CEO group cá chép hóa rồng khi Phú Quốc, Vân Đồn thành đặc khu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DuyAnh9999, 18/05/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7817 người đang online, trong đó có 1074 thành viên. 11:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 532961 lượt đọc và 5015 bài trả lời
  1. ladaphv

    ladaphv Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/05/2015
    Đã được thích:
    1.119
    Soi dự án của những doanh nghiệp mạnh tay đầu tư vào đặc khu
    14:30 | 14/06/2018


    [​IMG]

    Tập đoàn CEO đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào các công ty con và hai dự án gần 500 ha tại hai đặc khu Phú Quốc và Vân Đồn; Tập đoàn LDG có dự án Grand World tại Phú Quốc.

    [​IMG]Lùi xem xét Luật Đặc khu: Nhiều phòng môi giới đóng cửa, NĐT nhỏ tìm cách chạy hàng
    Tập đoàn CEO góp vốn trăm tỷ vào các công ty con tại đặc khu
    Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn CEO góp vốn 750 tỷ đồng góp vốn vào 4 công ty con tại Phú Quốc và Vân Đồn.

    [​IMG]
    CEO góp vốn vào công ty con tính đến 31/3. Nguồn: BCTC
    Tỷ lệ sở hữu của tập đoàn CEO tại các công ty con hoạt động tại các đặc khu như CTCP Đầu tư và Phát triển Phú Quốc (60%), CTCP Phát triển Nhà và Đô thị Phú Quốc (51,59%), Công ty TNHH MTV Khách sạn và Nghỉ dưỡng C.E.O (100%), CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vân Đồn (90,08%). Những doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và du lịch.

    Những dự án đang thi công rộng trăm hecta của CEO
    Hiện CEO đầu tư hai dự án Sonasea Villas & Resort (Phú Quốc) và Sonasea Vân Đồn Harbor City (Vân Đồn) với tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng. Tính đến 31/3, chí phí xây dựng cơ bản dở dang của hai dự án này là 435,7 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Những dự án đang triển khai của tập đoàn CEO tại các đặc khu. Nguồn: CEO
    Dự án Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc đang được đầu tư phân kỳ 3 gồm khu biệt thự nghỉ dưỡng và các phần công trình kiến trúc còn lại. Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas & Resort gồm nhiều dự án nhỏ, tổ hợp dịch vụ và sân golf Bãi Sao Sonasea Golf Estates, khu biệt thự cao cấp Sonasea Risidences; khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Dương và khu dân cư Đường Bào. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành vào cuối năm 2019.

    Sonasea Vân Đồn Harbor City là dự án tập đoàn CEO nhận chuyển nhượng từ Công ty Bảo Nguyên với tên gọi là Khu du lịch sinh thái Bái Tử Long. Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét mở rộng từ 100 ha lên 358 ha với đa dạng hạng mục như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và nhà ở đô thị.

    Giai đoạn 1 của dự án có diện tích 100 ha với mức đầu tư dự kiến 5.000 tỷ đồng; được thiết kế với 5 phân khu chức năng như tổ hợp khách sạn 5.000 phòng, công viên nước, trung tâm mua sắm, bến tàu, bãi biển công cộng. Dự kiến 2019, 2 tiểu dự án gồm Khách sạn Pullman 1.000 phòng, hợp tác với Tập đoàn Accor (Pháp) và khu shophouse ngay bên cạnh sẽ đi vào hoạt động.

    Nói về kỳ vọng về bất động sản đặc khu tại Đại hội đồng cổ đông 2018, Chủ tịch CEO Đoàn Văn Bình nhấn mạnh: "Tập đoàn tiếp tục lấy đặc khu làm địa bàn chiến lược và lấy sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng để khẳng định thương hiệu trên thị trường. Điểm nhấn chính là chỗ đó. Đặc khu, đặc khu và đặc khu!".

    Tập đoàn LDG chưa kịp trao tay "hàng nóng" Grand World
    Năm 2017, tập đoàn LDG sử dụng gần 400 tỷ đồng từ phát hành riêng lẻ hơn 53,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược để góp vốn vào công ty con CTCP Đầu tư Grand World. Tập đoàn LDG chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu du lịch và Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World (Phú Quốc) cho công ty con này.

    [​IMG]
    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và góp vốn vào công ty con của tập đoàn LDG. Nguồn: BCTC
    Tính đến 31/3, LDG đã đầu tư khoảng 425 tỷ đồng vào Khu du lịch và Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World. Dự án diện tích 85,1 ha, vốn đầu tư xây dựng lên đến 7.500 tỷ đồng. Tổng diện tích sàn xây dựng 43,3 ha, trong đó Villas 18,2 ha và Bungalow – Hotel 6,8 ha.

    Như vậy, LDG đã đầu tư khoảng 825 tỷ đồng vào đặc khu Phú Quốc, chiếm 23% tổng tài sản công ty mẹ.

    Tại đại hội 2018, Chủ tịch LDG cho hay, Grand World sẽ mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Công ty đã thỏa thuận hợp tác chuyển nhượng dự án với đối tác, do cam kết bảo mật, nên không chia sẻ về danh tính và giá trị. Hiện vẫn chưa có thông báo chính thức nào về thương vụ chuyển nhượng Grand World.

    Theo kế hoạch, dự án hoàn thành vào cuối năm 2017.

    "Bé hạt tiêu mắc cạn" khi lấn sân sang bất động sản Phú Quốc

    CTCP Viễn Liên (Mã: UNI) tiền thân là một doanh nghiệp hoạt động về công nghệ viễn thông. Do cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh truyền thống, Viễn Liên quyết định đầu tư vào bất động sản Phú Quốc.

    Việc chuyển sang lĩnh vực bất động sản đã giúp Viễn Liên lãi đột biến tăng 14 lên 13,7 tỷ đồng nhờ dự án 67,5 ha đất nền tại Dương Đông, Phú Quốc trong năm 2015. Với kỳ vọng "đổi đời", doanh nghiệp này tiếp tục khởi công dự án khu dân cư và biệt thự cao cấp Viễn Liên với diện tích 11,3 ha vào tháng 11/2015 và kế hoạch hoàn thành trong năm 2017.

    Tuy nhiên, Viễn Liên lại "mắc cạn" với hoạt động bất động sản ở Phú Quốc và không có doanh thu từ hoạt động này kể từ 2016 đến nay.

    Tính đến 31/3, khoản đầu tư vào dự án khu dân cư và biệt thự cao cấp Viễn Liên là 115 tỷ đồng. Như vậy, công ty "chôn vốn" tới 67,3% tổng tài sản vào bất động sản đặc khu.

    [​IMG]
    Khoản đầu tư vào bất động sản đặc khu của Viễn Liên tính đến 31/3. Nguồn: BCTC
    Dự án "trên giấy" lâu năm tại đặc khu
    Vào cuối tháng 8/2014, CTCP Tập đoàn FLC (Mã: FLC) cũng đã có chuyến khảo sát đảo Phú Quốc, chính quyền địa phương nơi đây giới thiệu cho Tập đoàn một số vị trí đầu tư như Khu du lịch Bãi Vòng (559,6 ha), Khu phức hợp Bãi Trường, Sân bay cũ (83 ha), Bãi Rạch Tràm (102 ha), Bãi Dài (37 ha).

    Đến cuối tháng 9/2015, FLC được Ban Quản lý Đầu tư phát triển Đảo Phú Quốc lựa chọn trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang xem xét phê duyệt là chủ đầu tư dự án Bãi Vòng quy mô 28.000 tỷ đồng.

    Tính đến 31/3 năm nay, chưa có bất cứ khoản chi phí, đầu tư nào trên báo cáo tài chính của FLC liên quan đến dự này.

    Năm 2015, Công ty Cổ phần FECON (Mã: FCN) và Quỹ đầu tư Vault (UAE) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về nghiên cứu đầu tư dự án Công viên Thể thao Giải trí Hồ Suối Lớn tại Phú Quốc. Dự kiến, công viên sẽ được triển khai tại khu vực trung tâm đảo Phú Quốc với diện tích gần 175 ha, bao gồm các loại hình thể thao như đua ngựa, bắn súng, đua ôtô, thể thao dưới nước... Kể từ thời điểm đó cho đến nay, chưa có một thông tin chính thức liên quan đến việc triển khai dự án này.

    Công ty Cổ phần DRH Holdings (Mã: DRH) cũng từng có kế hoạch triển khai dự án khu phức hợp dân cư và vui chơi giải trí Suối Lớn gần 60 ha (xã Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang) từ 2016. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý I/2018 của công ty, chưa có khoản mục nào liên quan đến dự án này tại Phú Quốc.
    DuyAnh9999Rolex4646 thích bài này.
  2. trudanhck

    trudanhck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    22.803
    Kinh đấy.
  3. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.534
    CEO chỉ cần bán đi tí vẩy là thu về vài trăm tỷ lãi ròng
    --- Gộp bài viết, 17/06/2018, Bài cũ: 17/06/2018 ---
    [​IMG]
  4. ladaphv

    ladaphv Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/05/2015
    Đã được thích:
    1.119
  5. dinhtoan74

    dinhtoan74 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Đã được thích:
    646
    Khựa mà chưn dài , eo thon, da trắng, mông đẫy đà sang đây là Anh bưng luôn, thèm lắm rồi
  6. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.534
    chẹp chẹp
  7. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.944
    Nếu không có vụ lùi thời gian đặc khu thì giá CEO qua mặt LDG rồi.
  8. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.840
    DuyAnh9999, xanhbatngat39Rolex4646 thích bài này.
  9. Toda

    Toda Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    2.250
    Hi vọng tuần sau thị trường chung sáng sủa để CEO phi cho đẹp.
    DuyAnh9999xanhbatngat39 thích bài này.
  10. xanhbatngat39

    xanhbatngat39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    2.467
    Bỏ 99 năm, thời gian cho thuê đất đặc khu tối đa nên là bao nhiêu năm?
    13:00 | 17/06/2018
    Theo ông Lê Hoàng Châu, nhiều người bị choáng ngợp bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng 4.0, nhưng cũng có doanh nghiệp cần thời gian lâu dài để hoạt động. Vì vậy, theo HoREA, quy định thời hạn cho thuê đất tối đa tại đặc khu kéo dài đến 70 năm là cần thiết.
    ‘Trong thời đại 4.0 vẫn có nhiều doanh nghiệp cần thuê đất lâu dài để phát triển’
    Mới đây, Quốc hội vừa thống nhất không thông qua dự thảo Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt (dự Luật Đặc khu) trong kỳ hợp thứ 5 này mà chuyển sang xem xét tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.

    Đánh giá về việc tạm ngừng thông qua dự luật đặc khu trong kỳ họp lần này của Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng đây là quyết định rất sáng suốt của Chính phủ, Quốc hội khi có quá nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến dự luật này.

    [​IMG]
    Theo ông Lê Hoàng Châu, thời gian cho thuê đất tối đa tại đặc khu nên kéo dài không quá 70 năm (giống quy định trong Luật Đất đai).
    “Đây là một bước lùi cần thiết để bàn lại về nội dung dự luật này trong kỳ họp Quốc hội diễn ra vào cuối năm. Việc tạm dừng thông qua dự luật không chỉ thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng cử tri, mà còn rất hợp tình hợp lý khi lúc này tại các địa phương dự kiến có đặc khu, chính quyền đang tích cực hạn chế và kiểm soát tình trạng tăng giá ảo đất nền trong thời gian qua...”, ông Châu đánh giá.

    Một trong những quy định vấp phải sự phản đối nhiều nhất của dự luật đặc khu là vấn đề cho thuê đất lên đến 99 năm. Nói về nội dung này, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM cho rằng trong Luật Đất đai đã nêu: thời hạn cho thuê, giao đất phổ biến hiện là 50 năm, vùng đặc biệt, khó khăn, vùng sâu vùng xa có thể là 70 năm. Chúng ta có thể lấy mức 70 năm làm hạn cho thuê/giao đất đặc khu.

    “Hiện nay, nhiều người bị choáng ngợp bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đúng là có những doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng 4.0, nhưng cũng có những doanh nghiệp trong phạm vi đặc khu cần thời gian lâu dài để hoạt động. Vì vậy, theo HoREA thì dùng thời hạn 70 năm là cần thiết. Ngoài ra những trường hợp rất đặc biệt thì Quốc hội có thể xem xét cụ thể thời gian hơn 70 năm sau khi cân nhắc các vấn đề quốc phòng an ninh...

    Tuy nhiên cũng sẽ có doanh nghiệp sẽ chỉ đề nghị được thuê đất trong 50 năm hoặc 30 năm thôi tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thuê đất lâu hơn cũng phải nộp mức tiền sử dụng đất cao hơn so với các đơn vị thuê đất thời gian ngắn...”, ông Châu nêu quan điểm.

    Mỗi đặc khu có thế mạnh riêng cần tận dụng và phát huy. Chủ tịch HoREA lấy ví dụ như Phú Quốc có thế mạnh về du lịch, Vân Đồn nhắm đến hợp tác với tiểu vùng phía Nam Trung Quốc, Vân Phong có các lợi thế về logistics, công nghiệp... có thể kích thích kinh tế Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan, kết nối với khu vực phía Bắc Miến Điện, Myanmar...

    Theo ông, kỳ vọng đặc khu tạo thêm các cực tăng trưởng cho đất nước nhưng chuyện này không thể trong ngắn hạn mà phải trong tầm trung và dài hạn. Thực tế, những vùng kinh tế động lực hiện nay như Hà Nội, TP HCM vẫn sẽ tiếp tục là các vùng kinh tế động lực của cả nước bởi các địa phương này vẫn có những lợi thế hơn hẳn các vùng khác, đặc biệt là TP HCM vẫn là “đầu tàu”.
    Luật Đặc khu dù sửa cũng ít tác động đến thị trường BĐS?
    Nhiều người nhận định, nhiều khả năng dự luật sẽ được sửa theo hướng giảm thời hạn cho thuê đất và cắt bớt một số ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư tại đặc khu, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường BĐS?

    [​IMG]
    Ông Đặng Đức Giới, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Đặc khu.
    Trả lời cho câu hỏi này, ông Đặng Đức Giới, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Đặc khu nói: “Tôi nghĩ quan trọng nhất hiện nay là dự Luật Đặc khu có được Quốc hội thông qua hay không? Và thời gian thông qua? Còn việc thay đổi, chỉnh sửa các nội dung của Luật Đặc khu sẽ ít tác động đến thị trường BĐS”.

    Theo ông Giới, nguyên nhân là bởi các nội dung trong Luật Đặc khu có các nội thu hút nguồn vốn đầu tư từ các các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư ngoại, nên dù Luật có sửa đổi thì hầu hết cũng chỉ ảnh hưởng đến các đơn vị này mà thôi. Vì vậy, nếu giảm thời hạn cho thuê đất thì Luật sẽ bù lại bằng việc tăng các ưu đãi khác nhằm tạo sự cân bằng giữ lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.

    Nếu Luật đặc khu mà không có những nội dung đặc biệt, vượt trội và thu hút hơn thì tôi nghĩ sẽ khó đi vào thực tiễn và khó được chấp nhận.

    Còn các doanh nghiệp lớn, vốn mạnh sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý, đây cũng chính là cơ hội để các NĐT lớn có thêm nhiều lựa chọn về nguồn hàng. Hiện nay, NĐT có nhiều cơ sở để giữ vững niềm tin vào thị trường khi mà casino sắp khai trương, các tuyến đường huyết mạch đã được mở rộng và nhiều NĐT lớn đã ồ ạt rót vốn vào Phú Quốc…”.

    Còn những NĐT lớn, làm bài bản thì sẽ không thiếu cơ hội để lại bứt lên sau những biến cố về dự đoán chính sách.

    Với những NĐT có tư duy bền vững thì chuyện luật thông qua hay chưa là việc không quá lớn đối với họ. Thị trường BĐS sẽ phát triển thực chất, bền vững hơn trong một môi trường thể chế chính sách minh bạch, ổn định, do đó luật đặc khu có chất lượng hơn sẽ làm cho các đặc khu phát triển tốt hơn, bền vững và sẽ được lòng dân hơn.
    trudanhckDuyAnh9999 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này