Câu lạc bộ chứng khoán Hà Nội CSC- Cạnh tranh với hội cổ đông nhỏ của đồng chí CUNGND

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bullcafe, 13/08/2007.

3650 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 02:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1449 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. bullcafe

    bullcafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Up phat cho de tim
  2. bullcafe

    bullcafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ đông ít vốn nên học luật chơi

    Do xuất phát từ các công ty tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước nên cơ cấu cổ đông của các công ty đại chúng, công ty niêm yết ở nước ta hiện nay có đặc điểm là các cổ đông ít vốn, chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưng chỉ nắm giữ khoảng 20 - 30% vốn, trong khi một vài cổ đông nắm giữ vốn lớn, gọi là cổ đông lớn có thể nắm giữ 70 - 80% vốn của công ty.


    Vì thế, quyền quyết định trong công ty thực chất thuộc về một vài cổ đông lớn. Vậy cổ đông nhỏ khi tham gia đầu tư vào các công ty đại chúng có đặc điểm này (đang chiếm phần lớn trong số công ty niêm yết) nên hành xử như thế nào?

    Theo các chuyên gia, cổ đông ít vốn nên học luật chơi, trong đó lưu ý 2 điểm chính: cổ đông nhỏ được luật pháp trao cho quyền nhất định để tự bảo vệ mình nhưng cũng đừng quên quyền chỉ giới hạn trong số vốn góp. Phân tích trường hợp FPT thành lập các công ty con như: Chứng khoán FPT, Ngân hàng FPT nhưng không góp vốn chi phối 51% trở lên mà chỉ góp vốn 15%, 30%, một tỷ lệ lớn số vốn góp còn lại ở các công ty con do một số thành viên trong HĐQT Công ty FPT mẹ góp vào, một số nhà đầu tư cho rằng, đây là cách hành xử không đẹp của cổ đông lớn với cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, thật bất ngờ là một số luật sư mà phóng viên ĐTCK trao đổi lại cho rằng, đây là việc làm không những không trái luật mà còn rất bình thường. Cổ đông nhỏ nên biết mình được đòi hỏi gì và không nên đòi hỏi gì.

    Theo luật sư Thành Ngọc Bích, Văn phòng Luật sư Phương Thuần và Bích, khi các cổ đông góp vốn nhiều, chịu nhiều rủi ro thì đương nhiên họ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Việc thành lập công ty con, quyết định góp vốn bao nhiêu không thuộc 4 vấn đề mà Luật Doanh nghiệp quy định phải có 75% phiếu đồng ý của cổ đông. Vì vậy HĐQT quyết định những vấn đề này là hoàn toàn chính đáng.

    Luật sư Bích cho biết, ở các nước phát triển, khi đầu tư cổ phiếu, các cổ đông chiếm ít vốn thường quan tâm đến 2 yếu tố: cổ tức và lãi vốn. Nếu công ty hứa hẹn 2 nguồn lợi nhuận này thì nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào.

    Về việc FPT có nên chiếm vốn chi phối ở các công ty con hay không, luật sư Bích cho rằng, việc này nên nhìn nhận dưới góc độ tài chính. Nếu đồng vốn bỏ ra ít, có tỷ suất lợi nhuận cao còn hơn bỏ ra nhiều mà lãi ít, tức là phương án thành lập công ty phải có tính thuyết phục về tỷ lệ góp vốn.

    Luật sư Cao Bá Khoát, Công ty Luật Khoát và Đồng sự cho biết, để bình luận quyết định của HĐQT công ty đại chúng đúng hay sai phải căn cứ vào bản điều lệ công ty. Vì thế, nhà đầu tư nhỏ trước khi quyết định đầu tư vào công ty nào nên đọc kỹ bản điều lệ của công ty đó để biết rõ về quyền lợi của mình, tránh tình trạng đến khi thua thiệt mới tìm hiểu luật chơi.

    Tuy nhiên, các luật sư đều cho rằng, có những vấn đề hoàn toàn đúng pháp luật nhưng không phù hợp lắm nếu xét về khía cạnh đạo đức kinh doanh. Lời khuyên của luật sư với nhà đầu tư nhỏ là nên chọn mặt gửi vàng, nhà đầu tư nhỏ nên đánh giá được các cổ đông chủ chốt của công ty. Rất nhiều vấn đề chỉ có thể trông chờ vào đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp, chứ không thể nhờ pháp luật phân xử.

    Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng, ở điểm này thì nhà đầu tư nhỏ còn rất hạn chế. Đa số nhà đầu tư trên thị trường bước đầu đầu tư theo phong trào và đang chuyển sang đầu tư dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính. Thông tin về HĐQT, Chủ tịch HĐQT còn rất ít được quan tâm và những thông tin này cũng rất hạn chế trong bản cáo bạch.

    Các luật sư đặc biệt lưu ý, cổ đông nhỏ phải biết liên kết lại để thực hiện quyền mà luật pháp đã trao cho họ. Chẳng hạn, Luật Doanh nghiệp đã quy định quyền bầu dồn phiếu cử người đại diện vào HĐQT. Khi có người đại diện trong HĐQT, thông tin về hành vi của các thành viên HĐQT có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như mua bán, cho tặng cổ phiếu, góp vốn đầu tư, thành lập công ty con? sẽ được tăng cường minh bạch, công khai. Đây là những vấn đề mà luật pháp nước ta còn thiếu quy định chi tiết, cũng như thiếu những điều kiện ràng buộc ngặt nghèo như ở các nước phát triển. Cổ đông nhỏ cần sử dụng quyền của mình để kiểm soát những thông tin này hơn là chờ đợi sự tự giác từ cổ đông lớn.

    (nguồn bsc.com.vn)



    Được bullcafe sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 17/08/2007

Chia sẻ trang này