, không để xảy ra sự cố gây mất thời gian lao động (Zero LTI), được công nhận bởi Hiệp hội các Nhà thầu khoan Dầu khí Quốc tế (IADC).

    Theo hợp đồng đã ký kết, giàn PV DRILLING VI sẽ thực hiện chiến dịch khoan của Premier Oil tại Block 12W từ tháng 7/2022 sau khi kết thúc chiến dịch khoan cho ENI Vietnam B.V.

    Tính đến thời điểm hiện tại tất cả các giàn khoan của PV Drilling đều có việc làm đều đặn, trong đó giàn tự nâng PV DRILLING I và PV DRILLING II đang khoan cho Vietsovpetro, giàn PV DRILLING III khoan cho Repsol, giàn PV DRILLING VI khoan cho dự án của ENI Vietnam B.V, giàn PV DRILLING 11 khoan cho GBRS tại Algeria, đặc biệt giàn TAD - PV DRILLING V đang khoan cho BSP tại Brunei với hợp đồng dài hạn lên đến 10 năm (6 năm chắc chắn và 4 năm gia hạn). Tất cả các giàn khoan đều có việc làm đã minh chứng cho sự nỗ lực, kiên trì của PV Drilling trong suốt hai năm củng cố nội lực và băng qua thách thức để vững vàng vươn xa
    Tro_lai_chung_truong, BangvuStockchanchinh thích bài này.
    BangvuStockchanchinh đã loan bài này
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư 2.300 tỷ USD cho hạ tầng, ‘ăn đứt’ Mỹ về độ chịu chi
    21:57 | 08/04/2022


    Trung Quốc đặt cược 1.500 tỷ USD vào cắt giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng
    20-01-2022'Niềm tự hào' đường sắt cao tốc của Trung Quốc gây ra biết bao hệ lụy
    [​IMG]
    Cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden đều có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng táo bạo, nhưng quy mô kế hoạch Mỹ phê chuẩn lại nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc. (Ảnh: Reuters, Getty Images).

    Hỗ trợ cho sản xuất
    Kinh tế Trung Quốc đang bị trói buộc bởi các lệnh phong tỏa COVID-19, sự suy yếu của thị trường nhà đất và giá dầu phi mã vì chiến sự Nga-Ukraine. Trước tình thế này, Chủ tịch Tập Cận Bình đang viện đến các đồng minh đáng tin cậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng: Hơn 50 triệu nhân công xây dựng của Trung Quốc.

    Dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh, chính quyền địa phương đã vạch ra danh sách hàng nghìn “dự án quan trọng”. Theo phân tích của Bloomberg, các khoản đầu tư đã được lên kế hoạch cho năm nay có tổng quy mô lên đến 14.800 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 2.300 tỷ USD.

    Gói đầu tư cơ sở hạ tầng mà Quốc hội Mỹ phê chuẩn năm ngoái chỉ có giá trị gần một nửa – tức 1.100 tỷ USD – và dàn trải trong thời gian 5 năm.

    [​IMG]


    Giống kế hoạch của Washington, phần lớn chi tiêu của Trung Quốc sẽ dành cho vận tải, nước và hạ tầng kỹ thuật số. Nhưng Trung Quốc đã có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, cũng như mạng lưới đường cao tốc dài nhất, do đó nước này đang chuyển dịch cơ cấu của gói kích thích xây dựng.

    Chỉ có khoảng 30% dự án của Trung Quốc thuộc về cơ sở hạ tầng truyền thống, ví dụ như đường bộ và đường tàu. Hơn một nửa sẽ hỗ trợ ngành sản xuất và dịch vụ: Nhà máy, khu công nghiệp, vườn ươm công nghệ và thậm chí cả công viên giải trí.

    Bà Nancy Qiang, Giáo sư tại Trường Quản trị Kellogg thuộc Đại học Northwestern đánh giá: “Do Trung Quốc đã có cơ sở hạ tầng hiện đại cơ bản, tập trung đầu tư cho sản xuất là việc hợp lý”.

    Sự thay đổi phản ánh quyết tâm của của Bắc Kinh trong việc đảm bảo Trung Quốc giữ thế thống trị trong sản xuất toàn cầu. Nước này cũng đang chuyển dịch sang lĩnh vực tiên tiến hơn như xe điện, pin, năng lượng tái tạo và microchip.

    Một dự án phù hợp với tiêu chuẩn của chính phủ Trung Quốc là kế hoạch 2,2 tỷ nhân dân tệ nhằm mở rộng Công viên Khoa học công nghệ Zhongguancun Dongsheng ở Bắc Kinh để nuôi dưỡng thế hệ startup công nghệ tiếp theo.

    Tại công trường, những chiếc cần cẩu bao quanh một cái hố khổng lồ. Các công nhân đeo khẩu trang và đội mũ cứng đặt móng cho tòa nhà mới. Để tránh nhiễm virus, công nhân sống trong một bong bóng — di chuyển giữa ký túc xá và địa điểm làm việc — và xét nghiệm COVID-19 hàng tuần.

    Ông Zhang Hongqiang, thành viên 49 tuổi trong đội xây dựng cho biết: “Thời nay không dễ kiếm việc. Tôi đến bất cứ nơi nào có việc để làm”. Nhà của ông ở tỉnh Sơn Đông, cách Bắc Kinh 400 km. Ông kiếm được 6.000 nhân dân tệ mỗi tháng, bằng 1/3 mức lương trung bình của người lao động toàn Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Một điểm xây dựng tại Công viên Khoa học và Công nghệ Zhongguancun. (Ảnh: Nicolas Bock/Bloomberg).

    Ngoài mục tiêu tạo việc làm cho những nhân công như ông Zhang, cú thúc xây dựng còn nhằm đảm bảo chính phủ Trung Quốc đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm 2022. Thị trường chứng khoán cũng có thể nhận được cú hích. Chỉ số chính của thị trường Trung Quốc đã mất 13,4% từ đầu năm đến nay, nhưng chỉ số phụ theo dõi các công ty liên quan tới cơ sở hạ tầng chỉ giảm 4,7%.

    Giống như những vòng kích thích trong quá khứ, kế hoạch lần này có khả năng nâng đỡ cho kinh tế toàn cầu thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Mặt khác, ý định của Trung Quốc có thể gia tăng áp lực giá hàng hóa đúng lúc nhiều nước phải vât lộn với cú sốc năng lượng bởi chiến sự Nga-Ukraine.

    Nhưng trong thời gian dài – các dự án lớn trong năm nay cần từ 3 đến 5 năm để hoàn thiện – tác động tổng thể lên toàn phát có thể là giảm phát. Khi các nhà máy Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng như microchip, nguồn cung sẽ tăng lên và giá cả được hạ nhiệt.

    Ván bài mới
    Cú thúc xây dựng thể hiện bước ngoặt trong hướng đi của kinh tế Trung Quốc. Tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã giảm dần trong thập kỷ qua dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh nhằm làm giảm tỷ lệ nợ/GDP. Năm ngoái, đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ tăng trưởng 0,4%, thấp hơn hẳn so với tốc độ hàng năm gần 20% một thập kỷ trước.

    Ông Justin Lin, cựu chuyên gia kinh tế của World Bank từng cố vấn cho Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Bloomberg: “Xu hướng trên sẽ được đảo ngược”. Goldman Sachs dự đoán đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tăng 8% trong 2022.

    Trung Quốc đang cược rằng hàng nghìn dự án mới sẽ không biến thành những con “voi trắng” làm nặng gánh hệ thống tài chính với những khoản vay không hoàn trả nổi. Ông Lin nói: “Nếu tận dụng cơ hội để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu các điểm nghẽn, thì năng suất sẽ được gia tăng và nguồn thu của chính phủ cũng vậy”.

    Đây là canh bạc tận dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Các nhà máy Trung Quốc có thể sản xuất thêm hơn 1 tỷ tấn thép và 1,5 tỷ tấn xi măng mỗi năm. Trong khi đó, chi phí lương cho công nhân xây dựng vẫn ở mức thấp. Các công ty xây dựng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã giám sát hàng nghìn dự án trên thế giới, từ Bắc Kinh đến Budapest.

    Môi trường chính trị hiện nay cũng thuận lợi cho kế hoạch của ông Tập. Các nhà chức trách địa phương đang nuôi hy vọng được thăng chức tại kỳ họp lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Để tận dụng cơ hội chỉ xuất hiện 5 năm một lần, họ sẽ dốc sức đảm báo các dự án đi đúng hướng.

    Các nhà kinh tế phương Tây từ lâu đã chê bai rằng kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào các dự án công quy mô lớn. Nhưng họ đã nhỏ giọng hơn sau khi các cảng và đường xá của nước này không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu chưa từng có trong đại dịch, tạo ra tắc nghẽn chuỗi cung ứng và khiến lạm phát toàn cầu đi lên.

    Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nói rằng nước này vẫn còn nhu cầu cơ sở hạ tầng khổng lồ. Trung Quốc còn 60 thành phố với hơn 3 triệu dân nhưng không có hệ thống tàu điện ngầm.

Chia sẻ trang này