CBS - Thời niên thiếu của SLS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lvd1212, 27/04/2022.

3293 người đang online, trong đó có 117 thành viên. 06:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 189993 lượt đọc và 900 bài trả lời
  1. Laipham

    Laipham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    463
    Cbs này trần nổi k.cbs mong mỗi năm lãi đều đều 50 tỉ là ok.cổ tức tiền mặt OK la
  2. hobao8x

    hobao8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2020
    Đã được thích:
    390
    Năm nay lãi 80 đến 100 tỉ nhé bác, 50 ăn thua gì b-)b-)b-)
    gadabong thích bài này.
  3. Laipham

    Laipham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    463
    Xạo quá bác ơi.nổ quá bác ơi.căn cứ vào đâu bác nói 80 100 tỉ
  4. lvd1212

    lvd1212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2022
    Đã được thích:
    55
    Doanh nghiệp mía đường mở rộng cơ hội


    (ĐTCK) Giá đường thế giới tiếp tục tăng bởi nguồn cung suy giảm, nhất là động thái hạn chế xuất khẩu của một số nước cung cấp đường thuộc Top đầu, giúp các doanh nghiệp sản xuất mía đường Việt Nam vững vàng bước qua giai đoạn khó khăn trước đó.
    Giá tăng, nguồn cung giảm

    Kể từ đầu năm 2022 tới nay, giá mía đường tăng hơn 9%, lên 19,44 USD/pound; mức tăng là gần 44% nếu so với đầu năm 2021.

    Giá mía đường đang ở vùng đỉnh kể từ năm 2018 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi mới đây, Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước và đảm bảo đủ lượng dự trữ trước khi bước vào mùa vụ đường tiếp theo bắt đầu vào tháng 10/2022. Với mặt hàng lúa mì, Ấn Độ đã thực hiện chính sách bảo hộ khi ban hành lệnh cấm xuất khẩu từ ngày 14/5/2022 nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước trước cơn bão giá lương thực, thực phẩm.

    Tại Brazil, quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, không ít nhà máy mía đường đã huỷ bỏ một số hợp đồng xuất khẩu đường, ước tính 200.000 - 400.000 tấn và chuyển hướng sang sản xuất ethanol để hưởng lợi từ giá năng lượng tăng cao.

    Thực tế, dùng mía để sản xuất ethanol trong bối cảnh giá dầu tăng cao đang trở thành xu hướng, góp phần giúp giá đường tăng, nhất là khi thời tiết bất lợi khiến nguồn cung cấp mía giảm.

    Công ty Chứng khoán Mirae Asset dự báo, giá đường thế giới năm 2022 sẽ tăng 10 - 15% so với năm 2021.Trong nước, giá đường thế giới tăng cũng khó có thể giúp ngành mía đường phục hồi và phát triển nếu vẫn bị cạnh tranh không lành mạnh từ đường nhập khẩu. Năm 2020, đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng 330,4% so với năm 2019, lên gần 1,3 triệu tấn, là nguyên nhân chính khiến một loạt nhà máy đường của Việt Nam lao đao, dẫn tới đóng cửa hoạt động.

    Việt Nam đã điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường có xuất xứ từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 16/6/2021. Công ty Chứng khoán

    Agribank đánh giá, ngành mía đường có triển vọng phục hồi sau khi áp thuế gần 49% với sản phẩm đường từ nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới này.

    Tuy nhiên, lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN khác lại tăng đột biến, có dấu hiệu đường Thái Lan lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, làm suy giảm hiệu quả của biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.

    Cụ thể, giai đoạn từ giữa tháng 2 đến hết tháng 12/2021, tức ngay sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời, tổng lượng nhập khẩu đường từ Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Myanmar nhập khẩu vào Việt Nam tăng 255% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi các nước này đều nhập khẩu ròng đường, chủ yếu từ Thái Lan.

    Sang quý I/2022, lượng đường từ 5 nước trên nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước.

    Vì thế, Bộ Công thương đang điều tra để áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 21/7/2022.

    Kết quả kinh doanh phục hồi

    Sau giai đoạn khó khăn 2018 - 2020 vì bị cạnh tranh không lành mạnh và giá đường thế giới ở mức thấp (10 - 12 USD/pound), ngành mía đường Việt Nam dần phục hồi.

    Kết quả kinh doanh niên độ 2020 - 2021 (1/7/2020 - 30/6/2021) của các doanh nghiệp mía đường niêm yết và có thanh khoản trên sàn gồm SBT, SLS, LSS và KTS cho thấy, doanh thu tăng trung bình 15,8% và lợi nhuận tăng trung bình 80,8%. Trong 9 tháng đầu niên độ 2021 - 2022 (1/7/2021 - 31/3/2022), doanh thu tăng trung bình 8,9% và lợi nhuận tăng trung bình 85,5%.

    [​IMG]
    Hiện tại, Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà (SBT) là nhà sản xuất đường và các sản phẩm đường số 1 tại Việt Nam, với thị phần trong nước đạt khoảng 46%. SBT đang mở rộng chuỗi giá trị của sản phẩm đường với việc cung cấp ra thị trường 73 dòng sản phẩm, trong đó có 7 dòng sản phẩm đường Organic, 11 dòng sản phẩm cạnh đường và sau đường, 6 sản phẩm nước uống.

    Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng, SBT tự chủ nguyên liệu đầu vào với hơn 66.000 ha, chiếm 25% tổng vùng nguyên liệu của cả nước. Việc tự chủ nguyên liệu trong bối cảnh giá bán sản phẩm tăng giúp doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận.

    Với Công ty cổ phần Mía Đường Sơn La (SLS), thị trường chính của Công ty là Hà Nội, chiếm 75% sản lượng đầu ra. Trong đó, mảng kinh doanh chính là chế biến và kinh doanh đường, chiếm 90,9% tổng doanh thu năm 2021. Niên độ tài chính 2020 - 2021, SLS có diện tích mía ký hợp đồng là 7.689 ha, tổng sản lượng 522.548 tấn.

    Công ty Chứng khoán Agribank ước tính, diện tích vùng nguyên liệu niên độ 2021 - 2022 của SLS khoảng 9.300 ha và đây là doanh nghiệp đường duy nhất trên sàn chứng khoán được hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, khác với các công ty có quy mô lớn, SLS có vùng nguyên liệu nằm ở địa hình đồi dốc, diện tích trồng manh mún, gây khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Ngoài ra, Công ty còn chịu áp lực từ thương lái tăng cường thu mua để vận chuyển sang Trung Quốc, hoặc bán cho các lò thủ công.

    Tại Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn (LSS), Công ty có 70% diện tích trồng mía là đất đồi, manh mún, nhỏ lẻ, khó áp dụng cơ giới hoá đồng bộ. LSS dự kiến sẽ đưa vùng nguyên liệu xuống vùng đất thấp, nhưng có thể phải triển khai trong nhiều năm và mất nhiều nguồn lực. Được biết, thời điểm cổ phần hoá năm 2008, Công ty sở hữu vùng nguyên liệu ổn định từ 15.000 - 20.000 ha.

    Ngành mía đường Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn, nhờ đà tăng của giá đường thế giới, trong khi thị trường trong nước được bảo vệ trước tình trạng bán chống phá giá, gian lận thương mại.

    Vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Đường Kon Tum (KTS) có quy mô sản xuất mía ở mức vừa và nhỏ, dễ thay đổi diện tích, không ổn định vùng trồng. Công ty đạt đỉnh lợi nhuận năm 2017 là 42 tỷ đồng, sau đó liên tục lao dốc từ năm 2018 đến 2021.

    Nhìn chung, các doanh nghiệp mía đường Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, nhờ đà tăng của giá đường thế giới, trong khi thị trường trong nước được bảo vệ trước tình trạng bán chống phá giá, gian lận thương mại của doanh nghiệp nhiều nước trong khu vực.

    Giá đường thế giới duy trì ở mức cao nên các doanh nghiệp mía đường vẫn đang có triển vọng sáng, tập trung vào những doanh nghiệp tự chủ được vùng nguyên liệu.

    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep-mia-duong-mo-rong-co-hoi-post299111.html
  5. Laipham

    Laipham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    463
  6. lvd1212

    lvd1212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2022
    Đã được thích:
    55
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 18/07/2022, Bài cũ: 18/07/2022 ---
    Trong khi giá các loại hàng hóa là đầu vào cho các ngành công nghiệp đã giảm cả năm trời thì giá đường thế giới vẫn đang trong vùng đỉnh (18-20) từ quý 3/2021 đến tận bây giờ. Nay lại áp sát vùng 20 rồi.
  7. Laipham

    Laipham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    463
    Chứ giá đường có tăng đâu đòi giảm
  8. Laipham

    Laipham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    463
  9. lvd1212

    lvd1212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2022
    Đã được thích:
    55
    Bài toán tự chủ nguồn cung: Ngành mía đường cần có lời giải
    Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới hạn chế xuất khẩu, nguồn cung toàn cầu gặp khó khăn, Việt Nam gặp nhiều thử thách trong việc đáp ứng nhu cầu đường trong nước.

    [​IMG]


    Áp lực về an ninh lương thực, đè nặng các nước châu Á
    Thời gian qua, thị trường đường thế giới thể hiện những diễn biến mang tính phân hoá sâu sắc. Trong khi các quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường chủ chốt thế giới như Ấn Độ, Thái Lan đều đưa ra những mức dự báo sản lượng tích cực thì nhiều quốc gia lại rơi vào tình trạng thiếu hụt đường cục bộ.

    Điển hình như Mỹ - một trong những cường quốc về đường củ cải cũng đang dự báo đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.

    Một lý do quan trọng được cho là đứng sau sự bất hợp lý của thị trường đường thế giới là cuộc chiến Ukraine - Nga và sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự gián đoạn giữa nguồn cung càng bị đào sâu hơn khi nhiều nước tiến hành bảo hộ nông nghiệp với lý do bảo vệ người tiêu dùng nội địa trước lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực. Điển hình là trường hợp Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đường từ tháng 5 đến hết tháng 10 năm nay. Ngay lập tức, nhiều nước cũng bị lôi vào làn sóng bảo hộ này như Kazakhstan và Kyrgyzstan.

    [​IMG]
    Nguồn cung đường nguy cơ bị thiếu hụt vì một quốc gia áp lệnh hạn chế xuất khẩu.

    Với tình hình nguồn cung đường trên thế giới ngày càng khó khăn, tình trạng thiếu hụt cục bộ đã được ghi nhận tại nhiều nước trong khi nhập khẩu đường không còn dễ dàng như trước.

    Quyết tâm tạo sân chơi lành mạnh từ chính phủ
    Đối với Việt Nam, đường là một ngành nông nghiệp truyền thống quan trọng. Ngành này từng đóng vai trò trong công cuộc xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, đường mía một trong những mặt hàng được cân nhắc trên các bàn đàm phán của ATIGA với kết quả là Việt Nam hoãn thi hành hiệp định hai năm đối với sản phẩm này.

    Đây là một trong những nỗ lực quan trọng của nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo thực hiện lộ trình hội nhập đầy đủ, đúng theo các cam kết, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và công bằng lợi ích cho ngành đường trong nước. Nhờ có thời gian “bù giờ” này, ngành đường cũng có sự chuẩn bị trước ngưỡng cửa hội nhập.

    Sau khi ATIGA có hiệu lực, Bộ Công thương vẫn tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thị trường để đưa ra những giải pháp kịp thời với mục tiêu là tạo sân chơi lành mạnh, thúc đẩy cạnh tranh công bằng. Tháng 6/2021, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan. Đây là động thái cương quyết, đúng luật pháp quốc tế sau khi có đầy đủ bằng chứng về sự bảo hộ của quốc gia này với sản phẩm đường mía.

    Ngay gần đây, khi có dấu hiệu lẩn tránh Phòng vệ thương mại của đường Thái Lan qua các nước ASEAN, Bộ Công Thương đã ngay lập tức vào cuộc điều tra và cho ra dự thảo báo cáo cuối cùng cũng như chuẩn bị áp dụng các biện pháp áp thuế chính đáng nhằm bảo vệ ngành đường trong nước.

    Ngành mía đường phải tự lực, tự cường nhằm giữ tự chủ nguồn cung
    Không chỉ tạo ra những lớp phòng vệ chính đáng đối với các sản phẩm đường nguồn gốc nước ngoài, Nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện để ngành đường phát triển nội lực. Một trong số đó là chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị nông nghiệp với thuế 0%. Kết hợp cùng sự khuyến khích cánh đồng mẫu lớn, dồn điền đổi thửa nhằm mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu. Nhiều hội nghị cũng được Nhà nước và chính quyền các địa phương tổ chức để các chuyên gia góp ý kiến cho sự phát triển của ngành mía đường.

    Theo báo cáo vừa qua của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), các nhà máy đường Việt Nam đã hoàn tất vụ mía niên độ 2021-2022. Sản lượng mía ép lũy kế toàn ngành là 7.523.728 tấn mía, sản xuất thành phẩm 741.666 tấn đường. Trong khi đó, ước tính chỉ riêng thị trường nội địa đã tiêu thụ từ 2,1 – 2,3 triệu tấn đường mỗi năm. Tức sản lượng đường trong nước chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu của thị trường.

    [​IMG]


    Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam bên cạnh hàng trăm triệu người tiêu dùng là hàng loạt ngành công nghiệp khác. Ước tính chỉ riêng nhu cầu tiêu thụ đường nội địa đạt 180 nghìn tấn/tháng đã tạo ra áp lực to lớn lên nguồn cung trong nước vốn sẽ không có bổ sung cho đến vụ ép mới vào cuối năm 2022. Sức ép càng tăng khi ngành sản xuất thực phẩm chuẩn bị mùa cao điểm nhất trong năm nhằm phục vụ các lễ hội lớn, nhu cầu có thể tăng từ 20-30%.

    [​IMG]
    Ngành FMCG là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh bởi sự thiếu hụt đường.

    Đây không chỉ là thách thức mà còn là trách nhiệm và cũng là cơ hội của ngành đường: phục hồi để trở thành nguồn cung tự chủ, đảm bảo nguồn cung vững chắc cho thị trường trong nước. Muốn tránh phụ thuộc vào đường nhập khẩu, bản thân ngành đường cần thay đổi để bắt kịp lại tiến trình hội nhập.
  10. lvd1212

    lvd1212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2022
    Đã được thích:
    55
    Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát đường mía nhập khẩu


    (HQ Online) - Nhằm quản lý chặt chẽ đối với mặt hàng đường mía, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát.

    [​IMG]Điều kiện để được nhập khẩu đường áp thuế trong hạn ngạch thuế quan
    [​IMG]Đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN né thuế, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh?
    [​IMG]Phân giao hạn ngạch thuế quan nhập đường theo phương thức đấu giá như thế nào?
    [​IMG]
    Hải quan An Giang kiểm tra đường nhập khẩu. Ảnh: T.H
    Đồng thời các đơn vị triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng đường nhập lậu, gian lận thương mại hoặc lợi dụng các quy định về xuất xứ để trốn thuế, tính thuế không đúng quy định.

    Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng lưu ý đối với cục hải quan các tỉnh, thành phố trong quá trình làm thủ tục đối với các lô hàng đường nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan.

    Khi nhập khẩu mặt hàng này người khai hải quan phải đáp ứng những điều kiện về giấy phép như: giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc văn bản thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Bộ Công Thương cấp; có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng ghi trên Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc ghi trong thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố.

    Trường hợp đường nhập khẩu đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và có chứng từ chứng nhận xuất xứ phù hợp với quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

    Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa có Dự thảo kết luận cuối cùng vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía thuộc các mã HS 1701.1300, 1701.1400, 1701.9100, 1701.9910, 1701.9990 và 1702.9091 nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.

    Theo đó, cơ quan điều tra xác định việc sử dụng nguyên liệu đường từ Thái Lan để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bị cáo buộc sang Việt Nam của các doanh nghiệp từ các nước bị điều tra là hành vi lẩn tránh biện pháp CBPG và CTC đang áp dụng với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Khối lượng đường xuất khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar sang Việt Nam đều tăng nhanh trong thời kỳ điều tra so với giai đoạn trước, trong khi đó nhập khẩu đường của 5 nước này từ Thái Lan trong cùng thời kỳ có khối lượng lớn.

    Link: https://haiquanonline.com.vn/tiep-tuc-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-duong-mia-nhap-khau-164976.html

Chia sẻ trang này